Quyển 4 - Nghiệp Và Quả Của Nghiệp (tái bản)

PHẦN II – ÁC-NGHIỆP THAM LAM TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

By Nền Tảng Phật Giáo

July 09, 2020

4.1.3- Ý ác-nghiệp:

Ý ác-nghiệp là tác-ý tâm-sở đồng sinh với ác-tâm phát sinh bên trong ý môn, chưa biểu hiện ra bên ngoài thân-môn hoặc khẩu-môn, còn gọi là ý-hành-ác (mano- ducaritta).

Ý ác-nghiệp có 3 loại ác-nghiệp:

1-   Ác-nghiệp tham-lam của cải, tài sản của người khác.

2-   Ác-nghiệp thù hận người khác.

3-   Ác-nghiệp tà-kiến, thấy sai chấp lầm.

1- Ác-nghiệp tham lam tài sản của người khác

Ý ác-nghiệp tham lam của cải, tài sản của người khác như thế nào?

Phàm phần đông hạng phàm-nhân, khi tiếp xúc với những đối-tượng tốt đáng vừa lòng như sắc đẹp, âm thanh hay, hương thơm, vị ngon, xúc êm ấm, pháp vừa lòng, thì thường phát sinh tham-tâm muốn các đối-tượng ấy thuộc về của mình.

Tham-tâm phát sinh đối với 2 hạng người:

–     Hạng người nào nếu phát sinh tham-tâm muốn  được thứ báu vật quý giá, … của người khác một cách hợp pháp, thì người ấy không tạo ý ác-nghiệp nghĩ tham lam của cải, tài sản của người khác.

–    Hạng người nào nếu phát sinh tham-tâm muốn được thứ báu vật quý giá, …của người khác một cách bất hợp pháp, thì người ấy tạo ý ác-nghiệp nghĩ tham lam của cải, tài sản của người khác.

*  Hạng người phát sinh tham-tâm muốn được của cải tài-sản của người khác một cách hợp pháp như thế nào?

Nếu người nào phát sinh tham-tâm muốn thứ báu vật quý giá nào của người khác thuộc về của mình, bằng cách mua lại, hoặc trao đổi, hoặc xin chủ nhân nhường lại, … bằng mọi cách làm cho chủ nhân của thứ báu vật quý giá ấy đồng ý ưng thuận trao thứ báu vật quý giá ấy cho mình, thì người ấy phát sinh tham-tâm muốn thứ báu vật quý giá của người khác một cách hợp pháp, người ấy không tạo ý ác-nghiệp tham lam của cải, tài sản của người khác.

*   Hạng người phát sinh tham-tâm muốn được của cải tài-sản của người khác một cách không hợp pháp như thế nào?

Nếu người nào phát sinh tham-tâm muốn được thứ báu vật quý giá nào của người khác thuộc về của mình, bằng cách trộm-cắp, hoặc lừa đảo, hoặc dùng thế lực bắt buộc người chủ trao thứ báu vật quý giá ấy cho mình, thì người ấy phát sinh tham-tâm muốn món đồ quý giá của người khác một cách không hợp pháp, người ấy tạo ý ác- nghiệp tham lam của cải, tài sản của người khác.

Chi-pháp của ý ác-nghiệp tham lam tài sản của người khác

Để biết có tạo ác-nghiệp tham lam của cải, tài sản của người khác hay không, cần phải căn cứ vào 2 chi- pháp của ác-nghiệp tham lam của cải, tài sản của người khác như sau:

1-  Parabhaṇḍaṃ: Của cải, tài sản của người khác.

2- Attanopariṇāmanaṃ: Tâm nghĩ tham lam muốn được của cải, tài sản ấy thuộc về của riêng mình một cách bất hợp pháp.

Nếu người nào hội đủ 2 chi-pháp của ác-nghiệp tham lam của cải, tài sản của người khác này, thì người ấy đã tạo ác-nghiệp tham lam của cải, tài sản của người khác hội đủ chi-pháp, nhưng nếu không hội đủ 2 chi-pháp này, thì người ấy tạo ác-nghiệp tham lam của cải, tài  sản của người khác không hội đủ chi-pháp.

Quả của 2 loại ác-nghiệp tham lam của cải, tài sản của người khác này có sự khác biệt:

–    Nếu tạo ác-nghiệp tham lam của cải, tài sản của người khác hội đủ 2 chi-pháp này thì ác-nghiệp tham lam của cải, tài sản của người khác ấy có nhiều năng lực, có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

– Nếu tạo ác-nghiệp tham lam của cải, tài sản của người khác không hội đủ 2 chi-pháp này thì ác-nghiệp tham lam của cải, tài sản của người khác ấy có ít năng lực, không có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau  (paṭisandhikāla),  mà   chỉ  có  cơ  hội  cho  quả  trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

Chi-pháp parabhaṇḍaṃ: của cải, tài sản của người khác, có nghĩa rộng gồm có những thứ của cải, tài sản là những thứ vật dụng, thuộc về vật chất và tinh thần, các loài gia súc, gia cầm, con người, v.v… thuộc về của cải, tài sản có chủ.

Ngoài ra, nếu những thứ của cải, tài sản không thuộc về người chủ, chưa có chủ, thì không phải là chi-pháp parabhaṇḍaṃ này.

Ví dụ: Trong 20 hạng con gái, có 8 hạng con gái là con gái có mẹ trông nom, con gái có cha trông nom, con gái có cha mẹ trông nom, con gái có chị hoặc em gái trông nom, con gái có anh hoặc em trai trông nom, con gái có bà con trông nom, con gái có dòng họ trông nom, con gái hành phạm hạnh có thầy bạn trông nom. 8 hạng con gái này, tuy có người thân trông nom, bảo vệ, nhưng những người thân này không phải là chủ cuộc đời của 8 hạng con gái này, 8 hạng con gái này chưa có chồng, chưa có người đàn ông nào làm chủ cuộc đời của họ.

Cho nên, nếu người con trai nào phát sinh tham-tâm muốn lấy 1 trong 8 cô gái ấy làm vợ của mình một cách hợp pháp thì người con trai ấy không tạo ý ác-nghiệp tham lam người con gái của người khác.

Ác-nghiệp tham lam của cải của người khác nặng – nhẹ

–    Nếu người nào phát sinh tham-tâm muốn chiếm đoạt của cải, tài sản của người có giới-đức thì người ấy đã tạo ý ác-nghiệp tham lam của cải tài sản của người khác nặng.

Sau khi người ấy chết, ý ác-nghiệp tham lam của cải tài-sản của người khác ấy trong 11 bất-thiện-tâm (trừ si- tâm hợp với phóng-tâm) có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  thì  có  suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp trong tham- tâm  gọi  là  tái-sinh-tâm  (paṭisandhicitta)  làm  phận  sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh trong loài ngạ-quỷ hoặc loài a-su-ra, chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác- nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới.

–    Nếu người nào phát sinh tham-tâm, muốn chiếm đoạt của cải, tài sản của người không có giới-đức thì người ấy đã tạo ý ác-nghiệp tham lam của cải tài-sản của người khác nhẹ. Sau khi người ấy chết, ác-nghiệp tham lam của cải tài-sản của người khác nhẹ ấy không có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi- sandhikāla), mà có đại-thiện-nghiệp nào có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người  thì người ấy sẽ là người nghèo khổ, thiếu thốn mọi nhu cầu cần thiết trong cuộc sống, …