4 Nghiệp Theo Phận Sự

Hỗ-trợ-nghiệp có phận-sự hỗ-trợ cho nghiệp nào đã có cơ hội cho quả rồi

By Nền Tảng Phật Giáo

April 25, 2015

Giải Thích 3 Trường Hợp:

2- Hỗ-trợ-nghiệp hỗ-trợ cho nghiệp nào đã có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của nghiệp ấy được phát triển đầy đủ, có 10 trường hợp như sau:

1-Đại-thiện-nghiệp phát sinh trong lúc lâm chung hỗ- trợ cho đại-thiện-nghiệp đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

2-Đại-thiện-nghiệp phát sinh trong lúc lâm chung, hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

3- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong lúc lâm chung, hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã từng được tạo trong những kiếp-quá-khứ đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của bất-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

4- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong lúc lâm chung, hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của bất-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

5- Đại-thiện-nghiệp phát sinh trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã từng được tạo trong kiếp-quá-khứ đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả  của đại-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

6- Đại-thiện-nghiệp phát sinh trong kiếp-hiện-tại, hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

7- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong kiếp-hiện-tại, hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã từng được tạo trong kiếp-quá-khứ đang có cơ hội cho quả rồi, lại giúp cho quả của bất-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

8- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của bất-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

9- Đại-thiện-nghiệp đã từng được tích lũy trong những kiếp-quá-khứ hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ. 

10- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã từng được tích lũy trong những kiếp-quá-khứ hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của bất-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

 

Giải thích 10 trường hợp:

1- Đại-thiện-nghiệp phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã từng được tạo trong kiếp- quá-khứ đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ như thế nào?

Ví dụ: Ông A vốn là người hiền lương, biết hổ thẹn tội lỗi, biết ghê sợ tội lỗi, thường tránh xa mọi tội lỗi, làm ăn sinh sống lương thiện. Gia đình của ông nghèo, hằng ngày ông phải vất vả làm mọi công việc để nuôi sống gia đình. Cho nên, ông không có khả năng làm phước bố-thí lớn lao. Bởi vì, còn bận lo công việc làm ăn, nên ông ít có cơ hội nghe pháp, xem kinh, đọc sách,.. nhưng do nhờ sống lương thiện, cho nên lúc lâm chung tâm của ông được trong sạch, bình tĩnh, sáng suốt.

Ông A sau khi chết, đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau làm người trong một gia đình giàu sang phú quý, có quyền cao chức trọng, hoặc tái-sinh làm vị thiên-nam ở địa vị cao quý trong cõi trời ấy.

Đó là trường-hợp đại-thiện-nghiệp phát sinh lúc lâm chung, hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp mà ông A đã từng tạo trong những kiếp-quá-khứ đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

2- Đại-thiện-nghiệp phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ như thế nào?

Ví dụ: Ông B là người cận-sự-nam có đức tin trong sạch nơi Tam-bảo, giữ gìn ngũ-giới trong sạch và trọn vẹn, thọ trì bát-giới uposathasīla trong những ngày giới hằng tháng. Ông B thường làm phước-thiện bố-thí, cung kính lắng nghe chánh-pháp; đôi khi ông cũng thực-hành pháp-hành thiền-định, nhưng chưa chứng đắc bậc thiền nào, cũng thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, nhưng cũng chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào. Cho nên, lúc lâm chung tâm của ông được trong sạch, bình tĩnh, sáng suốt.

Ông B sau khi chết, đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau làm người trong gia đình giàu sang phú quý, có quyền cao chức trọng, hoặc tái-sinh làm vị thiên-nam ở địa vị cao quý trong cõi trời ấy.

Đó là trường-hợp đại-thiện-nghiệp phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp mà ông B đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, thì hỗ-trợ cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

3- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã từng được tạo trong kiếp-quá-khứ đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của bất-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ như thế nào?

Ví dụ: Ông C vốn là người keo kiệt bủn xỉn trong của cải tài sản của mình. Ông rất cần cù làm việc để kiếm cho được nhiều vàng bạc của cải, nên không quan tâm đến việc làm phước bố-thí tiếp độ người khác, nhưng ông không làm những việc ác do thân, khẩu và ý. Đến lúc lâm chung, ông sợ chết phải bỏ hết của cải tài sản mà ông đã dành dụm, cho nên, tâm của ông bị ô nhiễm.

Ông C sau khi chết, bất-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới, chịu quả khổ của ác-nghiệp trong cõi ác-giới lâu dài.

Đó là trường-hợp bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) mà ông đã từng tạo trong những kiếp-quá-khứ đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của bất-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

4- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh lúc lâm chung hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của bất-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ như thế nào?

Ví dụ: Ông D vốn là người có tà-kiến, không tin nghiệp và quả của nghiệp. Ông thấy sai hiểu lầm rằng: “làm phước không có phước, làm tội cũng không có tội, không có cõi địa-ngục, cũng không có cõi trời nào…

Do đó, ông không chịu lắng nghe lời dạy của các bậc thiện-trí. Đến lúc lâm chung, tâm của ông bị ô nhiễm, mê muội.

Ông Đ sau khi chết, bất-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục chịu khổ lâu dài.

Đó là trường-hợp bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong lúc lâm chung hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) mà ông đã tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của bất-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

5- Đại-thiện-nghiệp phát sinh trong kiếp-hiện-tại hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã từng tạo trong kiếp-quá-khứ đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ như thế nào?

Ví dụ: Cậu bé Đ được sinh trong gia đình theo truyền thống Phật-giáo. Khi cậu bé mới được 2 – 3 tuổi, cha mẹ dạy cậu biết đảnh lễ Đức-Phật. Khi cha mẹ dắt cậu lên chùa, cậu biết vào chánh điện đảnh lễ Đức-Phật; gặp chư Đại-đức, tỳ-khưu, sa-di cậu đều đảnh lễ quý Ngài; biết dâng cúng dường vật thực đến chư Đại-đức, chư tỳ-khưu, sa-di, rồi đảnh lễ quý Ngài.

Cậu bé Đ chết lúc 4 tuổi, sau khi chết, đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả tái-sinh lên cõi trời dục-giớitầng cao, ở địa vị cao quý, được hưởng mọi sự an lạc cao quý đặc biệt trong cõi trời ấy.

Đó là trường-hợp đại-thiện-nghiệp phát sinh trong kiếp-hiện-tại (pavattikāla) hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp mà cậu bé Đ đã từng tạo trong những kiếp-quá-khứ đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ. (còn cậu bé Đ chết lúc 4 tuổi là do nghiệp khác).

6- Đại-thiện-nghiệp phát sinh trong kiếp-hiện-tại (pavattikāla) hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ như thế nào?

Ví dụ: Cậu E là con của gia đình theo Phật-giáo, cha mẹ của cậu đều là người trí-thức, có đức tin trong sạch nơi Tam-bảo, có sự hiểu biết sâu sắc trong giáo-pháp của Đức-Phật. Cho nên, khi cậu E còn nhỏ, cha mẹ đã dạy cậu biết thọ phép quy-y Tam-bảo, biết giữ gìn ngũ-giới hằng ngày, biết thọ trì bát-giới uposathasīla trong những ngày giới hằng tháng. Cậu biết phân biệt thiện-nghiệp, bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp).

Khi lớn lên, cậu E có đức tin trong sạch nơi Tam-bảo, giữ gìn ngũ-giới trong sạch, thọ trì bát-giới uposathasīla trong những ngày giới hằng tháng, thích làm phước bố-thí đến những người nghèo khổ. Cậu thường đến chùa nghe pháp, thích học pháp-học Phật-giáo, thích thực-hành pháp-hành thiền-định, nhưng chưa chứng đắc được bậc thiền nào, và thích thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, nhưng chưa chứng đạt đến bậc Thánh.

Cậu E sau khi chết, đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm người trong gia đình phú-hộ, khi sinh ra đời, hậu kiếp của cậu E được mọi người trong gia đình đều thương yêu quý mến nhất, cậu hưởng mọi sự thuận lợi, sự an lạc trong cuộc sống của cậu.

Đó là trường-hợp đại-thiện-nghiệp phát sinh trong kiếp-hiện-tại (pavattikāla) hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp mà cậu E đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

7- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong kiếp-hiện-tại (pavattikāla), hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã từng được tạo trong kiếp-quá-khứ đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của bất-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ như thế nào?

Ví dụ: Cậu G là con của một gia đình giàu có, nhưng không có đức tin nơi Tam-bảo, cho nên, từ nhỏ đến lớn, cậu không được nghe chánh-pháp, không có đức tin nơi Tam-bảo, không giữ giới, không hiểu biết về thiện-nghiệp, ác-nghiệp… Cậu là đứa con được cha mẹ nuông chiều, nên cậu G chỉ biết ăn chơi lêu lổng, nhưng chưa đến mức tạo bất-thiện-nghiệp nặng.

Cậu G sau khi chết, bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục, chịu bao nhiêu nỗi khổ.

Đó là trường-hợp bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong kiếp-hiện-tại (pavattikāla) hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) mà cậu G đã từng tạo trong những kiếp-quá-khứ đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) ấy được phát triển đầy đủ.

8- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong kiếp-hiện-tại (pavattikāla) hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của bất-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ như thế nào?

Ví dụ: Ông H là người có tà-kiến, không tin nghiệp và quả của nghiệp, tin rằng: “ làm phước có phước, làm tội không có tội. Ông tự nghĩ rằng: “Chết là hết”.

Ông H sau khi chết, bất-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả tái kiếp sau sinh trong cõi địa-ngục, phải chịu bao nhiêu nỗi khổ trong cõi địa-ngục lâu dài.

Đó là trường-hợp bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) phát sinh trong kiếp-hiện-tại (pavattikāla) hỗ-trợ cho bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của bất-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

9- Đại-thiện-nghiệp đã từng được tích lũy trong những kiếp-quá-khứ hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ như thế nào?

Ví dụ: Ông K là người đã từng tích lũy các pháp-hạnh ba-la-mật từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ và đã từng có lời phát nguyện kiếp sau được xuất gia.

Kiếp-hiện-tại, ông K sinh ra đời gặp Phật-giáo, lắng nghe pháp sư thuyết pháp, ông liền phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam-bảo, rồi tư duy rằng: “Đời sống người tại gia bị nhiều ràng buộc, khó thực-hành phạm- hạnh cho được trong sạch thanh tịnh. Điều tốt nhất ta nên từ bỏ nhà đi xuất gia trở thành tỳ-khưu trong Phật-giáo.

Sau khi đã nhận thức đúng đắn, ông liền thực hiện theo ý nghĩ của mình. Ông K sau khi xuất gia trở thành tỳ-khưu cố gắng tinh tấn theo học pháp-học Phật-giáo và theo thực-hành pháp-hành Phật-giáo. Tỳ-khưu K thực- hành pháp-hành thiền-định, chưa chứng đắc các bậc thiền nào, và thực-hành pháp-hành thiền-tuệ chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào.

Vị tỳ-khưu K trở thành một vị pháp sư có tài thuyết pháp tế độ nhiều người.

Vị tỳ-khưu K sau khi chết, đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau làm vị thiên-nam cao quý trong tầng trời cao cõi dục-giới, hưởng mọi sự an lạc đặc biệt trong tầng trời ấy.

Đó là trường-hợp đại-thiện-nghiệp đã từng tích lũy trong những kiếp-quá-khứ hỗ-trợ cho đại-thiện-nghiệp đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.

Như trường hợp chư Đức-Bồ-tát đã từng tích lũy các pháp-hạnh ba-la-mật từ vô số kiếp trong quá khứ, hỗ-trợ cho mỗi kiếp-hiện-tại càng cao thượng hơn, nghĩa là kiếp-hiện-tại cao thượng hơn kiếp-quá-khứ.

10- Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tích lũy trong những kiếp-quá-khứ, hỗ-trợ cho những bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của bất-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ như thế nào?

Ví dụ: Ông K là người ác, không có giới, tạo mọi ác-nghiệp như sát-sinh, trộm-cắp, tà-dâm, nói dối, uống  rượu và các chất say…

Ông K sau khi chết, bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) có cơ hội cho quả tái-sinh trong cõi đại địa-ngục, phải chịu hành-hạ cực hình nặng nề, khổ thân, khổ tâm lâu dài trong cõi đại-địa-ngục này đến cõi tiểu-đại-ngục kia.

Đó là trường-hợp bất-thiện-nghiệp(ác-nghiệp) đã tích lũy trong những kiếp-quá-khứ hỗ-trợ cho những bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đã được tạo trong kiếp-hiện-tại đang có cơ hội cho quả rồi, lại hỗ-trợ cho quả của bất-thiện-nghiệp ấy được phát triển đầy đủ.