A lotus blossom almost completely open, in beautiful pinks.

Kinh Chuyển Pháp Luân (bản cũ)

Bài kinh Chuyển Pháp Luân

By Nền Tảng Phật Giáo

December 05, 2015

THERAVĀDA

PHẬT-GIÁO-NGUYÊN-THUỶ

Phật-Lịch 2557

 

DHAMMACAKKAPPAVATTANASUTTA

KINH CHUYỂN-PHÁP-LUÂN

Tỳ-Khưu Hộ-Pháp

(Dhammarakkhita Bhikkhu)

(Aggamahāpaṇḍita)

Dhammapaṇṇākāra – Món Quà Pháp

************

 

 

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức-Thế- Tôn, Đức A-ra-hán, Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác ấy .

 

Bài kệ lễ bái nơi Động tâm Isipatana Migadāya nơi Đức-Phật GOTAMA thuyết bài kinh Chuyển-Pháp-Luân đầu tiên.

 

Saṃvejanīyathānaṃ taṃ, idha cakkaṃ pavattitaṃ.

Garuṃ karomi pūjemi, āgantvāna idāni’haṃ.

Hotu me kusalaṃ etaṃ, Saccadassanakāranaṃ.

 

Nơi đây Đức-Phật Chuyển-Pháp-Luân,

Gọi nơi xăng-vê-gá động tâm.

Nay con có duyên lành đến đây,

Xin thành kính lễ bái cúng dường.

Do nhờ phước thiện thanh cao nầy,

Làm duyên lành chứng ngộ chân-lý.

 

Lời Ngỏ

 

Ba Ngày Lịch Sử Trọng Đại Trong Phật-Giáo

Theo truyền thồng Phật-Giáo-Nguyên-Thuỷ có 3 ngày lịch sử trọng đại như sau:

1 Ngày rằm tháng tư (âm-lịch) có 3 sự kiện lịch sử trọng đại trùng hợp theo thời gian khác nhau:

* Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha đản-sinh kiếp chót,

* Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama,

* Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn.

2- Ngày rằm tháng sáu (âm-lịch), Đức-Phật Gotama lần đầu tiên thuyết pháp bài kinh Dham- macakkappavatanasutta : Kinh Chuyển-Pháp-Luân,

3- Ngày rằm tháng giêng (âm-lịch), Đại-hội chư Thánh-A-ra-hán 1.250 vị lần đầu.

 

1 Ngày rằm tháng tư (âm-lịch) có 3 sự kiện lịch sử trọng đại theo thời gian như sau:

* Ngày rằm tháng tư, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha đản-sinh kiếp chót, tại khu vườn Lumbinī (nay thuộc phần đất nước Nepal)

* Ngày rằm tháng tư, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng- Giác Siddhattha tròn 35 tuổi, chứng đắc thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, tại khu rừng Uruveḷā, (nay gọi là Bodhgayā, nước Ấn Độ).

Đức-Phật Gotama có sự tinh tấn không ngừng ngày đêm thuyết pháp tế độ chúng sinh: nhân-loại, chư-thiên, chư phạm-thiên ròng rã tròn 45 năm.

* Ngày rằm tháng tư, Đức-Phật Gotama tròn 80 tuổi, tịch diệt Niết-bàn gọi là Khandha-parinibbāna: Ngũ-uẩn-Niết-bàn, giải tho át khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới, tại khu rừng Kusinārā (nước Ấn Độ).

 

2 Ngày rằm tháng sáu (âm-lịch), tròn đúng 2 tháng sau khi trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác, chấp thuận lời thỉnh cầu của vị Đại-Phạm-thiên Sahampati, Đức-Phật Gotama ngự đi đến khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh thành Bāraṇasī, nơi có nhóm 5 tỳ-khưu là Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Đại-đức Vappa, Ngài Đại-đức Bhaddiya, Ngài Đại-đức Mahānāma, Ngài Đại-đức Assaji.

 

Vào buổi chiều ngày rằm tháng 6 ấy, mặt trời sắp lặn hướng Tây, mặt trăng mọc hướng Đông, Đức-Phật Gotama lần đầu tiên thuyết pháp bài kinh Dhammacakkappavatanasutta: Kinh Chuyển- Pháp-Luân, để tế độ nhóm 5 tỳ-khưu ấy.

Sau khi nghe Đức-Phật Gotama thuyết giảng xong bài kinh Chuyển-Pháp-Luân này xong, nhóm 5 tỳ-khưu phát sinh thiện-tâm vô cùng hoan hỷ trong lời dạy của Đức-Phật.

 

Trong nhóm 5 tỳ-khưu ấy, chỉ có Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña là vị đầu tiên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama, có tên mới là “ Aññāsikoṇḍañña”.

 

Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña kính xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành Sa-di, tỳ-khưu trong giáo pháp của Đức-Phật.

 

Đức-Phật đưa bàn tay phải, chỉ bằng ngón trỏ truyền dạy rằng: “Ehi bhikkhū! Svākkhāto dhammo, cara brahmacariyaṃ sammādukkhassa antakariyāya.”

Thật kỳ diệu thay! Khi Đức-Phật vừa chấm dứt câu, ngay khi ấy, hình tướng cũ của Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña biến mất, thay vào tăng tướng mới, đạo mạo là một vị tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu được thành tựu do quả phước thần thông. Vị Tỳ-khưu có tăng tướng trang nghiêm, lục căn thanh tịnh như một vị tỳ-khưu có 60 hạ.

Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña trở thành vị tỳ-khưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama. Ngay khi ấy, Tam-Bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo trọn vẹn 3 ngôi Tam-Bảo đầu tiên xuất hiện trên thế gian vào ngày rằm tháng 6 âm-lịch.

 3- Ngày rằm tháng giêng (âm-lịch), tròn đúng 9 tháng sau khi trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu Đức-Phật Gotama.

Trong khoảng thời gian 9 tháng, Đức-Phật ngự đi mọi nơi thuyết pháp tế độ chúng sinh: nhân-loại, chư-thiên, chư phạm-thiên cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, có số chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu; có số chứng đắc đến Nhất-lai-Thánh-đạo, Nhất-lai-Thánh-quả trở thành bậc Thánh-Nhất-lai; có số chứng đắc đến Bất-lai-Thánh-đạo, Bất-lai-Thánh-quả trở thành bậc Thánh-Bất-lai; có số chứng đắc đến A-ra-hán-Thánh-đạo, A-ra-hán-Thánh-quả trở thành bậc Thánh-A-ra-hán.

 

Trở thành Thánh-nhân thấp hoặc cao, bậc nào là hoàn toàn tuỳ theo năng lực của các pháp-hạnh Ba-la-mật và nhất là tuỳ theo năng lực của 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi vị Thánh-thanh-văn đệ-tử.

 

Có số Thánh-thanh-văn đệ-tử xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu.

 

Đức-Phật xem xét về tiền kiếp của mỗi vị Thánh-nhân nếu đã từng phát nguyện xuất gia theo cách gọi “Ehi Bhikkhu” thì Đức-Phật cho phép xuất gia theo cách Ehi Bhikkhūpasampadā.

 

Theo cách này, Đức-Phật đưa bàn tay phải, chỉ bằng ngón trỏ mà dạy rằng:

 

“Ehi Bhikkhu! Svākkhāto dhammo cara brahma- cariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.”

 

– Này con hãy lại đây! Con trở thành tỳ-khưu theo ý nguyện. Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng, hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối. Con hãy nên thực hành phạm-hạnh cao thượng đúng đắn dẫn đến chứng đắc thành bậc Thánh-A-ra-hán cuối cùng giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới.

 

Nếu vị Thánh-nhân nào không từng phát nguyện xuất gia theo cách gọi “Ehi Bhikkhu” thì Đức-Phật không gọi “Ehi Bhikkhu”được.

 

Vào ngày rằm tháng giêng (9 tháng sau khi trở thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác), Đức-Phật Gotama đang ngự tại ngôi chùa Veḷuvana, gần kinh thành Rājagaha. Khi ấy, có 1.250 vị Thánh-A-ra-hán, mỗi vị đều phát sinh ý nghĩ giống nhau rằng: “Ta nên đến hầu Đức-Thế-Tôn tại ngôi chùa Veḷuvana, vào ngày rằm tháng giêng này.”

 

Đại-hội chư Thánh-A-ra-hán lần đầu này gọi là “Sāvakasannipāta” có đủ 4 chi:

 

1- Ngày rằm tháng giêng,

 

2- Chư Thánh-A-ra-hán gồm có 1.250 vị, mỗi vị đều tự đến hầu Đức-Thế-Tôn mà không có báo tin cho nhau biết. (1.250 vị Thánh-A-ra-hán gồm có nhóm 1.000 vị của 3 huynh đệ Kassapa và nhóm 250 vị của 2 vị Tối-thượng-Thanh-văn: Ngài Trưởng-lão Sāriputta và Ngài Trưởng-lão Mahāmoggallāna).

 

3- Chư Thánh-A-ra-hán gồm có 1.250 vị chỉ xuất gia theo cách Ehi Bhikkhūpasampadā với Đức-Phật mà thôi.

 

4- Chư Thánh-A-ra-hán gồm có 1.250 vị đều chứng đắc lục-thông.

Khi ấy Đức-Phật thuyết dạy ovādapatimokkha.

 

Ba ngày lịch-sử trọng-đại của Phật-giáo này trở nên 3 ngày Đại-lễ quan trọng trong Phật-giáo .

 

Cho nên hằng năm, theo truyền thống Phật-giáo, các nước có Phật-giáo, mỗi chùa, mỗi nhà, mỗi hàng thanh-văn đệ-tử là bậc xuất gia hoặc hàng tại gia cận-sự-nam, cận-sự-nữ đều làm lễ kỷ niệm rất long trọng với mọi hình thức, để tỏ lòng tôn kính nơi ngôi Tam-Bảo, bởi vì 3 ngày Đại-lễ quan trọng này có ý nghĩa đặc biệt:

* Ngày rằm tháng tư là ngày Đức-Phật-Bảo,

* Ngày rằm tháng sáu là ngày Đức-Pháp-Bảo,

*Ngày rằm tháng giêng là ngày Đức-Tăng-Bảo.

 

Rằm tháng sáu,

Phật-Lịch 2557/2013

Chùa Tổ Bửu-Long,

Q.9, Tp. Hồ-Chí-Minh.

 

Soạn-giả: Tỳ-khưu Hộ-Pháp

(Dhammarakkhita Bhikkhu)

(Aggamahāpaṇḍita)

 

************

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddha ssa

 

DHAMMACAKKAPPAVATTANASUTTA  

(KHAI KINH CHUYỂN-PHÁP-LUÂN)

 

Bhikkhūnaṃ pañcavaggīnaṃ,  

Isipatana nāmake,

Migadāye dhammavaraṃ,  

yaṃ taṃ nibbānapāpakaṃ.

 

Sahampati nāmakena,  

mahābrahmena yācito.

Catusaccaṃ pakāsento,  

Lokanātho adesayi.

 

Nanditaṃ sabbavedehi,  

sabbasampatti sādhakaṃ.

Sabbalokahitatthāya,  

Dhammcakkaṃ bhaṇāma he.

 

Dhammacakkappavattanasutta[1]

 

Evaṃ me sutaṃ, ekaṃ samayaṃ Bhagavā Bārāṇasiyaṃ viharati, Isipatane migadāye. Tatra kho Bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi.

Dveme bhikkhave, antā pabbajitena na sevitabbā. Katame dve?

* Yo cāyaṃ kāmesu kāmasukhallikānuyogo hīno gammo pothujjaniko anariyo anattha-saṃhito,

* Yo cāyaṃ attakilamathānuyogo dukkho anariyo anatthasaṃhito.  

Ete kho bhikkhave, ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā Tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

Katamā ca sā bhikkhave, majjhimā paṭipadā Tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo.

 Seyyathidaṃ: Sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammā-ājivo, sammāvāyamo, sammāsati, sammāsamādhi. 

Ayaṃ kho sā bhikkhave, majjhimā paṭipadā Tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

 

*1- Idaṃ kho pana bhikkhave, dukkhaṃ ariyasaccaṃ, jātipi dukkhā, jarāpi dukkhā, byādhipi dukkho, maraṇaṃpi dukkhaṃ, appiyehi sampayogo dukkho, piyehi vippayogo dukkho, yampicchaṃ na labhati, tampi dukkhaṃ, saṃkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā.

*2- Idaṃ kho pana bhikkhave, dukkha-samudayaṃ ariyasaccaṃ, yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandirāgasahagatā tatratatrā-bhinandinī. Seyyathidaṃ: kāmataṇhā, bhava-taṇhā, vibhavataṇhā.

*3- Idaṃ kho pana bhikkhave, dukkha-nirodhaṃ ariyasaccaṃ, yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo.

*4- Idaṃ kho pana bhikkhave, dukkha-nirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ,  ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo. Seyyathidaṃ: sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammā-ājivo, sammāvāyamo, sammāsati, sammāsamādhi. 

 

1.1- “Idaṃ dukkhaṃ ariyasaccan”ti me bhikkhave,  pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

1.2- “Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ  pariññeyyan”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi,  paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

1.3- “Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariya-saccaṃ pariññātan”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

 

2.1-“Idaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccan”ti  me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

2.2- “Taṃ  kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabban”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.  

2.3- “Taṃ  kho panidaṃ dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahīnan”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

 

3.1- “Idaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccan”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

3.2- “Taṃ  kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabban”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

3.3- “Taṃ  kho panidaṃ dukkhanirodhaṃ  ariyasaccaṃ sacchikatan”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

 

4.1-“Idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccan”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

4.2-“Taṃ  kho panidaṃ dukkhanirodha-gāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabban”ti me bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

4.3- “Taṃ  kho panidaṃ dukkhanirodha-gāminī paṭipadā  ariyasaccaṃ bhāvitan”ti me  bhikkhave, pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi, ñāṇaṃ udapādi, paññā udapādi, vijjā udapādi, āloko udapādi.

 

Yāvakīvañca me bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ na suvisuddhaṃ ahosi, neva tāvā’haṃ bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake  sassamaṇabrahmaṇiyā pajāya sadevamanussāya “anuttaraṃ sammā-sambodhiṃ  abhisambuddho’ti  paccaññāsiṃ.

Yato ca kho me bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi, athā’haṃ bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrahmaṇiyā pajāya sadevamanussāya “anuttaraṃ sammā-sambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ. 

Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi, akuppā me vimutti, ayamantimā jāti, natthi dāni punabbhavo’ti.

Idamavoca Bhagavā, attamanā pañcavaggiyā bhikkhū Bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

Imasmiṃ ca pana veyyākaraṇasmiṃ  bhañña-māne āyasmato Koṇḍaññassa virajaṃ vītamalaṃ

dhammacakkhuṃ udapādi “yaṃ kiñci samudaya- dhammaṃ, sabbaṃ taṃ nirodhadhamman ”ti.

Pavattite ca pana Bhagavatā dhammacakke bhummā devā saddamanussāvesuṃ “Etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ  samaṇena vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

* Bhummānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā cātumahārājikā devā saddamanussāvesuṃ “Etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭi-vattiyaṃ  samaṇema vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

* Cātumahārājikānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā tāvatiṃsā  devā saddamanussāvesuṃ “Etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭi-vattiyaṃ  samaṇema vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

* Tāvatiṃsānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā  yāmā devā saddamanussāvesuṃ “Etaṃ BhagavatāBārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ  samaṇema vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

* Yāmānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā tusitā devā saddamanussāvesuṃ “Etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ  samaṇema vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

* Tusitānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā nimmānaratī devā saddamanussāvesuṃ “Etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭi-vattiyaṃ  samaṇema vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

* Nimmanaratīnaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā paranimmitavasavattī devā saddamanussāvesuṃ “Etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇema vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.  

*Paranimmitavasavattīnaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā brahmakāyikā devā saddamanussāvesuṃ “Etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇema vā brahmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmin”ti.

Itiha tena khaṇena tena layena tena muhuttena yāva brahmalokā saddo abbhuggacchi.

Ayañca dasasahassilokadhātu saṃkampi sampakampi  sampavedhi. Appamāṇo ca uḷāro obhāso loke pāturahosi atikkamma devānaṃ devānubhāvanti.  

Atha kho Bhagavā imaṃ udānaṃ udānesi 

“Aññāsi vata bho Koṇḍañño! Aññāsi vata bho  Koṇḍañño!” ti. Iti hidaṃ āyasmato Koṇḍaññassa  “Aññāsikoṇḍañño” tveva nāmaṃ ahosī’ti.

Atha kho āyasmā Aññāsikoṇḍañño  diṭṭha-dhammo viditadhammo pariyogāḷhadhammo tiṇṇavicikiccho vigatakathaṃkatho vesārajjapatto aparappaccayo satthusāsane Bhagavantaṃ etadavoca.

“Labheyyā’haṃ Bhante, Bhagavato santike pabbajjaṃ, labheyyaṃ upasampadan”ti.

“Ehi bhikkhū”ti  Bhagavā avoca,“Svākkhāto  dhammo, cara brahmacariyaṃ sammā dukkhassa  antakiriyāyā”ti

Sāva tassa āyasmato upasampadā ahosī’ti.

(Dhammacakkappavattanasuttaṃ niṭṭhitaṃ)

 

      

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa .

Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ  Đức-Thế-Tôn, Đức A-ra-hán, Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác.  

 

Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân 

(Dhammacakkappavattanasutta)

Ý Nghĩa Kệ Khai Kinh Chuyển-Pháp-Luân

“Bhikkhūnaṃ pañcavaggīnaṃ…”

 

Vị Đại-Phạm-thiên Sa-ham-pa-ti,

Thỉnh cầu Đức-Phật, thuyết pháp độ sinh,

Đức-Phật đại bi nhận lời cầu thỉnh

Thuyết pháp giảng giải pháp tứ Thánh-đế,

Chánh pháp cao thượng chứng ngộ Niết-bàn

Tế độ chúng sinh, nhóm năm tỳ-khưu

Tại khu rừng rậm, nơi phóng sinh nai

Tên gọi là I-si-pa-ta-na,

Mong sự lợi ích cho toàn chúng-sinh,

Lắng nghe bài kinh Chuyển-Pháp-Luân này,

Thành tựu kết quả cõi người, cõi trời,

Niết-bàn tịch tịnh an lạc tuyệt đối

Chúng tôi tụng kinh Chuyển-Pháp-Luân ấy.

[1] Samyuttanikāya, Mahāvaggasamyutta, Dhammacakkappavattanasutta

  

Ý Nghĩa Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân

Lời Ngài Đại Đức Ānanda bạch với Ngài Đại Trưởng-Lão Mahākassapa rằng: 

– “Evaṃ me sutaṃ…”

– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão Mahā-kassapa  khả kính, Con là Ānanda được nghe bài kinh Chuyển-Pháp-Luân từ Đức-Thế-Tôn như vầy:

Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại khu rừng phóng sinh nai, gọi là Isipatana, trước kia chư Phật-Độc-Giác thường ngự xuống. Tại đây, Đức-Thế-Tôn gọi nhóm 5 tỳ-khưu là Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Đại-đức Vappa, Ngài Đại-đức Bhaddiya, Ngài Đại-đức Mahā-nāma và Ngài Đại-đức Assaji mà dạy rằng

Hai Pháp Thấp Hèn (Dve antā)

– Này chư Tỳ-khưu! Có 2 pháp cực đoan thuộc về hai biên kiến mà người xuất gia không nên hành.

Hai pháp ấy như thế nào?

* Một là việc thường thụ hưởng khoái lạc trong ngũ-dục do tâm tham-ái hợp với thường-kiến, là pháp thấp hèn của hạng phàm-nhân trong đời, không phải là pháp-hành của bậc Thánh-nhân, không đem lại lợi ích an lạc,

* Hai là việc thường tự ép xác hành khổ mình do tâm sân và có đoạn-kiến, thuộc pháp-hành-khổ-hạnh của ngoại đạo, không phải là pháp-hành của bậc Thánh-nhân, không đem lại lợi ích an lạc.  

Pháp-Hành-Trung-Đạo (Majjhimapaṭipadā)

–  Này chư Tỳ-khưu! Không thiên về hai biên kiến ấy, Như-Lai đã hành theo  pháp-hành-trung-đạo,  nên đã chứng ngộ chân lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ nhãn phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới phát sinh, để làm vắng lặng mọi phiền não, làm cho trí-tuệ siêu-tam-giới phát sinh chứng ngộ chân lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

  – Này chư Tỳ-khưu! Thế nào gọi là pháp-hành-trung-đạo mà Như-Lai đã chứng ngộ chân lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ nhãn phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới phát sinh, để làm vắng lặng mọi phiền não, làm cho trí-tuệ siêu-tam-giới phát sinh chứng ngộ chân lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

– Này chư Tỳ-khưu! Pháp-hành-trung-đạo đó chính là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm,

chánh-định.      

– Này chư Tỳ-khưu! Pháp-hành-trung-đạo là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng này, mà Như-Lai đã chứng ngộ chân lý tứ Thánh-đế với trí-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ nhãn phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới phát sinh, đã làm vắng lặng mọi phiền não, làm cho trí-tuệ siêu-tam-giới  phát sinh chứng ngộ chân lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

Tứ Thánh-Đế

1- Khổ-Thánh-Đế (Dukkha ariyasacca)

– Này chư Tỳ-khưu! Khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là:  

* Tái sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ.

* Phải gần gũi, thân cận với người không thương yêu là khổ.

* Phải xa lìa người thương yêu là khổ.  

* Mong muốn đừng có sinh, đừng có già, đừng có bệnh,  đừng có chết… mà không thể nào được như ý là khổ.  

Tóm lại, chấp thủ trong ngũ-uẩn do tâm tham-ái và  tà-kiến là khổ.

 

2- Nhân-Sinh-Khổ-Thánh-Đế (Dukkhasamudaya ariyasacca)  

    – Này chư Tỳ-khưu! Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là tham-ái là nhân dắt dẫn tái sinh, hợp với tham muốn, hài lòng, say mê trong các đối tượng,

đắm say trong kiếp sống. 

Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế ấy là:

* Dục-ái (kāmataṇhā: Tham-ái trong 6 đối tượng ái: (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái).

* Hữu-ái (bhavataṇhā): Tham-ái trong 6 đối tượng ái hợp với thường-kiến, hoặc tham-ái trong 3 cõi (dục-giới, sắc-giới và vô-sắc-giới).

* Phi-hữu-ái (vibhavataṇhā): Tham-ái trong 6 đối tượng ái hợp với đoạn-kiến.

 

3- Diệt-Khổ-Thánh-Đế (Dukkhanirodha ariyasacca)  

– Này chư Tỳ-khưu! Diệt-Khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Niết-bàn là pháp diệt-đoạn-tuyệt mọi dục vọng do tâm tham-ái ấy không còn dư sót bằng 4 Thánh-đạo-tuệ, xả ly, từ bỏ chấp thủ trong ngũ-uẩn, giải thoát khổ, không còn luyến ái, không còn dính mắc.

4- Pháp-Hành Dẫn Đến Diệt-Khổ-Thánh-Đế  

(Dukkhanirodhagaminī paṭipadā ariyasacca)

– Này chư Tỳ-khưu! Pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, Diệt-Khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.

Tam-Tuệ-Luân Trong Tứ Thánh-Đế

1- Tam-Tuệ-Luân Trong Khổ-Thánh-Đế

1.1- Trí-Tuệ-Học Biết Khổ-Thánh-Đế (Saccañāṇa)

– Này chư Tỳ-khưu! Tuệ nhãn (cakkhu) thấy rõ Khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ thật-tánh Khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt (paññā) thấy rõ khổ sinh, khổ già… đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, thấu suốt hoàn toàn Khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ (āloka) diệt màn vô-minh che án Khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp K hổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng: “Thật-tánh tất cả các pháp, sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới, ngoại trừ tâm tham-ái ra (vì tham-ái là Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế), đều là Khổ-Thánh-đế”.

1.2- Trí-Tuệ Hành Phận Sự Biết Khổ-Thánh-Đế (Kiccañāṇa) 

–  Này chư Tỳ-khưu! Tuệ nhãn… đã phát sinh, trí- tuệ-thiền-tuệ …, trí-tuệ sáng suốt…, tuệ- minh,… ánh sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai, trong mọi pháp K hổ-Thánh-đế, mà từ  trước  khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng: “Thật-tánh các pháp   (danh-pháp, sắc-pháp) Khổ-Thánh-đế ấy là pháp  nên biết rõ bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới ”.  

1.3- Trí-Tuệ Thành Hoàn Thành Xong Phận Sự Biết Khổ-Thánh-Đế  (Katañāṇa)   

– Này chư Tỳ-khưu! Tuệ nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ…, trí-tuệ sáng suốt…, tuệ minh,… ánh sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai, trong mọi pháp Khổ-Thánh-đế, mà từ trước khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằngThật-tánh tất cả các pháp (danh-pháp, sắc-pháp) Khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên biết, thì đã biết rõ bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi”.

2- Tam-Tuệ-Luân Trong Nhân-Sinh-Khổ-Thánh-Đế

2.1- Trí-Tuệ Học Biết  Nhân-Sinh-Khổ-Thánh-Đế  (Saccañāṇa)  

– Này chư Tỳ-khưu! Tuệ nhãn thấy rõ tham-ái là Nhân- sinh-Khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ thật-tánh ba loại tham-ái là Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt thấy rõ 108 loại tham-ái là Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế đã phát sinh, tuệ-minh thấy rõ, thấu suốt Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ diệt màn vô-minh che án Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai, trong mọi pháp N hân-sinh-Khổ-Thánh-đế, mà từ trước khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng: “Thật-tánh 3 loại tham-ái ấy là Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế”.

2.2-  Trí-Tuệ Hành Phận Sự Diệt Nhân-Sinh  Khổ-Thánh-Đế   (Kiccañāṇa) 

– Này chư Tỳ-khưu! Tuệ nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ…, trí-tuệ sáng suốt…, tuệ minh,… ánh sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai, trong mọi pháp N hân-sinh-Khổ-Thánh-đế, mà từ trước khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng: “Thật-tánh ba loại tham-ái là Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế ấy là  pháp nên diệt bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới”.

2.3-  Trí-Tuệ Thành Hoàn Thành Phận Sự Diệt  Nhân-Sinh-Khổ-Thánh-Đế   (Katañāṇa)

– Này chư Tỳ-khưu! Tuệ nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ …, trí-tuệ sáng suốt…, tuệ- minh,… ánh sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai, trong mọi pháp N hân-sinh-Khổ-Thánh-đế, mà từ trước khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng: “Thật-tánh ba loại tham-ái là Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên diệt,thì đã diệt-đoạn-tuyệt bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi”.

3- Tam-Tuệ-Luân Trong Diệt-Khổ-Thánh-Đế

3.1- Trí-Tuệ Học Biết Diệt-Khổ-Thánh-Đế (Saccañāṇa)

– Này chư Tỳ-khưu! Tuệ nhãn thấy rõ Diệt-Khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ Diệt-Khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt thấy rõ thật-tánh Niết-bàn đã phát sinh, tuệ minh thấy rõ, thấu suốt Diệt-Khổ- Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ diệt màn vô-minh che án Diệt-Khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai, trong mọi pháp Diệt-Khổ-Thánh-đế, mà từ trước khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằngThật-tánh Niết-bàn là pháp Diệt- Khổ-Thánh-đế.”

3.2- Trí-Tuệ Hành Phận Sự Chứng Ngộ Diệt-Khổ-Thánh-Đế (Kiccañāṇa) 

– Này chư Tỳ-khưu! Tuệ nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ …, trí-tuệ sáng suốt…, tuệ- minh,… ánh sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như Lai trong mọi pháp D iệt-Khổ-Thánh-đế, mà từ trước khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng: “Thật-tánh Niết-bàn là Diệt-Khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên chứng ngộ bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới”.  

3.3- Trí-Tuệ Thành Hòan Thành Phận Sự Chứng Ngộ Diệt-Khổ-Thánh-Đế (Katañāṇa)  

– Này chư Tỳ-khưu! Tuệ nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ…, trí-tuệ sáng suốt…, tuệ minh,… ánh sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai, trong mọi pháp  Diệt-Khổ-Thánh-đế, mà từ trước khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng: “Thật-tánh Niết-bàn là Diệt-Khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên chứng ngộ, thì đã chứng ngộ Niết-bàn bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi”.

 

4- Tam-Tuệ-Luân Trong Pháp-Hành Dẫn Đến Diệt-Khổ-Thánh-Đế 

4.1- Trí-Tuệ-Học Biết Pháp-Hành  Dẫn Đến  Diệt-  Khổ-Thánh-Đế  (Saccañāṇa)  

– Này chư Tỳ-khưu! Tuệ nhãn thấy rõ Pháp-hành dẫn đến Diệt-Khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ Pháp-hành dẫn đến Diệt-Khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt thấy rõ thật-tánh của chánh-kiến, chánh-tư-duy… đã phát sinh, tuệ-minh thấy rõ, thấu suốt Pháp-hành dẫn đến Diệt-Khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh sáng trí-tuệ diệt màn vô-minh che án Pháp-hành dẫn đến Diệt-Khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai, trong mọi Pháp-hành dẫn đến Diệt-Khổ-Thánh-đế mà từ trước khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng: “Thật-tánh Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là pháp-hành-bát-chánh-đạo dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, Diệt-Khổ-Thánh-đế.”

4.2- Trí-Tuệ Hành Phận Sự Tiến Hành Pháp-Hành Dẫn Đến Diệt-Khổ-Thánh-Đế (Kiccañāṇa)

– Này chư Tỳ-khưu, tuệ nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ …, trí-tuệ sáng suốt…, tuệ- minh,… ánh sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai, trong mọi Pháp-hành dẫn đến Diệt-Khổ-Thánh-đế, mà từ trước khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng: “Thật-tánh Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, Diệt-Khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên tiến hành để chứng ngộ Niết-bàn, Diệt-Khổ-Thánh-đế bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới”.  

4.3- Trí-Tuệ Thành Hoàn Thành Xong Phận Sự  Tiến Hành Pháp-Hành Dẫn Đến Pháp-Hành-Diệt-Khổ Thánh-Đế (Katañāṇa)  

– Này chư Tỳ-khưu! Tuệ nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ…, trí-tuệ sáng suốt…, tuệ- minh…, ánh sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai, trong mọi Pháp-hành dẫn đến Diệt-Khổ-Thánh-đế, mà từ trước khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng: 

“Thật-tánh Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, Diệt-Khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên tiến hành, thì đã tiến hành chứng ngộ Niết-bàn, Diệt-Khổ-Thánh-đế bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi”. 

 

Vai Trò Quan Trọng Của Tam-Tuệ-Luân

– Này chư Tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đếtheo tam-tuệ-luân (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ-thành), thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng, thanh tịnh  chưa phát sinh  đến với Như-Lai,   

– Này chư Tỳ-khưu! Khi ấy Như-Lai chưa truyền dạy rằng: “Như-Lai chứng đắc thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác vô thượng trong toàn cõi thế giới chúng-sinh: nhân-loại, Vua chúa, Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương và phạm-thiên cả thảy”.

– Này chư Tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đếtheo tam-tuệ-luân, (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ-thành), thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng, thanh tịnh đã phát sinh đến với Như-Lai. 

– Này chư Tỳ-khưu! Khi ấy, Như-Lai dõng dạc khẳng định truyền dạy rằng: “Như-Lai đã chứng đắc thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác vô thượng trong toàn cõi thế giới chúng-sinh: nhân-loại, Vua chúa, Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương và phạm-thiên cả thảy”. 

Trí-Tuệ-Quán-Triệt (Paccavekkhaṇañāṇa)  

Trí-tuệ quán-triệt đã phát sinh đến với Như-Lai, biết rõ rằng“A-ra-hán-Thánh-quả-tuệ giải thoát của Như-Lai không bao giờ bị hư hoại, kiếp này là kiếp chót, sau kiếp này, chắc chắn không còn tái sinh kiếp nào nữa”.

Trưởng Lão Koṇḍañña Chứng Ngộ Chân-Lý Tứ Thánh-Đế

Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp-Luân này xong, nhóm 5 tỳ-khưu phát sinh thiện-tâm vô cùng hoan hỷ với lời giáo huấn của Đức-Phật.

Trong khi Đức-Thế-Tôn thuyết bài kinh văn xuôi  này xong, thì Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña đã phát sinh pháp-nhãn chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên, chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo-tuệ tâm không còn ô nhiễm bởi phiền não, tà-kiến, hoài- nghi nữa, nên Ngài biết rõ ràng, chắc chắn rằng:  “Tất cả các pháp nào trong tam-giới có trạng-thái- sinh, thì tất cả pháp ấy đều có trạng-thái-diệt”.

Toàn Thể Chư-Thiên, Phạm-Thiên Tán-Dương Ca-Tụng  

Khi Đức-Thế-Tôn thuyết giảng kinh Chuyển-Pháp-Luân vừa xong, chư-thiên trên địa cầuđồng thanh tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp-Luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần thành Bārāṇasī, chưa từng có Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên hay bất cứ một ai trong đời này có thể thuyết giảng như vậy được.” 

* Chư-thiên cõi tứ Đại-Thiên-vương nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên địa cầu, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng: “Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp-Luân vô thượng… ”

* Chư-thiên cõi Tam-thập-Tamthiên nghe lời 

tán dương ca tụng của chư-thiên cõi tứ Đại-Thiên-vương cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng: “Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp-Luân …” 

* Chư-thiên cõi Dạ-Ma-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Tam-thập-Tam-thiên cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng: “Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp-Luân …” 

* Chư-thiên cõi Đâu-suất-đà-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Dạ-ma-thiên cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng: Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp- Luân …” 

* Chư-thiên cõi Hóa-lạc-thiên nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Đâu-suất-đà-thiên cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng: “Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp-Luân …” 

* Chư-thiên cõi Tha-hóa-tự-tại-thiên nghe lời tán dương  ca tụng của chư-thiên cõi Hóa-lạc-thiên cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng: Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp-Luân …”   

* Chư phạm-thiên cõi trời sắc-giới nghe lời  tán dương ca tụng của chư-thiên cõi Tha-hóa-tự- tại-thiên cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:  “Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển- Pháp-Luân vô thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần thành Bārāṇasī, chưa từng có Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên hay bất cứ một ai trong đời này có thể thuyết giảng như vậy được.”

Ngay khi ấy, ngay lúc ấy, ngay sát-na ấy, lời tán dương ca tụng lên đến cõi sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh là “Sắc-cứu-cánh-thiên” (Akaniṭṭhā), mười ngàn thế giới này đều rung chuyển, rung động, ánh sáng hào quang của Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác tỏa rộng vô biên khắp cùng toàn thế giới, hơn hẳn oai lực chư-thiên, phạm-thiên cả thảy.

 

Ngài Đại-Trưởng-Lão Koṇḍañna Tên Là Aññāsikoṇḍañña  

Khi Ngài Đại- Trưởng-Lão Koṇḍañña chứng ngộ chân lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả, trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu, Đức-Thế-Tôn hoan hỷ tự thốt lên cho toàn thế giới biết rằng:   

– Này chư vị! Quả thật Koṇḍañña đã chứng ngộ chân lý tứ Thánh-đế rồi!

– Này chư vị! Quả thật Koṇḍañña đã chứng ngộ chân lý tứ Thánh-đế rồi!

Cho nên, Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña được gọi tên là Aññāsikoṇḍañña (Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña đã chứng ngộ).

 

Ngài Đại-Trưởng-Lão Aññāsikoṇḍañña Xin Thọ Tỳ-Khưu

Khi ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña đã phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên y theo Đức-Phật, đã chứng đạt đến chân-lý tứ Thánh-đế, đã biết rõ thật-tánh đúng theo chân-lý tứ Thánh-đế, đã thấu rõ, thông suốt chân-lý tứ Thánh-đế, nên đã diệt- đoạn-tuyệt hoàn toàn mọi điều hoài-nghi nơi Đức-Phật, Đức-Pháp,… không còn hoài-nghi nào nữa với trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới của mình, đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đúng theo lời giáo huấn của Đức-Thế-Tôn, nên không còn tin nơi người nào khác nữa. Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn rồi bạch rằng:

– Kính bạch Đức-Thế-Tôn cao thượng! Con xin nương nhờ nơi Đức-Thế-Tôn, kính xin Ngài cho phép con được thọ Sa-di và Tỳ-khưu.  

Đức-Thế-Tôn từ bi đưa ngón tay trỏ chỉ và truyền dạy rằng:  

-“Ehi bhikkhu! Svākkhāto dhammo cara brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.”

– Này Koṇḍañña! Con hãy đến với Như-Lai. Con trở thành Tỳ-khưu theo ý nguyện. Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng, hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối. Con hãy nên cố gắng tinh tấn hành phạm hạnh cao thượng để chứng đắc A-ra-hán-Thánh-đạo, A-ra-hán-Thánh- quả và Niết-bàn, cuối cùng giải thoát khổ tử sinh luân hồi.

Đức-Thế-Tôn chỉ truyền dạy như vậy, Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña đã trở thành  tỳ-khưu.

(Xong bài kinh Chuyển-Pháp-Luân)

Tam-Bảo Xuất Hiện Trên Thế Gian 

Đức-Phật Gotama thuyết giảng  bài  kinh  Chuyển-Pháp-Luân này xong, trong nhóm 5 tỳ-khưu chỉ có Ngài Đại-Trưởng-lão Aññasi- koṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu  tiên y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama, cùng với 180 triệu chư-thiên, phạm-thiên cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật Gotama chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn tùy theo các pháp-hạnh Ba-la-mật và năng lực 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi vị.

Sau khi trở thành bậc Thánh-Nhập-lưuNgài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña được Đức-Phật cho phép xuất gia tỳ-khưu theo cách Ehi bhikkhūpasampadā. 

Đức-Phật đưa bàn tay phải, chỉ bằng ngón trỏ về phía Ngài Đại Trưởng-lãoAññāsikoṇḍañña truyền dạy rằng:

“Ehi Bhikkhu! Svākkhāto dhammo cara brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya .”

Thật kỳ diệu thay! Khi Đức-Phật vừa chấm dứt câu, ngay khi ấy, hình tướng cũ của Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña biến mất, thay vào tăng tướng mới, đạo mạo là một vị tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu được thành tựu do quả phước thần thông. Vị Tỳ-khưu có tăng tướng trang nghiêm, lục căn thanh tịnh như một vị tỳ-khưu có 60 hạ.

Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp-Luân lần đầu tiên vào ngày rằm tháng sáu (âm-lịch). Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama. Đức-Phật cho phép Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña xuất gia trở thành vị tỳ-khưu đầu tiên.

Ngay khi ấy, Tam-Bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo trọn vẹn 3 ngôi Tam-Bảo đầu tiên xuất hiện trên thế gian vào ngày rằm tháng 6 âm-lịch.

Đức-Phật Tiếp Tục Dạy 4 Vị Tỳ-Khưu 

Trong nhóm 5 tỳ-khưu, Ngài Đại-Trưởng-lão Aññasikoṇḍañña trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu đầu tiên và cũng trở thành vị tỳ-khưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama, còn lại 4 vị tỳ-khưu khác, Đức-Phật còn phải chỉ dạy.

Sáng ngày 16 tháng 6, Đức-Phật không ngự đi khất thực, ở lại tại khu rừng, để chỉ dạy Ngài Vappa và Ngài Bhaddiya, còn 3 vị Tỳ-khưu: Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji đi khất thực, đem về dâng vật thực đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại phân chia đều cho 5 Tỳ-khưu độ trong ngày. 

Ngày hôm ấyNgài Vappa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu cũng theo cách Ehibhikkhūpasampadā.

Ngày 17 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Bhaddiya và Ngài Mahānāma, còn Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña, Ngài Đại-đức Vappa và Ngài Assaji đi khất thực, đem về dâng vật thực đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại chia đều cho 5 Tỳ-khưu. 

Ngày hôm ấyNgài Bhaddiya chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả, trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu cũng theo cách Ehibhikkhūpasampadā.  

Ngày 18 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Mahānāma và Ngài Assaji, còn Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña, Ngài Đại-đức Vappa và Ngài Đại-đức Bhaddiya đi khất thực, đem về dâng vật thực đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại chia đều cho 5 vị Tỳ-khưu.

Ngày hôm ấyNgài Mahānāma chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả, trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành  tỳ-khưu cũng theo cách Ehibhikkhūpasampadā.   

Ngày 19 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Assaji, còn 4 vị Tỳ-khưu đi khất thực, đem về dâng vật thực đến Đức-Phật, phần còn lại chia đều đến 5 vị Tỳ-khưu. 

Ngày hôm ấyNgài Assaji chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu cũng theo cách Ehibhikkhū-pasampadā.    

Như vậy, nhóm 5 tỳ-khưu đều trở thành 5 bậc Thánh-Nhập-lưu trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama. 

Để nâng đỡ nhóm 5 tỳ-khưu Thánh-Nhập-lưu lên bậc Thánh A-ra-hán, 

Ngày 20 tháng 6, Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-Thái- Vô-Ngã.

Thật vậy, sau khi nghe Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã xong, nhóm 5 tỳ-khưu đều chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc từ Nhất-lai-Thánh-đạo, Nhất-lai-Thánh-quả, trở thành bậc Thánh-Nhất-lai; chứng đắc Bất-lai-Thánh-đạo, Bất-lai-Thánh-quảtrở thành bậc Thánh-Bất-lai; cho đến chứng đắc A-ra-hán-Thánh-đạo, A-ra-hán-Thánh-quả, diệt-đoạn-tuyệt mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán cao thượng trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama.

Như vậy, ngoài Đức-Phật ra, còn có 5 vị Thánh A-ra-hán đã xuất hiện trên thế gian này.

 

Tìm Hiểu Thật-Tánh Của Tứ Thánh-Đế 

Trong bộ Visuddhimagga: Thanh-Tịnh-Đạo giảng giải 16 thật-tánh của tứ Thánh-đế như sau: 

1- Khổ-Thánh-đế (Dukkha ariyasacca) đó là ngũ-uẩn-chấp-thủ, hoặc sắc-pháp, danh-pháp trong tam giới, có 4 thật-tánh là:

1.1- Thật-tánh khổ là luôn luôn hành hạ,

1.2- Thật-tánh khổ là do nhân-duyên cấu tạo,

1.3- Thật-tánh khổ làm nóng nảy,

1.4- Thật-tánh khổ là do luôn luôn biến đổi.

2- Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế (Dukkhasamudaya- ariyasacca) đó là 3 loại tham-ái là Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế, có 4 thật-tánh là: 

2.1- Thật-tánh làm nhân sinh Khổ-đế,

2.2- Thật-tánh làm cho phát sinh Khổ-đế      

2.3- Thật-tánh ràng buộc trong Khổ-đế,             

2.4- Thật-tánh dính mắc trong Khổ-đế. 

3- Diệt-Khổ-Thánh-đế (Dukkhanirodha ariya-sacca) đó là Niết-bàn là Pháp-Diệt-Khổ-Thánh-đế, có 4 thật-tánh là:

3.1- Thật-tánh giải thoát Khổ-Thánh-đế,

3.2- Thật-tánh không bị ràng buộc trong Khổ- Thánh-đế, 

3.3- Thật-tánh không bị nhân-duyên nào cấu tạo,

3.4- Thật-tánh không còn tử sinh luân hồi.          

4- Pháp-hành dẫn đến Diệt-Khổ-Thánh-đế (Dukkhanirodhagaminī paṭipadā ariyasacca) đó là pháp-hành bát-chánh-đạoChánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định, có 4 thật-tánh là:

4.1- Thật-tánh là pháp-hành dẫn đến chứng  ngộ Niết-bàn,   

4.2- Thật-tánh là pháp-hành chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế,    

4.3- Thật-tánh là pháp-hành giải thoát khổ tử  sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài. 

4.4- Thật-tánh là pháp-hành dẫn đầu làm phận-sự: biết Khổ-Thánh-đế, diệt Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế, chứng ngộ Niết-bàn, Diệt-Khổ-Thánh-đế.   

Tất cả 16 thực-tánh của tứ Thánh-đế này đồng thành tựu cũng một lúc trong 4 Thánh-đạo-tâm.

[1] Bộ Visuddhimagga, phần Pariññādikiccakathā

 

Tam-Tuệ-Luân (Tiparivaṭṭa) 

Đức-Phật dạy rằng:  

Yato ca kho me bhikkhave, imesu catūsu ariyasaccesu evaṃ tiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi, athā’haṃ bhikkhave, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrahmaṇiyā pajāya sadevamanussāya “anuttaraṃ sammā-sambodhiṃ abhisambuddho’ti paccaññāsiṃ…”

“- Này chư Tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo tam-tuệ-luân (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ-thành) thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng thanh tịnh đã phát sinh đến với Như-Lai…”  

 – Này chư Tỳ-khưu! Khi ấy, Như-Lai dõng dạc khẳng định truyền dạy rằng: “Như-Lai đã chứng đắc thành Đức-Phật-Chánh-Đẳng-Giác vô thượng trong toàn cõi thế giới chúng-sinh nhân-loại, vua chúa, Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, Ma-vương, Phạm thiên cả thảy”.

Tứ Thánh-đế theo Tam-tuệ-luân  là thế nào?

Tam-tuệ-luân đó là 3 loại trí-tuệ luân chuyển theo tuần tự trong tứ Thánh-đế là:

1- Saccañāṇa: Trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế,

2- Kiccañāṇa: Trí-tuệ-hành phận-sự trong tứ  Thánh-đế, 

3- Katañāṇa: Trí-tuệ-thành hoàn thành xong phận sự trong tứ Thánh-đế.

 

Giảng Giải 

1- Saccañāṇa: Trí-Tuệ-Học Trong Tứ Thánh-Đế

Hành giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ, điều trước tiên cần phải học về phần pháp-họccủa tứ Thánh-đế, đó là 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế cho hiểu rõ các chi pháp của mỗi Thánh-đế như sau:

1.1- Trí-Tuệ-Học Trong Khổ-Thánh-Đế 

Trí-tuệ-học trong Khổ-Thánh-đế là học về ngũ-uẩn-chấp-thủ (pañcupadānakkhandha)nghĩa là ngũ-uẩn là đối-tượng của 4 pháp-chấp-thủ (tham-dục-chấp-thủ, tà-kiến-chấp-thủ, pháp-thường-hành-chấp-thủ,ngã-kiến-chấp-thủ).

Ngũ-uẩn-chấp-thủ có 5 uẩn là:

1- Sắc-uẩn-chấp-thủ đó là 28 sắc-pháp, là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.

2- Thọ-uẩn-chấp-thủ đó là thọ tâm-sở đồng sinh với 81 tam-giớitâm, là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.

3- Tưởng-uẩn-chấp-thủ đó là tưởng tâm-sở đồng sinh với  81 tam-giới-tâm, là đối-tượng của pháp-chấp-thủ 

4- Hành-uẩn-chấp-thủ đó là 50 tâm-sở (trừ  thọ và tưởng tâm-sở) đồng sinh với 81 tam-giớitâm, là đối-tượng của pháp-chấp-thủ. 

5- Thức-uẩn-chấp-thủ đó là 81 tam-giớitâm, là đối-tượng của pháp-chấp-thủ.

* Mỗi tâm phát sinh chắc chắn có một số tâm-sở đồng sinh với tâm ấy, nên có 4 uẩn phát sinh

– Tâm ấy thuộc về thức-uẩn,

– Thọ tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về thọ-uẩn,

– Tưởng tâm-sở đồng sinh với tâm ấy thuộc về tưởng-uẩn,

– Số tâm-sở còn lại đồng sinh với tâm ấy thuộc về hành-uẩn.

– Và vatthurūpa là nơi nương nhờ của tâm với tâm-sở ấy phát sinh thuộc về sắc-uẩn.

* Đối với tất cả chúng-sinh trú trong 11 cõi dục-giới và chư phạm-thiên trú trong 15 cõi sắc-giới (trừ cõi trời Vô-tưởng-thiên) đều có đủ ngũ-uẩn.

* Đối với tất cả chư phạm-thiên trú trong 4 cõi vô-sắc-giới chỉ có 4 danh-uẩn mà thôi, không có sắc-uẩn

* Đối với tất cả phạm-thiên trú trong cõi sắc-giới Vô-tưởng-thiên chỉ có 1 uẩn là sắc-uẩn

Trong ngũ-uẩn-chấp-thủ này:

Sắc-uẩn-chấp-thủ thuộc về sắc-pháp,

* Thọ-uẩn-chấp-thủ, tưởng-uẩn-chấp-thủ, hành-uẩn-chấp-thủ, thức-uẩn-chấp-thủ thuộc về danh-pháp.  

Như vậy, ngũ-uẩn-chấp-thủ hoặc sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới là Khổ-Thánh-đế mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ. 

 

1.2-Trí-Tuệ-Học Trong Nhân-Sinh-Khổ-Thánh-Đế 

Trí-tuệ-học trong Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế đó là học về các loại tham-ái.

Tham-ái có 3 loại, 6 loại, 18 loại, 54 loại,108 loại 

Tham-ái có 3 loại là:

1- Kāmataṇhā: Dục-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng: sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái.  

2- Bhavataṇhā: Hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái) hợp với thường-kiến, và tham-ái trong thiền sắc-giới-tâm, thiền vô-sắc-giới-tâm, trong cõi trời sắc-giới, cõi trời-vô-sắc-giới.

3- Vibhavataṇhā: Phi-hữu-ái là tham-ái trong 6 đối-tượng (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái, pháp-ái)  hợp với đoạn-kiến.  

Tham-ái có 6 loại là: 

1- Rūpataṇhā: Sắc-ái là tham-ái trong đối-tượng sắc-dục  

2- Saddataṇhā: Thanh-ái là tham-ái trong đối-tượng thanh-dục,  

3- Gandhataṇhā: Hương-ái là tham-ái trong đối-tượng hương-dục

4- Rasataṇhā: Vị-ái là tham-ái trong đối-tượng vị-dục,

5- Phoṭṭhabbataṇhā: Xúc-ái là tham-ái trong đối-tượng xúc-dục,

6- Dhammataṇhā: Pháp-ái là tham-ái trong đối-tượng pháp-dục,

Tham-ái có 18 loại là 3 loại tham-ái nhân với 6 đối-tượng thành 18 loại tham-ái.

Tham-ái có 54 loại là 18 loại tham-ái nhân với 3 thời:

– Thời quá-khứ có 18 loại tham-ái,

– Thời hiện-tại có 18 loại tham-ái,

– Thời vị-lai có 18 loại tham-ái,

Trong 3 thời gồm có 54 loại tham-ái.

Tham-ái có 108 loại là 54 loại tham-ái nhân với 2 bên

– Bên trong của mình có 54 loại tham-ái,

– Bên ngoài mình, của người khác, vật khác có 54 loại tham-ái.

 Trong 2 bên gồm có 108 loại tham-ái.

 Các loại tham-ái đều thuộc về Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ.

1.3- Trí-Tuệ-Học Trong Diệt-Khổ-Thánh-Đế 

Trí-tuệ-học trong Diệt-Khổ-Thánh-đế đó là học về các loại Niết-bàn.

Niết-bàn có 2 loại:

1- Sa upādisesanibbāna: Hữu-dư-Niết-bàn là Niết-bàn đối với chư bậc Thánh-A-ra-hánđã diệt-đoạn-tuyệt mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, còn gọi là phiền-não-Niết-bàn (kilesaparinibbāna), nhưng ngũ-uẩn vẫn còn tồn tại cho đến khi hết tuổi thọ. 

2- Anupādisesanibbāna: Vô-dư-Niết-bàn là Niết-bàn đối với chư bậc Thánh-A-ra-hán đã diệt-đoạn-tuyệt mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót; đến lúc hết tuổi thọ, bậc Thánh-A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn, còn gọi là ngũ-uẩn-Niết-bàn (khandhaparinibbāna), giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới.  

Niết-bàn có 3 loại:

1-Animittanibbāna: Vô-hiện-tượng-Niết-bàn là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp hoặcsắc-pháp, hiện rõ trạng-thái-vô-thường (aniccalakkhaṇa) hơn trạng-thái-khổ, trạng-thái-vô-ngã, do năng lực của tín-pháp-chủ (sadhindriya)  hơn 4 pháp-chủ khác (tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ). Hoặc do năng lực của giới (sīla), dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bànNiết-bàn ấy gọi là Animittanibbāna: Vô-hiện-tượng-Niết-bàn là Niết-bàn không có hiện tượng của các pháp-hữu-vi. 

2- Appaṇihitanibbāna: Vô-ái-Niết-bàn là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp hoặc sắc-pháp, hiện rõ trạng-thái-khổ (dukkhalakkhaṇa) hơn trạng-thái-vô-thường, trạng-thái-vô-ngã, do năng lực của định-pháp-chủ (samādhindriya) hơn 4 pháp-chủ khác (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ). Hoặc do năng lực của định (samādhi) dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bànNiết-bàn ấy gọi là Appaṇihita-nibbāna: Vô-ái-Niết-bàn là Niết-bàn không có tham-ái nương nhờ. 

3- Suññatanibbāna: Chơn-không-Niết-bàn là Niết-bàn đối với hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp hoặc sắc-pháp, hiện rõ trạng-thái-vô-ngã (anattalakkhaṇa) hơn trạng- thái-vô-thường, trạng-thái-khổ, do năng lực của tuệ-pháp-chủ (paññindriya) hơn 4 pháp-chủ khác (tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ). Hoặc do năng lực của tuệ (paññā), dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bànNiết-bàn ấy gọi là Suññatanibbāna: Chơn-không-Niết-bàn là Niết-bàn hoàn toàn vô-ngã, không phải ta, không phải của ta.

Những Niết-bàn này đều thuộc về Diệt-Khổ-Thánh-đế mà bậc Thánh nhân đã chứng ngộ.

 

1.4- Trí-Tuệ-Học Trong Pháp-Hành Dẫn Đến Diệt-Khổ-Thánh-Đế 

Trí-tuệ-học trong Pháp-hành dẫn đến Diệt-Khổ-Thánh-đế đó là học về pháp-hành-Bát-chánh-đạo. 

Bát-chánh-đạo có 8 chánh:

1- Sammādiṭṭhi: Chánh-kiến là trí-tuệ chân-chính, trí-tuệ-thiền-tuệ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế

2- Sammāsaṅkappa: Chánh-tư-duy là tư duy chân-chính, có 3 pháp:

– Tư duy thoát ra khỏi ngũ-dục (sắc-dục, thanh-dục, hương-dục, vị-dục, xúc-dục).

– Tư duy không làm khổ mình, khổ người,

– Tư duy không làm hại mình, hại người.

3- Sammāvācā: Chánh-ngữ là lời nói chân-chính có 4 điều:

– Không nói dối, 

– Không nói lời chia rẽ, 

– Không nói lời thô tục, 

– Không nói lời vô ích. 

4- Sammākammanta: Chánh-nghiệp là nghề nghiệp chân-chính có 3 điều:

– Không sát sinh, 

– Không trộm cắp, 

– Không tà dâm. 

5- Sammā-ājīva: Chánh-mạng là nuôi mạng chân-chính, tránh xa cách sống tà-mạng do thân hành ác-nghiệp, khẩu nói ác-nghiệp.

6-  Sammāvāyāma: Chánh-tinh-tấn là tinh tấn chân chính có 4 pháp:

– Tinh tấn ngăn ác pháp không cho sinh,

– Tinh tấn diệt ác pháp đã phát sinh,

– Tinh tấn làm cho thiện pháp chưa sinh, được phát sinh,

– Tinh tấn làm tăng trưởng thiện pháp đã phát sinh.

7- Sammāsati: Chánh-niệm là niệm chân chính, có 4 pháp-hành tứ-niệm-xứ:

– Thân-niệm-xứ: Thân là đối-tượng của chánh-  niệm, trí-tuệ-tỉnh-giác,

– Thọ-niệm-xứ: Thọ là đối-tượng của chánh- niệm, trí-tuệ-tỉnh-giác,

– Tâm-niệm-xứ: Tâm là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ-tỉnh-giác,

– Pháp-niệm-xứ: Pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ-tỉnh-giác.

8- Sammāsamādhi: Chánh-định là định-tâm chân-chính trong 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm và  4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm thuộc về siêu-tam-giới-tâm, có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới. 

Bát-chánh-đạo đó là 8 loại tâm-sở:  

* Chánh-kiến đó là trí-tuệ tâm-sở , 

* Chánh-tư-duy đó là hướng-tâm tâm-sở,  

* Chánh-ngữ đó là chánh-ngữ tâm-sở ,

* Chánh-nghiệp đó là chánh-nghiệp tâm-sở,  

* Chánh-mạng đó là chánh-mạng tâm-sở,  

* Chánh-tinh-tấn đó là tinh-tấn tâm-sở,  

* Chánh-niệm đó là niệm tâm-sở,  

* Chánh-định đó là nhất-tâm tâm-sở.  

8 loại tâm-sở này gọi là bát-chánh-đạo chỉ cùng đồng sinh với 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới mà thôi, bởi vì trong bát-chánh-đạo có 3 tiết-chếtâm-sở (viraticetasika): chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng thuộc về loại niyata ekatocetasika, 3 tâm-sở cố định chỉ cùng đồng sinh với 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới mà thôi. 

* Chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh-mạng tâm-sở là 3 tiết-chế tâm-sởthuộc về loại aniyatayogīcetasika: bất-định tâm-sở còn thuộc loại nānākadāci: mỗi tâm-sở riêng rẽ đồng sinh với 8 dục-giới-đại-thiện-tâm, bởi vì mỗi tâm-sở này có mỗi đối tượng khác nhau. 

Bát-Chánh-Đạo TheoTam-Giới Và Siêu-Tam-Giới 

Bát-chánh-đạo có 8 chánh mà mỗi chánh có nhiều loại, phân biệt bát-chánh-đạo tam-giớivà bát-chánh-đạo siêu-tam-giới như sau:

* Chánh-kiến (Sammādiṭṭhi) là trí-tuệ chân chính thấy đúng, biết đúng có 5 loại:

1- Kammassatā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến-sở-nghiệp là trí-tuệ thấy đúng, biết đúng thiện- nghiệp và ác-nghiệp mà ta đã tạo rồi là thuộc của riêng ta, chỉ có ta là người thừa hưởng quả an lạc của thiện-nghiệp và chịu quả khổ của ác- nghiệp ấy mà thôi. 

2- Vipassanā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến-thiền-tuệ là trí-tuệ-thiền-tuệ-tam-giới (lokiyavipassanā)

thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp, sắc-pháp, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái-vô-thường, trạng-thái-khổ, trạng-thái-vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp. 

3- Maggasammādiṭṭhi: Chánh-kiến-Thánh-đạo-tuệ là trí-tuệ-thiền-tuệ-siêu-tam-giới (lokuttara- vipassanā) chứng đắc Thánh-đạo-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới. 

4- Phalasammādiṭṭhi: Chánh-kiến-Thánh-quả-tuệ là trí-tuệ-thiền-tuệ-siêu-tam-giới (lokuttara-vipassanā) chứng đắc Thánh-quả-tuệ có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới. 

5- Paccavekkhaṇā sammādiṭṭhi: Chánh-kiến-quán-triệt là trí-tuệ quán triệt Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, phiền não nào đã bị diệt-đoạn-tuyệt và phiền não nào chưa bị diệt. 

Trong 5 loại chánh-kiến này, chánh-kiến-sở-nghiệp, chánh-kiến-thiền-tuệ, và chánh-kiến-quán-triệt thuộc về tam-giới.

Chánh-kiến-Thánh-đạo-tuệ và chánh-kiến-Thánh-quả-tuệ thuộc về siêu-tam-giới.

Chánh-kiến đó là trí-tuệ tâm-sở (paññindriya-cetasika) đồng sinh với 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, 4 đại-duy-tác-tâm hợp với trí-tuệ, 5 sắc-giới-thiện-tâm, 5 sắc-giới-duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới-thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới-duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm.

* Nếu khi trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-kiến thuộc về tam-giới.    

* Nếu khi trí-tuệ tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-kiến thuộc về siêu-tam-giới.    

Chánh-tư-duy (Sammāsaṅkappa) là tư duy chân-chính có 3 điều:

1- Tư duy thoát ra khỏi ngũ-dục,

2- Tư duy không làm khổ mình, khổ người,

3- Tư duy không làm hại mình, hại người,

Chánh-tư-duy đó là hướng-tâm tâm-sở (vitakkacetasika)  đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, đệ nhất thiền sắc-giới-thiện-tâm, đệ nhất thiền sắc-giới-duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm.

*Nếu khi hướng-tâm tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-tư-duy thuộc về tam-giới.    

* Nếu khi hướng-tâm tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-tư-duy thuộc về siêu-tam-giới.    

Chánh-ngữ (Sammāvācā) là lời nói chân-chính, có 3 loại:

1- Kathā sammāvācā: Chánh-ngữ lời-nói là lời nói hay, nói thật, lời nói chân-chính đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài đến cho người nghe. 

2- Cetanā sammāvācā: Chánh-ngữ tác-ý là tác-ý thiện-tâm tránh xa 4 tà-ngữ:

– Tránh xa lời nói dối, mà nói lời chơn-thật,

– Tránh xa lời nói chia-rẽ, mà nói lời hoà-hợp ,

– Tránh xa lời thô-tục, mà nói lời dịu dàng   

– Tránh xa lời vô-ích, mà nói lời hữu-ích.  

3- Virati sammāvācā: Chánh-ngữ tiết-chế là tiết-chế-tâm-sở tránh xa tà-ngữ, khi đang thực hành pháp-hành-thiền-tuệ.

Trong 3 loại chánh-ngữ này, chánh-ngữ lời-nói và chánh-ngữ tác-ý thuộc về tam-giới.

Chánh-ngữ tiết-chế đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thuộc về siêu-tam-giới.

Chánh-ngữ đó là chánh-ngữ tâm-sở (sammā-vācācetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm.      

* Nếu khi chánh-ngữ tâm-sở đồng sinh với tam-giới tâm ấy thì chánh-ngữ thuộc về tam-giới.    

* Nếu khi chánh-ngữ tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-ngữ thuộc về siêu-tam-giới.    

Chánh-nghiệp (Sammākammanta) là nghề nghiệp chân-chính có 3 loại:

1-Kriyā sammākammanta: Chánh-nghiệp hành- động là hành động thiện-nghiệp đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an lạc lâu dài đến cho mọi người, mọi chúng-sinh.    

2- Cetanā sammākammanta: Chánh-nghiệp tác-ý là tác-ý thiện-tâm tránh xa tà-nghiệp:

– Tránh xa sự sát-sinh,,

– Tránh xa sự trộm-cắp,

– Tránh xa sự tà-dâm. 

3- Virati sammākammanta: Chánh-nghiệp tiết-chế là tiết-chế tâm-sở tránh xa tà-nghiệp, khi đang thực hành pháp-hành-thiền-tuệ.

Trong 3 loại chánh-nghiệp này, chánh-nghiệp hành-động và chánh-nghiệp tác-ý thuộc về tam giới.

* Chánh-nghiệp tiết-chế đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thuộc về siêu-tam-giới.

Chánh-nghiệp đó là chánh-nghiệp tâm-sở (sammākammantacetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và  4 Thánh-quả-tâm.     

* Nếu khi chánh-nghiệp tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-nghiệp thuộc về tam-giới.    

* Nếu khi chánh-nghiệp tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-nghiệp thuộc về siêu-tam-giới.    

Chánh-mạng (Sammā-ājīva) là nuôi mạng chân-chính có 2 loại:

1- Viriya sammā-ājīva: Chánh-mạng tinh-tấn là tinh tấn nuôi mạng chân-chính, từ bỏ cách sống tà-mạng do thân hành ác-nghiệp, khẩu nói ác-nghiệp. 

 2- Virati sammā-ājīva: Chánh-mạng tiết-chế là tiết-chế tâm-sở tránh xa cách sống tà-mạng, khi đang thực hành pháp-hành-thiền-tuệ.

Trong 2 loại chánh mạng này, chánh-mạng tinh-tấn thuộc về tam giới.

* Chánh-mạng tiết-chế đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thuộc về siêu-tam-giới.

Chánh-mạng đó là chánh-mạng tâm-sở (sammā-ājīvacetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm và  4 Thánh-quả-tâm.     

* Nếu khi chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-mạng thuộc về tam-giới.    

* Nếu khi chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-mạng thuộc về siêu-tam-giới.    

Chánh-tinh-tấn (Sammāvāyāma) là tinh-tấn chân chính, có 4 điều:

– Tinh tấn ngăn ác pháp không cho sinh,

– Tinh tấn diệt ác pháp đã phát sinh,

– Tinh tấn làm cho thiện pháp chưa sinh, được phát sinh,

– Tinh tấn làm tăng trưởng thiện pháp đã phát sinh.

Chánh-tinh-tấn đó là tinh-tấn tâm-sở (viriya-cetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 5 sắc-giới-thiện-tâm, 5 sắc-giới-duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới-thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới-duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm.  

* Nếu khi tinh-tấn tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm thì chánh-tinh-tấn ấy thuộc về tam-giới.    

* Nếu khi tinh-tấn tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-tinh-tấn thuộc về siêu-tam-giới.    

Chánh-niệm (Sammāsati) là niệm chân-chính trong 4 pháp-hành tứ-niệm-xứ:

1- Thân-niệm-xứ: Thân là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ-tỉnh-giác,

2- Thọ-niệm-xứ: Thọ là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ-tỉnh-giác,

3- Tâm-niệm-xứ: Tâm là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ-tỉnh-giác,

4- Pháp-niệm-xứ: Pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ-tỉnh-giác.

Chánh-niệm đó là niệm tâm-sở (saticetasika) đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 5 sắc-giới-thiện-tâm, 5 sắc-giới-duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới-thiện-tâm, 4 vô-sắc-giới-duy-tác-tâm, 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm.  

* Nếu khi niệm tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-niệm thuộc về tam-giới.    

* Nếu khi niệm tâm-sở đồng sinh với 4 Thánh-đạo-tâm và 4 Thánh-quả-tâm thì chánh-niệm thuộc về siêu-tam-giới. 

 

Chánh-định (Sammāsamādhi) là định chân-chính trong 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm và 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới 

Chánh-định đó là nhất-tâm tâm-sở (ekaggatā-cetasikađồng sinh với  8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 5 sắc-giới-thiện-tâm, 5 sắc-giới-duy-tác-tâm, 4 vô-sắc-giới-thiện-tâm, 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm, 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm.   

* Nếu khi nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với tam-giới-tâm ấy thì chánh-định thuộc về tam-giới.    

* Nếu khi nhất-tâm tâm-sở đồng sinh với 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm và 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm thì chánh-định thuộc về siêu-tam-giới.    

Đó là 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế thuộc về Pháp-học-Phật-giáo (Pariyattisāsana). 

2- Kiccañāṇa:Trí-Tuệ-Hành Phận-Sự Trong Tứ Thánh-Đế   

Sau khi học hỏi, hiểu rõ trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế xong thuộc về phần Pháp-học-Phật- giáo, luân chuyển sang trí-tuệ-hành phận-sự trong tứ Thánh-đế thuộc về phần Pháp-hành- Phật-giáo

Hành-giả bắt đầu thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ là thực-hành theo trí-tuệ-hành phận-sự trong tứ Thánh-đế

Trí-tuệ-hành phận-sự trong mỗi Thánh-đế khác nhau như sau:  

 – Trí-tuệ-hành phận-sự nên biết Khổ-Thánh-đế

 – Trí-tuệ-hành phận-sự nên diệt Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế  

– Trí-tuệ-hành phận-sự nên chứng-ngộ Diệt-Khổ-Thánh-đế, 

 – Trí-tuệ-hành phận-sự nên tiến-hành Pháp-hành-Diệt-Khổ-Thánh-đế.

 

2- Trí-Tuệ-Hành Phận-Sự Trong Mỗi Thánh-Đế  

2.1- Trí-Tuệ-Hành Phận-Sự Trong Khổ-Thánh-Đế 

Khổ-Thánh-đế (Dukkha ariyasacca) đó là ngũ-uẩn-chấp-thủ hoặc sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới là pháp mà hành giả có trí-tuệ-hành phận-sự nên biết (pariññeyyaṃ) khổ-đếvới trí-tuệ-thiền-tuệ-tam-giới thấy rõ, biết rõ danh-pháp, sắc-pháp ấy là khổ-đế. (không phải nên diệt, nên chứng ngộ, nên tiến hành).

2.2-  Trí-Tuệ-Hành Phận-Sự Trong Nhân-Sinh-Khổ-Thánh-Đế 

Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế (Dukkhasamudaya ariyasacca) đó là tham-ái là pháp mà hành-giả có trí-tuệ-hành phận-sự nên diệt(pahātabbaṃ) nhân-sinh-khổ-Thánh-đế với trí-tuệ-thiền-tuệ-tam-giới diệt từng thời tham-ái. (không phải nên biết, nên chứng ngộ, nên tiến hành). 

2.3-  Trí-Tuệ-Hành Phận-Sự Trong Diệt-Khổ-Thánh-Đế 

Diệt-Khổ-Thánh-đế (Dukkhanirodha ariya-sacca) đó là Niết-bàn là pháp mà hành-giả có trí-tuệ-hành phận-sự nên chứng ngộ (sacchi-kātabbaṃ) Diệt-Khổ-đế với trí-tuệ-thiền-tuệ-tam-giới chứng-ngộ-từng-thời Niết-bàn (không phải nên biết, nên diệt, nên tiến hành).

2.4- Trí-Tuệ-Hành Phận-Sự Trong Pháp-Hành Dẫn Đến Diệt-Khổ-Thánh-Đế 

Pháp-hành dẫn đến Diệt-Khổ-Thánh-đế (Dukkhanirodhagaminī paṭipadā ariyasacca) đó là pháp-hành bát-chánh-đạo là pháp mà hành-giả có trí-tuệ-hành phận-sự nên tiến hành (bhāvetabbaṃ) pháp-hành dẫn đến Diệt-Khổ-Thánh-đế với trí-tuệ-thiền-tuệ-tam-giới đang tiến hành pháp-hành bát-chánh-đạo. (không phải nên biết, nên diệt, nên chứng ngộ)

Trong 4 trí-tuệ-hành phận-sự trong tứ Thánh-đế này, thì trí-tuệ-hành phận-sự nên biết Khổ-Thánh-đế là chính, đóng vai trò quan trọng trong pháp-hành-thiền-tuệ, như sau: 

* Khi hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ, nếu có trí-tuệ-thiền-tuệ-tam-giới thấy rõ, biết rõ danh-pháp hoặc sắc-pháp là khổ-đế thì đó là trí-tuệ-hành phận-sự nên biết khổ-đế. 

* Khi trí-tuệ-hành phận-sự nên biết khổ-đế ấy, thì tham-ái không thể nương nhờ nơi danh-pháp hoặc sắc-pháp ấy mà phát sinh, nghĩa là diệt tham-ái, đó là trí-tuệ-hành phận-sự nên diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) tham-ái, Nhân-sinh-Khổ-đế. 

* Khi trí-tuệ-hành phận-sự nên diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) tham-ái, Nhân-sinh-Khổ-đế, thì đó là trí-tuệ-hành phận-sự nên chứng-ngộ-từng-thời (tadaṅganibbāna) Niết-bàn, Diệt-Khổ-đế. 

* Khi trí-tuệ-hành phận-sự nên biết Khổ-đế, trí-tuệ-hành phận-sự nên diệt-từng-thời tham-ái, Nhân-sinh-Khổ-đế, trí-tuệ-hành phận-sự nên chứng-ngộ-từng-thời Niết-bàn, Diệt-Khổ-đế, đó là trí-tuệ-hành phận-sự nên tiến hành pháp-hành-Diệt-Khổ-đế.

Như vậy, 4 trí-tuệ-hành phận-sự trong tứ đế này, thì trí-tuệ-hành phận-sự nên biết Khổ-đếlà chính, đồng thời trí-tuệ-hành phận-sự nên diệt-từng-thời Nhân-sinh-Khổ-đế, trí-tuệ-hành phận-sự nên chứng-ngộ-từng-thời Diệt-Khổ-đế, trí-tuệ-hành phận-sự nên tiến hành pháp-hành-Diệt-Khổ-đế cũng thành tựu cùng một lúc không trước không sau.

Bốn trí-tuệ-hành phận-sự trong tứ Thánh-đế này thuộc về Pháp-hành Phật-giáo (Paṭipatti-sāsana).

 

3- Katañāṇa: Trí-Tuệ-Thành Hoàn Thành Xong  Phận-Sự Trong Tứ-Thánh-Đế   

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ, khi có 4 trí-tuệ-hành phận-sự tứ-đế với trí-tuệ-thiền-tuệ-tam-giới đã hoàn thành xong phận-sự tứ-đế, thì được luân chuyển đến 4 trí-tuệ-thành phận-sự tứ Thánh-đế với trí-tuệ-thiền-tuệ-siêu-tam-giới đã hoàn thành xong phận-sự tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn. 

Khi ấy, Khổ-Thánh-đế đó là sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là pháp mà trí-tuệ-hành phận-sự nên biết (pariññeyyaṃ) sắc-pháp danh-pháp tam-giới là khổ-đế với trí-tuệ-thiền-tuệ-tam-giới, rồi được luân chuyển đến trí-tuệ-thành phận-sự đã biết xong (pariññātaṃ)Khổ-Thánh-đế với Thánh-đạo-tuệ thuộc về trí-tuệ-thiền-tuệ-siêu-tam-giới có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới. 

* Cũng đồng thời, Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế đó là tham-ái là pháp mà trí-tuệ-hành phận-sự nên diệt (pahātabbaṃ) tham-ái, Nhân-sinh-Khổ-đế với trí-tuệ-thiền-tuệ-tam-giới, rồi được luân chuyển đến trí-tuệ-thành phận-sự đã diệt xong (pahīnaṃ) Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế với Thánh-đạo-tuệ thuộc về trí-tuệ-thiền-tuệ-siêu-tam-giới có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới. 

* Cũng đồng thời, Diệt-Khổ-Thánh-đế đó là Niết-bàn là pháp mà trí-tuệ-hành phận-sự nên chứng-ngộ (sacchikātabbaṃ) Niết-bàn-từng-thời là Diệt-Khổ-đế với trí-tuệ-thiền-tuệ-tam-giới, rồi được luân chuyển đến trí-tuệ-thành phận-sự đã chứng-ngộ xong (sacchikataṃ) Niết-bàn, Diệt-Khổ-Thánh-đế với Thánh-đạo-tuệ thuộc về trí-tuệ-thiền-tuệ-siêu-tam-giới có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới. 

* Cũng đồng thời, pháp-hành dẫn đến Diệt-Khổ-Thánh-đế đó là bát-chánh-đạo là pháp mà trí-tuệ-hành phận-sự nên tiến hành (bhāvetabbaṃ) bát-chánh-đạo, pháp-hành-Diệt-Khổ-đế, với trí-tuệ-thiền-tuệ-tam-giới, rồi được luân chuyển đến trí-tuệ-thành phận-sự đã tiến hành xong (bhāvitaṃ) pháp-hành dẫn đến Diệt-Khổ-Thánh-đế với Thánh-đạo-tuệthuộc về trí-tuệ-thiền-tuệ-siêu-tam-giới có đối-tượng Niết-bàn siêu tam-giới, đã hoàn thành 4 phận-sự là:

* Khổ-Thánh-đế là pháp nên biết, thì đã biết xong với Thánh-đạo-tuệ

* Nhân-sinh-Khổ-Thánh-đế là pháp nên diệt, thì đã diệt xong với Thánh-đạo-tuệ  

* Diệt-Khổ-Thánh-đế là pháp nên chứng ngộ, thì đã chứng ngộ xong với Thánh-đạo-tuệ

* Pháp-hành dẫn đến Diệt-Khổ-Thánh-đế là pháp nên tiến  hành, thì đã tiến hành xong với Thánh-đạo- tuệ  

Trong 4 trí-tuệ-thành đã hoàn thành xong 4 phận-sự trong tứ Thánh-đế, thì trí-tuệ-thành phận-sự đã tiến hành xong pháp-hành bát- chánh-đạo Diệt-Khổ-Thánh-đế là chính yếu, còn lại 3 trí-tuệ-thành phận-sự trong mỗi Thánh-đế kia cũng đã được hoàn thành xong mỗi phận-sự đồng thời cùng một lúc không trước, không sau.   

4 trí-tuệ-thành hoàn thành xong 4 phận-sự trong tứ Thánh-đế thuộc về Pháp-thành-Phật-giáo (paṭivedhasāsana).

Ví dụ: Một đèn dầu thắp sáng trong đêm tối có 4 sự việc xảy ra cùng một lúc, không trước không sau: 

* Ánh sáng toả ra, 

* Bóng tối biến mất, 

* Dầu hao dần,

* Tim cháy dần,

4 sự việc này xảy ra đồng thời cùng một lúc, không trước không sau. 

Cũng như vậy, 4 trí-tuệ-hành phận-sự, và 4 trí-tuệ-thành đã hoàn thành xong phận-sự trong tứ Thánh-đế được hoàn thành xong đồng thời, cùng một lúc, không trước không sau. 

 

Quan Hệ Nhân Quả Của Tam-Tuệ-Luân

Quan hệ từ quả đến nhân, từ nhân đến quả

4 trí-tuệ-thành trong tứ Thánh-đế chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, đó là kết quả của 4 trí-tuệ-hành phận-sự đã hoàn thành xong trong tứ Thánh-đế. 

4 trí-tuệ-hành phận-sự trong tứ Thánh-đế đã thực-hành đúng theo phận-sự trong mỗi Thánh-đế, đó là kết quả của 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế đã hiểu biết rõ mỗi chi pháp của mỗi Thánh-đế. 

Như vậy, 4 trí-tuệ-học trong tứ Thánh-đế hiểu biết rõ các chi pháp của mỗi Thánh-đế làm nền tảng cơ bản, làm nhân phát sinh dẫn đến quả là 4 trí-tuệ-hành phận-sự trong tứ Thánh-đế đúng theo phận-sự của mỗi Thánh-đế.

4 trí-tuệ-hành phận-sự trong tứ Thánh-đế đã hoàn thành xong làm nhân phát sinh dẫn đến quả là 4 trí-tuệ-thành trong tứ Thánh-đế chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt mọi tham-ái, mọi phiền não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, phạm hạnh cao thượng đã hoàn thành xong, kiếp này là kiếp chót, không còn tái sinh kiếp nào nữa, chắc chắn sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới. 

 

Vai Trò 4 Trí-Tuệ-Hành Và 4 Trí-Tuệ-Thành   

Trong 4 trí-tuệ-hành phận-sự trong tứ Thánh-đế ở giai đoạn đầu, thì trí-tuệ-hành phận-sự nên biết sắc-pháp, danh-pháp tam-giới là khổ-đế với trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới, đóng vai trò chính yếu, còn 3 trí-tuệ-hành phận-sự của mỗi Thánh-đế kia cũng được thành tựu đồng thời cùng một lúc, không trước không sau.

Trong 4 trí-tuệ-thành đã hoàn thành phận-sự trong tứ Thánh-đế ở giai đoạn cuối, thì trí-tuệ-thành đã hoàn thành xong phận-sự đã tiến hành pháp-hành bát-chánh-đạo Diệt-Khổ-Thánh-đế với 4 Thánh-đạo-tuệ thuộc về trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, đóng vai trò chính yếu, còn 3 trí-tuệ-thành phận-sự của mỗi Thánh-đế kia cũng được thành tựu đồng thời cùng một lúc, không trước không sau.

 

Thánh-Đạo-Tuệ Diệt-Đoạn-Tuyệt 3 Loại Tham-Ái

1- Nhập-lưu-Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 2 loại tham-áivibhava-taṇhā: tham-ái hợp với đoạn-kiến, và bhava-taṇhā: tham-ái hợp với thường-kiến, trong 4 tham-tâm hợp với tà-kiến. (còn lại 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến, thì chưa diệt được).

2- Nhất-lai-Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 1 loại tham-ái kāmataṇhā: tham-ái trong 5 đối-tượng ngũ-dục (sắc-dục, thanh-dục, hương-dục, vị- dục, xúc-dục) loại thô ở cõi dục-giới, trong 4 tham-tâm  không hợp với tà-kiến. (còn 5 đối-tượng ngũ-dục loại vi tế chưa diệt được).

3- Bất-lai-Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 1 loại tham-áikāmataṇhā: tham-ái trong 5 đối-tượng ngũ-dục vi tế ở cõi dục-giới, trong 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến. (còn tham-ái trong các bậc thiền sắc-giới-tâm, các bậc thiền vô-sắc-giới-tâm, cõi trời sắc-giới, cõi trời vô-sắc-giới thì chưa diệt được).

4- A-ra-hánThánh-đạo-tuệ có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 1 loại tham-áibhava-taṇhā: tham-ái trong các bậc thiền sắc-giới-tâm, các bậc thiền vô-sắc-giới-tâm, cõi trời sắc-giới, cõi trời vô-sắc-giới, trong 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến không còn dư sót. 

Như vậy, bậc Thánh-A-ra-hán có khả năng đặc biệt diệt-đoạn-tuyệt được hoàn toàn mọi tham-ái không còn dư sót nữa.

[1] Diệt tham-ái có 5 cách:

– Vikkhambhanappahāna: Diệt bằng cách chế ngự tham-ái do năng lực của bậc thiền.

– Tadaṅgappahāna: Diệt-từng-thời tham-ái do năng lực của trí-tuệ-thiền-tuệ tam giới .

– Samucchedappahāna: Diệt-đoạn-tuyệt tham-ái do năng lực của Thánh-đạo-tuệ.

– Paṭippassadhippahāna: Diệt bằng cách làm vắng-lặng tham-ái do năng lực của Thánh-quả-tuệ  

– Nissaraṇappahāna: Diệt khỏi tham-ái do năng lực của đối-tượng Niết-bàn.

[2] Nirodho nibbānaṃ Niết-bàn có nghĩa là diệt, có 5 loại:

– Vikkhambhananibbāna: Diệt bằng cách chế ngự phiền não do năng lực của bậc thiền.

– Tadaṅganibbāna: Diệt-từng-thời phiền não do năng lực của trí-tuệ-thiền-tuệ tam giới.

– Samucchedanibbāna: Diệt-đoạn-tuyệt phiền não do năng lực của Thánh-đạo-tuệ.

– Paṭippassadhinibbāna: Diệt cách làm vắng lặng phiền não do năng lực của Thánh-quả tuệ.

– Nissaraṇanibbāna: Diệt khỏi phiền não do năng lực của đối-tượng Niết-bàn.