1- Pháp-Học Phật-giáo (Pariyattisāsana)
Pháp-học Phật-giáo đó là Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi đã có từ thời-kỳ Đức-Phật. Sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, trải qua thời gian lâu, các hàng hậu sinh theo học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi không phải vị nào cũng có khả năng hiểu rõ đúng đắn theo chánh-pháp.
Do đó, quý Ngài Đại-Trưởng-lão là Bậc thông-thuộc và thấu-suốt Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, nên quý Ngài biên soạn thêm những bộ Phụ-chú-giải Pāḷi (Ṭīkāpāḷi) và bộ Phụ-theo-chú-giải Pāḷi (Anuṭīkāpāḷi) để giảng giải những điều khó hiểu trong Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.
Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi) là gì?
Tam-tạng Pāḷi đó là Tạng Luật Pāḷi, Tạng Kinh Pāḷi, Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi mà Đức-Phật đã chế định, đã thuyết giảng suốt 45 năm, kể từ khi trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, cho đến trước khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn.
Trong bộ Tam-tạng Pāḷi này, không chỉ có lời giáo huấn của Đức-Phật, mà còn có lời của chư Thánh A-ra- hán, chư-thiên, phạm-thiên, cận-sự-nam, cận-sự-nữ, v.v … Những lời ấy được Đức-Phật nhắc lại, hoặc xác nhận, cũng được xem như là lời dạy của Đức-Phật.
Chú-giải Pāḷi (Aṭṭhakathāpāḷi) là gì?
Chú-giải Pāḷi đó là những lời giảng giải những điều nào khó hiểu từ trong Tam-tạng Pāḷi, để giúp cho hiểu biết đúng đắn theo chánh-pháp. Có khi chính Đức-Phật giảng giải những điều ấy gọi là pakiṇṇakadesanā: Đức- Phật thuyết giảng, giải thích rõ mỗi điều riêng rẽ; có khi chư Thánh A-ra-hán giảng giải.
Qua các thời-kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi đều có các Chú-giải Pāḷi. Các Chú-giải ấy được gom lại thành các bộ lớn gọi là bộ Đại-chú-giải (mahā-āṭṭhakathāpāḷi).
Vào thời-kỳ Phật-lịch khoảng 972 năm (sau khi Đức- Phật tịch diệt Niết-bàn), Ngài Đại-Trưởng-lão Mahā- buddhaghosa là Bậc có trí-tuệ siêu việt, thông-thuộc và thấu-suốt Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.
Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa từ xứ Ấn- Độ đi sang đảo quốc Srilankā. Lần đầu tiên, Ngài Đại- Trưởng-lão Mahābuddhaghosa biên soạn bộ Visuddhi- magga (Thanh-Tịnh-đạo) vào năm Phật-lịch 972.
Sau đó, Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa xin phép chư Đại-Trưởng-lão trên đảo quốc Srilankā cho Ngài dịch toàn bộ Đại-chú-giải (Mahā-aṭṭhakathāpāḷi) bằng tiếng Sihali ra tiếng Pāḷi.
Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa có trí-tuệ siêu việt, thông-thuộc và thấu-suốt Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, nên Ngài Đại-Trưởng-lão có khả năng đặc biệt phân loại toàn bộ Đại-chú-giải ra theo từng mỗi Tạng Pāḷi riêng biệt: Chú-giải Tạng Luật Pāḷi, Chú-giải Tạng Kinh Pāḷi, Chú-giải Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi.
Ngài Đại-Trưởng-lão Mahābuddhaghosa phân loại Chú-giải Pāḷi theo mỗi Tạng Pāḷi, phân chia ra thành mỗi phần, mỗi đoạn, mỗi điều-giới, mỗi bài kinh, bài kệ, đặc biệt mỗi chữ khó hiểu trong mỗi đoạn, mỗi câu v.v…
Công trình dịch thuật toàn bộ Chú-giải từ tiếng Sihali ra tiếng Pāḷi, rồi phân loại ra từng Tạng (Piṭaka), từng Bộ (Nikāya), … để lại cho các đàn hậu sinh được dễ dàng thuận lợi học pháp-học Phật-giáo và thực-hành pháp-hành Phật-giáo.
Phụ-Chú-Giải (Ṭīkāpāḷi) và Phụ-Theo-Chú-Giải (Anuṭīkāpāḷi) là gì?
Những bộ Phụ-chú-giải Pāḷi (Ṭīkāpāḷi) và bộ Phụ- theo-chú-giải Pāḷi (Anuṭīkāpāḷi) là những lời giảng giải, giải thích những điều khó hiểu từ trong Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi. Những bộ sách này được biên soạn sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn trải qua nhiều năm sau.
Chư Đại-Trưởng-lão suy xét thấy các thế hệ hậu sinh có trí-tuệ mỗi ngày một kém dần, cho nên, việc theo học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi để hiểu biết đúng đắn theo chánh-pháp không phải là việc dễ dàng.
Vì vậy, quý Ngài Đại-Trưởng-lão tiền bối là những Bậc thông-thuộc và thấu-suốt Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi đã dày công biên soạn ra những bộ Phụ-chú-giải Pāḷi (Ṭīkāpāḷi) và bộ Phụ-theo-chú-giải Pāḷi (Anuṭīkā- pāḷi) này, để giúp cho thế hệ hậu sinh theo học pháp-học Phật-giáo được dễ hiểu, hiểu đúng lời giáo huấn của Đức-Phật.
Pháp-học Phật-giáo là nền-tảng căn bản của pháp- hành Phật-giáo. Cho nên, hành giả cần phải học và hiểu biết đúng theo pháp-học Phật-giáo đó là điều tối ư quan trọng, bởi vì, nếu khi hành-giả hiểu đúng pháp-học Phật- giáo, rồi mới có thể thực-hành đúng theo pháp-hành Phật-giáo đó là thực-hành đúng theo pháp-hành-giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ.
Nếu khi thực-hành đúng theo pháp-hành thiền-tuệ thì mới dẫn đến kết quả chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, đó là pháp-thành Phật-giáo, pháp giải thoát khổ tử sinh luân- hồi trong 3 giới 4 loài.
Nếu hành-giả học hiểu không đúng về pháp-học Phật- giáo thì thực-hành không đúng pháp-hành Phật-giáo.
Nếu hành-giả thực-hành không đúng pháp-hành thiền-tuệ thì không dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không thể chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, cũng không thể giải thoát khỏi khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.
Cho nên, hành-giả muốn thực-hành đúng theo pháp- hành Phật-giáo đó là thực-hành đúng theo pháp-hành- giới, pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, thì nên theo học pháp-học Phật-giáo đó là học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi. Nếu chưa hiểu rõ thì theo học thêm các bộ Phụ-Chú-giải Pāḷi (Ṭīkāpāḷi) và bộ Phụ-theo-Chú- giải Pāḷi (Anuṭīkāpāḷi) để cho hiểu rõ.
Khi đã hiểu biết rõ phần pháp-học Phật-giáo rồi, hành-giả cố gắng tinh-tấn thực-hành pháp-hành Phật- giáo đó là thực-hành pháp-hành-giới, pháp-hành thiền- định, pháp-hành thiền-tuệ (1) được thuận lợi.
Đối với các hàng thanh-văn đệ-tử là chư tỳ-khưu, sa-di, các cận-sự-nam, cận-sự-nữ nên theo học pháp-học Phật-giáo để hiểu biết giáo-pháp của Đức-Phật Gotama làm nền-tảng căn bản cho pháp-hành Phật-giáo.
Công việc theo học pháp-học Phật-giáo còn là một bổn phận thiêng liêng của hàng thanh-văn đệ-tử giữ gìn và duy trì pháp-học Phật-giáo được trường tồn lâu dài trên thế gian, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho chính mình và truyền dạy đến những người khác, cùng nhau bảo tồn pháp-học Phật-giáo được trường tồn đến 5.000 năm tuổi thọ Phật-giáo, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho tất cả chúng-sinh, nhất là chư- thiên và nhân-loại.
Hơn nữa, ngôn ngữ Pāḷi (Pāḷibhāsā) vốn là ngôn ngữ của dân Magadha Mūlabhāsā là ngôn ngữ gốc mà chư Phật quá-khứ, Đức-Phật hiện-tại, chư Phật vị-lai đều sử dụng thuyết-pháp tế độ chúng-sinh, nên người nào học Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi được lưu-trữ trong tâm không bao giờ bị mai một theo thời gian và không gian trong vòng tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.
2- Pháp-Hành Phật-Giáo (Paṭipattisāsana)
Sau khi đã học hỏi nghiên cứu hiểu biết rõ pháp-học Phật-giáo ở giai đoạn đầu, rồi tiếp theo giai đoạn giữa là hành pháp-hành Phật-giáo.
Pháp-hành Phật-giáo là gì?
Pháp-hành Phật-giáo có nhiều pháp, trong đó có 3 pháp-hành chính là:
* Pháp-hành-giới.
* Pháp-hành thiền-định.
* Pháp-hành thiền-tuệ.
1- Pháp-hành-giới là gì?
Pháp-hành-giới là pháp-hành mà hành-giả có tác-ý đại-thiện-tâm giữ gìn thân và khẩu tránh xa mọi hành-ác. Hành-giả thực-hành pháp-hành-giới có tác-ý đại-thiện- tâm tránh xa 3 thân hành điều ác và tránh xa 4 khẩu nói điều ác, giữ gìn giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, để làm nền-tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ được phát triển.
Giới của mỗi hàng thanh-văn đệ-tử khác nhau:
– Đối với hàng tại gia cư-sĩ là cận-sự-nam, cận-sự-nữ có ngũ-giới và bát-giới ājīvaṭṭhamakasīla là thường giới. Ngoài ra, cận-sự-nam, cận-sự-nữ còn có thể thọ trì bát- giới uposathasīla, cửu-giới uposathasīla, thập-giới, tùy theo khả năng của mỗi người cận-sự-nam, cận-sự-nữ.
– Đối với bậc xuất-gia:
* Vị sa-di có 10 sa-di-giới, 10 giới hoại phẩm hạnh sa-di, 10 giới hành phạt, 75 điều-giới hành, … 14 pháp- hành như tỳ-khưu,…
* Vị tỳ-khưu có tứ thanh-tịnh-giới. Trong tứ thanh- tịnh-giới ấy, có Bhikkhupātimokkkasīla có 227 điều-giới, nếu tính đầy đủ trong Tạng Luật thì có 91.805.036.000 điều-giới.
Muốn giữ gìn giới được trong sạch trọn vẹn, thanh- tịnh, điều trước tiên, hành-giả cần phải học hỏi, hiểu rõ kỹ càng tất cả mọi điều-giới của mình, rồi mới có thể thực-hành pháp-hành-giới (1)là tránh xa mọi hành ác do thân và khẩu, giữ gìn giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn, làm cho thân và khẩu được thanh-tịnh.
Do năng lực của giới có thể diệt được phiền-não loại thô ở thân và khẩu (vitikkamakilesa), để làm nền-tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ được phát triển.
2- Pháp-hành thiền-định là gì?
Pháp-hành thiền-định là pháp-hành dẫn đến định-tâm trong một đối-tượng-thiền-định duy nhất, để chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới.
Muốn thực-hành pháp-hành thiền-định, trước tiên, hành-giả cần phải học hỏi, nghiên cứu cho hiểu biết rõ về 40 đề-mục thiền-định, rồi chọn một đề-mục thiền- định nào thích hợp với bản tánh riêng của mình.
Sau đó, hành-giả học hỏi kỹ càng phương pháp thực- hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy.
Khi đã chọn đề-mục thiền-định rồi, hành-giả thực- hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ấy làm đối-tượng. Hành giả chỉ có định-tâm trong đối-tượng thiền-định duy nhất ấy mà thôi.
Nếu đề-mục thiền-định sắc-giới ấy là đề-mục thiền- định có thể dẫn đến chứng đắc tuần tự 5 bậc thiền sắc- giới thiện-tâm thì 5 bậc thiền sắc-giới phát sinh như sau:
5 Bậc Thiền Sắc-Giới
* Thiền sắc-giới có 5 bậc đối với hành-giả thuộc về hạng mandapuggala là hành-giả có trí-tuệ trung bình, thực-hành pháp-hành thiền-định, chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm theo tuần tự như sau:
– Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi thiền là hướng-tâm, quan-sát, hỷ, lạc, nhất-tâm do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại là tham-dục, sân-hận, buồn- chán – buồn-ngủ, phóng-tâm – hối-hận, hoài-nghi.
– Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 chi thiền là quan-sát, hỷ, lạc, nhất-tâm do chế ngự được chi thiền hướng-tâm.
– Đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi thiền là hỷ, lạc, nhất-tâm do chế ngự được chi thiền quan-sát.
– Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi thiền là lạc, nhất-tâm do chế ngự được chi thiền hỷ.
– Đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi thiền là xả, nhất-tâm do thay thế chi thiền lạc bằng chi thiền xả.
4 Bậc Thiền Sắc-Giới
* Thiền sắc-giới có 4 bậc thiền đối với hành-giả thuộc về hạng tikkhapuggala là hành-giả có trí-tuệ sắc bén nhanh nhạy, thực-hành pháp-hành thiền-định đến khi chứng đắc đến đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có khả năng chế ngự được 2 chi thiền là hướng-tâm và quan- sát cùng một lúc, nên đệ nhị thiền sắc-giới có 3 chi thiền.
Cho nên, hành-giả thuộc về hạng người tikkha- puggala thực-hành pháp-hành thiền-định, chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm như sau:
– Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi thiền là hướng-tâm, quan-sát, hỷ, lạc, nhất-tâm do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại là tham-dục, sân-hân, buồn- chán – buồn-ngủ, phóng-tâm – hối-hận, hoài-nghi.
– Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi thiền là hỷ, lạc, nhất-tâm do chế ngự được 2 chi thiền hướng-tâm và quan-sát.
– Đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi thiền là lạc, nhất-tâm do chế ngự được chi thiền hỷ.
– Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi thiền là xả, nhất-tâm do thay thế chi thiền lạc bằng chi thiền xả.
Sau khi đã chứng đắc 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, nếu hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định để chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm thì hành giả cần phải thay đổi đối-tượng sang đề-mục-thiền vô- sắc-giới.
* Thiền vô-sắc-giới thiện-tâm có 4 bậc thiền mà mỗi bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm nào chỉ có riêng biệt mỗi đề-mục-thiền vô-sắc-giới ấy mà thôi, nên có 4 đề-mục- thiền vô-sắc-giới dẫn đến chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc- giới thiện-tâm.
Cho nên, hành-giả chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm như sau:
4 Bậc Thiền Vô-Sắc-Giới
– Đệ nhất thiền vô-sắc-giới gọi là “Không-vô-biên-xứ- thiền” có 2 chi thiền là xả, nhất-tâm.
– Đệ nhị thiền vô-sắc-giới gọi là “Thức-vô-biên-xứ- thiền” có 2 chi thiền là xả, nhất-tâm.
– Đệ tam thiền vô-sắc-giới gọi là “Vô-sở-hữu-xứ- thiền” có 2 chi thiền là xả, nhất-tâm.
– Đệ tứ thiền vô-sắc-giới gọi là “Phi-tưởng-phi-phi- tưởng-xứ-thiền” có 2 chi thiền là xả, nhất-tâm.
Như vậy, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm đều có 2 chi thiền giống nhau, chỉ có khác nhau là mỗi đề-mục- thiền vô-sắc-giới riêng biệt nào để chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới ấy mà thôi.(1)
5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới đều có khả năng diệt phiền-não bằng cách chế ngự được phiền- não loại-trung trong tâm (pariyuṭṭhānakilesa), phiền-não không phát hiện ra bên ngoài thân và khẩu.
Hành-giả có thể nhập-thiền (jhānasamāpatti) để hưởng sự an-lạc của bậc thiền, và có thể luyện 5 phép thần- thông tam-giới.
5 Phép-Thần-Thông Tam-Giới
1- Iddhividha abhiññā: Đa-dạng-thông là phép-thần- thông có khả năng biến hoá một người thành nhiều người, xuất hiện đến một nơi, đi xuyên qua núi, qua tường, bay trên hư không, chui xuống mặt đất, v.v…
2- Dibbacakkhu abhiññā: Thiên-nhãn-thông là phép- thần-thông có khả năng nhìn thấy khắp mọi nơi trong cõi người, các cõi trời dục-giới, … như mắt của chư-thiên.
3- Dibbasota abhiññā: Thiên-nhĩ-thông là phép-thần- thông có khả năng nghe được các thứ tiếng gần xa khắp mọi nơi như tai của chư-thiên.
4- Paracittavijānana abhiññā: Tha-tâm-thông là phép thần thông có khả năng biết được ý nghĩ của người khác, chúng-sinh khác, …
5- Pubbenivāsānussati abhiññā: Tiền-kiếp-thông là phép-thần-thông có khả năng nhớ lại những tiền-kiếp của mình với đủ chi tiết, như tiền-kiếp sinh làm loài chúng-sinh nào, kiếp sống như thế nào, v.v…
Đó là 5 phép-thần-thông-thuộc về tam-giới.(1)
* Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định nếu có khả năng chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm bậc cao nào cuối cùng, sau khi hành-giả chết, chắc chắn bậc thiền sắc-giới thiện-nghiệp bậc cao ấy có quyền ưu tiên cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp, hoá-sinh làm vị phạm-thiên trên 1 trong 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên, được sinh trên tầng trời sắc-giới nào tuỳ theo bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy.
Và hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định, nếu có khả năng chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm bậc cao nào cuối cùng, sau khi hành-giả chết, chắc chắn bậc thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp bậc cao ấy có quyền ưu tiên cho quả tái-sinh làm phạm-thiên trên 1 trong 4 cõi trời vô-sắc-giới phạm-thiên, được sinh trên tầng trời vô sắc-giới nào tuỳ theo bậc thiền vô sắc-giới quả-tâm ấy.
Các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, bậc thiền vô-sắc- giới thiện-tâm còn có thể làm nền tảng, làm đối-tượng cho pháp-hành thiền-tuệ.
3- Pháp-hành thiền-tuệ là gì?
Pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp, thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc- pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái- chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh- đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Muốn thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, trước tiên, hành- giả cần phải học hỏi, hiểu biết rõ kỹ càng tất cả các đối- tượng thiền-tuệ đó là thân, thọ, tâm, pháp, là đối-tượng của pháp-hành tứ niệm-xứ:
– Thân niệm-xứ: Thân là đối-tượng của chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác.
– Thọ niệm-xứ: Thọ là đối-tượng của chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác.
– Tâm niệm-xứ: Tâm là đối-tượng của chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác.
– Pháp niệm-xứ: Pháp là đối-tượng của chánh-niệm và trí-tuệ-tỉnh-giác.
– Thân niệm-xứ thuộc về sắc-pháp.
– Thọ niệm-xứ và tâm niệm-xứ thuộc về danh-pháp.
– Pháp niệm-xứ thuộc về sắc-pháp, danh-pháp.
Sắc-pháp, danh-pháp là đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ.
* Hành-giả còn là phàm-nhân thuộc hạng người tam- nhân thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có đối-tượng thiền- tuệ là sắc-pháp hoặc danh-pháp tam-giới, có khả năng dẫn đến phát sinh trí-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, tiếp tục trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến và hoài-nghi, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
Bậc Thánh Nhập-lưu sau khi chết, vĩnh viễn không còn tái-sinh trong 4 cõi ác-giới nữa, chỉ còn tái-sinh trong cõi thiện-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi.
Đến kiếp thứ 7 ấy, bậc Thánh Nhập-lưu chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, chấm dứt tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Nếu Bậc Thánh Nhập-lưu tiếp tục thực-hành pháp- hành thiền-tuệ thì trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh- pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại thô, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.
Bậc Thánh Nhất-lai sau khi chết, chỉ còn tái-sinh 1 kiếp trong cõi thiện-giới là cõi người hoặc cõi trời dục- giới mà thôi.
Kiếp ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, chấm dứt tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Nếu Bậc Thánh Nhất-lai tiếp tục thực-hành pháp- hành thiền-tuệ thì trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh- pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại vi-tế không còn dư sót, trở thành bậc Thánh Bất-lai.
Bậc Thánh Bất-lai sau khi chết, không còn trở lại tái- sinh trong cõi dục-giới, mà chỉ còn tái-sinh trên cõi trời sắc-giới mà thôi. Bậc Thánh Bất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn tại cõi trời sắc-giới ấy, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
* Nếu Bậc Thánh Bất-lai tiếp tục thực-hành pháp- hành thiền-tuệ thì trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô- thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham, si, ngã-mạn, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.
Bậc Thánh A-ra-hán ngay kiếp hiện-tại sẽ tịch diệt Niết-bàn, chấm dứt tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Pháp-hành Phật-giáo có quả trực tiếp là Pháp-thành Phật-giáo.
3- Pháp-Thành Phật-Giáo (Paṭivedhasāsana)
Pháp-thành Phật-giáo là gì?
Pháp-thành Phật-giáo là quả của pháp-hành Phật- giáo đó là quả trực tiếp của pháp-hành thiền-tuệ.
Thật vậy, pháp-thành Phật-giáo đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn là quả của pháp-hành thiền-tuệ.
4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả liên quan nhân với quả tương xứng với nhau, Thánh-đạo-tâm nào sinh rồi diệt liền cho Thánh-quả-tâm ấy sinh không có thời gian khoảng cách trong cùng Thánh-đạo lộ-trình-tâm ấy (Maggavīthicitta):
4 Thánh Đạo –> 4 Thánh Quả
Nhập-lưu Thánh-đạo –> Nhập-lưu Thánh-quả.
Nhất-lai Thánh-đạo –> Nhất-lai Thánh-quả.
Bất-lai Thánh-đạo –> Bất-lai Thánh-quả.
A-ra-hán Thánh-đạo –> A-ra-hán Thánh-quả.
Niết-bàn chỉ là đối-tượng của 4 Thánh-đạo-tâm, 4 Thánh-quả-tâm mà thôi. 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn gọi là 9 pháp siêu-tam-giới.
Sự liên quan giữa pháp-học, pháp-hành, pháp-thành
– Pháp-học Phật-giáo là nhân có pháp-hành Phật- giáo là quả.
– Pháp-hành Phật-giáo là nhân có pháp-thành Phật- giáo là quả.
Sự liên quan giữa pháp-học Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo và pháp-thành Phật-giáo là sự liên quan theo nhân với quả với nhau. Cho nên, khi pháp này phát triển, thì pháp kia cũng phát triển, trái lại khi pháp này suy thoái, khiến cho pháp kia cũng suy thoái.