4 Nghiệp Theo Cảnh Giới Cho Quả

1- Akusalakamma: Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp)

By Nền Tảng Phật Giáo

April 25, 2015

1- Akusalakamma: Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp)

Đức-Phật dạy: “Cetanā’haṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi, cetayitvā kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā”(1).

– Này chư tỳ-khưu! Sau khi đã có tác-ý, rồi mới tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý. Vì vậy, Như-lai dạy “tác-ý giới gọi là nghiệp.”

Vậy, tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) gọi là nghiệp (kamma). Tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm) tính theo bất-thiện-tâm có 12 bất-thiện-nghiệp (12 ác-nghiệp).

Bất-Thiện-Tâm Hoặc Ác-Tâm

Bất-thiện-tâm (Akusalacitta) có 12 tâm chia ra 3 loại:

Lobhacitta: Tham-tâm có 8 tâm.

Dosacitta: Sân-tâm có 2 tâm.

Mohacitta: Si-tâm có 2 tâm:

 

1- Lobhacitta: Tham-tâm có 8 tâm:

1- Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ. ham-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, không cần tác-động.

 2- Somanassasahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ. Tham-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, cần tác-động.

 3- Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ. Tham-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động.

4- Somanassasahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ. Tham-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, cần tác-động.

5- Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ. Tham-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, không cần tác-động.

6- Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatasampayuttaṃ  sasaṅkhārikaṃ. Tham-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, cần tác-động.    

 7- Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ. Tham-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động.    

 8- Upekkhāsahagataṃ diṭṭhigatavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ. Tham-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, cần tác-động.    

2- Dosacitta: Sân-tâm có 2 tâm:

1- Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ. Sân-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, không cần tác-động.

 2- Domanassasahagataṃ paṭighasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ. Sân-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, cần tác-động.

3- Mohacitta: Si-tâm có 2 tâm:

1- Upekkhāsahagataṃ vicikicchāsampayuttaṃ. Si-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ xả, hợp với hoài-nghi.

2- Upekkhāsahagataṃ uddhaccasampayuttaṃ. Si-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ xả, hợp với phóng-tâm.

 

Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) được tạo với 8 tham-tâm, 2 sân-tâm, 2 si-tâm do nương nhờ nơi thân-môn, khẩu-môn, ý-môn. Do đó, bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) có 3 loại.

1- Ác-nghiệp được phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn gọi là thân-ác-nghiệp.

2- Ác-nghiệp được phát sinh do nương nhờ nơi khẩu-môn gọi là khẩu-ác-nghiệp.

3- Ác-nghiệp được phát sinh do nương nhờ nơi ý-môn gọi là ý-ác-nghiệp.

 

10 loại ác-nghiệp theo 3 môn

Ác-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi 3 môn tạo 10 ác-nghiệp như sau:

1- Thân-ác-nghiệp là ác-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn tạo 3 ác-nghiệp bằng thân:

– Ác-nghiệp sát-sinh.

– Ác-nghiệp trộm-cắp.

– Ác-nghiệp tà-dâm.

3 thân-ác-nghiệp này còn gọi là 3 thân-hành-ác (kāyaduccarita).

2- Khẩu-ác-nghiệp là ác-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi khẩu-môn tạo 4 ác-nghiệp bằng khẩu:

– Ác-nghiệp nói dối.

– Ác-nghiệp nói lời chia rẽ.

– Ác-nghiệp nói lời thô tục.

– Ác-nghiệp nói lời vô ích.

4 khẩu-ác-nghiệp này còn gọi là 4 khẩu-nói-ác (vacī-duccarita).

3- Ý-ác-nghiệp là ác-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi ý-môn tạo 3 ác-nghiệp bằng ý:

– Ác-nghiệp tham lam tài sản của người khác.

– Ác-nghiệp thù hận người khác.

– Ác-nghiệp tà-kiến thấy sai chấp lầm.

3 ý-ác-nghiệp này còn gọi là 3 ý-nghĩ-ác (mano-duccarita).

Trong 3 loại ác-nghiệp này “ý ác-nghiệp có năng-lực mạnh hơn thân ác-nghiệp khẩu ác-nghiệp.”

(1) Aṅg. chakkanipāta, kinh Nibbedhikasutta

[1] Xem phần giảng giải trong quyển “Vi-diệu-pháp hiện-thực trong cuộc sống” 8 tham-tâm trang 14, 2 sân-tâm trang, 43, 2 si-tâm trang 51, cùng soạn giả.