4 Nghiệp Theo Cảnh Giới Cho Quả

10 ác nghiệp theo 3 môn: Ý ác nghiệp – Tà Kiến

By Nền Tảng Phật Giáo

April 25, 2015

3- Ác-Nghiệp Tà-Kiến

Ý ác-nghiệp tà-kiến là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Tà-kiến đó là tâm-sở tà-kiến (diṭṭhicetasika) đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Người có ý ác-nghiệp tà-kiến thấy sai, chấp lầm từ chủ-thể bên trong của mình đến các đối-tượng.

Tà-kiến có nhiều loại đặc biệt có 2 loại:

Sakkāyadiṭṭhi: Tà-kiến chấp-ngã trong ngũ-uẩn.

Niyatamicchādiṭṭhi: Tà-kiến cố-định chấp thủ.

1- Sakkāyadiṭṭhi:Tà-kiến chấp-ngã trong ngũ-uẩn:

Tà-kiến chấp-ngã trong ngũ-uẩn là loại tà-kiến thấy sai chấp lầm trong ngũ-uẩn: sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn cho là ngã, thuộc về ngã, là ta, thuộc về ta đối với các hạng người phàm-nhân chưa phải là bậc Thánh-nhân.

Sakkāyadiṭṭhi: Tà-kiến chấp-ngã trong ngũ-uẩn có 20 loại tà-kiến như sau:

1- Tà-kiến chấp ngã trong sắc-uẩn có 4 loại:

– Sắc-uẩn là ta.

– Ta là sắc-uẩn .

– Sắc-uẩn trong ta.

– Ta trong sắc-uẩn.

2- Tà-kiến chấp ngã trong thọ-uẩn có 4 loại:

– Thọ-uẩn là ta.

– Ta là thọ-uẩn.

– Thọ-uẩn trong ta.

– Ta trong thọ-uẩn.

3- Tà-kiến chấp ngã trong tưởng-uẩn có 4 loại:

– Tưởng-uẩn là ta.

– Ta là tưởng-uẩn.

– Tưởng-uẩn trong ta.

– Ta trong tưởng-uẩn.

4- Tà-kiến chấp ngã trong hành-uẩn có 4 loại:

– Hành-uẩn là ta.

– Ta là hành-uẩn.

– Hành-uẩn trong ta.

– Ta trong hành-uẩn.

5- Tà-kiến chấp ngã trong thức-uẩn có 4 loại:

– Thức-uẩn là ta.

– Ta là thức-uẩn.

– Thức-uẩn trong ta.

– Ta trong thức-uẩn.

Đó là 20 loại tà-kiến chấp-ngã do nương nhờ trong ngũ-uẩn đối với các hàng chúng sinh thuộc về hạng phàm-nhân (chưa phải bậc Thánh-nhân) trong tam-giới gồm có 31 cõi-giới là 11 cõi dục-giới, 16 cõi sắc-giới phạm-thiên, 4 cõi vô-sắc-giới phạm-thiên.

Thật ra, ngũ-uẩn này trong mỗi chúng sinh, phần sắc-uẩn thuộc về sắc-pháp pháp-vô-ngã không phải ta, không phải của ta.

Và phần thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn thuộc về danh-pháppháp-vô-ngã, không phải ta, không phải của ta, nhưng tà-kiến chấp-ngã do nương nhờ trong ngũ-uẩn này, thấy sai chấp lầm cho là ngã, thuộc về ngã, là ta, thuộc về của ta.

Đối với các hạng phàm-nhân chưa phải là bậc Thánh-nhân thì tà-kiến chấp-ngã trong ngũ-uẩn chỉ là tà-kiến thông-thường mà thôi.

* Tà-kiến chấp-ngã này không làm trở ngại cho việc tạo 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp, 5 sắc-giới thiện-nghiệp, 4 vô-sắc-giới thiện-nghiệp.

Cho nên, tà-kiến chấp-ngã này không ngăn cản dục-giới đại thiện-nghiệp cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong 7 cõi thiện-dục-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới.

* Tà-kiến chấp-ngã này chắc chắn không ngăn cản 5 sắc-giới thiện-nghiệp, 4 vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho quả trong thời-kỳ tái-sinh (hoá-sinh) kiếp sau (paṭi-sandhikāla) làm phạm-thiên trên 11 tầng trời sắc-giới phạm-thiên (trừ 5 tầng trời Tịnh-cư-thiên dành riêng cho bậc Thánh-Bất-lai) hoặc 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên, được sinh làm phạm-thiên trong tầng trời nào tùy theo quả của bậc thiền cao sở đắc của mỗi hành-giả.

* Tà-kiến chấp-ngã này chắc chắn chỉ làm trở ngại cho hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ mà thôi, bởi vì hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ không thể phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ biết rõ thật-tánh của ngũ-uẩn: sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn, của sắc-pháp, danh-pháp, nên không thấy rõ biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp, không thấy rõ biết rõ 3 trạng-thái chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp, không dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế, không chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn. Cho nên, tà-kiến chấp-ngã này chỉ làm trở ngại đối với hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ mà thôi.

2Niyatamicchādiṭṭhi: Tà-kiến cố-định chấp-thủ:

Tà-kiến cố-định chấp-thủ là tà-kiến cố-định hoàn toàn không tin nơi nghiệp và quả của nghiệp.

Người có tà-kiến cố-định chấp-thủ là người hoàn toàn không tin nơi nghiệp và quả của nghiệp.

Tà-kiến cố-định chấp-thủ có 3 loại:

1- Natthikadiṭṭhi: Vô-quả tà-kiến là tà-kiến cố-định chấp thủ rằng: “Không có quả của nghiệp.”

2- Ahetukadiṭṭhi: Vô-nhân tà-kiến là tà-kiến cố-định chấp thủ rằng: “Không có nhân nghĩa là không có nghiệp cho quả.”

3- Akiriyadiṭṭhi: Vô-hành tà-kiến là tà-kiến cố-định chấp thủ rằng:“Không có hành thiện, không có hành ác.”

Ba loại tà-kiến này gọi là tà-kiến cố-định chấp-thủ.

Chi-pháp của ác-nghiệp tà-kiến

Để biết được ác-nghiệp tà-kiến có hội đủ các chi-pháp hay không hội đủ các chi-pháp, thì căn cứ vào 2 chi-pháp của ác-nghiệp tà-kiến như sau:

1- Atthaviparītatā: Ý nghĩa trái ngược với sự thật chân lý.

2- Tathābhāvupaṭṭhānaṃ: Thấy sai chấp lầm cho là sự thật.

Nếu người nào có ác-nghiệp tà-kiến cố-định hội đủ 2 chi-pháp của ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp thủ này thì người ấy có ác-nghiệp tà-kiến này hội đủ chi-pháp, nhưng nếu không hội đủ 2 chi-pháp này thì người ấy có ác-nghiệp tà-kiến không hội đủ chi-pháp.

Quả của 2 loại ác-nghiệp tà-kiến này có sự khác biệt:

– Nếu ác-nghiệp tà-kiến hội đủ 2 chi-pháp này thuộc về ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp thủ thì chắc chắn có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong cõi đại-địa-ngục Avīci, mà không có nghiệp nào khác có thể ngăn cản được, chịu quả khổ trong cõi đại-địa-ngục Avīci này suốt thời gian lâu dài hằng nhiều đại-kiếp trái đất, không có hạn định.

– Nếu ác-nghiệp tà-kiến không hội đủ 2 chi-pháp này thuộc về tà-kiến chấp ngã trong ngũ-uẩn thông thường đối với các hạng phàm-nhân, chưa phải là bậc Thánh-nhân thì thì ý ác-nghiệp tà-kiến ấy có ít năng lực, nếu có cơ-hội thì chỉ cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp-hiện-hữu mà thôi.

Tội nặng – tội nhẹ của ác-nghiệp tà-kiến

1- Tà-kiến chấp-ngã trong ngũ-uẩn

Nếu người nào còn là hạng phàm-nhân dù có tà-kiến chấp-ngã trong ngũ-uẩn, nhưng vẫn tin nơi nghiệp và quả của nghiệp, nên người ấy tránh xa mọi ác-nghiệp, cố gắng tinh tấn có thể tạo mọi thiện-nghiệp từ 8 dục-giới đại-thiện-nghiệp, 5 sắc-giới thiện-nghiệp, 4 vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho đến 4 siêu-tam-giới thiện-nghiệp đó là thiện-nghiệp trong 4 Thánh-đạo-tâm.

Cho nên, tà-kiến chấp-ngã trong ngũ-uẩn thông thường này chỉ có tội nhẹ mà thôi.

Người ấy sau khi chết, ác-nghiệp tà-kiến chấp-ngã này không có năng lực cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla), mà thiện-nghiệp có cơ-hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp-hiện-hữu, được sinh làm loại chúng sinh nào, trong cõi-thiện-giới nào là hoàn toàn tuỳ thuộc vào thiện-nghiệp ấy cho quả.

Tuy nhiên, nếu chúng-sinh còn là hạng phàm-nhân vẫn còn có tà-kiến chấp-ngã trong ngũ-uẩn, chúng-sinh ấy trong vòng tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài thì khó tránh khỏi 4 cõi ác-giới là địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh.  

Chỉ có bậc Thánh-nhân từ bậc Thánh-Nhập-lưu trở lên đã diệt-đoạn-tuyệt được tà-kiến chấp-ngã trong ngũ-uẩn rồi, nên mới chắc chắn vĩnh viễn tránh khỏi 4 cõi ác-giới là địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh mà thôi.

Bậc Thánh-nhân ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh-

A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

2- Niyatamicchādiṭṭhi: Tà-kiến cố-định chấp-thủ:

Nếu người nào có tà-kiến cố-định chấp-thủ là tà-kiến hoàn toàn không tin nghiệp và quả của nghiệp, nên người có ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ có trọng tội cực kỳ nặng.

Tà-kiến cố-định chấp-thủ có 3 loại:

Natthikadiṭṭhi: Vô-quả tà-kiến.

Ahetukadiṭṭhi : Vô-nhân tà-kiến.

Akiriyadiṭṭhi : Vô-hành tà-kiến.

1- Natthikadiṭṭhi: Vô-quả tà-kiến là tà-kiến cố-định chấp thủ rằng: “Không có quả của nghiệp.”

Vô-quả tà-kiến là tà-kiến thấy sai chấp lầm rằng: “Không có quả khổ của ác-nghiệp, không có quả an-lạc của thiện-nghiệp.”

Người có vô-quả tà-kiến thuộc về ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ thấy sai chấp lầm rằng: “Người nào dù đã tạo ác-nghiệp rồi, người ấy vẫn không có chịu quả khổ của ác-nghiệp, dù đã tạo thiện-nghiệp rồi, người ấy vẫn không có hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp.

Tất cả mọi chúng sinh chết rồi là hết, trở thành ‘số không,’ không có nghiệp nào cho quả tái-sinh kiếp sau.”

Người có vô-quả tà-kiến này còn gọi là đoạn-kiến (ucchedadiṭṭhi) chết là hết, không có kiếp sau.

Tuy người có vô-quả tà-kiến dù phủ nhận quả của ác-nghiệp, phủ nhận quả của thiện-nghiệp, nhưng sự-thật vẫn có ác-nghiệp và quả của ác-nghiệp, vẫn có thiện-nghiệp và quả của thiện-nghiệp.

Cho nên, người nào có vô-quả tà-kiến là ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ cực kỳ nặng nhất trong các loại ác-nghiệp. Người ấy sau khi chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-quả tà-kiến cố-định chấp-thủ này có quyền ưu tiên, có cơ-hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ của ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ này suốt nhiều đại-kiếp trái đất, không có hạn định.

Như trong bài kinh Sāmaññaphalasutta, vị Đạo-sư ngoại-đạo Ajitakesakambala có tà thuyết natthikadiṭṭhi: vô-quả tà-kiến cố-định chấp thủ thấy sai chấp lầm rằng: “không có quả của nghiệp” 10 điều như sau:

1- Natthi dinnaṃ: Tà-kiến thấy sai rằng: Làm phước-thiện bố-thí không có quả tốt, quả an-lạc.

2- Natthi yiṭṭhaṃ: Tà-kiến thấy sai rằng: Làm phước-thiện cúng-dường không có quả tốt, quả an-lạc.

3- Natthi hutaṃ: Tà-kiến thấy sai rằng: Làm phước-thiện đón rước, thỉnh mời không có quả tốt, quả an-lạc.

4- Natthi sukatadukkatānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipākaṃ: Tà-kiến thấy sai rằng: Tạo thiện-nghiệp rồi, không có quả an-lạc của thiện-nghiệp, tạo ác-nghiệp rồi, không có quả khổ của ác-nghiệp.

5- Natthi ayaṃ loko: Tà-kiến thấy sai rằng: Không có cõi-giới này nghĩa là không có chúng sinh tái-sinh đến cõi-giới này.

6- Natthi paro loko:Tà-kiến thấy sai rằng: Không có cõi-giới khác nghĩa là chúng sinh chết là hết, không có tái-sinh kiếp sau trong cõi-giới khác.

7- Natthi mātā: Tà-kiến thấy sai rằng: Làm phước, làm tội đối với mẹ, không có quả tốt, quả xấu.

8- Natthi pitā: Tà-kiến thấy sai rằng: Làm phước, làm

tội đối với cha, không có quả tốt, quả xấu.

9- Natthi sattā opapātikā:Tà-kiến thấy sai rằng: Không có các loài chúng sinh hoá-sinh lớn ngay tức thì, như chúng sinh trong cõi địa-ngục, loài ngạ-quỷ, loài a-su-ra, chư-thiên cõi dục-giới, phạm-thiên cõi sắc-giới.

10- Natthi loke samaṇabrahmaṇā samaggatā sammā-paṭipannā ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ abhiññā sacchikatvā pavedenti: Tà-kiến thấy sai rằng: Trong đời này không có sa-môn, bà-la-môn thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới, chứng đắc các phép thần-thông thấy rõ biết rõ cõi-giới này, cõi-giới khác; thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn.

Theo tà thuyết của phái ngoại-đạo này, con người gồm có tứ đại và hơi thở… Cho nên, con người sau khi chết, chất đất tan rã theo đất, chất nước tan rã theo nước, chất lửa tan rã theo lửa, chất gió tan rã theo gió, hơi thở tan rã theo hư không…

Tà thuyết cố-định của vị đạo-sư Ajitakesakambala là ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ thấy sai chấp lầm rằng: “Không có quả của nghiệp”.

Người nào có ác-nghiệp vô-quả tà-kiến cố-định chấp-thủ phủ nhận quả của ác-nghiệp, quả của thiện-nghiệp, cũng đồng thời phủ nhận ác-nghiệp, thiện-nghiệp, người ấy tạo ác-nghiệp vô-quả tà-kiến (natthikadiṭṭhi).

2- Ahetukadiṭṭhi: Vô-nhân tà-kiến là tà-kiến cố-định chấp thủ rằng: “Không có nhân nghĩa là không có nghiệp cho quả.”

Vô-nhân tà-kiến là tà-kiến thấy sai chấp lầm rằng:

“Không có ác-nghiệp cho quả khổ, cũng không có thiện-nghiệp cho quả an-lạc. Không có ác-nghiệp hỗ-trợ ác-nghiệp cho quả, cũng không có đại-thiện-nghiệp hỗ-trợ đại-thiện-nghiệp cho quả.”

Người có vô-nhân tà-kiến thuộc về ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ thấy sai chấp lầm rằng: “Tất cả mọi chúng-sinh tự nhiên hiện hữu trong đời này, không phải là quả của thiện-nghiệp, ác-nghiệp nào cả. Tất cả mọi chúng-sinh tự nhiên ô nhiễm, đến thời kỳ tự nhiên trong sạch thanh tịnh.

Cho nên, tất cả mọi người ác, người thiện, người ngu, người trí trải qua vòng tử sinh luân hồi nhiều kiếp đến thời kỳ nào đó, tự nhiên sẽ giải thoát khổ cả thảy.”

Tuy người có vô-nhân tà-kiến dù phủ nhận ác-nghiệp, phủ nhận thiện-nghiệp, nhưng sự-thật vẫn có ác-nghiệp và quả của ác-nghiệp, vẫn có thiện-nghiệp và quả của thiện-nghiệp.

Cho nên, người nào có vô-nhân tà-kiến là ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ cực kỳ nặng nhất trong các loại ác-nghiệp. Người ấy sau khi chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-nhân tà-kiến cố-định chấp-thủ này có quyền ưu tiên, có cơ-hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ của ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ này suốt nhiều đại-kiếp trái đất, mà không có hạn định.

Như trong bài kinh Sāmaññaphalasutta, vị Đạo-sư ngoại đạo Makkhaligosāla có tà thuyết cố-định thấy sai chấp lầm rằng: “Không có nhân nghĩa là không có nghiệp cho quả” như sau:

– Không có nhân nào, không có duyên nào làm cho tất cả chúng-sinh bị ô nhiễm, tất cả chúng-sinh bị ô nhiễm tự nhiên, không do nhân nào, duyên nào cả.

– Không có nhân nào, không có duyên nào làm cho tất cả chúng-sinh được trong sạch thanh tịnh. tất cả chúng-sinh được trong sạch thanh tịnh tự nhiên, không do nhân nào, duyên nào cả.

– Không có nghiệp riêng của mình, không có nghiệp riêng của người khác… Tất cả chúng-sinh sống hằng ngày tùy thuộc vào sự may, sự rủi, sự ngẫu nhiên, tự nhiên rồi thọ khổ, thọ lạc,….

– Tất cả chúng-sinh là người ác, người thiện, người ngu, người trí trải qua vòng tử sinh luân hồi nhiều đời, nhiều kiếp đến thời gian nào đó, rồi cũng sẽ giải thoát khổ cả thảy,…

Tà thuyết cố-định của vị đạo-sư ngoại-đạo Makkhali-gosāla là ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ thấy sai chấp lầm rằng: “Không có nhân nghĩa là không có nghiệp.

Người nào có ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ phủ nhận nhân nghĩa là phủ nhận ác-nghiệp, phủ nhận thiện-nghiệp, cũng đồng thời phủ nhận quả của ác-nghiệp. Phủ nhận quả thiện-nghiệp, người ấy tạo ác-nghiệp vô-nhân tà-kiến (ahetukadiṭṭhi).

3- Akiriyadiṭṭhi: Vô-hành tà-kiến là tà-kiến thấy sai chấp lầm rằng: “Không có hành ác, không có hành thiện.”

Người có vô-hành tà-kiến thuộc về ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ thấy sai chấp lầm rằng: “Người tạo ác-nghiệp không gọi là hành ác, và người tạo thiện-nghiệp không gọi là hành thiện. Hành chỉ là hành mà thôi, không có hành ác, không có hành thiện.”

Tuy người có vô-hành tà-kiến dù phủ nhận hành ác-nghiệp, hành thiện-nghiệp, nhưng sự-thật vẫn có ác-nghiệp, có thiện-nghiệp.

Cho nên, người nào có vô-hành tà-kiến là ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ cực kỳ nặng nhất trong các loại ác-nghiệp. Người ấy sau khi chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-hành tà-kiến cố-định chấp-thủ này có quyền ưu tiên, có cơ-hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ của ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ này suốt nhiều đại-kiếp trái đất, mà không có hạn định.

Như trong bài kinh Sāmaññaphalasutta, vị Đạo-sư ngoại-đạo Pūraṇakassapa có tà thuyết cố-định thấy sai chấp lầm rằng: “Không có hành ác, không có hành thiện” như sau:

– Tự mình hành ác, sai khiến người khác hành ác đều không có hành ác, như:

– Tự mình sát-sinh, sai khiến người khác sát-sinh đều không có hành ác sát-sinh.

– Tự mình trộm-cắp, sai khiến người khác trộm-cắp đều không có hành ác trộm-cắp.

– Tự mình tà-dâm, sai khiến người khác tà-dâm đều không có hành ác tà-dâm.

– Tự mình nói dối, sai khiến người khác nói dối đều không có hành ác nói dối, v.v…

– Tự mình bố-thí, khuyên người khác bố-thí đều không có hành phước-thiện bố-thí.

– Tự mình giữ giới, khuyên người khác giữ giới đều không có hành phước-thiện giữ giới.

– Tự mình lễ bái cúng dường, khuyên người khác lễ bái cúng dường đều không có hành phước-thiện lễ bái

cúng dường, v.v…

Đó là tà thuyết cố-định của vị đạo-sư ngoại-đạo Pūraṇakassapa là ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ thấy sai chấp lầm rằng: “Không có hành ác, không có hành thiện”.

Người nào có ác-nghiệp vô-hành tà-kiến cố-định chấp thủ phủ nhận ác-nghiệp, thiện-nghiệp, và phủ nhận quả của ác-nghiệp, quả của thiện-nghiệp, người ấy tạo ác-nghiệp vô hành tà-kiến (akiriyadiṭṭhi).

Nhận xét về 3 loại ác-nghiệp tà-kiến

Trước thời kỳ Đức-Phật chưa xuất hiện trên thế gian, đã có 6 nhóm ngoại-đạo lớn, đứng đầu là 6 vị đạo-sư: Đạo-sư Pūraṇakassapa, Đạo-sư Makkhaligosāla, Đạo- sư Ajitakesakambala, Đạo-sư Pakudhakaccāyana, Đạo

sư Nigaṇṭhanāṭaputta và Đạo-sư Sañjayabelaṭṭhaputta. Mỗi vị đạo-sư có tà thuyết riêng biệt của mình, rồi chấp-thủ vững chắc trong tà thuyết ấy.

Ba loại ác-nghiệp tà-kiến cố-định liên quan đến 3 tà thuyết của 3 vị đạo-sư như sau:

* Vị đạo-sư Ajitakesakambala có tà thuyết “Natthika-diṭṭhi” tà-kiến cố-định chấp-thủ thấy sai chấp lầm rằng: “Không có quả của nghiệp.”

* Vị đạo-sư Makkhaligosāla có tà thuyết “Ahetuka-diṭṭhi” tà-kiến cố-định chấp-thủ thấy sai chấp lầm rằng: “Không có nhân, không có nghiệp.”

* Vị đạo-sư Pūraṇakassapa có tà thuyết “Akiriya-diṭṭhi” tà-kiến cố-định chấp-thủ thấy sai chấp lầm rằng: “Không có hành ác, không có hành thiện.”

Tuy 3 tà thuyết của 3 vị đạo-sư có khác về quan điểm, nhưng chung quy đều giống nhau là phủ nhận quả của nghiệp, phủ nhận nghiệp, phủ nhận nghiệp và quả của nghiệp. Người có tà-kiến cố-định chấp-thủ này là người hoàn toàn không tin nơi nghiệp và quả của nghiệp. Song sự thật có ác-nghiệp, có thiện-nghiệp, có quả của ác-nghiệp, có quả của thiện-nghiệp.

Chư bậc thiện trí có chánh-kiến về nghiệp của mình (kammassakatā sammādiṭṭhi) có đức tin về nghiệp và quả của nghiệp:

* Mỗi chúng-sinh khi đã tạo ác-nghiệp, thiện-nghiệp nào, thì chắc chắn ác-nghiệp, thiện-nghiệp ấy là của riêng chúng-sinh ấy, hoàn toàn không liên quan đến chúng-sinh khác.

* Mỗi chúng-sinh từ vô thuỷ cho đến kiếp-hiện-tại trải qua vô số kiếp, trong vòng tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, mỗi kiếp đã tạo mọi ác-nghiệp, mọi thiện-nghiệp dù nặng, dù nhẹ đều được tích-luỹ đầy đủ trọn vẹn ở trong tâm của chúng sinh ấy, không hề sơ sót một nghiệp nhỏ nào cả.

* Mỗi ác-nghiệp, mỗi dục-giới đại-thiện-nghiệp có khả năng cho quả ngay kiếp-hiện-tại, kiếp-kế-tiếp, và từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh-A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.

* Nếu ác-nghiệp nào có cơ hội cho quả thì chúng sinh ấy phải chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy.

* Nếu thiện-nghiệp nào có cơ hội cho quả thì chúng-sinh ấy hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp ấy.

Bởi vậy cho nên, mỗi chúng-sinh nào được hưởng quảan lạc, đó là quả của thiện-nghiệp mà chúng-sinh ấy đã tạo trong kiếp-hiện-tại hoặc trong những kiếp-quá-khứ.

Và chúng-sinh nào chịu mọi quả khổ, đó là quả của ác-nghiệp mà chúng-sinh ấy đã tạo trong kiếp-hiện-tại, hoặc trong những kiếp-quá-khứ.

Đức-Phật dạy về nghiệp và quả của nghiệp rằng:

“Kammassako’mhi kammadāyādo kammayoni kamma-bandhu kammappaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyānaṃ vā pāpakaṃ vā, tassa dāyādo bhavissāmi.”

Ta có nghiệp là của riêng, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Ta sẽ tạo nghiệp nào ‘thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp’, ta sẽ là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp ấy, hoặc quả khổ của ác-nghiệp ấy.

Tính chất của 3 ác-nghiệp tà-kiến cố-định

Trong tất cả mọi loại ác-nghiệp, chỉ có 3 loại ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ này là trọng-tội, cực kỳ nặng nhất mà thôi, không có ác-nghiệp nào tội nặng hơn 3 loại ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ này.

5 ác-nghiệp vô-gián trọng-tội là giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh-A-ra-hán, làm bầm máu bàn chân của Đức-Phật và chia rẽ chư tỳ-khưu-Tăng, cũng không nặng bằng 3 loại ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ này, bởi vì người có ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ này hoàn toàn không tin nghiệp và quả của nghiệp, hoàn toàn phủ nhận nghiệp và quả của nghiệp. Cho nên, họ không chịu lắng nghe lời giáo huấn của chư bậc-thiện-trí, không thực-hành theo lời giáo huấn của chư bậc-thiện-trí.

Tuy họ thường hành ác-nghiệp, nhưng họ không tin ác-nghiệp sẽ cho quả khổ trong kiếp-hiện-tại lẫn nhiều kiếp vị lai, nên họ không có tâm biết hổ thẹn tội lỗi, không có tâm biết ghê sợ tội lỗi, không biết ăn năn sám hối tội lỗi của mình.

Chính do si-tâm mê này, nên họ càng ngày càng lún sâu vào tội lỗi.

Người có ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ này, tuy họ không tin có kiếp sau, nhưng họ sau khi chết, chắc chắn ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp-kế-tiếp (paṭisandhikāla) trong cõi đại-địa-ngục Avīci, mà không có nghiệp nào có khả năng ngăn cản được, phải chịu quả khổ của ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ ấy suốt thời gian lâu dài trải qua nhiều đại-kiếp trái đất, không có thời hạn.

Người có ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp thủ sống trong kiếp-hiện-tại như thế nào?

Người có ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ là người hoàn toàn không tin nơi nghiệp và quả của nghiệp, nghĩa là không tin rằng:

“Ác-nghiệp cho quả khổ, còn thiện-nghiệp cho quả an-lạc trong kiếp-hiện-tại và những kiếp vị lai.”

Đối với người có ác-nghiệp tà-kiến cố-định chấp-thủ thì sự khổ hoặc sự an lạc trong cuộc sống chỉ là điều rủi, điều may mà thôi. Cho nên, trong kiếp sống hiện tại, người ấy có thể tạo mọi ác-nghiệp, nếu khi có cơ hội, bởi vì họ hoàn toàn không tin rằng: “ làm ác là có tội, làm thiện là có phước, nghiệp là của riêng mình.

Người ấy không dám làm ác, không phải là họ sợ tội, mà họ sợ vi phạm pháp luật của nhà nước, rồi sẽ bị bắt ở

tù, hoặc e ngại người khác chê trách mà lánh xa họ…

Nếu nghề nào hợp pháp, được nhà nước cho phép ví như làm nghề sát-sinh giết mổ gia súc, gia cầm để bán thịt thì họ hăng hái giết mổ các loài gia súc, các loài gia cầm bán thịt, cốt để thu được nhiều lợi, rồi họ nộp thuế cho nhà nước, sống hợp pháp.

Nếu xét về nghiệp thì người ấy đã tạo ác-nghiệp sát-sinh, thuộc về tà-nghiệp, sống tà-mạng kiếp-hiện-tại.

Nếu người ấy là người giàu có thì tham gia vào những việc từ thiện, đem của cải, tài sản của mình giúp đỡ cứu trợ những người gặp cảnh thiên tai bão lụt… hoạn nạn, những người tàn tật, nghèo khổ… không phải có tác-ý làm phước-thiện (vì họ không tin phước), mà có lòng thương người, muốn giúp đỡ cứu trợ người trong cảnh khổ, để có danh thơm tiếng tốt được lan truyền cho mọi người biết đến mình trong kiếp-hiện-tại này.

1 Xem phần giải thích rộng trong quyển “Tìm Hiểu Pháp Hành Thiền Tuệ” và bộ Nền Tảng Phật-Giáo quyển V “ Phước-Thiện” cùng một soạn giả.

1 Dī. Sīlakkhandhavagga. Kinh Sāmaññaphalasutta.

1 Aṅg. Pañcakanipāta, kinh Abhiṇhapaccavekkhitabbaṭṭhānasutta.