Quyển 9 - Pháp Hành Thiền Định (tái bản)

PHÁP HÀNH THIỀN ĐỊNH – PHẦN XIII

By Nền Tảng Phật Giáo

June 01, 2020

Quả của pháp-hành thiền-định

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định:

– Nếu hành-giả nào mới đạt đến sơ-định (parikamma-samādhi) định-tâm ở giai đoạn đầu và đạt đến cận-định (upacārasamādhi) định-tâm ở giai đoạn giữa, 2 loại định-tâm này còn thuộc về dục-giới thiện-tâm, thì đại-thiện-nghiệp trong dục-giới thiện-tâm ấy có cơ hội cho quả an-lạc bình thường trong kiếp hiện-tại.

Sau khi hành-giả chết, nếu đại-thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭi-sandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau làm người trong cõi người hoặc hóa-sinh làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trong 6 cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi thiện-giới ấy cho đến tuổi thọ.

– Nếu hành-giả là hạng người tam-nhân (tihetuka-puggala) có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và tiếp theo chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, thì được hưởng sự an-lạc vi-tế ngay trong kiếp hiện-tại và kiếp kế-tiếp như sau:

– Nhập bậc thiền đã chứng đắc để hưởng sự an-lạc trong kiếp hiện-tại.

– Chứng đắc đủ 9 bậc thiền, có khả năng luyện tập phép thần-thông (abhiññā).

– Sử dụng bậc thiền làm nền tảng để thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.

– Bậc thiền hỗ trợ bậc Thánh nhập Thánh-quả-tâm.

– Chứng đắc đủ 9 bậc thiền hỗ trợ bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán nhập diệt-thọ-tưởng.

6- Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên.

– Vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.

Giảng giải

1- Nhập thiền đã chứng đắc để hưởng sự an-lạc trong kiếp hiện-tại.

Khi hành-giả đã chứng đắc bậc thiền nào rồi, muốn nhập thiền (jhānasamāpatti) ấy, để hưởng sự an-lạc trong bậc thiền ấy, hành-giả cần phải luyện tập 5 pháp-thuần-thục (vasībhāva) như sau:

Vasībhāva có 5 pháp-thuần-thục

1- Āvajjana vasībhhāva: Hành-giả có khả năng thuần thục quán triệt chi-thiền với ý-môn-hướng-tâm.

2- Samāpajjana vasībhāva: Hành-giả có khả năng thuần thục nhập bậc thiền ấy.

3-Adhiṭṭhāna vasībhāva: Hành-giả có khả năng thuần thục phát nguyện ấn định thời gian nhập bậc thiền ấy.

4- Vuṭṭhāna vasībhāva: Hành-giả có khả năng thuần thục ấn định thời gian xả bậc thiền ấy.

5- Paccavekkhaṇa vasībhāva: Hành-giả có khả năng thuần thục quán triệt chi-thiền với tác-hành-tâm.

Hành-giả có 5 pháp thuần thục có khả năng nhập bậc thiền ấy, để hưởng sự an-lạc kiếp hiện-tại, trong khoảng thời gian suốt 1 giờ hoặc 2-3 giờ tùy theo ý nguyện của hành-giả.

Nếu hành-giả đã chứng đắc tất cả 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm thì hành-giả muốn nhập bậc thiền nào do ý nguyện.

Ví dụ: Có ý nguyện muốn nhập đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả hướng tâm đến đối-tượng paṭi-bhāganimitta của đề-mục thiền-định ấy, rồi nhập đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, theo đệ nhị thiền sắc-giới lộ-trình-tâm (jhānasamāpattivīthicitta) các tâm sinh diệt tuần tự như sau:

Đồ biểu nhập thiền lộ-trình-tâm

 

Giải thích:

Hành-giả trước tiên nhập đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm theo lộ-trình-tâm jhānasamāpattivīthicitta như sau:

“Bhavaṅgacitta, bhavaṅgacalana, bhavaṅgupaccheda, manodvārāvajjanacitta, parikamma, upacāra, anuloma, gotrabhū, jhānakusalacitta (phát sinh liên tục nhiều sát-na-tâm), bhavaṅgacitta,… chấm dứt nhập thiền sắc-giới lộ-trình-tâm.

Nhập thiền sắc-giới lộ-trình-tâm

1- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm trước, viết tắt ( bha)

2- Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động, vt (na)

3- Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị cắt đứt, vt (na)

4- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm, vt (ma)

5- Parikamma: Tâm chuẩn bị đệ nhị thiền, vt (pari)

6- Upacāra: Tâm cận đệ nhị thiền, vt (upa)

7- Anuloma: Tâm thuận theo đệ nhị thiền vt (upa)

8- Gotrabhu: Tâm chuyển cõi-giới , vt (got)

9- Jhānacitta: Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm sinh rồi diệt liên tục không ngừng suốt thời gian nhập đệ nhị thiền sắc giới thiện-tâm ấy, vt (jha)

10- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm sau. vt (bha)

Chấm dứt nhập đệ nhị thiền sắc-giới lộ-trình-tâm.

Hành-giả đã nhập đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm thì đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm sinh rồi diệt liên tục không ngừng trong suốt thời gian mà hành-giả đã phát nguyện 1 giờ hoặc 2-3 giờ theo ý nguyện của hành-giả.

Trong khi nhập thiền, chỉ có các đệ nhị thiền sắc-giới lộ-trình-tâm phát sinh trong ý-môn-lộ-trình-tâm mà thôi, hưởng sự an-lạc trong thiền.

Ngoài ra, ngũ-môn-lộ-trình-tâm không phát sinh, nên hành-giả không thấy, không nghe, không ngửi, không nếm, không cảm giác được các đối-tượng khác, cho đến khi mãn thời gian phát nguyện, đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm tự động chấm dứt.

Khi ấy, hành-giả trở lại cuộc sống bình thường, nhãn-thức-tâm nhìn thấy đối-tượng sắc; nhĩ-thức-tâm nghe đối-tượng âm thanh; tỷ-thức-tâm ngửi đối-tượng hương; thiệt-thức-tâm nếm đối-tượng vị; thân-thức-tâm cảm giác đối-tượng cứng mềm, nóng lạnh, … ý-thức-tâm biết các đối-tượng pháp, v.v…

2- Chứng đắc đủ 9 bậc thiền, có khả năng luyện tập phép thần-thông (abhiññā).

Nếu chứng đắc đủ 9 bậc thiền: 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới thì hành-giả có thể luyện tập phép tam-giới thần-thông (lokiya abhiññā).

Tam-giới thần-thông có 5 loại:

– Iddhividha abhiññā: Đa-dạng-thông.

– Dibbasota abhiññā: Thiên-nhĩ-thông.

– Paracittavijānana abhiññā: Tha-tâm-thông.

– Pubbenivasānussati abhiññā: Tiền-kiếp-thông.

– Dibbacakkhu abhiññā: Thiên-nhãn-thông.

3- Sử dụng bậc thiền làm nền tảng để thực-hành pháp-hành thiền-tuệ.

Sau khi đã chứng đắc bậc thiền nào rồi, hành-giả có thể sử dụng bậc thiền ấy làm nền tảng, làm đối-tượng, để thực-hành pháp-hành thiền-tuệ như sau:

– Nếu hành-giả sử dụng chi-thiền (jhānaṅga) làm đối-tượng niệm-thọ (thọ lạc, thọ xả) trong thọ-niệm-xứ, thuộc về danh-pháp (nāmadhamma).

– Nếu hành-giả sử dụng tâm-thiền (jhānacitta) làm đối-tượng niệm-tâm (sắc-giới thiện-tâm) trong tâm-niệm-xứ, thuộc về danh-pháp (nāmadhamma)…

– Hadayavatthu: Sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm thuộc về sắc-pháp (rūpadhamma).

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có đối-tượng danh-pháp, sắc-pháp của bậc thiền ấy làm đối-tượng thiền-tuệ.

Khi hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có đối-tượng thiền-tuệ là danh-pháp hoặc sắc-pháp, trí-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ thật-tánh của danh-pháp, sắc-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp là pháp-vô-ngã.

Tiếp tục trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn theo bậc thiền ấy, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Bậc thiền ấy trở thành siêu-tam-giới-thiền-tâm có đối-tượng Niết-bàn.

Cho nên, siêu-tam-giới-thiền-tâm có 5 bậc thiền, từ đệ nhất thiền siêu-tam-giới-tâm cho đến đệ ngũ thiền siêu-tam-giới-tâm đều có đối-tượng Niết-bàn (Khác với tam-giới-thiền-tâm có đối-tượng là 11 đề-mục thiền-định).

4- Bậc thiền hỗ trợ Thánh-nhân nhập Thánh-quả-tâm

Hành-giả là bậc Thánh-nhân đã chứng đắc Thánh-quả-tâm bậc cao cuối cùng, có ý nguyện muốn nhập Thánh-quả-tâm (phalasamāpatti) ấy suốt thời gian 1 giờ hoặc 2-3 giờ theo ý nguyện của bậc Thánh-nhân ấy, để hưởng sự an-lạc tịch tịnh Niết-bàn. Hành-giả cần phải có bậc thiền hỗ trợ cho việc nhập Thánh-quả-tâm ấy.

Ví dụ: Nếu bậc Thánh A-ra-hán đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới duy-tác-tâm thì chỉ nhập A-ra-hán-Thánh-quả mà thôi, còn 5 bậc thiền sắc-giới duy-tác-tâm, bậc Thánh A-ra-hán muốn sử dụng bậc thiền nào nhập A-ra-hán-Thánh-quả cũng được.

(Bậc Thánh-nhân đã chứng đắc Thánh-quả bậc cao không nhập Thánh-quả bậc thấp, còn chứng đắc đủ 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, muốn nhập bậc thiền nào tùy theo ý nguyện của bậc Thánh-nhân.)

5- Chứng đắc đủ 9 bậc thiền hỗ trợ bậc Thánh-Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán nhập diệt thọ tưởng.

Hành-giả là bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī) hoặc bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta) có ý nguyện muốn nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti) cần phải có đủ 2 năng-lực (bala):

– Năng-lực của thiền-định (samathabala) chứng đắc 9 bậc thiền: 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới.

– Năng-lực của thiền-tuệ (vipassanābala) phải là bậc Thánh Bất-lai-Thánh-quả hoặc bậc Thánh A-ra-hán-Thánh-quả.

Do nhờ 2 năng-lực ấy, bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī) hoặc bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta) có thể nhập diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti) nghĩa là diệt tâm, tâm sở và sắc-pháp phát sinh từ tâm (chỉ còn lại sắc-pháp phát sinh từ nghiệp, từ thời tiết và từ vật thực mà thôi) suốt thời gian 7 ngày đêm, hoàn toàn không có khổ thân, khổ tâm nào cả.

Qua 7 ngày đêm, tự động xả diệt-thọ-tưởng (nirodha-samāpatti), bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī) hoặc bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta) trở lại cuộc sống bình thường thở vào, thở ra, 6 thức-tâm: Nhãn-thức-tâm, nhĩ-thức-tâm, tỷ-thức-tâm, thiệt-thức-tâm, thân-thức-tâm, ý-thức-tâm tiếp xúc với 6 đối-tượng: Đối-tượng sắc, đối-tượng thanh, đối-tượng hương, đối-tượng vị, đối-tượng xúc, đối-tượng pháp như bình thường.

(Nhập Thánh-quả-tâm và nhập diệt-thọ-tưởng sẽ giảng giải rộng trong Quyển X, Pháp-Hành Thiền-Tuệ, phần Quả của thiền-tuệ.)

6- Bậc thiền cho quả tái-sinh kiếp sau

– Sắc-giới-thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm chắc chắn sẽ cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trong 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên.

– Vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 vô-sắc-giới thiện-tâm chắc chắn sẽ cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trong 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.

Sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh

Hành-giả nào thuộc hạng người tam-nhân (tihetuka-puggala) có khả năng đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm giữ gìn duy trì cho đến lúc lâm chung,

Sau khi hành-giả ấy, chắc chắn sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trên 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên.

16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên chia ra 4 tầng trời theo 4 sắc-giới quả-tâm như sau:

1-Tầng trời đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời

– Brahmapārisajjā: Tầng trời Phạm-chúng-thiên.

– Brahmapurohitā: Tầng trời Phạm-sư-thiên.

– Mahābrahnā: Tầng trời Đại-phạm-thiên.

2- Tầng trời đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời

– Parittābhā: Tầng trời Thiểu-quang-thiên.

– Appamāṇābhā: Tầng trời Vô-lượng-thiên.

– Ābhassarā: Tầng trời Quang-âm-thiên.

3- Tầng trời đệ tam thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời

– Parittasubhā: Tầng trời Thiểu-tịnh-thiên.

– Appamāṇasubhā: Tầng trời Vô lượng tịnh-thiên.

– Subhakiṇhā: Tầng trời Biến-tịnh-thiên.

4- Tầng trời đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm có 7 tầng trời

– Vehapphalā: Tầng trời Quảng-quả-thiên.

– Asaññasattā: Tầng trời Vô-tưởng-thiên.

* Suddhāvāsa: Tầng trời Tịnh-cư-thiên có 5 tầng trời này chỉ dành cho bậc Thánh Bất-lai chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm mà thôi.

– Avihā: Tầng trời Vô-phiền-thiên.

– Atappā: Tầng trời Vô-nhiệt-thiên.

– Sudassā: Tầng trời Thiện-hiện-thiên.

– Sudassī: Tầng trời Thiện-kiến-thiên,

– Akaniṭṭhā: Tầng trời Sắc-cứu-cánh-thiên.

Sắc-giới thiện-nghiệp cho quả trên 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên.

Thật ra, sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 5 bậc thiền sắc-giới quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 15 tầng trời sắc-giới phạm-thiên (trừ tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên, bởi vì chư phạm-thiên trên tầng trời này tái-sinh kiếp sau bằng rūpapaṭisandhi đó là jīvita-navakakalāpa: Nhóm sắc-pháp có sắc-mạng-chủ thứ 9).

Thiền sắc-giới có 5 bậc thiền

Đối với hành-giả thuộc hạng mandapuggala: Hành-giả có trí-tuệ chậm thực-hành pháp-hành-thiền-định có khả năng chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm theo tuần tự như sau:

1- Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa): Kāmacchanda, byāpāda, thīna-middha, uddhacca-kukkucca, vicikicchā.

2- Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 chi-thiền là vicāra, pīti, sukha, ekaggatā, do chế ngự được chi-thiền vitakka.

3- Đệ tam thiền thiện-tâm có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā, do chế ngự được chi-thiền vicāra.

4- Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha, ekaggatā, do chế ngự được chi-thiền pīti.

5- Đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā, ekaggatā, do thay thế chi-thiền sukha bằng upekkhā.

Thiền sắc-giới có 4 bậc thiền

Đối với hành-giả thuộc hạng tikkhapuggala: Hành-giả có trí-tuệ sắc bén nhanh nhạy có khả năng suy xét thấy rõ trạng-thái thô của chi-thiền vitakka và chi-thiền vicāra cùng một lúc, nên đệ nhị thiền sắc-giới có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā.

Cho nên, hành-giả thuộc hạng tikkhapuggala có 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm theo tuần tự như sau:

1- Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā, do chế ngự được 5 pháp-chướng-ngại (nīvaraṇa): Kāmacchanda, byāpāda, thīna-middha, uddhacca-kukkucca, vicikicchā.

2- Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là pīti, sukha, ekaggatā, do chế ngự được 2 chi-thiền vitakka, vicāra cùng một lúc.

3- Đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha, ekaggatā, do chế ngự được chi-thiền pīti.

4- Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā, ekaggatā, do thay thế chi-thiền sukha bằng chi-thiền upekkhā.

Cõi sắc-giới phạm-thiên có 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên chia ra 4 tầng trời theo 4 bậc thiền sắc-giới quả-tâm.

Như vậy, nếu hành-giả thuộc hạng tikkhapuggala có 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, thì 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên chia ra 4 tầng trời theo 4 bậc thiền sắc-giới quả-tâm không có gì đặc biệt.

– Tuy nhiên nếu hành-giả thuộc hạng mandapuggala có 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, thì 16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên chia ra 4 tầng trời theo 4 bậc thiền sắc-giới quả-tâm, cho nên đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm và đệ tam thiền sắc-giới quả-tâm cho quả chung trong tầng trời đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời.

Quả của 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm

1- Quả của đệ nhất thiền sắc-giới-thiện-tâm

– Hành-giả nào thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) có giới-hạnh trong sạch trọn vẹn làm nền tảng, làm nơi nương nhờ, thực-hành pháp-hành thiền-định có khả năng dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, giữ gìn duy trì cho đến lúc lâm chung gần chết.

Sau khi hành-giả ấy chết, sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời sắc-giới phạm-thiên theo đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm có 3 bậc: Bậc hạ, bậc trung, bậc thượng như sau:

– Đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm bậc hạ làm phận sự tái-sinh kiếp kế tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Brahmapārisajjā: Phạm-chúng-thiên. Chư phạm-thiên trong tầng trời này là thuộc hạ của Đại-phạm-thiên, có tuổi thọ 1/3 a-tăng-kỳ trụ của kiếp trái đất.

– Đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm bậc trung làm phận sự tái-sinh kiếp kế tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Brahmapurohitā: Phạm-sư-thiên. Chư phạm-thiên trong tầng trời này là cố vấn của Đại-phạm-thiên, có tuổi thọ 1/2 a-tăng-kỳ trụ của kiếp trái đất.

– Đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm bậc thượng làm phận sự tái-sinh kiếp kế tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Mahābrahmā: Đại-phạm-thiên. Chư phạm-thiên là những bậc cao cả trong tầng trời này, có tuổi thọ 1 a-tăng-kỳ trụ của kiếp trái đất.

2- Quả của đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm và đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm

* Hành-giả nào đã chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm và đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, giữ gìn duy trì cho đến lúc lâm chung gần chết.

Sau khi hành-giả ấy chết, sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm và đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, cho quả chung trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời sắc-giới phạm-thiên theo đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm có 3 bậc: Bậc hạ, bậc trung, bậc thượng như sau:

– Đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm bậc hạ làm phận sự tái-sinh kiếp kế tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Parittābhā: Thiểu-quang-thiên. Chư phạm-thiên trong tầng trời này có hào quang kém thua chư Phạm-thiên bậc cao, có tuổi 2 đại kiếp trái đất.

– Đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm bậc trung làm phận sự tái-sinh kiếp kế tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Appamāṇābhā: Vô-lượng-thiên. Chư phạm-thiên trong tầng trời này có hào quang vô lượng, có tuổi 4 đại-kiếp trái đất.

– Đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm bậc thượng làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Ābhassarā: Quang-âm-thiên. Chư phạm-thiên trong tầng trời này có hào quang sáng ngời phóng ra từ thân của vị Phạm-thiên, có tuổi 8 đại-kiếp trái đất.

3- Quả của đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm

* Hành-giả nào đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, giữ gìn duy trì cho đến lúc lâm chung gần chết.

Sau khi hành-giả ấy chết, sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm, cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đệ tam thiền sắc-giới quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời đệ tam thiền sắc-giới quả-tâm có 3 tầng trời sắc-giới phạm-thiên theo đệ tam thiền sắc-giới quả-tâm có 3 bậc: Bậc hạ, bậc trung, bậc thượng như sau:

– Đệ tam thiền sắc-giới quả-tâm bậc hạ làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Parittasubhā: Thiểu-tịnh-thiên. Chư Phạm-thiên trong tầng trời này có hào quang xinh đẹp tuyệt vời vẫn còn kém thua Phạm-thiên bậc cao, có tuổi 16 đại-kiếp trái đất.

– Đệ tam thiền sắc-giới quả-tâm bậc trung làm phận sự tái-sinh kiếp kế tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Appamāṇasubhā: Vô-lượng-tịnh-thiên. Chư phạm thiên trong tầng trời này có hào quang xinh đẹp tuyệt vời vô lượng, có tuổi 32 đại-kiếp trái đất.

– Đệ tam thiền sắc-giới quả-tâm bậc thượng làm phận sự tái-sinh kiếp kế tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Subhakiṇhā: Biến-tịnh-thiên. Chư phạm-thiên trong tầng trời này có hào quang xinh đẹp tuyệt vời tỏa ra toàn thân của vị phạm-thiên, có tuổi 64 đại-kiếp trái đất.

4- Quả của đệ ngũ thiền sắc-giới-thiện-tâm

* Hành-giả nào đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, giữ gìn duy trì cho đến lúc lâm chung gần chết.

Sau khi hành-giả ấy chết, sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm, cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm có 7 tầng trời sắc-giới phạm-thiên theo đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm như sau:

– Vehapphalābhūmi: Tầng trời Quảng-quả-thiên

* Hành-giả nào là hạng phàm-nhân hoặc bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới-thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ ngũ thiền sắc-giới-thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Vehapphalā: Quảng-quả-thiên. Chư Phạm-thiên trong tầng trời này có tuổi thọ bền vững lâu dài đủ 500 đại-kiếp trái đất.

Còn 9 tầng trời sắc-giới phạm-thiên bậc thấp có tuổi thọ không bền vững:

– Nếu mỗi khi kiếp trái đất bị hủy hoại bằng lửa thì 6 cõi trời dục-giới và 3 tầng trời đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm cũng đều bị hủy hoại.

– Nếu mỗi khi kiếp trái đất bị hủy hoại bằng nước thì 6 cõi trời dục-giới, 3 tầng trời đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm và 3 tầng trời đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm cũng đều bị hủy hoại.

– Nếu mỗi khi kiếp trái đất bị hủy hoại bằng gió thì 6 cõi trời dục-giới, 3 tầng trời đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm, 3 tầng trời đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm và 3 tầng trời đệ tam thiền sắc-giới quả-tâm 3 cõi của tầng trời đệ nhất thiền sắc-giới cũng đều bị hủy hoại. Cho nên 9 tầng trời sắc-giới phạm-thiên bậc thấp này không có bền vững lâu dài cho đến hết tuổi thọ.

– Asaññasattābhūmi: Tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên

* Hành-giả nào là hạng phàm-nhân đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm này, vốn có tâm nhàm chán 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn), bởi vì nhàm chán tâm biết các đối-tượng, nên có ý nguyện chỉ muốn có sắc-uẩn mà thôi.

Vì vậy, sau khi hành-giả ấy chết, do nguyện lực của hành-giả, sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có jīvitanavakakalāpa: Nhóm sắc-pháp có sắc-mạng-chủ thứ 9 làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Asaññasattābhūmi: Vô-tưởng-thiên.

Chư Phạm-thiên trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên Asaññasattābhūmi: Vô-tưởng-thiên này chỉ có nhất uẩn là sắc-uẩn mà thôi, chư phạm-thiên chỉ có thân không có tâm, có tuổi thọ sống lâu suốt 500 đại-kiếp trái đất.

– Suddhāvāsabhūmi: Tầng trời Tịnh-cư-thiên có 5 tầng

– Avihā: Tầng trời Vô-phiền-thiên.

– Atappā: Tầng trời Vô-nhiệt-thiên.

– Sudassā: Tầng trời Thiện-hiện-thiên.

– Sudassī: Tầng trời Thiện-kiến-thiên.

– Akaniṭṭhā: Tầng trời Sắc-cứu-cánh-thiên.

Hành-giả là bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī) đã chứng đắc đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm.

Sau khi Thánh Bất-lai chết, sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đệ tứ thiền sắc-giới-quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 5 tầng trời sắc-giới phạm-thiên Suddhāvāsabhūmi: Tịnh-Cư-Thiên tùy theo năng lực của 5 pháp-chủ (indriya) là tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi bậc Thánh Bất-lai như sau:

– Nếu bậc Thánh Bất-lai có tín-pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại, thì đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Avihā-bhūmi: Vô-phiền-thiên, có tuổi thọ 1.000 đại-kiếp trái đất.

– Nếu bậc Thánh Bất-lai có tấn-pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại, thì đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Atappā-bhūmi: Vô-nhiệt-thiên có tuổi thọ 2.000 đại-kiếp.

– Nếu bậc Thánh Bất-lai có niệm-pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại, thì đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Sudassā-bhūmi: Thiện-hiện-thiên, có tuổi thọ 4.000 đại-kiếp.

– Nếu bậc Thánh Bất-lai có định-pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại, thì đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Sudassībhūmi: Thiện-kiến-thiên, có tuổi thọ 8.000 đại-kiếp.

– Nếu bậc Thánh Bất-lai có tuệ-pháp-chủ nhiều năng lực hơn 4 pháp-chủ còn lại, thì đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên Akaniṭṭhā-bhūmi: Sắc-cứu-cánh-thiên, có tuổi thọ 16.000 đại-kiếp.

Bậc Thánh Bất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại 1 trong 5 tầng trời Tịnh-cư-thiên ấy, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Cõi vô-sắc-giới có 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên

1- Ākāsānañcāyatanabhūmi: Tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên Không-vô-biên-xứ-thiên.

2- Viññāṇañcāyatanabhūmi: Tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên Thức-vô-biên-xứ-thiên.

3- Ākiñcaññāyatanabhūmi: Tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên Vô-sở-hữu-xứ-thiên.

4- Nevasaññānāsaññāyatanabhūmi: Tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên.

Vô-sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.

Thật ra, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 4 bậc thiền vô-sắc-giới quả-tâm gọi là paṭisandhi-citta: Vô-sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.

Thiền vô-sắc-giới có 4 bậc thiền

Thiền vô-sắc-giới có 4 bậc thiền mà mỗi bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm có mỗi đối-tượng thiền-định vô-sắc riêng biệt để chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ấy. Cho nên, đối-tượng thiền-định vô-sắc có 4 loại để chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Sau khi đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, để chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm theo tuần tự.

1- Hành-giả nào thực-hành pháp-hành thiền-định với đối-tượng thiền-định vô-sắc gọi là ākāsapaññatti dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākāsānañcāyatanakusalacitta: Không vô biên xứ thiền thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.

Sau khi hành-giả ấy chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong không-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có không-vô-biên-xứ-thiền quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Vô-sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên Không-vô-biên-xứ-thiên. Chư phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới này chỉ có tâm không có thân, có tuổi thọ 20 000 đại-kiếp trái đất.

2- Hành-giả nào thực-hành pháp-hành thiền-định với đối-tượng thiền-định vô-sắc gọi là pathamāruppa-viññāṇa đó là ākāsānañcāyatanakusalacitta dẫn đến chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là viññāṇañcāyatanakusalacitta: Thức-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.

Sau khi hành-giả ấy chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong thức-vô-biên-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có thức-vô-biên-xứ-thiền quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Vô-sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên Thức-vô-biên-xứ-thiên. Chư phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới này chỉ có tâm không có thân, có tuổi thọ 40 000 đại-kiếp trái đất.

3- Hành-giả nào thực-hành pháp-hành thiền-định với đối-tượng thiền-định vô-sắc gọi là natthibhāvapaññatti dẫn đến chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là ākiñcaññāyatanakusalacitta: Vô-sở-hữu-xứ-thiền thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.

Sau khi hành-giả ấy chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong vô-sở-hữu-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi-kāla) có vô-sở-hữu-xứ-thiền quả-tâm gọi là paṭisandhicitta: Vô-sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên Vô-sở-hữu-xứ-thiên. Chư phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới này chỉ có tâm không có thân, có tuổi thọ 60 000 đại-kiếp trái đất.

4- Hành-giả nào thực-hành pháp-hành thiền-định với đối-tượng thiền-định vô-sắc gọi là tatiyāruppaviññāṇa đó là ākiñcaññāyatanakusalacitta dẫn đến chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là nevasaññānāsaññā-yatanakusalacitta: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā và ekaggatā.

Sau khi hành-giả ấy chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm gọi là paṭi-sandhicitta: Vô-sắc-giới tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên. Chư phạm-thiên trong tầng trời vô-sắc-giới này chỉ có tâm không có thân, có tuổi thọ 84000 đại-kiếp trái đất.

Như vậy, chư phạm-thiên trong 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên chỉ có 4 danh-uẩn là thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn mà thôi gọi là chư phạm-thiên có tứ-uẩn.

Chư phạm-thiên tử sinh luân-hồi

Chư phạm-thiên còn là hạng phàm-nhân (chưa phải là bậc Thánh-nhân) sinh trong tầng trời sắc-giới nào hoặc tầng trời vô-sắc-giới nào, có tuổi thọ sống lâu bao nhiêu đi nữa, đến khi hết tuổi thọ tại tầng trời ấy, đều phải chết, rồi tái-sinh kiếp sau trong cõi-giới khác tùy theo thiện-nghiệp cho quả của mỗi vị phạm-thiên.

* Trong cõi trời sắc-giới, nếu vị phạm-thiên nào không chỉ hưởng sự an-lạc trong tầng trời ấy, mà còn tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, có thể dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào thấp hơn bậc thiền cũ, hoặc ngang bằng bậc thiền cũ, hoặc cao hơn bậc thiền cũ.

Sau khi vị phạm-thiên ấy hết tuổi thọ tại tầng trời ấy (chết), sắc-giới thiện-nghiệp, hoặc vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền thiện-tâm ấy sẽ cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên hoặc tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm, hoặc bậc thiền vô-sắc-giới quả-tâm ấy như sau:

– Nếu vị phạm-thiên nào chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào thấp hơn bậc thiền cũ, thì sau khi vị phạm-thiên ấy chết, sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm bậc thấp ấy cho quả là bậc thiền sắc-giới quả-tâm bậc thấp ấy gọi là tái-sinh-tâm (paṭi-sandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên xuống dưới tầng trời sắc-giới phạm-thiên bậc thấp hơn tầng trời cũ, tương xứng với bậc thiền sắc-giới quả-tâm ấy, vị phạm-thiên hưởng an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên ấy.

– Nếu vị phạm-thiên nào chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ngang bằng với bậc thiền cũ, thì sau khi vị phạm-thiên ấy chết, sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ngang bằng với bậc thiền cũ cho quả là bậc thiền sắc-giới quả-tâm ngang bằng ấy gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trở lại trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên cũ ấy.

– Nếu vị phạm-thiên nào chứng đắc bậc thiền sắc-giới-thiện-tâm nào cao hơn bậc thiền cũ, thì sau khi vị phạm-thiên ấy chết, sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm bậc cao hơn bậc thiền cũ, hoặc vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cho quả là bậc thiền vô-sắc-giới quả-tâm ấy gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên tương xứng với bậc thiền vô-sắc-giới quả-tâm ấy.

– Nếu vị phạm-thiên nào không chứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nào, thì sau khi vị phạm-thiên ấy chết, dục-giới thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm của kiếp trước cho quả tái-sinh kiếp sau xuống cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc 1 trong 6 cõi trời dục-giới.

* Trong tầng trời sắc-giới phạm-thiên Vô-tưởng-thiên, đến khi vị phạm-thiên hết tuổi thọ 500 đại-kiếp trái đất, sau khi vị phạm-thiên ấy chết, thì dục-giới thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm kể từ kiếp thứ 3 trở lui về trước sẽ cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-dục-giới, sinh làm người hoặc sinh làm chư-thiên trong cõi trời-dục-giới.

* Trong cõi trời vô-sắc-giới, nếu vị phạm-thiên nào không chỉ hưởng sự an-lạc trong tầng trời ấy, mà còn tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định, thì chỉ có thể dẫn đến chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ngang bằng với bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũ, hoặc chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cao hơn bậc thiền cũ mà thôi, nhưng mà không thể chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm thấp hơn bậc thiền cũ, bởi vì không có đối-tượng-thiền-định.

– Nếu vị phạm-thiên nào chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ngang bằng với bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũ, thì sau khi vị phạm-thiên ấy chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ngang bằng với bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũ ấy cho quả là bậc thiền vô-sắc-giới quả-tâm ngang bằng ấy gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp làm vị phạm-thiên trở lại trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên cũ ấy, vị phạm-thiên hưởng sự an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy.

– Nếu vị phạm-thiên nào chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cao hơn bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũ, thì sau khi vị phạm-thiên ấy chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm bậc cao hơn bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm cũ ấy cho quả là bậc thiền vô-sắc-giới quả-tâm bậc cao ấy gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp làm vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên cao hơn tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên cũ ấy, vị phạm-thiên hưởng an-lạc cho đến khi hết tuổi thọ trong tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên ấy.

* Trong tầng trời vô-sắc-giới Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên tột đỉnh, vị phạm-thiên ấy chỉ có thể chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm ngang bằng với bậc thiền cũ là bậc thiền phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm mà thôi, không thể chứng đắc bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm bậc thấp, bởi vì không có đề-mục thiền-định.

Sau khi vị phạm-thiên ấy hết tuổi thọ lâu dài nhất suốt 84.000 đại-kiếp trái đất chết, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm cho quả là bậc thiền phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp làm vị phạm-thiên trở lại tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên cũ ấy.

– Nếu vị phạm-thiên nào không chứng đắc bậc thiền phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm cũ, thì sau khi vị phạm-thiên ấy chết, dục-giới thiện-nghiệp trong đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ của kiếp trước cho quả tái-sinh kiếp sau xuống cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc cõi trời dục-giới.

Như vậy, mỗi chúng-sinh còn là hạng phàm-nhân (chưa phải bậc Thánh-nhân) vẫn còn luẩn quẩn trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Dù chúng-sinh trong cõi đại-địa-ngục Avīci chịu quả khổ của ác-nghiệp, bị thiêu đốt suốt 100 ngàn đại-kiếp trái đất cũng đến lúc mãn quả của ác-nghiệp, được thoát ra khỏi cõi ác-giới, rồi tái-sinh kiếp sau nơi cõi-giới khác tùy theo quả nghiệp của họ.

Dù vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên tột đỉnh Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên hưởng quả an-lạc trong suốt thời gian 84.000 đại-kiếp trái đất, cũng đến lúc hết tuổi thọ, rồi cũng phải tái-sinh kiếp sau xuống cõi dục-giới.

Cho nên, đối với chúng-sinh còn là hạng phàm-nhân chưa phải là bậc Thánh-nhân vẫn còn luẩn quẩn trong vòng tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài.

Cho nên, trong tam-giới gồm có 31 cõi-giới chỉ là nơi tạm-trú của tất cả chúng-sinh mà thôi, chắc chắn không có chúng-sinh nào thường-trú trong cõi-giới nào cố định được cả.

* Đối với chư bậc Thánh-nhân tuy đã trải qua kiếp tử sinh luân-hồi trong ba giới bốn loài từ vô thủy không sao biết được, nhưng mà sau khi trở thành bậc Thánh-nhân rồi, thì kiếp tử sinh luân-hồi bị hạn chế theo mỗi bậc Thánh-nhân như sau:

* Bậc Thánh Nhập-lưu tuyệt đối không còn tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới, chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc cõi trời dục-giới nhiều nhất 7 kiếp nữa mà thôi. Trong kiếp thứ 7, chắc chắn bậc Thánh Nhập-lưu sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Bậc Thánh Nhất-lai chỉ còn tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc cõi trời dục-giới 1 kiếp nữa mà thôi. Trong kiếp ấy, chắc chắn bậc Thánh Nhất-lai sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Bậc Thánh Bất-lai không còn tái-sinh kiếp sau trở lại cõi thiện dục-giới, mà chỉ tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên mà thôi. Bậc Thánh Nhất-lai sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại tầng trời sắc-giới phạm-thiên, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

* Bậc Thánh A-ra-hán đến khi hết tuổi thọ, đồng thời tịch diệt Niết-bàn ngay kiếp hiện-tại ấy, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Tuy nhiên nếu bậc Thánh Nhập-lưu và bậc Thánh Nhất-lai nào đã chứng đắc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm (hoặc các vô-sắc-giới thiện-tâm), thì sau khi bậc Thánh-nhân ấy chết, sắc-giới thiện-nghiệp (hoặc vô-sắc-giới thiện-nghiệp) trong bậc thiền thiện-tâm bậc cao có quyền ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có bậc thiền quả-tâm bậc cao ấy gọi là paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời tương xứng với bậc thiền quả-tâm bậc cao ấy. Vị phạm-thiên Thánh-nhân ấy hưởng an-lạc trong tầng trời ấy cho đến khi hét tuổi thọ tại tầng trời ấy, sau khi vị phạm-thiên ấy chết, chắc chắn sắc-giới thiện-nghiệp (hoặc vô-sắc-giới thiện-nghiệp) trong bậc thiền thiện-tâm bậc cao cho quả có bậc thiền quả-tâm bậc cao gọi là paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời tương xứng với bậc thiền quả-tâm bậc cao ấy.

Thật ra, sau khi bậc Thánh Nhập-lưu và bậc Thánh Nhất-lai trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên hoặc tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên hết tuổi thọ tại tầng trời ấy (chết), không tái-sinh kiếp sau xuống tầng trời bậc thấp, cũng không tái-sinh kiếp sau trở lại tầng trời cũ, mà chỉ có sắc-giới thiện-nghiệp (hoặc vô-sắc-giới thiện-nghiệp) trong bậc thiền thiện-tâm bậc cao cho quả có bậc thiền quả-tâm bậc cao gọi là paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời bậc cao cho đến tầng trời tột đỉnh, sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.