3.4- Ahosikamma: Vô-Hiệu-Quả-Nghiệp
Thế nào gọi là vô-hiệu-quả-nghiệp?
“Ahosi ca taṃ kammañcāti: Ahosikammaṃ.”
Nghiệp nào đã được tạo xong mà không có cơ hội cho quả của nghiệp, nghiệp ấy gọi là vô-hiệu-quả-nghiệp.
Trong bộ Paṭisambhidāmaggapāḷi trình bày rằng:
“Ahosi kammaṃ nāhosi kammavipāko,
ahosi kammaṃ natthi kammavipāko,
ahosi kammaṃ na bhavissati kammavipāko.”
– Nghiệp đã tạo, mà không có quả của nghiệp trong thời quá-khứ.
– Nghiệp đã tạo, mà không có quả của nghiệp trong thời hiện-tại.
– Nghiệp đã tạo, mà không có quả của nghiệp trong thời vị-lai.
Trong dục-giới lộ-trình-tâm phát sinh đầy đủ trải qua 7 sát-na dục-giới tác-hành-tâm (kāmajavanacitta), tác-ý tâm-sở đồng sinh với 7 tác-hành-tâm tạo nghiệp.
Dục-giới tác-hành-tâm đó là 12 bất-thiện-tâm (ác- tâm) và 8 đại-thiện-tâm.
* Sát-na dục-giới tác-hành-tâm thứ nhất gọi là diṭṭhadhammavedanīyakamma: hiện-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp chỉ cho quả ngay trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất) mà thôi.
Nếu nghiệp nào không có cơ hội cho quả trong kiếp hiện-tại thì nghiệp ấy trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma), không còn có cơ hội cho quả được nữa.
* Sát-na dục-giới tác-hành-tâm thứ 7 cuối cùng gọi là upapajjavedanīyakamma: hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp chỉ cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭi- sandhikāla) và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh kiếp kế-tiếp (pavattikāla), kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhì) mà thôi.
Nếu nghiệp nào không có cơ hội cho quả trong 2 thời- kỳ trong kiếp thứ nhì ấy thì nghiệp ấy trở thành vô-hiệu- quả-nghiệp (ahosikamma), không còn có cơ hội cho quả được nữa.
* Sát-na dục-giới tác-hành-tâm thứ 2 cho đến thứ 6 gồm có 5 sát-na dục-giới tác-hành-tâm gọi là aparā-pariyavedanīyakamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp có cơ hội cho quả từ kiếp này đến kiếp kia, kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.
Sau khi bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới, thì không chỉ aparāpariyavedanīyakamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp mà còn tất cả mọi ác-nghiệp, mọi đại-thiện-nghiệp đã lưu- trữ ở trong tâm từ vô thủy trải qua vô số kiếp quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại trước khi trở thành bậc Thánh A- ra-hán, tất cả mọi nghiệp ấy thật sự đều trở thành vô- hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không còn có cơ hội cho quả được nữa.
Như vậy, tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) gọi là vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không có trong 7 sát-na dục-giới tác-hành-tâm nào nhất định, mà sự-thật tác-ý tâm-sở này đều ẩn trong 7 sát-na dục-giới tác-hành-tâm, khi nào 3 loại nghiệp là diṭṭhadhammavedanīyakamma, upapajjavedanīyakamma, aparāpariyavedanīyakamma không còn có cơ hội cho quả của nghiệp được nữa, khi ấy trở thành vô-hiệu-quả- nghiệp .
Thật vậy, trong Chú-giải Sammohavinodānī aṭṭha- kathā, phần Ñāṇavibhaṅga giải thích rằng:
“Diṭṭhidhammavedanīyādīsu pana bahūsu pi āyūhitesu ekaṃ diṭṭhadhammavedanīyaṃ vipākaṃ deti, sesāni avipākāni, ekaṃ uppajjavedanīyaṃ paṭisandhiṃ ākaḍḍhati, sesāni avipākāni, ekena anantariyena niraye uppaccati, sesāni avipākāni, … Aṭṭhasu samāpattīsu ekāya brahmaloke nibbattati, sesā avipākā. Idaṃ sandhāya nāhosi kammavipāko’ti vuttaṃ.”
* Trong tất cả mọi nghiệp diṭṭhadhammavedanīya- kamma đã tạo, đã tích lũy trong kiếp hiện-tại, nghiệp diṭṭhadhammavedanīyakamma nào có cơ hội cho quả ngay trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất), các nghiệp diṭṭhadhammavedanīyakamma khác còn lại không có cơ hội cho quả của nghiệp trong kiếp hiện-tại đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma).
* Trong tất cả mọi nghiệp upapajjavedanīyakamma, một nghiệp upapajjavedanīyakamma nào có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ 2), các nghiệp upapajjavedanīyakamma khác còn lại không có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ 2) đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma).
* Trong 5 ác-nghiệp vô-gián trọng-tội, chỉ có 1 ác- nghiệp vô-gián trọng-tội nặng nhất có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh (paṭi- sandhikāla) có suy-xét-tâm hợp với thọ xả là quả của ác-nghiệp gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ 2) trong cõi đại-địa- ngục Avīci mà thôi. Còn 4 ác-nghiệp vô-gián trọng-tội còn lại đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosi- kamma) không có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, nhưng các ác-nghiệp vô-gián trọng-tội còn lại trở thành hỗ-trợ-nghiệp làm phận sự hỗ trợ cho ác-nghiệp vô-gián trọng-tội có cơ hội cho quả càng thêm nặng hơn nữa.
* Trong 9 bậc thiền thiện-nghiệp là 5 sắc-giới thiện- nghiệp và 4 vô-sắc-giới thiện-nghiệp, chỉ có đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp gọi là phi-tưởng phi-phi-tưởng- xứ-thiền thiện-nghiệp trong phi-tưởng phi-phi-tưởng- xứ-thiền thiện-tâm có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh (paṭisandhikāla) có phi- tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm gọi là tái-sinh- tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ 2) trên tầng trời Phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ- thiên, có tuổi thọ lâu nhất là 84.000 đại-kiếp trái đất mà thôi. Còn 5 bậc thiền sắc-giới thiện-nghiệp và 3 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp bậc thấp còn lại đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma), không còn có cơ hội cho quả của nghiệp được nữa.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta đề cập đến loại nghiệp cho quả theo thời gian, có dạy rằng: “Nāhosi kammavipāko.”
Giảng giải
Trong cuộc sống hằng ngày đêm, người nào đã tạo và tích-lũy những loại nghiệp như diṭṭhadhammavedanīya- kamma: hiện-kiếp-quả-nghiệp, v.v…
* Trong tất cả mọi nghiệp diṭṭhadhammavedanīya- kamma: hiện-kiếp-quả-nghiệp ấy, chỉ có 1 nghiệp diṭṭha- dhammavedanīyakamma có cơ hội cho quả trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất) mà thôi. Còn các nghiệp diṭṭha- dhammavedanīyakamma khác còn lại không có cơ hội cho quả trong kiếp hiện-tại, nên đều trở thành vô-hiệu- quả-nghiệp (ahosikamma).
* Trong tất cả mọi nghiệp upapajjavedanīyakamma: hậu-kiếp-quả-nghiệp ấy, chỉ có 1 nghiệp upapajja- vedanīyakamma có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh (paṭisandhikāla) kiếp sau (kiếp thứ 2) và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại (kiếp thứ 2) mà thôi. Còn các nghiệp upapajjavedanīya- kamma khác còn lại không có cơ hội cho quả trong 2 thời-kỳ (kiếp thứ 2), nên đều trở thành vô-hiệu-quả- nghiệp (ahosikamma).
* Trong tất cả mọi nghiệp aparāpariyavedanīyakam- ma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp có cơ hội cho quả từ kiếp này đến kiếp kia, kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.
Khi nào bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới, khi ấy không chỉ aparāpariyavedanīyakamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp mà còn tất cả mọi ác-nghiệp, mọi đại-thiện-nghiệp đã lưu-trữ ở trong tâm từ vô thủy trải qua vô số kiếp quá- khứ cho đến kiếp hiện-tại trước khi trở thành bậc Thánh A-ra-hán, tất cả mọi nghiệp ấy đều trở thành vô-hiệu- quả-nghiệp (ahosikamma) không còn có cơ hội cho quả được nữa.
Tuy nhiên, tác-ý tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm yếu, tạo ác-nghiệp không đủ chi-pháp, quá nhẹ hoặc tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm yếu, tạo đại- thiện-nghiệp không đủ chi-pháp, quá nhẹ, nên ác- nghiệp quá nhẹ ấy, hoặc đại-thiện-nghiệp quá nhẹ ấy đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) trong trường-hợp như sau:
* Ác-nghiệp quá nhẹ trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp
Ví dụ: trường hợp người cận-sự-nam gặp bạn thân mời vào quán uống rượu, bia, trò chuyện hàn huyên với nhau, vì cả nể bạn nên miễn cưỡng uống chút rượu, bia cho có, đã phạm điều-giới uống rượu, bia, tạo ác-nghiệp uống rượu, bia nhẹ. Sau đó, người cận-sự-nam biết hổ- thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, nên tự nguyện thọ-trì ngũ-giới trở lại, trở thành người cận-sự-nam có ngũ-giới.
Vì vậy, ác-nghiệp uống rượu, bia nhẹ ấy không có năng lực cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi- sandhikāla), nếu có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại thì quả của ác- nghiệp ấy không đáng kể, nên ác-nghiệp quá nhẹ ấy trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma).
* Đại-thiện-nghiệp nhẹ trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp
Ví dụ: trường hợp người cận-sự-nam gặp bạn thân tác-động tạo phước-thiện nhỏ giúp người ác không có giới, vì cả nể bạn nên miễn cưỡng làm cho có. Vì vậy, đại-thiện-nghiệp ấy quá nhẹ ấy không có năng lực cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla), nếu có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh kiếp sau (pavattikāla), kiếp hiện-tại, thì quả của đại-thiện- nghiệp quá nhẹ ấy không đáng kể, cho nên đại-thiện- nghiệp rất nhẹ ấy trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma).
Tóm lại: Pākakālacatukka: 4 loại nghiệp cho quả theo thời gian:
Phần 4 loại nghiệp trong cùng dục-giới lộ-trình-tâm có 7 sát-na tác-hành-tâm cho quả theo thời gian:
4 loại nghiệp ấy là:
1- Tác-ý tâm-sở trong sát-na tác-hành-tâm thứ nhất gọi là diṭṭhadhammavedanīyakamma: hiện-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất).
2- Tác-ý tâm-sở trong sát-na tác-hành-tâm thứ 7 cuối cùng gọi là upapajjavedanīyakamma: hậu-kiếp-quả- nghiệp là nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp và cho quả sau khi đã tái-sinh (kiếp thứ nhì).
3- Tác-ý tâm-sở trong sát-na tác-hành-tâm thứ 2 đến sát-na tác-hành-tâm thứ 6 gọi là aparāpariyavedanīya- kamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp có cơ hội cho quả từ kiếp này đến kiếp kia, kể từ kiếp thứ 3, cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.
4- Tác-ý tâm-sở trong 7 sát-na tác-hành-tâm quá hạn định thời gian cho quả của mỗi nghiệp gọi là ahosi- kamma: vô-hiệu-quả-nghiệp là nghiệp không còn hiệu lực cho quả của mỗi nghiệp được nữa.
Nguyên-nhân 3 nghiệp cho quả theo thời gian khác nhau
Trong bộ Paramatthadīpanīmahāṭīkā, Ngài Đại- Trưởng lão Le-di (Myanmar) giải thích rằng:
Trong 7 dục-giới tác-hành-tâm phân loại như sau:
* Tác-hành-tâm thứ 1 đến tác-hành-tâm thứ 3 gọi là tác-hành-tâm tăng.
* Tác-hành-tâm thứ 5 đến tác-hành-tâm thứ 7 gọi là tác-hành-tâm giảm.
* Tác-hành-tâm thứ 4 gọi là tác-hành-tâm đỉnh.
Xét về năng lực của mỗi tác-hành-tâm ấy:
* Tác-hành-tâm thứ nhất có năng lực yếu, bởi vì phát sinh đầu tiên chưa tiếp nhận sự hỗ trợ của āsevana- paccaya: thường-tác-duyên.
* Tác-hành-tâm thứ 7 tuy đã tiếp nhận được sự hỗ trợ của āsevanapaccaya: thường-tác-duyên của 6 tác-hành- tâm trước, nhưng năng lực đã giảm xuống, bởi vì tác- hành-tâm cuối cùng tiếp nhận thường-tác-duyên của tác- hành-tâm thứ 6 yếu dần rồi.
* Tác-hành-tâm thứ 2 đến tác-hành-tâm thứ 6 có nhiều năng lực nhất, bởi vì tiếp nhận sự hỗ trợ của các āsevanapaccaya: thường-tác-duyên, do không phải phát sinh đầu tiên, cũng không phải phát sinh cuối cùng.
Do nguyên-nhân ấy nên 3 loại nghiệp này cho quả theo thời gian khác nhau.
Ví dụ có 3 loại cây ăn quả:
* Loại cây ăn quả thứ nhất được gieo trồng trên đất màu mỡ xong, biết săn sóc chăm bón phân tốt, thời tiết mưa thuận gió hòa, nên cho quả ngắn ngày, khi cho quả rồi, cây sẽ chết khô, ví như cây bắp, cây mè, cây đậu, v.v… bởi vì các loại cây này không có lõi, nên không thể sống lâu ngày được.
* Loại cây ăn quả thứ nhì được trồng trên đất màu mỡ, rồi biết săn sóc chăm bón, thời tiết mưa thuận gió hoà đến năm thứ nhì mới cho quả, sau khi cho quả rồi, cây sẽ chết dần, ví như cây chuối, cây dưa, cây thơm (dứa), v.v…. bởi vì các loại cây này cũng không có lõi, nên không thể sống lâu nhiều năm được.
* Loại cây ăn quả thứ ba được trồng trên đất màu mỡ, cây trưởng thành sau nhiều năm mới cho quả, khi đã cho quả rồi, cây vẫn sống nhiều năm sau. Hằng năm cứ đến mùa lại cho quả, ví như cây mít, cây me, cây xoài, v.v… bởi vì các loại cây này có lõi, nên có khả năng sống lâu nhiều năm được.
Cũng như vậy
1- Tác-ý tâm-sở trong sát-na tác-hành-tâm thứ nhất gọi là diṭṭhadhammavedanīyakamma: hiện-kiếp-quả- nghiệp là nghiệp cho quả trong kiếp hiện-tại, (kiếp thứ nhất). Ví như loại cây ăn quả thứ nhất.
2- Tác-ý tâm-sở trong sát-na tác-hành-tâm thứ 7 cuối cùng gọi là upapajjavedanīyakamma: hậu-kiếp-quả- nghiệp là nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp và cho quả sau khi đã tái-sinh, (kiếp thứ nhì). Ví như loại cây ăn quả thứ nhì.
3- Tác-ý tâm-sở trong sát-na tác-hành-tâm thứ 2 đến sát-na tác-hành-tâm thứ 6 gọi là aparāpariyavedanīya- kamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp có cơ hội cho quả từ kiếp này đến kiếp kia, kể từ kiếp thứ 3, cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn. Ví như loại cây ăn quả thứ ba.
Trong bộ Visuddhimaggamahāṭīkā, Ngài Đại-Trưởng-lão Dhammapālamahāthera giải thích rằng:
“Dubbalāpi antimajavanacetanā sanniṭṭhānakicca-visesayuttatāya phalapaccane sattivisesayuttā hotīti upapajjavedanīyā anantarikā ca hoti.”
Tác-ý tâm-sở đồng sinh với tác-hành-tâm thứ 7 dù có năng lực yếu, nhưng hợp với lực đặc biệt trong sự cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh kiếp sau (pavattikāla), kiếp hiện-tại, bởi vì tác-ý tâm-sở đồng sinh với tác-hành-tâm thứ 7 có phận sự đặc biệt làm cho thành-tựu nghiệp ấy, cho nên tác-ý tâm-sở trong sát-na tác-hành-tâm thứ 7 cuối cùng gọi là upapajjavedanīyakamma: hậu-kiếp- quả-nghiệp là nghiệp cho quả tái-sinh (paṭisandhikāla) kiếp kế-tiếp, và cho quả sau khi đã tái-sinh (pavatti- kāla) kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhì). Ví như loại cây ăn quả thứ nhì.
Còn tác-ý tâm-sở trong sát-na tác-hành-tâm thứ 2 đến sát-na tác-hành-tâm thứ 6 gọi là aparāpariyavedanīya- kamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp có cơ hội cho quả từ kiếp này đến kiếp kia, kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót trở thành bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
Dù nghiệp aparāpariyavedanīyakamma không còn có khả năng cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi- sandhikāla), nhưng vẫn còn có khả năng cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại.
Đến khi nào bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới, khi ấy, nghiệp aparāpariyavedanīyakamma mới thật sự trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma), không còn có cơ hội cho quả được nữa.