Phước-thiện bố-thí đến bậc Thánh-nhân có quả báu nhiều
Tiền-kiếp của vị thiên-nam Indaka đã tạo phước-thiện bố-thí cúng dường đến vị nào, mà kiếp hiện-tại có được quả báu của phước-thiện bố-thí nhiều như vậy?
Tiền-kiếp của vị thiên-nam Indaka là người nghèo khổ có được một phần cơm ít ỏi, nhìn thấy Ngài Trưởng-lảo Anuruddha đi khất thực đến đứng trước cổng nhà, người nghèo khổ (tiền-kiếp của vị thiên-nam Indaka) đem phần cơm của mình tạo phước-thiện bố-thí cung-kính cúng dường chỉ một vá cơm (kaṭacchubhikkhaṃ dāpesi) đến Ngài Trưởng-lão Anuruddha.
Sau khi người nghèo khổ ấy chết, đại-thiện-nghiệp bố-thí ấy trong đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhi-citta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau hoá-sinh làm vị thiên-nam tam-nhân tên là Indaka trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên, hưởng được quả báu của phước-thiện bố-thí cúng-dường chỉ một vá cơm ấy nhiều gấp bội lần hơn quả báu của tiền-kiếp vị thiên-nam Aṅkura đã tạo phước-thiện bố-thí đến những người không phải là bậc Thánh-nhân, trên quảng đường dài 12 do-tuần, suốt thời gian 10 ngàn năm.
Cho nên, vị thiên-nam Indaka kính bạch với Đức-Thế-Tôn như vậy.
Khi ấy, Đức-Thế-Tôn truyền dạy câu kệ với ý nghĩa:
Người nông dân gieo hạt giống trong những thửa ruộng có đầy cỏ, thu hoạch quả không được nhiều, cũng như thí-chủ tạo phước-thiện bố-thí đến những người có tâm tham-dục sẽ không được quả báu nhiều.
Còn người thí-chủ tạo phước-thiện bố-thí, cung-kính cúng dường đến bậc Thánh A-ra-hán không còn tâm tham dục, nên được quả báu an-lạc nhiều.
Người nông dân gieo hạt giống trong những thửa ruộng có đầy cỏ, thu hoạch quả không được nhiều, cũng như thí-chủ tạo phước-thiện bố-thí đến những người có sân hận, sẽ không được quả báu nhiều.
Còn người thí-chủ tạo phước-thiện bố-thí, cung-kính cúng dường đến bậc ThánhA-ra-hán không còn tâm sân hận nữa, nên được quả báu an-lạc nhiều.
Người nông dân gieo hạt giống trong những thửa ruộng có đầy cỏ, thu hoạch quả không được nhiều, cũng như thí-chủ tạo phước-thiện bố-thí đến những người có si-mê, sẽ không được quả báu nhiều.
Còn người thí-chủ tạo phước-thiện bố-thí, cung-kính cúng dường đến bậc Thánh A-ra-hán không còn tâm si-mê nữa, nên được quả báu an-lạc nhiều.
Người nông dân gieo hạt giống trong những thửa ruộng có đầy cỏ, thu hoạch quả không được nhiều, cũng như thí-chủ tạo phước-thiện bố-thí đến những người có tâm tham-ái nhiều, sẽ không được quả báu nhiều.
Còn người thí-chủ tạo phước-thiện bố-thí, cung-kính cúng dường đến bậc Thánh A-ra-hán không còn tâm tham-ái nữa, nên được quả báu an-lạc nhiều.
Sau khi Đức-Thế-Tôn thuyết giảng những câu kệ như vậy, vị thiên-nam Indaka và vị thiên-nam Aṅkura đều chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và đồng thời số đông chúng-sinh được sự lợi ích, sự an-lạc, sự tiến hoá trở thành bậc Thánh-nhân tuỳ theo năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi chúng-sinh.
Bài viết trích từ cuốn Phước Thiện – Tỳ Khưu Hộ Pháp biên soạn. Quý vị có thể tải sách bản PDF tại đây.