Quyển 9 - Pháp Hành Thiền Định (tái bản)

PHÁP HÀNH THIỀN ĐỊNH – PHẦN II

By Nền Tảng Phật Giáo

June 01, 2020

Pháp-hành thiền-định có 2 phần:

– Đối-tượng thiền-định.

– Tâm biết đối-tượng thiền-định.

I- Đối-Tượng Thiền-Định

Đối-tượng thiền-định (samathakammaṭṭhāna) là đối- tượng của pháp-hành thiền-định, gồm có 40 đề-mục thiền- định chia ra làm 7 loại như sau:

1- 10 đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa.

2- 10 đề-mục thiền-định tử-thi asubha.

3- 10 đề-mục thiền-định niệm-niệm anussati.

4- 4 đề-mục thiền-định tứ-vô-lượng-tâm appamaññā.

5- 1 đề-mục thiền-định vật-thực đáng nhờm āhāre paṭikkūlasaññā.

6- 1 đề-mục thiền-định phân tích tứ-đại (catudhātuvavatthāna).

7- 4 đề-mục thiền-định vô-sắc (āruppa).

1- 10 Đề-Mục Thiền-Định Hình Tròn Kasiṇa

1.1- Đề-mục thiền-định hình tròn đất (pathavīkasiṇa).

1.2- Đề-mục thiền-định hình tròn nước (āpokasiṇa).

1.3- Đề-mục thiền-định hình tròn lửa (tejokasiṇa).

1.4- Đề-mục thiền-định gió (vāyokasiṇa).

1.5- Đề-mục thiền-định hình tròn màu xanh (nīlakasiṇa).

1.6- Đề-mục thiền-định hình tròn màu vàng (pītakasiṇa).

1.7- Đề-mục thiền-định hình tròn màu đỏ (lohitakasiṇa).

1.8- Đề-mục thiền-định hình tròn màu trắng (odātakasiṇa).

1.9- Đề-mục thiền-định hư không (ākāsakasiṇa).

1.10- Đề-mục thiền-định ánh sáng (ālokakasiṇa).

Đó là 10 đề-mục thiền-định (kasiṇa) làm đối-tượng của pháp-hành thiền-định.

2- 10 đề-mục thiền-định tử-thi (asubha)

2.1- Đề-mục tử-thi trải qua 2-3 ngày (uddhumātaka).

2.2- Đề-mục tử-thi biến sang màu tím thâm (vinīlaka).

2.3- Đề-mục tử-thi chảy máu mủ (vipubbaka).

2.4- Đề-mục tử-thi bị chặt đứt thành nhiều đoạn (vicchiddaka).

2.5- Đề-mục tử-thi bị chó, quạ, diều hâu, kên kên cắn xé ăn thịt, bỏ rải rác (vikkhāyitaka).

2.6- Đề-mục tử-thi bị chặt tay, chân, đầu, mình bỏ rải rác (vikkhittaka).

2.7- Đề-mục tử-thi bị đâm lủng nhiều lỗ (hatavikkhittaka).

2.8- Đề-mục tử-thi có máu chảy lai láng (lohitaka).

2.9- Đề-mục tử-thi có giòi (puḷuvaka).

2.10- Đề-mục tử-thi còn bộ xương trắng (aṭṭhika).

Đó là 10 đề-mục thiền-định tử-thi (asubha) làm đối-tượng của pháp-hành thiền-định.

3- 10 đề-mục thiền-định niệm-niệm (anussati)

3.1- Đề-mục niệm-niệm 9 ân Đức-Phật (Buddhānussati).

3.2- Đề-mục niệm-niệm 6 ân Đức-Pháp (Dhammānussati).

3.3- Đề-mục niệm-niệm 9 ân Đức-Tăng (Saṃghānussati).

3.4- Đề-mục niệm-niệm giới trong sạch của mình (sīlānussati).

3.5- Đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình (cāgānussati).

3.6- Đề-mục niệm-niệm 5 pháp Chư-thiên có nơi mình (devatānussati).

3.7- Đề-mục niệm-niệm trạng-thái tịch tịnh an-lạc Niết-bàn (upasamānussati).

3.8- Đề-mục niệm-niệm sự chết (maraṇānussati).

3.9- Đề-mục niệm 32 thể trọc (trược) trong thân của mình (kāyagatāsati).

3.10- Đề-mục niệm hơi thở vào, hơi thở ra (ānāpānassati).

Đó là 10 đề-mục thiền-định niệm-niệm (anussati) làm đối- tượng của pháp-hành thiền-định.

4- Bốn đề-mục thiền-định vô-lượng-tâm (appamaññā)

4.1- Đề-mục niệm rải tâm-từ (mettā) đến chúng-sinh vô-lượng.

4.2- Đề-mục niệm rải tâm-bi (karuṇā) đến chúng- sinh vô-lượng.

4.3- Đề-mục niệm rải tâm-hỷ (muditā) đến chúng-sinh vô-lượng.

4.4- Đề-mục niệm rải tâm-xả (upekkhā) đến chúng-sinh vô-lượng.

Đó là 4 đề-mục thiền-định niệm rải tâm từ, bi, hỷ, xả đến chúng-sinh vô-lượng (appamaññā) làm đối-tượng của pháp- hành thiền-định.

5- Đề-mục vật thực đáng nhờm gớm (āhārepaṭikkūlasaññā)

6- Đề-mục thiền-định phân tích tứ-đại (catudhātuvavatthāna)

7- Bốn đề-mục thiền-định vô-sắc (āruppa)

Trong 4 đề-mục thiền-định vô-sắc, mỗi đề-mục riêng biệt chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới riêng biệt mà thôi như sau:

7.1- Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ nhất gọi là ākāsa- paññatti chỉ để chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới gọi là ākāsānañcāyatanajjhāna: Không-vô-biên-xứ-thiền mà thôi.

7.2- Đề-mục thiền vô-sắc-giới thứ nhì gọi là paṭhamā- ruppaviññāṇa chỉ để chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới gọi là viññāṇañcāyatanajjhāna: Thức-vô-biên-xứ-thiền mà thôi.

7.3- Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ ba gọi là natthi- bhāvapaññatti chỉ để chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới gọi là ākiñcaññāyatanajjhāna: Vô-sở-hữu-xứ-thiền mà thôi.

7.4- Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ tư gọi là tatiyā- ruppaviññāṇa chỉ để chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới gọi là nevasaññānāsaññāyatanajjhāna: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ- thiền mà thôi.

Đó là 4 đề-mục thiền-định vô-sắc mà mỗi đề-mục vô-sắc chỉ có thể chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới riêng biệt mà thôi.

Gồm có 40 đề-mục thiền-định.

Trong 40 đề-mục thiền-định phân loại 3 loại nimitta, 3 loại bhāvanā, 3 loại samādhi.

Ba Loại Nimitta

1- Parikammanimitta: Đối-tượng đề-mục thiền-định ban đầu làm đối-tượng của parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định.

Tất cả 40 đề-mục thiền-định đều là parikammanimitta.

2- Uggahanimitta: Đối-tượng thô-ảnh tương-tự của parikammanimitta (đối-tượng đề-mục thiền-định ban đầu) ấy phát sinh rõ ở trong tâm theo ý-môn-lộ-trình-tâm (manodvāra- vīthicitta) có tác-hành-tâm (javanacitta) là dục-giới đại-thiện- tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm của bậc Thánh A-ra-hán, biết rõ đối-tượng thô-ảnh tương-tự của parikammanimitta ấy.

Trong 40 đề-mục thiền-định chỉ có 22 đề-mục thiền-định trực tiếp có uggahanimitta và 18 đề-mục thiền-định gián tiếp có uggahanimitta.

– Đề-mục thiền-định trực-tiếp có uggahanimitta có 22 đề- mục là 4 bhūtakasiṇa + 4 vaṇṇakasiṇa + ākāsakasiṇa + ālokakasiṇa + 10 asubha + kāyāgatāsati + ānāpānassati.

– Đề-mục thiền-định gián-tiếp có uggahanimitta có 18 đề- mục là 6 anussati + upasamānussati + maraṇānussati + 4 appamaññā + āhārepaṭikūlasaññā + catudhātuvavatthāna + 4 āruppakammaṭṭhāna.

3- Paṭibhāganimitta: Đối-tượng quang-ảnh trong-sáng của đối-tượng uggahanimitta (đối-tượng thô-ảnh tương-tự) ấy, trở nên hoàn toàn trong sáng được phát sinh rõ ở trong tâm của hành-giả, theo ý-môn-lộ-trình-tâm (manodvāravīthicitta).

(22 đề-mục thiền-định trực-tiếp có uggahanimitta rồi trở thành trực-tiếp có paṭibhāganimitta và 8 đề-mục thiền-định là 4 appamaññā + 4 āruppakammaṭṭhāna gián-tiếp có paṭibhāga- nimitta, gồm có 30 đề-mục thiền-định.)

II- Tâm Biết Đối-Tượng Thiền-Định

Tâm biết đối-tượng thiền-định có 3 giai đoạn:

1- Parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu thực hành pháp-hành thiền-định với parikammasamādhi: Sơ-định ban đầu trong đề-mục thiền-định.

2- Upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền với upacārasamādhi: Cận-định trong đề-mục thiền-định ấy.

3 – Appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền với appanāsamādhi: An-định trong đề-mục thiền-định ấy.

Ba Loại Bhāvanā, ba Loại Samādhi

1- Parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định.

Hành-giả bắt đầu thực-hành pháp-hành thiền-định với các dục-giới lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục có đối-tượng parikammanimitta: Đối-tượng đề-mục thiền- định ban đầu tiến triển tốt trở thành đối-tượng uggahanimitta: Đối-tượng thô-ảnh tương-tự của parikammanimitta (đối- tượng đề-mục thiền-định ban đầu) ấy.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm gọi là parikammasamādhi: Sơ-định ban đầu trong đề-mục thiền-định còn cách xa bậc thiền sắc-giới (mahaggatajjhāna).

Tất cả 40 đề-mục thiền-định đều có parikammabhāvanā và parikammasamādhi.

2- Upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền:

Hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-định với các dục-giới ý-môn lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục có đối-tượng uggahanimitta: Đối-tượng thô-ảnh tương-tự của đề-mục thiền-định ấy tiến triển tốt trở thành đối- tượng paṭibhāganimitta: Đối-tượng quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định ấy dẫn đến gần bậc thiền sắc-giới.  Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm gọi là upacārasamādhi: Cận-định trong đề- mục thiền-định ấy gần đạt đến gần bậc thiền sắc-giới (mahaggatajjhāna).

Trong các dục-giới lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm là dục- giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục có đối-tượng đề-mục thiền-định tiến triển tốt chia làm 2 giai đoạn:

* Dục-giới lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) là dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục ở giai đoạn đầu còn cách xa bậc thiền sắc-giới, gọi là parikammabhāvanā.

* Dục-giới lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) là dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục ở giai đoạn sau gần bậc thiền, gọi là upacārabhāvanā.

Trong 40 đề-mục thiền-định chỉ có 10 đề-mục trực tiếp có upacārabhāvanā và upacārasamādhi mà thôi.

3- Appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền:

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với sắc-giới lộ- trình thiền-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) chứng đắc sắc-giới thiền-thiện-tâm hoặc sắc-giới thiền-duy-tác-tâm, gọi là Appanābhāvanā: Chứng đắc bậc thiền sắc-giới phát sinh có paṭibhāganimitta đối-tượng quang-ảnh trong-sáng của đề- mục thiền-định ấy.

Định-tâm đồng sinh với sắc-giới thiện-tâm ấy gọi là appanāsamādhi: An-định trong đề-mục thiền-định ấy, chứng đắc bậc thiền-sắc-giới (mahaggatajjhāna).

Trong 40 đề-mục thiền-định chỉ có 30 đề-mục dẫn đến appanābhāvanā và appanāsamādhi chứng đắc các bậc thiền mà thôi. Chứng đắc bậc thiền sắc-giới hoặc vô-sắc-giới nào hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng của mỗi đề-mục thiền-định ấy.

(Xem nghi thức lễ thọ pháp-hành thiền-định trong phần cuối pháp-hành thiền-định này.)

 30 đề-mục là 10 đề-mục kasiṇa + 10 đề-mục asubha + kāyagatāsati + ānāpānassati + 4 appamaññā + 4 āruppakammaṭṭhāna.