4 Nghiệp Theo Thời Gian Cho Quả

Dục-Giới Lộ-Trình-Tâm: Ngũ-môn lộ-trình-tâm

By Nền Tảng Phật Giáo

April 25, 2015

Dục-Giới Lộ-Trình-Tâm

Trong mỗi dục-giới lộ-trình-tâm có các loại tâm theo tuần tự sinh rồi diệt liên tục nhiều nhất qua 17 sát-na tâm, theo thời gian tuổi thọ của đối tượng dục-giới, qua ngũ-môn lộ-trình-tâm.

* Ngũ-môn lộ-trình-tâm

Ví dụ: Nhãn-môn lộ-trình-tâm tiếp nhận đối-tượng sắc rõ ràng, thì nhãn-môn lộ-trình-tâm có các loại tâm theo tuần tự sinh rồi diệt liên tục qua 17 sát-na tâm theo thời gian tuổi thọ của đối-tượng sắc ấy.

 

Đồ Biểu Nhãn Môn Lộ-trình-tâm

Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm có đối tượng cũ (viết tắt bha).

1-Atītabhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm có đối-tượng sắc mới hiện-tại (viết tắt atī).

2- Bhavaṅgacalanacitta: Hộ-kiếp-tâm rung động do đối-tượng sắc mới (viết tắt na).

3- Bhavaṅgapacchedacitta: Hộ-kiếp-tâm bị cắt do đối-tượng sắc mới (viết tắt da).

4- Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn hướng-tâm có khả năng tiếp nhận 5 đối tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc  (viết tắt pañ).

5- Cakkhuviññāṇacitta: Nhãn-thức-tâm làm phận-sự nhìn thấy đối-tượng sắc (viết tắt cak).

6- Sampaṭichanacitta: Tiếp-nhận-tâm làm phận-sự tiếp nhận đối tượng sắc trần (viết tắt sam).

7- Santīraṇacitta: Suy-xét-tâm làm phận-sự suy xét đối tượng sắc tốt hoặc xấu (viết tắt san).

8- Voṭṭhabbanacitta: Xác-định-tâm đó là ý-môn hướng tâm làm phận-sự xác định đối tượng sắc trần (vt. voṭ) .

9-15 Javanacitta: Tác-hành-tâm làm phận-sự tạo ác-nghiệp hoặc đại-thiện-nghiệp hoặc đại-duy-tác-tâm (tâm của bậc Thánh-A-ra-hán) (viết tắt ja).

16-17 Tadālambanacitta: Tiếp-đối-tượng-tâm làm phận-sự tiếp đối tượng sắc, còn lại 2 sát-na tâm nữa là hết tuổi thọ của đối-tượng sắc, đồng thời chấm dứt nhãn-môn lộ-trình-tâm (viết tắt ta)

– Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm trở lại tiếp nhận đối tượng cũ.

Đó là nhãn-môn lộ-trình-tâm, tương tự như vậy nhĩ- môn lộ-trình-tâm, tỷ-môn lộ-trình-tâm, thiệt-môn lộ-trình-tâm, thân-môn lộ-trình-tâm, mỗi lộ-trình-tâm chỉ khác mỗi thức-tâm làm phận-sự tiếp xúc biết đối tượng như:

– Nhĩ-thức-tâm làm phận-sự nghe đối-tượng thanh.

– Tỷ-thức-tâm làm phận-sự ngửi đối-tượng hương.

– Thiệt-thức-tâm làm phận-sự nếm đối-tượng vị.

– Thân-thức-tâm làm phận-sự xúc giác đối-tượng xúc.