Quyển 4 - Nghiệp Và Quả Của Nghiệp (tái bản)

PHẦN II – TÍNH CHẤT 4 LOẠI NGHIỆP CHO QUẢ THEO TUẦN TỰ

By Nền Tảng Phật Giáo

July 08, 2020

Tính chất 4 loại nghiệp cho quả theo tuần tự

Nghiệp cho quả theo tuần tự có 4 loại:

1-  Trọng-yếu-nghiệp (Garukakamma).

2-  Cận-tử-nghiệp (Āsannakamma)

3-  Thường-hành-nghiệp (Āciṇṇakamma)

4-  Bình-thường-nghiệp (Kaṭattākamma)

Mỗi loại nghiệp có 2 loại: ác-nghiệp và đại-thiện-nghiệp

1- Trọng-yếu ác-nghiệp có 2 loại:

* Ác-nghiệp tà-kiến cố-định.

* Ác-nghiệp vô-gián trọng-tội.

 

2-   Cận-tử ác-nghiệp.

3-  Thường-hành ác-nghiệp.

4-  Bình-thường ác-nghiệp.

Trong 4 loại ác-nghiệp này, chỉ có ác-nghiệp tà-kiến cố-định là ác-nghiệp cực kỳ nặng nhất mà thôi, các ác- nghiệp còn lại từ nặng xuống nhẹ giảm dần theo tuần tự.

–    Nếu người nào có đủ 4 ác-nghiệp này, sau khi người ấy chết thì chỉ có ác-nghiệp tà-kiến cố-định có quyền ưu tiên hàng đầu, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong cõi đại- địa-ngục Avīci mà thôi. Các ác-nghiệp còn lại trở thành hỗ-trợ ác-nghiệp có phận sự hỗ trợ cho quả của ác- nghiệp tà-kiến cố-định càng thêm nặng gấp bội phần, khó thoát ra khỏi cõi địa-ngục, bởi vì chúng-sinh ấy không tin nghiệp và quả của nghiệp.

*    Nếu người nào không có ác-nghiệp tà-kiến cố- định mà có ác-nghiệp vô-gián trọng-tội, sau khi người ấy chết thì chỉ có ác-nghiệp vô-gián trọng-tội có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  trong  cõi  đại-địa-ngục  Avīci mà thôi. Các ác-nghiệp còn lại trở thành hỗ-trợ ác-nghiệp có phận sự hỗ trợ cho quả của ác-nghiệp vô-  gián trọng-tội càng nặng thêm lên, chịu quả khổ từ cõi đại-địa-ngục này sang các cõi tiểu-địa-ngục  kia,  cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy mới mong thoát ra khỏi cõi địa-ngục được.

*   Nếu người nào không có 2 loại trọng yếu ác-nghiệp mà có cận-tử ác-nghiệp đặc biệt phát sinh trong lúc lâm chung, thì sau khi người ấy chết, cận-tử ác-nghiệp có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi- kāla) trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc- sinh), tùy theo năng lực quả của ác-nghiệp ấy. Các ác- nghiệp còn lại trở thành hỗ-trợ ác-nghiệp có phận sự hỗ trợ cho quả của cận-tử ác-nghiệp càng nặng thêm lên,  rồi chịu khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát khỏi cõi ác-giới ấy.

*   Nếu người nào không có 2 loại trọng yếu ác-nghiệp và không có cận-tử ác-nghiệp, mà có thường-hành ác- nghiệp, sau khi người ấy chết, thì thường-hành ác- nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc- sinh), tùy theo năng lực quả của ác-nghiệp ấy các ác- nghiệp còn lại trở thành hỗ-trợ ác-nghiệp có phận sự hỗ trợ cho quả của thường-hành ác-nghiệp ấy càng nặng thêm, rồi chịu khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

*   Nếu người nào không có 2 loại trọng-yếu ác-nghiệp cũng không có cận-tử ác-nghiệp và thường-hành ác- nghiệp, sau khi người ấy chết thì chắc chắn có bình- thường ác-nghiệp có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái- sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  trong  cõi  ác-giới  (địa- ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), tùy theo năng lực quả của ác-nghiệp ấy, rồi chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy mới thoát khỏi cõi ác-giới ấy.

*    4 loại thiện-nghiệp cho quả theo tuần tự

1- Trọng-yếu thiện-nghiệp có 2 loại:

* Vô-sắc-giới thiện-nghiệp.

* Sắc-giới thiện-nghiệp.

 

2-   Cận-tử thiện-nghiệp.

3-  Thường-hành thiện-nghiệp.

4-  Bình-thường thiện-nghiệp.

*    Nếu hành-giả nào thuộc hạng phàm-nhân có khả năng đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết thì chỉ có đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp cao nhất gọi là phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-nghiệp cao nhất trong phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện- tâm cao nhất có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong  thời-kỳ tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có  phi- tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm cao nhất gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc- giới phạm-thiên tột đỉnh gọi là Phi-tưởng phi-phi-tưởng- xứ-thiên, vị phạm-thiên ấy có tuổi thọ lâu nhất là 84.000 đại-kiếp trái đất.

Còn 5 bậc thiền sắc-giới thiện-nghiệp và 3 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp bậc thấp đều trở thành vô-hiệu- quả-nghiệp (ahosikamma) không còn có cơ hội cho quả được nữa.

*    Nếu hành-giả nào thuộc hạng phàm-nhân có khả năng đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết thì chỉ có đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-nghiệp cao nhất trong đệ ngũ thiền sắc-giới thiện- tâm cao nhất có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhikāla) có đệ ngũ thiền sắc-giới quả-tâm cao nhất gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa- sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Quảng-quả-thiên (Vehapphala), có tuổi thọ 500 đại-kiếp trái đất.

Còn 4 bậc thiền sắc-giới thiện-nghiệp bậc thấp còn lại đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không còn có cơ hội cho quả được nữa.

*    Nếu người nào không có bậc thiền nào, mà chỉ có cận-tử đại-thiện-nghiệp phát sinh lúc lâm chung, sau khi người ấy chết thì chính cận-tử đại-thiện-nghiệp  trong đại-thiện-tâm phát sinh trong lúc lâm chung có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi- sandhikāla)  có  đại-quả-tâm  gọi  là  tái-sinh-tâm  (paṭi- sandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới, tùy theo năng lực của đại-quả-tâm ấy, hưởng quả an-lạc cho đến mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy.

*    Nếu người nào không có cận-tử đại-thiện-nghiệp, mà chỉ có thường-hành đại-thiện-nghiệp, sau khi người ấy chết thì chính thường-hành đại-thiện-nghiệp ấy trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới, hưởng quả an-lạc cho đến mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy.

*   Nếu người nào không có thường-hành thiện-nghiệp, mà chắc chắn có bình-thường đại-thiện-nghiệp, sau khi người ấy chết thì chính bình-thường đại-thiện-nghiệp ấy trong đại-thiện-tâm mới có cơ hội cho quả trong thời- kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là  tái-sinh-tâm  (paṭisandhicitta)  làm  phận  sự  tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới, hưởng quả an-lạc cho đến mãn quả của đại-thiện-nghiệp ấy.

Nghiệp theo tuần tự cho quả theo bộ Visuddhimagga và bộ Chú-giải Aṅguttaranikāya

Trong bộ Visuddhimagga (Thanh-Tịnh-Đạo) và bộ Chú-giải Aṅguttaranikāya Aṭṭhakathā (Chú-giải Chi-bộ- kinh) trình bày sắp đặt về 4 nghiệp theo tuần tự cho quả như sau:

1-  Trọng-yếu-nghiệp (garukakamma).

2-  Nghiệp được tạo nhiều lần (bahulakamma).

3- Cận-tử-nghiệp (āsannakamma).

4- Bình-thường-nghiệp (kaṭattākamma).

Trong bộ Thanh-Tịnh-Đạo và bộ Chú-giải Chi-bộ- kinh giải thích rằng:

Tuy cận-tử-nghiệp là nghiệp phát sinh lúc lâm chung, nhưng không phải lúc nào cũng có khả năng, có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau được.

Ví dụ: Trường hợp cận-tử-nghiệp có năng lực quá yếu, không có khả năng làm cho phát sinh 1 trong 3 đối- tượng là kamma: nghiệp hoặc kammanimitta: hiện- tượng của nghiệp hoặc gatinimitta: hiện-tượng cõi-giới tái-sinh làm đối-tượng trong cận-tử lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta), thì cận-tử-nghiệp ấy không có khả năng cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau được. Khi ấy nghiệp được tạo nhiều lần (thường-hành-nghiệp) có nhiều năng lực, có khả năng làm cho phát sinh 1  trong 3 đối-tượng là kamma: nghiệp hoặc kamma- nimitta: hiện-tượng của nghiệp hoặc gatinimitta: hiện- tượng cõi-giới tái-sinh làm đối-tượng trong cận-tử lộ- trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta), nên sau khi chết, nghiệp được tạo nhiều lần thường-hành-nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau trong cõi- giới nào tuỳ theo năng lực quả của nghiệp ấy.

Vì vậy, bộ Chú-giải Thanh-Tịnh-Đạo và Chi-bộ-kinh sắp đặt nghiệp được tạo nhiều lần  (bahulakamma)  tương đương với thường-hành-nghiệp (āciṇṇakamma) trước cận-tử-nghiệp theo tuần tự cho quả của nghiệp.

(Xong phần 4 loại nghiệp cho quả theo tuần tự)