Chánh-Kiến Về Nghiệp Của Ta (Kammassakatā Sammādiṭṭhi)
Các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật là bậc thiện- trí nên có chánh-kiến về nghiệp của ta (kammassakatā sammādiṭṭhi) có trí-tuệ nhận thức đúng đắn theo lời giáo huấn của Đức-Phật, về nghiệp và quả của nghiệp rằng:
“ Ta có nghiệp là của riêng, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Ta tạo nghiệp nào ‘thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp’ ta sẽ là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp hoặc quả khổ của ác-nghiệp ấy.”
Trong đời này, tất cả mọi chúng sinh đều chịu ảnh hưởng bị chi phối do nghiệp và quả của nghiệp của mỗi chúng sinh nói chung, đối với mỗi người nói riêng.
* Người chết yểu là do quả của ác-nghiệp sát-sinh, mà người ấy đã tạo ác-nghiệp sát-sinh trong kiếp-hiện-tại hoặc trong kiếp quá-khứ.
* Người sống lâu là do quả của đại-thiện-nghiệp không sát-sinh, mà người ấy đã tạo đại-thiện-nghiệp không sát-sinh trong kiếp-hiện-tại hoặc trong kiếp quá-khứ.
* Người có nhiều bệnh hoạn là do quả của ác-nghiệp hành-hạ làm khổ đến chúng sinh mà người ấy đã tạo ác-nghiệp hành-hạ, làm khổ đến chúng sinh trong kiếp-hiện-tại hoặc trong kiếp quá-khứ.
* Người có ít bệnh hoạn là do quả của đại-thiện-nghiệp không hành-hạ, không làm khổ đến chúng sinh, mà người ấy đã tạo đại-thiện-nghiệp không hành-hạ, không làm khổ chúng sinh trong kiếp-hiện-tại hoặc trong kiếp quá-khứ.
* Người xấu-xí có da dẽ sần sùi đáng ghê sợ là quả của ác-nghiệp thường hay nóng giận, thường hay bực tức, mỗi khi gặp điều không hài lòng, mà người ấy đã tạo ác-nghiệp thường hay nóng giận, thường hay bực tức, mỗi khi gặp điều không hài lòng trong kiếp-hiện-tại hoặc trong kiếp quá-khứ.
* Người xinh đẹp có da dẽ hồng hào đáng chiêm ngưỡng là quả của đại-thiện-nghiệp không hay nóng giận, có tâm từ, tâm nhẫn-nại, mỗi khi gặp điều không hài lòng, mà người ấy đã tạo đại-thiện-nghiệp không hay nóng giận, có tâm-từ, tâm nhẫn-nại, mỗi khi gặp điều không hài lòng trong kiếp-hiện-tại hoặc trong kiếp quá-khứ.
* Người có ít quyền lực là quả của ác-nghiệp có tính hay ganh tỵ trong lợi lộc, yêu thương,… của người khác, mà người ấy đã tạo ác-nghiệp có tính hay ganh tỵ trong kiếp-hiện-tại hoặc trong kiếp quá-khứ.
* Người có nhiều quyền lực là quả của đại-thiện-nghiệp không có tính ganh tỵ trong lợi lộc, yêu thương, … của người khác, mà người ấy đã tạo đại-thiện-nghiệp hoan-hỷ trong lợi lộc, yêu thương, …của người khác, trong kiếp-hiện-tại hoặc trong kiếp quá-khứ.
* Người có ít của cải là quả của ác-nghiệp có tính hay bủn xỉn trong của cải của mình, không muốn làm phước-thiện bố-thí, mà người ấy đã tạo ác-nghiệp bủn xỉn trong của cải, không muốn làm phước-thiện bố-thí trong kiếp-hiện-tại hoặc trong kiếp quá-khứ.
* Người có nhiều của cải là quả của đại-thiện-nghiệp hay làm phước-thiện bố-thí đến những bậc có giới đức cao quý, mà người ấy đã tạo đại-thiện-nghiệp hay làm phước-thiện bố-thí đến những bậc có giới đức cao quý, trong kiếp-hiện-tại hoặc trong kiếp quá-khứ.
* Người sinh trong gia đình thuộc dòng dõi thấp hèn là quả ác-nghiệp có tính ngã mạn, khó dạy, không biết cung kính, đảnh lễ những bậc đáng đảnh lễ, mà người ấy đã tạo ác-nghiệp ngã mạn, khó dạy, không biết cung kính, đãnh lễ những bậc đáng đảnh lễ, trong kiếp-hiện-tại hoặc trong kiếp quá-khứ.
* Người sinh trong gia đình thuộc dòng dõi cao quý là quả của đại-thiện-nghiệp có tính khiêm tốn, biết cung kính, đảnh lễ những bậc đáng đảnh lễ, mà người ấy đã tạo đại-thiện-nghiệp cung kính, đãnh lễ những bậc đáng đảnh lễ, trong kiếp-hiện-tại hoặc trong kiếp quá-khứ.
* Người không có trí-tuệ là quả của ác-nghiệp không học hỏi những chánh-pháp từ các bậc thiện-trí, mà người ấy đã tạo ác-nghiệp không học hỏi những chánh-pháp từ các bậc thiện-trí, trong kiếp-hiện-tại hoặc trong kiếp quá-khứ.
* Người có trí-tuệ là quả của đại-thiện-nghiệp thường ham học hỏi những chánh-pháp từ các bậc thiện-trí, mà người ấy đã tạo đại-thiện-nghiệp thường ham học hỏi những chánh-pháp từ các bậc thiện-trí, trong kiếp-hiện-tại hoặc trong kiếp quá-khứ….
Tóm lại, tạo ác-nghiệp sát-sinh, (cho) quả của ác-nghiệp sát-sinh là người chết yểu.
* Tạo đại-thiện-nghiệp không sát-sinh, quả của đại-thiện-nghiệp không sát-sinh là người sống lâu.
* Tạo ác-nghiệp hành hạ chúng sinh, quả của ác-nghiệp hành hạ chúng sinh là người có nhiều bệnh hoạn.
* Tạo đại-thiện-nghiệp không hành hạ chúng sinh, quả của đại-thiện-nghiệp không hành hạ chúng sinh là người có ít bệnh hoạn.
* Tạo ác-nghiệp hay sân hận, quả của ác-nghiệp hay sân hận là người xấu xí đáng ghê sợ,
* Tạo đại-thiện-nghiệp không hay sân hận, có tâm từ, tâm nhẫn-nại, quả của đại-thiện-nghiệp không hay sân hận, có tâm từ, tâm nhẫn-nại là người xinh đẹp, da dẽ hồng hào đáng chiêm ngưỡng.
* Tạo ác-nghiệp hay ganh tỵ, quả của ác-nghiệp hay ganh tỵ là người có ít quyền lực,
* Tạo đại-thiện-nghiệp không hay ganh tỵ, có hoan-hỷ, quả của đại-thiện-nghiệp không hay ganh tỵ, có hoan-hỷ là người có nhiều quyền lực.
* Tạo ác-nghiệp không làm phước-thiện bố-thí, quả của ác-nghiệp không làm phước-thiện bố-thí là người ít của cải.
* Tạo đại-thiện-nghiệp làm phước-thiện bố-thí, quả của đại-thiện-nghiệp làm phước-thiện bố-thí là người có nhiều của cải, giàu có.
* Tạo ác-nghiệp không biết tôn kính những bậc đáng tôn kính, quả của ác-nghiệp không biết tôn kính những bậc đáng tôn kính là người sinh trong dòng dõi thấp hèn.
* Tạo đại-thiện-nghiệp biết tôn kính những bậc đáng tôn kính, quả của đại-thiện-nghiệp biết tôn kính những bậc đáng tôn kính là người sinh trong dòng dõi cao quý.
* Tạo ác-nghiệp không học hỏi những chánh-pháp từ các bậc thiện-trí, quả của ác-nghiệp không học hỏi những chánh-pháp từ các bậc thiện-trí là người không có trí-tuệ.
*Tạo đại-thiện-nghiệp thường học hỏi những chánh-pháp từ các bậc thiện-trí, quả của đại-thiện-nghiệp thường học hỏi những chánh-pháp từ các bậc thiện-trí là người có nhiều trí-tuệ, v.v…
Tất cả mọi chúng sinh đều có nghiệp là của riêng mỗi chúng sinh, họ là người thừa hưởng quả của nghiệp của họ, nghiệp là nhân sinh ra họ, nghiệp là bà con thân quyến của họ, nghiệp là nơi nương nhờ của họ, Chính nghiệp phân loại chúng sinh thấp hèn hoặc cao quý.
(Tóm lược từ bài kinh Cūḷakammavibhaṅgasutta)