Dục-giới đại-thiện-nghiệp có 2 loại:
1- Dục-giới đại-thiện-nghiệp do nương nhờ nơi thân, khẩu, ý tạo 10 dục-giới đại-thiện-nghiệp:
* Thân đại-thiện-nghiệp có 3 loại:
- Tránh xa sự sát-sinh
- Tránh xa sự trộm-cắp
- Tránh xa sự tà-dâm
* Khẩu đại-thiện-nghiệp có 4 loại:
- Tránh xa sự nói dối
- Tránh xa sự nói lời chia rẽ
- Tránh xa sự nói lời thô tục
- Tránh xa sự nói lời vô ích
* Ý đại-thiện-nghiệp có 3 loại:
- Đại-thiện-tâm không tham lam của người khác.
- Đại-thiện-tâm không thù hận người khác.
- Đại-thiện-tâm có chánh-kiến.
2- Dục-giới đại-thiện-nghiệp tạo 10 pháp sinh phước-thiện (puññakiriyāvatthu) có 10 phước-thiện:
- Phước-thiện bố-thí ( Dāna kusala).
- Phước-thiện giữ giới (Sīla kusala).
- Phước-thiện hành thiền (Bhāvanā kusala).
- Phước-thiện cung kính (Apaccāyana kusala).
- Phước-thiện hỗ-trợ trong mọi việc thiện (Veyyāvacca kusala).
- Phước-thiện hồi hướng phần phước-thiện (pattidāna kusala).
- Phước-thiện hoan hỷ phần phước-thiện (Pattānumodanā kusala)
- Phước-thiện nghe pháp (Dhammassavana kusala).
- Phước-thiện thuyết pháp (Dhammadesanā kusala).
- Phước-thiện chánh-kiến (Diṭṭhujukamma kusala).
* 10 phước-thiện được gom lại thành 3 nhóm:
- Nhóm phước-thiện bố-thí.
- Nhóm phước-thiện giữ giới.
- Nhóm phước-thiện hành thiền.
1- Nhóm phước-thiện bố-thí gồm có 3 pháp:
- Phước-thiện bố-thí.
- Phước-thiện hồi-hướng.
- Phước-thiện hoan-hỷ.
2- Nhóm phước-thiện giữ giới gồm có 3 pháp:
- Phước-thiện giữ-giới.
- Phước-thiện cung-kính.
- Phước-thiện hỗ-trợ trong mọi việc thiện.
3- Nhóm phước-thiện hành-thiền gồm có 4 pháp:
- Phước-thiện hành-thiền.
- Phước-thiện nghe pháp.
- Phước-thiện thuyết-pháp.
- Phước-thiện chánh-kiến.
Tuy nhiên phước-thiện chánh-kiến rất cần cho cả 3 nhóm để hỗ-trợ cho mỗi phước-thiện có nhiều năng lực.
Thật ra, khi tạo phước-thiện nào, nếu có phước-thiện chánh-kiến hỗ-trợ thì phước-thiện ấy hợp với trí-tuệ, có đủ tam-nhân (vô-tham, vô-sân, vô-si), thuộc về tihetuka-kusala: tam-nhân dục-giới đại-thiện-nghiệp.
Khi tạo phước-thiện nào, nếu không có phước-thiện chánh-kiến hỗ-trợ thì phước-thiện ấy không hợp với trí-tuệ, chỉ có nhị-nhân (vô-tham và vô-sân, không có vô-si), thuộc về dvihetukakusala: nhị-nhân dục-giới đại-thiện-nghiệp.