Quyển 4 - Nghiệp Và Quả Của Nghiệp (tái bản)

PHẦN II – Giải thích 10 ác-nghiệp theo 3 môn

By Nền Tảng Phật Giáo

July 09, 2020

Giải thích 10 ác-nghiệp theo 3 môn

4.1.1- Thân ác-nghiệp là ác-nghiệp phần nhiều được biểu hiện ra ở thân-hành-ác, có 3 loại ác-nghiệp:

1-  Ác-nghiệp sát-sinh.

2-  Ác-nghiệp trộm-cắp.

3-  Ác-nghiệp tà-dâm.

1- Ác-nghiệp sát-sinh

Ác-nghiệp sát-sinh là giết hại chúng-sinh, cắt đứt sinh-mạng của chúng-sinh.

Mỗi chúng-sinh đều phải chết do 4 nguyên-nhân:

1-  Chúng-sinh chết vì hết tuổi thọ.

2-  Chúng-sinh chết vì hết nghiệp hỗ trợ.

3-  Chúng-sinh chết vì hết tuổi thọ và hết nghiệp hỗ trợ.

4-  Chúng-sinh chết vì nghiệp khác cắt đứt sinh-mạng.

Nếu chúng-sinh nào chết vì 1 trong 3 trường hợp (1, 2, 3) thì chúng-sinh ấy chết hợp thời (kālamaraṇa).

Nếu chúng-sinh nào bị người nào giết hại chúng-sinh ấy chết trước khi hết tuổi thọ, hoặc chết trước khi hết nghiệp hỗ trợ, thì chúng-sinh ấy chết vì trường-hợp thứ  4 không hợp thời (akālamaraṇa), người ấy đã tạo ác- nghiệp sát-sinh giết hại chúng-sinh ấy.

Chi-pháp của ác-nghiệp sát-sinh

Để biết có tạo ác-nghiệp sát-sinh hay  không,  cần phải căn cứ vào 5 chi-pháp của ác-nghiệp sát-sinh:

1-  Pāṇo: Chúng-sinh còn sinh-mạng.

2-  Pāṇasaññitā: Biết rõ chúng-sinh còn sinh-mạng.

3-  Vadhakacittaṃ: Ác-tâm nghĩ sẽ giết hại chúng-sinh.

4-   Payogo: Cố gắng giết hại chúng-sinh.

5-   Tena maraṇaṃ: Chúng-sinh ấy bị chết do sự cố gắng ấy.

Nếu người nào hội đủ 5 chi-pháp của ác-nghiệp sát- sinh này, thì người ấy đã tạo ác-nghiệp sát-sinh hội đủ chi-pháp, nhưng nếu không hội đủ 5 chi-pháp này, thì người ấy tạo ác-nghiệp sát-sinh không hội đủ chi-pháp.

Quả của 2 loại ác-nghiệp sát-sinh này có sự khác biệt:

–   Nếu tạo ác-nghiệp sát-sinh hội đủ 5 chi-pháp này  thì ác-nghiệp sát-sinh ấy có nhiều năng lực, có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

–  Nếu tạo ác-nghiệp sát-sinh không hội đủ 5 chi-pháp này thì ác-nghiệp sát-sinh ấy có ít năng lực, không có cơ hội   cho   quả   trong   thời-kỳ   tái-sinh   kiếp   sau   (paṭi- sandhikāla), mà có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

Cố gắng tạo ác-nghiệp sát-sinh

Người cố gắng tạo ác-nghiệp sát-sinh bằng 6 cách:

1-   Sāhatthikapayoga: Tự mình cố gắng tạo ác-nghiệp sát-sinh, nghĩa là tự mình sử dụng khí giới, dùng sức mạnh cố gắng giết hại chúng-sinh ấy, chúng-sinh ấy bị chết do chính mình. Như vậy gọi  là  tự mình cố  gắng tạo ác-nghiệp sát-sinh.

2-   Āṇattikapayoga: Cố gắng sai khiến người khác tạo ác-nghiệp sát-sinh bằng lời nói, hoặc bằng chữ viết gởi

 

đến nhờ người khác, sai khiến họ tạo ác-nghiệp giết hại chúng-sinh ấy.

3-   Nissaggiyapayoga: Cố gắng dùng khí giới như phóng lao, ném đá, bắn cung tên, bắn súng, ném chất nổ,… để giết hại chúng-sinh ấy.

4-   Thāvarapayoga: Cố gắng làm ra những thứ vũ khí để giết hại chúng-sinh có tính cách lâu dài như đào hầm, đặt bẫy, rèn gươm giáo, đúc súng đạn, làm bom, chất nổ, thuốc độc, v.v… Hễ khi nào có người sử dụng những thứ ấy để giết hại chúng-sinh, thì người làm ra những thứ ấy cũng gọi là tạo ác-nghiệp sát-sinh, bởi vì người ấy có tác-ý ác-tâm giết hại chúng-sinh có tính cách lâu dài.

5-   Vijjāmayapayoga: Cố gắng sử dụng bùa chú, phù phép trù ếm, v.v… làm cho chúng-sinh ấy chết.

6-  Iddhimayapayoga: Cố gắng sử dụng phép thuật của mình để giết hại chúng-sinh ấy.

Đó là 6 cách cố gắng tạo ác-nghiệp sát-sinh.

Ác-nghiệp sát-sinh nhẹ hoặc nặng

Người đã tạo ác-nghiệp sát-sinh nhẹ hoặc nặng căn cứ vào tác-ý tâm-sở trong ác-tâm trong các đối-tượng chúng-sinh bị giết chết như sau:

*   Chúng-sinh là loài súc-sinh

–    Nếu người nào giết hại loài súc-sinh có thân hình nhỏ bé như con muỗi, con kiến, v.v… thì người ấy tạo  ác- nghiệp nhẹ, vì có sự cố gắng ít.

–   Nếu người nào giết hại loài súc-sinh có thân hình to lớn như con voi, con bò, con trâu, con heo, v.v… thì người ấy tạo ác-nghiệp nặng, vì có sự cố gắng nhiều.

*   Chúng-sinh là loài người

–  Nếu người nào giết hại người không có giới, người ác thì người ấy tạo ác-nghiệp nhẹ.

–   Nếu người nào giết hại người có giới-đức, bậc-thiện- trí, bậc Thánh-nhân thì người ấy tạo ác-nghiệp nặng.

–  Người nào giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra- hán thì người ấy có ác-nghiệp cực kỳ nặng thuộc về ác- nghiệp vô-gián trọng-tội (ānantariyakamma).

Sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trong cõi đại-địa- ngục Avīci, mà không có nghiệp nào ngăn cản được, chịu quả khổ suốt thời gian lâu dài nhiều đại-kiếp trái đất, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới ấy.

*   Nếu người nào đã tạo ác-nghiệp sát-sinh rồi, về sau, người ấy biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết ăn năn hối lỗi, tránh xa mọi ác-nghiệp, từ bỏ mọi ác- nghiệp, rồi cố gắng tinh-tấn tạo mọi thiện-nghiệp tùy theo khả năng của mình, thì người ấy dù đã tạo ác- nghiệp nặng nào rồi, cũng có thể làm giảm bớt tiềm năng cho quả của ác-nghiệp nặng ấy, còn nếu ác-nghiệp nhẹ thì làm cho ác-nghiệp nhẹ ấy không có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau (nhưng không phải là tạo thiện-nghiệp rồi sẽ xóa được ác-nghiệp).

*   Nếu người nào đã tạo ác-nghiệp sát-sinh giết súc vật hằng ngày, mà không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, không từ bỏ ác-nghiệp sát-sinh, vẫn cứ tiếp tục tạo ác-nghiệp sát-sinh hằng ngày, như người đồ tể giết bò, giết heo, giết gà, giết vịt, v.v… để bán thịt  nuôi mạng, thì người ấy dù đã tạo ác-nghiệp nhẹ lâu ngày cũng trở thành ác-nghiệp nặng, bởi vì đó là thường- hành ác-nghiệp (āciṇṇakusalakamma).

Giết hại chúng-sinh như thế nào?

Danh từ gọi chúng-sinh là danh từ chế-định, do căn cứ vào “ngũ-uẩn”. Ngũ-uẩn là sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng- uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn trong mỗi chúng-sinh.

–    Sắc-uẩn đó là thân, thân thể thuộc về sắc-pháp.

Sắc-pháp gồm có 28 sắc-pháp

Ví dụ: Chúng-sinh là loài người, mỗi người bình thường có đầy đủ chỉ có 27 sắc-pháp mà thôi.

–   Nếu là người nam thì trừ sắc-nữ-tính.

–   Nếu là người nữ thì trừ sắc-nam-tính.

–   Nếu người nào bị mắt mù, tai điếc, … thì sắc-pháp bị giảm theo khuyết tật ấy.

Sắc-uẩn có 27 sắc-pháp thuộc về phần thân có trạng-thái sinh rồi diệt liên tục không ngừng, luôn luôn diễn biến từ nhỏ đến lớn, từ trẻ đến già cho đến chết.

Trong sắc-uẩn này có sắc-mạng-chủ (jīvitindriya- rūpa) có phận sự giữ gìn, bảo hộ các sắc-pháp, duy trì mỗi kiếp chúng-sinh cho đến khi hết tuổi thọ, hoặc hết quả của hỗ-trợ-nghiệp, khi ấy sắc-mạng-chủ bị đứt (chết), kết thúc kiếp mỗi chúng-sinh ấy cách bình thường, gọi là chết hợp thời (kālamaraṇa).

Còn phần thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn và thức- uẩn đó là các tâm-sở và tâm như sau:

–  Thọ-uẩn đó là thọ tâm-sở.

–  Tưởng-uẩn đó là tưởng tâm-sở.

–   Hành-uẩn đó là các tâm-sở (trừ thọ tâm-sở và tưởng tâm-sở.

– Thức-uẩn đó là tâm, gồm có 4 uẩn này gọi là 4 danh-uẩn thuộc về phần tâm.

Như vậy, phần tâm gồm có các tâm-sở và tâm.

Các tâm-sở (cetasika) có 4 trạng-thái là

– Đồng sinh với tâm (ekuppāda).

–  Đồng diệt với tâm (ekanirodha).

–  Đồng đối-tượng với tâm (ekālambana).

–  Đồng nơi sinh với tâm (ekavatthuka).

Cho nên, tâm với tâm-sở không thể tách rời nhau được. Hễ có tâm nào phát sinh thì ắt có một số tâm-sở tương xứng đồng sinh với tâm ấy.(1)

Tâm với các tâm-sở đó là 4 danh-uẩn có trạng-thái sinh rồi diệt liên tục không ngừng, dù mỗi kiếp chúng- sinh, phần thân bị thay đổi tùy theo nghiệp và quả của nghiệp của chúng-sinh ấy, còn phần tâm với các tâm-sở vẫn sinh rồi diệt liên tục không ngừng, từ kiếp này sang kiếp kia, trong vòng tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

Trong tâm với các tâm-sở có danh-mạng-chủ tâm-sở (jīvitindriyacetasika) có phận sự giữ gìn, bảo hộ tâm với tâm-sở đồng sinh được duy trì mãi mãi.

Như vậy, mỗi kiếp chúng-sinh ở trong 11 cõi dục-giới và chư phạm-thiên ở trong 15 tầng trời sắc-giới phạm- thiên (trừ tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên) đều có đủ ngũ-uẩn.

Mỗi kiếp chúng-sinh đang hiện hữu do nhờ sắc- mạng-chủ (jīvitindriyarūpa) và danh-mạng-chủ tâm-sở (jīvitindriyacetasika).

*   Nếu chúng-sinh nào chết vì hết tuổi thọ hoặc mãn nghiệp hỗ trợ, thì gọi là chúng-sinh ấy chết hợp thời (kālamaraṇa).

*   Nếu chúng-sinh nào chết do nghiệp khác cắt đứt sinh-mạng, mà tuổi thọ vẫn còn hoặc nghiệp hỗ trợ vẫn chưa mãn, thì gọi là chúng-sinh ấy chết không hợp thời (akālamaraṇa).

Tự sát có phải tạo ác-nghiệp sát-sinh hay không?

Tự sát là tác-ý tự giết hại mình, do nguyên nhân nào đó, còn tạo ác-nghiệp sát-sinh hay không cần phải căn cứ vào 5 chi-pháp của ác-nghiệp sát-sinh như sau:

1-  Chúng-sinh còn có sinh-mạng, đó là chính mình.

2- Biết rõ chúng-sinh còn sinh mạng (paṇasaññitā), chi-pháp này ám chỉ đến chúng-sinh khác, không phải chính mình.

3-  Tâm nghĩ sẽ tự giết hại mình.

4-  Cố gắng tự giết hại mình bằng cách nào đó.

5- Mình chết do sự cố gắng của chính mình.

Xét theo 5 chi-pháp của ác-nghiệp sát-sinh, thì tự sát thiếu chi-pháp thứ 2 là biết rõ chúng-sinh còn sinh mạng, bởi vì chi-pháp này ám chỉ đến chúng-sinh khác, không phải chính mình. Cho nên, tự sát không đủ 5 chi- pháp của ác-nghiệp sát-sinh.

Vậy, tự sát không phải tạo ác-nghiệp sát-sinh.

Thật vậy, để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cần phải tạo đầy đủ 30 pháp-hạnh ba-la-mật (10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, 10 pháp-hạnh ba-la- mật bậc thượng):

–   10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ:

Khi tạo pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ nào, Đức-Bồ-  tát Chánh-Đẳng-Giác cần phải hy sinh những của cải, tài sản, ngôi báu, vợ con, v.v… những gì thuộc về bên  ngoài thân thể của mình, để tạo pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ ấy.

–   10 pháp hạnh ba-la-mật bậc trung:

Khi bồi bổ pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung nào, Đức- Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cần phải hy sinh những bộ phận trong thân thể như đôi mắt, v.v… để bồi bổ pháp- hạnh ba-la-mật bậc trung ấy.

–   10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng:

Khi bồi bổ pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng nào, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cần phải hy sinh sinh- mạng của mình, để bồi bổ pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng ấy cho được thành tựu.

Đối với Chư Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đại-thiện- tâm hợp với trí-tuệ sáng suốt dám hy sinh sinh-mạng  của mình, vì mục đích cứu cánh cao cả nhất, để mong  trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

Như vậy, pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng là đại- thiện-nghiệp bậc thượng, chắc chắn không phải là ác- nghiệp sát-sinh được.

Tuy nhiên, trong đời đối với số người có sân-tâm tuyệt vọng cùng cực, không muốn sống trên đời này nữa, nên họ tự sát do sân-tâm chán ngán cuộc đời.

Xét theo nhân và quả thì sân-tâm tuyệt vọng cùng cực là nhân đã phát sinh trước, rồi dẫn đến quả là tự sát. Tuy hành động tự sát này không phải là ác-nghiệp sát-sinh vì không hội đủ 5 chi-pháp của ác-nghiệp sát-sinh, nhưng người ấy chết do sân-tâm chán ngán cuộc đời, cho nên sau khi người ấy chết khó tránh khỏi tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới.

Người nào gặp hoàn cảnh tuyệt vọng cùng cực, chán ngán không muốn sống do năng lực của sân-tâm là nguyên nhân dẫn đến tự sát, nên lúc lâm chung tâm bị ô nhiễm, chính ý ác-nghiệp phát sinh lúc lâm chung ấy cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong cõi ác-giới, không phải do ác-nghiệp tự sát.

Tạo ác-nghiệp sát-sinh

Nếu người ác nào có tác-ý tâm-sở đồng sinh với ác- tâm cắt đứt sinh-mạng của chúng-sinh ấy chết, khi tuổi thọ vẫn còn hoặc nghiệp hỗ trợ vẫn chưa mãn, thì gọi người ấy đã tạo ác-nghiệp sát-sinh.

Người đã tạo ác-nghiệp sát-sinh sự thật như thế nào?

Người ấy đã tạo ác-nghiệp sát-sinh sự thật là người ấy có tác-ý tâm-sở đồng sinh với ác-tâm chỉ có thể cắt đứt sắc-mạng-chủ (jīvitindriyarūpa) của chúng-sinh ấy thuộc về phần thân mà thôi, nghĩa là phá hoại, làm tan rã sắc- uẩn kết thúc kiếp hiện-tại của chúng-sinh ấy chết, song phần tâm của chúng-sinh ấy gồm có 4 danh-uẩn (thọ- uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn) có danh-mạng- chủ tâm-sở giữ gìn, bảo hộ tâm với các tâm-sở vẫn còn sinh rồi diệt liên tục làm duyên cho nghiệp của chúng- sinh ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau như sau:

*     Sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu ác-nghiệp trong ác-tâm (của chúng-sinh ấy) có cơ hội cho quả trong thời- kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có  suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp ấy gọi là tái- sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự cho quả tái-sinh kiếp sau 1 trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ- quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi cõi ác-giới ấy.

*    Sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm (của chúng-sinh ấy) có cơ hội cho quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có đại-quả-tâm  gọi  là  tái-sinh-tâm  (paṭisandhicitta)  làm phận sự cho quả tái-sinh kiếp sau 1 trong 7 cõi thiện-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc cho đến khi mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy, mới rời khỏi cõi thiện-giới ấy.

Ví dụ: Ông A có tác-ý trong ác-tâm tạo ác-nghiệp “giết ông B chết” nghĩa là ông A cắt đứt sắc-mạng-chủ trong thân của ông B, kết thúc kiếp hiện-tại của ông B (chết).

–  Sau khi ông B chết, nếu ác-nghiệp nào có cơ hội cho quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp ấy gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới làm loài  súc-sinh có đủ ngũ-uẩn kiếp hiện-tại, chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi cõi ác-giới ấy.

–   Hoặc sau khi ông B chết, nếu đại-thiện-nghiệp nào có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi-sandhikāla)  có  đại-quả-tâm  gọi  là  tái-sinh-tâm  (paṭi-sandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người, hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam trên cõi trời dục- giới, hưởng mọi sự an-lạc cho đến khi mãn quả của đại- thiện-nghiệp ấy, mới rời khỏi cõi thiện-giới ấy.

Cho nên, trong vòng tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài, nếu chúng-sinh nào chưa phải là bậc Thánh A-ra- hán, có đủ ngũ-uẩn: sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành- uẩn, thức-uẩn, thì phần thân (sắc-uẩn) của mỗi kiếp bị tản rã do quả của nghiệp (chết), còn phần tâm (4 danh- uẩn) của mỗi chúng-sinh có liên quan đến nghiệp của chúng-sinh ấy cho quả tái-sinh kiếp sau.

Quả xấu của ác-nghiệp sát-sinh

Nếu người nào đã tạo ác-nghiệp sát-sinh, giết hại sinh-mạng của chúng-sinh dù lớn dù nhỏ, thì sau khi người ấy chết, nếu ác-nghiệp sát-sinh ấy trong 11 bất- thiện-tâm (trừ si-tâm hợp với phóng-tâm) có cơ hội cho quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  thì có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác- nghiệp gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau 1 trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới.

– Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả này là quả của ác-nghiệp trong tham-tâm có nhiều năng lực làm phận sự tái-sinh kiếp sau thì hóa-sinh làm loài ngạ-quỷ hoặc loài a-su-ra, 2 loài chúng-sinh này thường có tham-tâm thèm khát.

– Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả này là quả của ác-nghiệp trong sân-tâm có nhiều năng lực làm phận sự tái-sinh kiếp sau thì hóa-sinh làm chúng-sinh trong cõi địa-ngục, loài chúng-sinh trong cõi địa-ngục này thường bị hành hạ nên có sân-tâm không hài lòng.

– Nếu suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả này là quả của ác-nghiệp trong si-tâm có nhiều năng lực làm phận sự tái-sinh kiếp sau thì tái-sinh làm loài súc-sinh, loài chúng-sinh này có tính si-mê.

Sau khi thoát ra khỏi cõi ác-giới, nếu có đại-thiện- nghiệp nào trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) thì có đại-quả- tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái- sinh kiếp sau đầu thai làm người trong cõi người này.

*   Và trường hợp, người nào đã tạo ác-nghiệp sát-sinh nhẹ, sau khi người ấy chết, nếu ác-nghiệp sát-sinh nhẹ ấy không có cơ hội cho quả thì đại-thiện-nghiệp nào trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái- sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người trong cõi người này.

Cả 2 trường hợp ấy, người ấy còn phải chịu 23 quả xấu của ác-nghiệp sát-sinh mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong quá-khứ là:

Kiếp hiện-tại của người ấy:

1-  Có thân hình tật nguyền.

2-  Có thân hình không cân đối, xấu xí.

3-  Là người chậm chạp.

4-     Có lòng bàn tay và dưới lòng bàn chân lõm sâu.

5-     Có thân hình xấu xí, đầy sẹo.

6-     Có sắc diện tối tăm.

7-     Có da thịt sần sùi.

8-     Có tính hay sợ hãi.

9-     Có sức khỏe yếu đuối.

10-  Có tật cà lăm, lời nói lặp đi lặp lại, không suôn sẻ.

11- Bị mọi người ghét bỏ.

12- Có những thuộc hạ tùy tùng bị chia rẽ.

13- Có tính hay giật mình, hoảng sợ.

14- Thường bị tai nạn do khí giới, thuốc độc, …

15- Là người si mê, ngu dốt.

16-  Có rất ít bạn bè.

17-  Có thân hình dị hợm, đáng ghê sợ.

18- Có thân hình kỳ dị.

19- Là người hay bệnh hoạn ốm đau.

20- Là người thường sầu não, lo sợ.

21- Có con cháu thường xa lánh.

22-  Là người thường bị chết yểu.

23-  Là người bị người khác giết chết.

Đó là 23 quả xấu của ác-nghiệp sát-sinh mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong kiếp quá-khứ.