A lotus blossom almost completely open, in beautiful pinks.

Vi diệu pháp - Hiện thực trong cuộc sống (bản cũ)

Giảng giải 12 bất thiện tâm

By Nền Tảng Phật Giáo

June 14, 2016

Giảng Giải Về 12 Bất-Thiện-Tâm

Bất-thiện-tâm (akusalacitta) có 12 tâm, tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm gọi là 12 bất-thiện-nghiệp (akusalakamma) phát sinh do nương nhờ 3 nơi: thân, khẩu, ý.

 

* Bất-thiện-nghiệp phát sinh nơi thân gọi là thân-bất-thiện-nghiệp (akusalakāyakamma) hoặc gọi là thânác-nghiệp có 3 loại nghiệp là:

1- Pāṇātipāda: Ác-nghiệp sát sinh,

2- Adinnādāna: Ác-nghiệp trộm cắp,

3- Kāmesumicchārāra: Ác-nghiệp tà dâm.

 

* Bất-thiện-nghiệp phát sinh nơi khẩu gọi là khẩu-bất-thiện-nghiệp (akusalavacīkamma) hoặc

gọi là khẩu-ác-nghiệp, có 4 loại nghiệp là:

1- Musāvāda: Ác-nghiệp nói dối,

2- Pisuṇavācā: Ác-nghiệp nói lời chia rẽ,

3- Pharusavācā: Ác-nghiệp nói lời thô tục,

4- Samphappalāpa: Ác-nghiệp nói lời vô ích.

 

* Bất-thiện-nghiệp phát sinh nơi ý gọi là ý-bất thiện-nghiệp (akusalamanokamma) hoặc gọi là ý-ác-nghiệp, có 3 loại nghiệp là:

1- Abhijjhā: Ác-nghiệp tham lam của cải của người khác,

2- Byāpāda: Ác-nghiệp thù hận người khác,

3- Micchādiṭṭhi: Ác-nghiệp tà-kiến thấy sai chấp lầm.

 

Bất-Thiện-Tâm Tạo Ác-Nghiệp

* 8 tham-tâm tạo ác-nghiệp bằng thân, khẩu, ý, có 7 loại ác-nghiệp:

– Thân-ác-nghiệp có 2 loại: trộm-cắp, tà-dâm,

– Khẩu-ác-nghiệp có 3 loại: nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời vô ích,

– Ý-ác-nghiệp có 2 loại: tham lam, tà-kiến.

 

* 2 sân-tâm tạo ác-nghiệp bằng thân, khẩu, ý, có 7 loại ác-nghiệp:

– Thân-ác-nghiệp có 2 loại: sát-sinh, trộm-cắp,

– Khẩu-ác-nghiệp có 4 loại: nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích,

– Ý-ác-nghiệp có 1 loại: thù hận.

 

* 2 si-tâm tạo ác-nghiệp bằng thân, khẩu, ý có 10 loại ác-nghiệp:

– Thân-ác-nghiệp có 3 loại: sát-sinh, trộm-cắp, tà-dâm,

– Khẩu-ác-nghiệp có 4 loại: nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích,

– Ý-ác-nghiệp có 3 loại: tham lam, thù hận, tà-kiến.

 

Ác-Nghiệp Với Ác-Tâm

* 3 ác-nghiệp: ác-nghiệp sát-sinh, ác-nghiệp nói lời thô-tục, ác-nghiệp thù-hận phát sinh do năng lực của sân-tâm, có sân tâm-sở dẫn đầu.

* 3 ác-nghiệp: ác-nghiệp tà-dâm, ác-nghiệp tham lam, ác-nghiệp tà-kiến phát sinh do năng lực của tham-tâm, có tham tâm-sở dẫn đầu.

* 4 ác-nghiệp: ác-nghiệp trộm-cắp, ác-nghiệp nói dối, ác-nghiệp nói lời chia rẽ, ác-nghiệp nói lời vô ích phát sinh khi do năng lực của tham-tâm ham muốn lợi lộc; khi do năng lực của sân-tâm như trộm-cắp đem vất bỏ, vì ghét người chủ nhân, nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời vô ích để gây thiệt hại cho người khác.

Thật ra, 10 ác-nghiệp này phát sinh trực-tiếp do nương nhờ tham-tâm và sân-tâm. Còn si-tâm tạo ác-nghiệp bằng thân, khẩu, ý, có 10 loại ác-nghiệp chỉ là cách gián-tiếp mà thôi, bởi vì 10 ác-nghiệp phát sinh đều do vô-minh làm nhân.

* Tham-tâm phát sinh có tham tâm-sở dẫn đầu, có si tâm-sở hỗ-trợ,

* Sân-tâm phát sinh có sân tâm-sở dẫn đầu, có si tâm-sở hỗ-trợ,

* Si-tâm phát sinh chỉ có si tâm-sở dẫn đầu mà thôi.

 

Nhân Sinh Bất-Thiện-Tâm

Bất-thiện-tâm gồm có 12 tâm phát sinh do ayonisomanasikāra: do si-mê biết sai lầm trong tâm không đúng theo thật-tánh của các pháp.

Đức-Phật dạy rằng:

– Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy pháp nào khác làm nhân của bất-thiện-pháp chưa phát sinh thì phát sinh, thiện-pháp đã phát sinh, thì bị suy thoái như ayonisomanasikāra.

– Này chư tỳ-khưu! Người nào có ayoniso-manasikāra, bất-thiện-pháp chưa phát sinh thì phát sinh, thiện-pháp đã phát sinh, thì bị suy thoái.”[13]

 

Ayonisomanasikāra phát sinh do 5 nhân:

1- Pubbe akatapuññatā: Không tích luỹ phước-thiện trong kiếp trước,

2- Appaṭirūpadesavāsa: Sống ở nơi không  thuận lợi (không có Phật-giáo).  

3- Asappurisupanissaya: Không gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo,

4- Asaddhammassavana: Không lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí,

5- Attamicchāpanidhi: Tâm biết sai lầm trong các pháp.

Ayonisomanasikāra phát sinh do 5 nhân này, nhân đầu tiên là không tích luỹ phước-thiện trong những kiếp trước, nên kiếp-hiện-tại sinh sống nơi chốn không thuận lợi, không có Phật-giáo, không được gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo, không có cơ-hội lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí. Cho nên, người ấy có si-mê biết sai lầm trong tâm không đúng theo thật-tánh của các pháp, làm nhân cho bất-thiện-tâm chưa sinh thì phát sinh, thiện-tâm đã sinh thì bị suy thoái.

Vì vậy, ayonisomanasikāra là nhân phát sinh bất-thiện-tâm.

 

Diệt Bất-Thiện-Nghiệp  

Bất-thiện-nghiệp là ác-nghiệp nên diệt bằng 3 cách:

1- Tadaṅgapahāna: Diệt-từng-thời,

2-Vikkhambhanapahāna:Diệt bằng cách chế-ngự,

3-Samucchedapahāna:Diệt bằng cách đoạn-tuyệt,

.

Diệt từng thời như thế nào?

Bất-thiện-tâm gồm có 12 tâm tạo 10 bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) bằng thân, khẩu, ý.

* Thân-ác-nghiệp có 3 loại: Sát-sinh, trộm-cắp, tà-dâm,

* Khẩu-ác-nghiệp có 4 loại: Nói dối, nói lời chia-rẽ, nói lời thô-tục, nói lời vô-ích.

* Ý-ác-nghiệp có 3 loại: Tham-lam, thù-hận, tà-kiến

Hành-giả thực-hành pháp-hành-giới có tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâm diệt từng thời 3 loại thân-ác-nghiệp: tránh xa sự sát-sinh, tránh xa sự trộm-cắp, tránh xa sự tà-dâm; và diệt từng thời 4 loại khẩu-ác-nghiệp: tránh xa sự nói dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích.

Như vậy, hành-giả pháp-hành-giới có khả năng diệt-từng-thời (tadaṅgapahāna) được thân-ác-nghiệp và khẩu-ác-nghiệp.

 

Diệt bằng cách chế-ngự như thế nào?  

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-định có định-tâm trong đối-tượng-thiền-định, nên diệt bằng cách chế-nghự (vikhambhanapahāna) được tham-lam, thù-hận, tà-kiến ở trong tâm.

 

Diệt bằng cách đoạn-tuyệt như thế nào?  

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, tiếp đến

1- Chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 5 loại ác-nghiệp là sát-sinh, trộm-cắp, tà-dâm, nói dối, tà-kiến không còn nữa.

2- Chứng đắc Nhất-lai-Thánh-đạo, Nhất-lai-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 3 loại ác-nghiệp loại thô là nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, thù-hận không còn nữa.

3- Chứng đắc Bất-lai-Thánh-đạo, Bất-lai-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 3 loại ác-nghiệp loại vi-tế là nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, thù-hận không còn nữa.

4- Chứng đắc A-ra-hán-Thánh-đạo, A-ra-hán-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 2 loại ác-nghiệp còn lại là tham-lam, nói lời vô-ích không còn nữa.

 

* Diệt Bất-Thiện-Tâm

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế tiếp đến

1- Chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 5 loại bất-thiện-tâm là 4 tham-tâm hợp với tà-kiến và 1 si-tâm hợp với hoài-nghi không còn nữa.

2- Chứng đắc Nhất-lai-Thánh-đạo, Nhất-lai-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 2 loại bất-thiện-tâm là 2 sân-tâm loại thô không còn nữa.

3- Chứng đắc Bất-lai-Thánh-đạo, Bất-lai-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 2 loại bất-thiện-tâm là 2 sân-tâm loại vi-tế không còn nữa.

4- Chứng đắc A-ra-hán-Thánh-đạo, A-ra-hán-Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được 5 loại bất-thiện-tâm còn lại là 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến và 1 si-tâm hợp với phóng-tâm không còn nữa.

 

Tâm Với Tâm-Sở

Tâm (citta) gồm có 89 hoặc 121 tâm và tâm-sở (cetasika) gồm có 52 tâm-sở. Tâm với tâm-sở không thể tách rời nhau được, hễ khi có tâm nào phát sinh, ắt hẳn có một số tâm-sở tương xứng đồng sinh với tâm ấy, bởi vì tâm-sở có 4 trạng-thái là đồng sinh với tâm, đồng diệt với tâm, đồng đối-tượng với tâm, đồng nơi sinh với tâm.

 

Bất-Thiện-Tâm Với Tâm-Sở

12 bất-thiện-tâm có 2 loại tâm-sở đồng sinh:

1- Aññasamānācetasika: đồng-sinh-toàn-tâm, đồng-sinh-tuỳ-tâm tâm-sở, có 13 tâm-sở, và

2- Akusalacetasika: bất-thiện-tâm-sở có 14 tâm-sở

Như vậy, chỉ có 27 tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm mà thôi.

 

* Tham-tâm có 8 tâm: Trong 8 tham-tâm, mỗi tham-tâm có một số tâm-sở đồng sinh với tâm như sau:

1- Tham-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, không cần tác-động, có 19 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này là 13 aññasamānā-cetasika + 4 mocatukacetasika + 1 lobha-cetasika + 1 diṭṭhicetasika, gồm có 19 tâm-sở.[14]

2- Tham-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, cần tác-động, có 21 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 13 aññasamānācetasika + 4 mocatukacetasika + 1 lobhacetasika + 1 diṭṭhicetasika + 2 thīduka-cetasika, gồm có 21 tâm-sở.

3- Tham-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động, có19 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 13 aññasamānācetasika + 4 mocatukacetasika + 1 lobhacetasika + 1 mānacetasika gồm có 19 tâm-sở.

4- Tham-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, cần tác-động, có 21 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 13 aññasamānā-cetasika + 4 mocatukacetasika + 1 lobhacetasika + 1 mānacetasika + 2 thīdukacetasika gồm có 21 tâm-sở.

5- Tham-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, không cần tác-động, có 18 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 12 aññasamānā-cetasika (trừ pīticetasika) +4 mocatukacetasika + 1 lobhacetasika + 1 diṭṭhicetasika gồm có 18 tâm-sở,

6- Tham-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, cần tác-động, có 20 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 12 aññasamānācetasika (trừ pīticetasika) + 4 mocatukacetasika + 1 lobha- cetasika + 1 diṭṭhicetasika + 2 thīdukacetasika, gồm có 20 tâm-sở.

7- Tham-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động có 18 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 12 aññasamānācetasika (trừ pīticetasika) + 4 mocatuka- cetasika + 1 lobhacetasika + 1 mānacetasika, gồm có 18 tâm-sở,

8- Tham-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, cần tác-động có 20 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 12 aññasamānā-cetasika (trừ pīticetasika) + 4 mocatukacetasika + 1 lobhacetasika + 1 mānacetasika + 2 thīdukacetasika, gồm có 20 tâm-sở.

 

* Sân-tâm có 2 tâm:

Trong 2 sân-tâm, mỗi sân-tâm có một số tâm-sở đồng sinh với tâm như sau:

1- Sân-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, không cần tác-động, có 20 tâm-sở đồng sinh với sân-tâm này đó là 12 aññasamānā-cetasika (trừ pīticetasika) + 4 mocatukacetasika + 4 docatukacetasika, gồm có 20 tâm-sở.

2- Sân-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, cần tác-động, có 22 tâm-sở đồng sinh với sân-tâm này đó là 12 aññasamānācetasika (trừ pīticetasika) + 4 mocatukacetasika+4 docatuka- cetasika+2 thīdukacetasika, gồm có 22 tâm-sở.

 

* Si-tâm có 2 tâm:

Trong 2 si-tâm, mỗi si-tâm có một số tâm-sở đồng sinh với tâm như sau:

1- Si-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ xả, hợp với hoài-nghi, có 15 tâm-sở đồng sinh với si-tâm này đó là 10 aññasamānācetasika (trừ pīticetasika adhimokkha, chanda) + 4 mocatukacetasika + 1 vicikicchācetasika, gồm có 15 tâm-sở,

2- Si-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ xả, hợp với phóng-tâm, có 15 tâm-sở đồng sinh với si-tâm này đó là 11 aññasamānācetasika (trừ pīticetasika, chanda) + 4 mocatukacetasika, gồm có 15 tâm-sở.

 

* Diệt 14 Bất-Thiện Tâm-Sở

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, nếu chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt được 12 bất-thiện-tâm thì chắc chắn cũng diệt-đoạn-tuyệt được 14 bất-thiện tâm-sở đồng thời với 12 bất-thiện-tâm ấy.

Để biết mỗi Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được bất-thiện tâm-sở nào như sau:

1- Nhập-lưu-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 4 bất-thiện tâm-sở là tà-kiến tâm-sở, hoài-nghi tâm-sở, ganh-tị tâm-sở, keo-kiệt tâm-sở không còn nữa.  

2- Nhất-lai-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 2 bất-thiện tâm-sở loại thô là sân tâm-sở, hối-hận tâm-sở không còn nữa.  

3- Bất-lai-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 2 bất-thiện tâm-sở loại vi-tế là sân tâm-sở, hối-hận tâm-sở không còn nữa.

4- A-ra-hán-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 8 bất-thiện tâm-sở là tham tâm-sở, ngã-mạn tâm-sở, si tâm-sở, phóng-tâm tâm-sở, buồn-chán tâm-sở, buồn-ngủ tâm-sở, không biết hổ-thẹn tội-lỗi tâm-sở, không biết ghê-sợ tội-lỗi tâm-sở không còn nữa.

 

*Trong 14 bất-thiện tâm-sở có 10 loại phiền-não (kilesa) là tham, sân, si, tà-kiến, ngã-mạn, hoài-nghi, buồn-ngủ, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, đó là 10 loại phiền-não làm cho tâm ô-nhiễm, thân tâm nóng nảy khiến tạo mọi ác-nghiệp, rồi cho quả khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

 

Để biết mỗi Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt-đoạn-tuyệt được phiền-não nào như sau:

1- Nhập-lưu-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 2 loại phiền-não là tà-kiến, hoài-nghi không còn nữa.  

2- Nhất-lai-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 1 phiền-não là sân loại thô không còn nữa.  

3- Bất-lai-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 1 phiền-não là sân loại vi-tế không còn nữa.

4- A-ra-hán-Thánh-đạo-tuệ diệt-đoạn-tuyệt được 7 loại phiền-não là tham, si, ngã-mạn, buồn-

ngủ, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi không còn nữa.

.

Dục-Giới Tịnh-Hảo-Tâm (Kāmāvacarasobhaṇacitta)

Dục-giới tịnh-hảo-tâm (Kāmāvacarasobhaṇa-citta) là tâm thường phát sinh trong cõi dục-giới, thuộc về tâm-tịnh-hảo bởi vì có tịnh-hảo tâm-sở (sobhaṇacetasika) đồng sinh.

Dục-giới tịnh-hảo-tâm có 24 tâm chia 3 loại tâm:

1- Dục-giới đại-thiện-tâm có 8 tâm,

2- Dục-giới đại-quả-tâm có 8 tâm,

3- Dục-giới đại-duy-tác-tâm có 8 tâm.

Dục-giới tịnh-hảo-tâm có 24 tâm hợp với thiện nhân (kusalahetu) là vô-tham (alobhahetu), vô-sân (adosahetu), và vô-si (amohahetu) gọi là trí-tuệ, chỉ hợp với tâm có trí-tuệ mà thôi.

 

Giảng Giải:

Kāmāvacarakusalacitta: Dục-giới đại-thiện-tâm còn gọi là mahākusalacitta: đại-thiện-tâm.

Định-nghĩa kusalacitta rằng: Kucchite pāpadhamme salayati kampeti viddhaṃsetīti kusalaṃ,

Tâm nào làm cho rung động hoặc tiêu diệt ác-pháp mà chư bậc thiện-trí ghê tởm, tâm ấy gọi là thiện-tâm (kusalacitta). Thiện-tâm là tâm tốt, không bị ô nhiễm, không nóng nảy, không có lỗi, cho quả an lạc.

 

Kusalacitta có 5 ý nghĩa:

1- Arogayattha: nghĩa không có bệnh là không có phiền-não tham, sân, si,… làm khổ tâm. Phiền-não tham, sân, si, … gọi là bệnh, vì làm khổ tâm, khổ thân đối với chúng-sinh,

2- Sundarattha: nghĩa tốt lành là sự lợi-ích, sự an lạc đối với chúng-sinh,

3- Chekattha: nghĩa khôn ngoan, người có thiện-tâm nói năng hành động đàng hoàng tử tế,

4- Anavajjattha: nghĩa không có lỗi đáng chê trách nào cả,

5- Sukhavipāka: có quả an lạc đáng hài lòng.