Quyển 2 - Quy Y Tam Bảo (tái bản)

CHƯƠNG IV – Quả Báu Của Phép Quy-Y Tam-Bảo

By Nền Tảng Phật Giáo

July 08, 2020

Quả Báu Của Phép Quy-Y Tam-Bảo

Phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu-tam-giới và quả báu

* Phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu-tam-giới đó là sát-na 4 Thánh-đạo-thiện-tâm (Maggakusalacitta) có đối- tượng Niết-bàn.

* Quả báu của phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu- tam-giới có hai thời kỳ:

1-   Kiếp hiện-tại

*    Cho quả không có thời gian ngăn cách: 4 Thánh- đạo-tâm thuộc siêu-tam-giới thiện-tâm cho quả không có thời gian ngăn cách (akālika) đó là 4 Thánh-quả-tâm cùng trong Thánh-đạo lộ-trình-tâm. Thánh-đạo với Thánh- quả tương xứng với nhau:

–      Nhập-lưu Thánh-đạo liền cho quả là Nhập-lưu Thánh-quả không có thời gian ngăn cách (akālika).

–   Nhất-lai Thánh-đạo liền cho quả là Nhất-lai Thánh- quả không có thời gian ngăn cách (akālika).

–     Bất-lai Thánh-đạo liền cho quả là Bất-lai Thánh- quả không có thời gian ngăn cách (akālika).

–      A-ra-hán Thánh-đạo liền cho quả là A-ra-hán Thánh-quả không có thời gian ngăn cách (akālika).

*      Nhập-Thánh-quả-tâm: Bậc Thánh-nhân có khả năng nhập-Thánh-quả-tâm (Phalasamāpatti) cuối cùng mà bậc Thánh-nhân đã chứng đắc, để an hưởng sự an-lạc tịch tịnh Niết-bàn (Santisukha).

2-   Kiếp vị-lai

–    Bậc Thánh Nhập-lưu vĩnh viễn không còn tái-sinh trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc- sinh), chỉ còn tái-sinh trong 7 cõi thiện-dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới, từ 1 kiếp cho đến 7 kiếp tối đa mà thôi, rồi chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A- ra-hán tịch diệt Niết-bàn.

– Bậc Thánh Nhất-lai chỉ còn tái-sinh một kiếp duy nhất, rồi chắc chắn sẽ chứng đắc thành bậc Thánh A-ra- hán tịch diệt Niết-bàn.

– Bậc Thánh Bất-lai không còn trở lại tái-sinh cõi dục-giới, chỉ tái-sinh cõi sắc-giới, rồi sẽ chắc chắn  chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn.

–   Bậc Thánh A-ra-hán ngay kiếp hiện-tại sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Thọ Phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam-giới và quả báu

* Thọ phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam-giới đó là đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đối-tượng 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo.

* Quả báu của phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam- giới vô cùng phong phú, thật vô lượng không sao kể xiết được. Để có sự so sánh, xin trích một đoạn trong bài kinh Velāmasutta(1) giữa phước-thiện bố-thí với phước- thiện thọ phép quy-y Tam-bảo như sau:

–   Này ông phú hộ Anāthapiṇḍika! Chuyện đã từng xảy ra, vị Bà-la-môn Velāma làm phước-thiện đại thí như:

*   Bố-thí 84.000 mâm vàng đầy bạc (rūpiya).

*   Bố-thí 84.000 mâm bạc đầy vàng.

*   Bố-thí 84.000 mâm đồng đầy bạc.

*   Bố-thí 84.000 con voi gồm đầy đủ đồ trang sức bằng vàng.

*   Bố-thí 84.000 đồ trải bằng da sư tử, da cọp.

*   Bố-thí 84.000 con bò sữa cùng với đồ đựng sữa.

*   Bố-thí 84.000 cô gái trẻ đẹp cùng với đồ trang sức ngọc maṇi, …

*   Bố-thí 84.000 chiếc ghế ngồi có trang trí đồ quý giá.

*   Bố-thí 84.000 x 10.000.000 vải đủ loại đặc biệt. Ngoài ra, bố-thí đồ ăn, đồ uống, … không sao kể xiết.

Vị Bà-la-môn Velāma chính là tiền thân của Như-Lai, làm phước-thiện đại-thí vào thời đại ấy không có bậc xứng đáng cúng dường (thời đại không có Đức-Phật và chư Đại-đức-Tăng).

–   Này ông phú hộ! Người nào làm phước-thiện bố-thí đến bậc Thánh Nhập-lưu có chánh-kiến đầy đủ, thì người ấy có phước-thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn ông Bà-la-môn Velāma làm phước-thiện bố-thí trong thời ấy.

*    Người nào làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến 100 bậc Thánh Nhập-lưu, thì người ấy có phước-thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước-thiện bố- thí đến 1 bậc Thánh Nhập-lưu.

* Người nào làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến 1 bậc Thánh Nhất-lai, thì người ấy có phước-thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước-thiện bố- thí đến 100 bậc Thánh Nhập-lưu.

*    Người nào làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến 100 bậc Thánh Nhất-lai, thì người ấy có phước-thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước-thiện bố- thí đến 1 bậc Thánh Nhất-lai.

*    Người nào làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến 1 bậc Thánh Bất-lai, thì người ấy có phước-thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước-thiện bố-thí đến 100 bậc Thánh Nhất-lai.

* Người nào làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến 100 bậc Thánh Bất-lai, thì người ấy có phước-thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước-thiện bố- thí đến 1 bậc Thánh Bất-lai.

* Người nào làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến 1 bậc Thánh A-ra-hán, thì người ấy có phước-thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước-thiện bố- thí đến 100 bậc Thánh Bất-lai.

*    Người nào làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến 100 bậc Thánh A-ra-hán, thì người ấy có phước-thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước-thiện bố- thí đến 1 bậc Thánh A-ra-hán.

* Người nào làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến 1 Đức-Phật Độc-Giác, thì người ấy có phước-thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước-thiện bố- thí đến 100 bậc Thánh A-ra-hán.

*    Người nào làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến 100 Đức-Phật Độc-Giác, thì người ấy có phước-thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước-thiện bố- thí đến 1 Đức-Phật Độc-Giác.

*  Người nào làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, thì người ấy có phước- thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước- thiện bố-thí đến 100 Đức-Phật Độc-Giác.

*   Người nào làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng có Đức-Phật chủ trì, thì người ấy có phước-thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước bố-thí cúng dường đến Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

*   Người nào xây cất ngôi chùa dâng cúng dường đến chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng từ tứ phương, thì người ấy có phước-thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến chư Đại-đức tỳ- khưu-Tăng có Đức-Phật chủ trì.

*   Người nào có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật-bảo, nơi Đức-Pháp-bảo, nơi Đức-Tăng-bảo, thành kính thọ phép quy-y Tam-bảo, thì người ấy có phước-thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người xây dựng ngôi chùa dâng cúng dường đến chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng từ tứ phương.

*    Người nào có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có tác-ý đại-thiện-tâm trong sạch thọ trì giữ gìn ngũ-giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn, thì người ấy có phước-thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người thành kính thọ phép quy-y Tam-bảo, …

*   Người nào thực-hành pháp-hành thiền-định với đề- mục niệm rải tâm-từ đến tất cả chúng-sinh,  trong khoảng thời gian ngắn ngủi bằng thời gian ngửi mùi thơm, thì người ấy có phước-thiện nhiều, có quả báu nhiều hơn người có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có tác-ý đại-thiện-tâm trong sạch thọ trì giữ gìn ngũ-giới trong sạch.

*    Người nào thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có trí- tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh- pháp, sắc-pháp, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp, dù trong khoảng thời gian ngắn ngủi bằng búng đầu ngón tay, thì người ấy có phước-thiện, có quả báu nhiều hơn người thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục rải tâm-từ đến tất cả chúng-sinh, …”

Qua đoạn kinh trên, so sánh được * phước-thiện bố- thí cúng dường cao nhất là cúng dường đến chư Đại- đức tỳ-khưu-Tăng có Đức-Phật chủ trì, thật là một cơ hội hiếm có.

*     Phước-thiện xây cất một ngôi chùa dâng cúng dường đến chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng từ tứ phương, thì phải có thời gian lâu mới có thể thành tựu được phước- thiện ấy.

*      Còn phước-thiện thọ phép quy-y Tam-bảo và phước-thiện thọ trì ngũ-giới có phước-thiện nhiều hơn, và có quả báu nhiều hơn phước-thiện xây cất ngôi chùa dâng cúng dường đến chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng từ tứ phương, và bố-thí cúng dường đến chư Đại-đức tỳ-khưu- Tăng có Đức-Phật chủ trì.

*     Vì sao phước-thiện thọ phép quy-y Tam-bảo và phước-thiện thọ trì ngũ-giới cao quý như vậy?

Xét thấy rằng: Một người có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có nhiều tiền của, thì người ấy có thể xây cất ngôi chùa lớn để dâng cúng dường đến chư Đại-đức tỳ- khưu-Tăng. Còn để thành-tựu phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới một cách trọn vẹn, người ấy không chỉ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, mà còn phải có trí- tuệ hiểu biết rõ 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo, bởi vì, những ân-đức Tam-bảo này là đối-tượng của đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ, khi đại- thiện-tâm này làm phận sự thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới.

Do đó, thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới có phước-thiện vô lượng và có quả báu cũng vô lượng.

Tích Quả báu Của Phép quy-y Tam-bảo

Tích Ngài Trưởng-lão Saraṇagamaniyatthera(1) được tóm lược như sau:

Trong thời-kỳ Đức-Phật Anomadassī(2) xuất hiện trên thế gian, vào thời đại tuổi thọ con người có khoảng 100 ngàn năm. Một người con trai (tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão Saraṇagamaniyatthera) là người con hiếu nghĩa phụng dưỡng cha mẹ mù lòa nghĩ rằng: “Ta có bổn phận phụng dưỡng chăm non cha mẹ mù lòa, không thể nào đi xuất gia trở thành tỳ-khưu được. Ta có phước duyên sinh ra làm người, gặp được Đức-Phật xuất hiện trên thế gian, Đức-Pháp và Đức-Tăng xuất hiện trên thế gian, ta nên đến kính xin thọ phép quy-y nương nhờ nơi Tam-bảo.”

Người con trai ấy có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, tìm đến hầu Ngài Đại-Trưởng-lão Nisabha là bậc Thánh Tối-Thượng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Anomadassī, thành kính đảnh lễ Ngài và xin thọ phép quy-y Tam-bảo.

Kính xin Ngài Đại-Trưởng-lão công nhận là người cận-sự-nam (upāsaka) đã quy-y Tam-bảo, kể từ đó cho đến trọn đời.

Sau khi đã thành tựu phép quy-y Tam-bảo xong, giữ gìn duy trì quy-y Tam-bảo của mình hoàn toàn trong sạch cho đến trọn đời

Người cận-sự-nam ấy hết lòng tôn kính Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng, cho đến hết tuổi thọ con người thời-kỳ ấy 100 ngàn năm.

Sau khi người cận-sự-nam ấy chết, dục-giới thiện- nghiệp của phép quy-y Tam-bảo trọn vẹn ấy cho quả tái- sinh lên cõi trời Tam-thập-tam-thiên(1) làm Vua trời Sakka trong cõi ấy liên tục suốt 80 kiếp Vua trời Sakka.

Khi tái-sinh trong cõi người, có 75 kiếp được trở thành Đức-Chuyển-luân-Thánh-vương, còn làm Đức- vua trong nước lớn thì không sao kể xiết.

Đó là do quả báu của thọ phép quy-y Tam-bảo trong thời- kỳ Đức-Phật Anomadassī.

Do năng-lực phước-thiện của thọ phép quy-y Tam-bảo này, đặc biệt suốt trong khoảng thời gian lâu dài tử sinh luân-hồi, không hề bị tái-sinh trong 4 cõi ác-giới: địa- ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh kiếp nào cả, chỉ có tái- sinh làm thiên-nam ở cõi trời dục-giới, an hưởng mọi sự an-lạc cao quý nhất trong cõi trời ấy hoặc tái-sinh làm người nam trong cõi người, cũng hưởng mọi sự an-lạc cao quý nhất trong cõi người. Tái-sinh trong cõi nào cũng được 8 quả báu đặc biệt. Ngài Trưởng-lão dạy rằng:

–   Tôi được mọi người, mọi chúng-sinh tôn kính trong khắp mọi nơi.

–   Tôi là người có trí-tuệ sắc bén.

–   Tất cả chư-thiên chiều theo ý của tôi.

–   Tôi có nhiều của cải không ai sánh được.

–   Tôi có được màu da như màu vàng ròng trong mọi kiếp.

–   Tôi được mọi người, mọi chúng-sinh quý mến.

–   Tôi có những người bạn thân thiết trung thành, không bao giờ phản bội.

–   Danh thơm, tiếng tốt của tôi được vang khắp mọi nơi. Đó là 8 quả báu của thọ phép quy-y Tam-bảo.

Ngài Đại-đức Saraṇagamaniya kể lại rằng:

Đến thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, do phước-thiện thọ phép quy-y Tam-bảo trong thời-kỳ Đức-Phật Anomadassī ấy, cho quả tái-sinh vào trong gia đình phú hộ trong kinh-thành Sāvatthi.

Khi cậu bé được 7 tuổi, một hôm, cậu bé dẫn đầu nhóm trẻ con ra khỏi thành, đi rong chơi ghé vào chùa nhìn thấy chư Đại-đức-Tăng, cậu bé đến hầu đảnh lễ Ngài Trưởng-lão, thành kính xin thọ phép quy-y Tam- bảo, do Ngài Trưởng-lão hướng dẫn:

–   Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Cậu bé lặp lại theo Ngài Đại-đức

–   Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi, …

Ngài Trưởng-lão hướng dẫn quy-y Phật, quy-y Pháp, quy-y Tăng, cậu bé lặp lại theo Ngài Trưởng-lão xong, đồng thời cậu bé chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi phiền- não, mọi tham-ái không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, cùng tứ-tuệ-phân-tích, lục-thông cùng một lúc, không trước không sau với thọ phép quy-y Tam-bảo.

Đức-Phật Gotama cho phép cậu bé xuất gia trở thành tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật, có pháp danh là Ngài Trưởng-lão Saraṇagamaniyatthera. Bởi vì, tiền- kiếp của Ngài Trưởng-lão là cận-sự-nam đã có phép quy-y Tam-bảo trong thời-kỳ Đức-Phật Anomadassī, giữ gìn duy trì phép quy-y Tam-bảo hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn, không hề bị ô nhiễm bởi phiền-não.

Như vậy, phước-thiện của phép quy-y Tam-bảo cho quả báu đầy đủ:

*   Thành tựu quả báu trong cõi người (manussasampatti).

*   Thành tựu quả báu trong cõi trời (devasampatti).

*   Thành tựu quả báu cao thượng Niết-bàn (Nibbāna- sampatti).

Kiếp chót của Ngài Trưởng-lão trở thành bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân- hồi trong tam-giới.

Quả báu của phép quy-y Tam-bảo thật là lớn lao vô lượng biết dường nào!

Năng Lực Phước-Thiện Của Phép Quy-Y Tam-Bảo

Tích người ngư dân tên Damila(1) suốt cuộc đời làm nghề đánh cá nuôi mạng, đến 50 tuổi ông lâm bệnh nặng nằm trên giường, không thể ngồi dậy được, hằng ngày phải nhờ người vợ chăm nom săn sóc.

Một hôm, Ngài Đại-đức đi khất thực, đứng trước nhà, bà chủ nhà (vợ của ngư dân) thỉnh mời Ngài Đại-đức vào nhà, Ngài Đại-đức ngồi gần ông Damila.

Với giọng yếu ớt, ông Damila bạch rằng:

–    Kính bạch Ngài Đại-đức, suốt bao nhiêu năm qua, con chưa có một lần nào hầu gặp Ngài Đại-đức, cũng không dâng cúng dường Ngài Đại-đức một thứ gì cả, con có ân nghĩa gì đáng cho Ngài Đại-đức đến thăm con.

Với tâm-bi, mong bệnh nhân bớt khổ, Ngài Đại-đức bèn hỏi:

–    Này ông Damila! Bệnh tình của ông như thế nào?

Người vợ thay ông bạch rằng:

–    Kính bạch Ngài Đại-đức, bệnh tình rất trầm trọng.

Ngài Đại-đức hỏi tiếp rằng:

–   Này ông Damila! Ông có muốn thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới hay không?

Ông Damila với giọng yếu ớt bạch rằng:

–    Kính bạch Ngài Đại-đức, con muốn được thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới. Bạch Ngài.

Ngài Đại-đức hướng dẫn ông Damila thọ phép quy-y Tam-bảo:

–     Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.

Ông Damila lặp lại theo Ngài:

–   Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi, …

Ngài Đại-đức hướng dẫn, còn ông Damila lặp lại theo Ngài Đại-đức phép quy-y Tam-bảo vừa xong, thì ông Damila không còn hơi để lặp lại thêm được nữa, rồi tắt thở, mà chưa kịp thọ trì ngũ-giới.

Sau khi ông Damila chết, phước-thiện thọ phép quy-y Tam-bảo lúc lâm chung cho quả tái-sinh làm vị thiên- nam trong cõi trời Tứ-đại-thiên-vương. Vị thiên-nam suy xét rằng:

“Nhờ phước-thiện nào, mà ta được hóa-sinh làm thiên-nam như thế này?”

Vị thiên-nam liền nhớ lại tiền-kiếp, biết rõ nhờ phước-thiện thọ phép quy-y Tam-bảo vừa xong, mà chưa thọ trì ngũ-giới. Nhớ ơn Ngài Đại-đức đã có tâm-bi thương xót cứu khổ, nên vị Thiên-nam từ cõi trời liền hiện xuống đảnh lễ Ngài Đại-đức bạch rằng:

–   Kính bạch Ngài Đại-đức, kiếp này con là thiên-nam trong cõi trời Tứ-đại-thiên-vương. Sở dĩ, con được hóa sinh làm thiên-nam, là nhờ Ngài Đại-đức có tâm bi thương xót tế độ cho con thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới, con chỉ thọ phép quy-y Tam-bảo vừa xong, mà chưa kịp thọ trì ngũ-giới, thì con đã đã hết hơi, tắt thở chết ngay khi ấy.

Nhờ phước-thiện thọ phép quy-y Tam-bảo ấy cho quả hóa-sinh làm kiếp thiên-nam như thế này. Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Ngài Đại-đức, với lòng biết ơn Ngài Đại-đức vô hạn của con.

Kính xin Ngài Đại-đức có tâm bi tế độ con, cho con thọ đầy đủ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới, để cho con được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài trong các tầng trời cao hơn.

Ngài Đại-đức có tâm bi tế độ hướng dẫn vị thiên-nam thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ trì ngũ-giới.

Vị thiên nam vô cùng hoan hỷ biết ơn Ngài Đại-đức vô hạn, thành kính đảnh lễ Ngài Đại-đức, xin phép trở về cõi trời, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời.

Qua tích người ngư dân Damila làm nghề đánh cá nuôi mạng, cả cuộc đời không làm phước-thiện nào đáng kể. Đến lúc gần lâm chung, người ngư dân Damila có phước duyên được Ngài Đại-đức đến thăm viếng, ông phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ, có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, được thọ phép quy-y Tam-bảo trước lúc lâm chung.

Nhờ cận tử thiện-nghiệp (āsannakusalakamma) thọ phép quy-y Tam-bảo có năng lực phi thường có khả năng đặc biệt ngăn được mọi ác-nghiệp sát-sinh đã tạo cả cuộc đời, để cho phước-thiện thọ phép quy-y Tam-bảo có cơ hội cho quả tái-sinh làm vị thiên-nam trên cõi trời Tứ- đại-thiên-vương, cõi thấp trong 6 cõi trời dục-giới, có tuổi thọ 500 năm tuổi trời, so với cõi người bằng 9 triệu năm, bởi vì, 1 ngày 1 đêm ở cõi trời Tứ-đại-thiên-vương bằng 50 năm ở cõi người.

Như vậy, năng lực của phước-thiện thọ phép quy-y Tam-bảo thật phi thường!