4 Nghiệp Theo Cảnh Giới Cho Quả

Quả của 5 sắc-giới thiện-nghiệp

By Nền Tảng Phật Giáo

April 25, 2015

Quả của 5 sắc-giới thiện-nghiệp

5 sắc-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 5 sắc-giới thiện-tâm. 5 sắc-giới thiện-nghiệp cho quả là 5 sắc-giới quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận-sự tái-sinh (hóa-sinh) (paṭisandhikicca) kiếp-kế-tiếp trong 16 cõi trời sắc-giới phạm-thiên, rồi làm phận-sự hộ-kiếp (bhavaṅgakicca) và cuối cùng làm phận-sự chuyển-kiếp (cutikicca) (chết) chấm dứt kiếp sắc-giới phạm-thiên.

* 5 sắc-giới quả-tâm làm phận-sự tái-sinh (hoá-sinh) kiếp-kế-tiếp trong 4 tầng trời sắc-giới theo 4 bậc thiền sắc-giới quả-tâm. Vì vậy, đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm và đệ tam thiền sắc-giới quả-tâm gom chung lại gọi là đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm.

16 cõi trời sắc-giới phạm-thiên chia thành 4 tầng:

1- Tầng trời đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm có 3 cõi:

2- Tầng trời đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm có 3 cõi :

3- Tầng trời đệ tam thiền sắc-giới quả-tâm có 3 cõi:

4- Tầng trời đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm có 7 cõi:

* Suddhāvāsa: Cõi Tịnh-cư-thiên có 5 cõi này chỉ dành cho bậc Thánh-Bất-lai chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới mà thôi.

Năng Lực Của Thiền Sắc-giới Thiện-Tâm

Thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 bậc thiền mà mỗi bậc thiền trở thành 3 bậc: thiền bậc hạ, thiền bậc trung, thiền bậc thượng do năng lực của 5 vasībhāva: pháp- thuần-thục.

1- Vasībhāva: Pháp-thuần-thục có 5 pháp:

Ví dụ: Hành-giả sau khi đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm

– Nếu hành-giả không thường xuyên nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, nên 5 pháp-thuần-thục (vasī) của bậc thiền ấy không có năng-lực thì đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm ấy trở thành đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm bậc hạ không thể làm nền tảng tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định để chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm.

– Nếu hành-giả thỉnh thoảng nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, nên 5 pháp-thuần-thục (vasī) của bậc thiền ấy chưa đủ năng-lực thì đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm ấy trở thành đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm bậc trung cũng không thể làm nền tảng tiếp tục thực- hành pháp-hành thiền-định để chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm.

– Nếu hành-giả thường xuyên nhập đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, nên 5 pháp-thuần-thục (vasī) của bậc thiền ấy có nhiều năng-lực thì đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm ấy trở thành đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm bậc thượng, rồi hành-giả có khả năng sử dụng bậc thiền ấy làm nền tảng tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định để chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm.

Tương tự, nếu hành-giả thực-hành giống như đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm thì thiền sắc-giới thiện-tâm còn lại là đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm, đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm cũng trở thành 3 bậc thiền: thiền bậc hạ, thiền bậc trung, thiền bậc thượng như đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.

* Mỗi bậc thiền sắc-giới thiện-nghiệp bậc hạ, bậc trung, bậc thượng cho quả tái-sinh kiếp-kế-tiếp trên cõi trời sắc-giới phạm-thiên thấp cao khác nhau như sau:

1- Quả Của Đệ Nhất Thiền Sắc-giới-Thiện-Tâm:

* Nếu hành-giả đã chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới-

thiện-tâm, hành-giả sau khi chết thì chắc chắn đệ nhất thiền sắc-giới-thiện-nghiệp cho quả là đệ nhất thiền sắc-giới-quả-tâm làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong tầng trời đệ nhất thiền sắc-giới quả-tâm có 3 bậc trong 3 cõi trời theo 3 địa vị:

* Đệ nhất thiền sắc-giới-quả-tâm bậc hạ làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi Brahmapārisajjā: Phạm-chúng-thiên. Chư phạm-thiên trong cõi này là thuộc hạ của Đại-phạm-thiên, có tuổi thọ 1/3 a-tăng-kỳ trụ của kiếp trái đất.

* Đệ nhất thiền sắc-giới-quả-tâm bậc trung làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi Brahmapurohitā: Phạm-sư-thiên. Chư phạm-thiên trong cõi này là cố vấn của Đại-phạm-thiên, có tuổi thọ 1/2 a-tăng-kỳ trụ của kiếp trái đất.

* Đệ nhất thiền sắc-giới-quả-tâm bậc thượng làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi Mahābrahnā: Đại-phạm-thiên. Chư phạm-thiên là những bậc cao cả trong tầng trời này, có tuổi thọ 1 a-tăng-kỳ trụ của kiếp trái đất.

2- Quả Của Đệ Nhị Thiền Sắc-Giới-Thiện-Tâm

* Nếu hành-giả đã chứng đắc đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả sau khi chết thì chắc chắn đệ nhị thiền sắc-giới-thiện-nghiệp cho quả là đệ nhị thiền sắc-giới-quả-tâm làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong tầng trời đệ nhị thiền sắc-giới quả-tâm có 3 bậc trong 3 cõi trời theo 3 địa vị:

* Đệ nhị thiền sắc-giới-quả-tâm bậc hạ làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi Parittābhā: Thiểu-quang-thiên. Chư phạm-thiên trong cõi này có hào quang kém thua chư Phạm-thiên bậc cao, có tuổi 2 đại-kiếp trái đất.

* Đệ nhị thiền sắc-giới-quả-tâm bậc trung làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi Appamāṇābhā: Cõi Vô-lượng-thiên. Chư phạm-thiên trong cõi này có hào quang vô lượng, có tuổi 4 đại-kiếp trái đất.

* Đệ nhị thiền sắc-giới-quả-tâm bậc thượng làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi Ābhassarā: Quang- âm-thiên.Chư phạm-thiên có hào quang sáng ngời phóng ra từ thân của Phạm-thiên, có tuổi 8 đại-kiếp trái đất.

3- Quả Của Đệ Tam Thiền Sắc-giới-Thiện-Tâm

* Nếu hành-giả đã chứng đắc đệ tam thiền sắc-giới- thiện-tâm, hành-giả sau khi chết thì chắc chắn đệ tam thiền sắc-giới-thiện-nghiệp cho quả là đệ tam thiền sắc-giới-quả-tâm làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong tầng trời đệ tam thiền sắc-giới quả tâm có 3 bậc trong 3 cõi trời theo 3 địa vị:

* Đệ tam thiền sắc-giới-quả-tâm bậc hạ làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi Parittasubhā: Cõi Thiểu-tịnh-thiên. Chư Phạm-thiên trong cõi này có hào quang xinh đẹp tuyệt vời vẫn còn kém thua Phạm-thiên bậc cao, có tuổi 16 đại-kiếp trái đất.

* Đệ tam thiền sắc-giới-quả-tâm bậc trung làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi Appamāṇābhā: Cõi Vô-lượng-tịnh-thiên. Chư Phạm-thiên trong cõi này có hào quang xinh đẹp tuyệt vời vô lượng, có tuổi 32 đại- kiếp trái đất.

* Đệ tam thiền sắc-giới-quả-tâm bậc thượng làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi Subhakiṇhā: Cõi Biến-tịnh-thiên. Chư Phạm-thiên trong cõi này có hào quang xinh đẹp tuyệt vời tỏa ra toàn thân của Phạm-thiên, có tuổi 64 đại-kiếp trái đất.

4- Quả Của Đệ Tứ Thiền Sắc-giới-Thiện-Tâm Tầng trời đệ tứ thiền sắc-giới quả-tâm có 7 cõi:

* Cõi Vehapphalā: Cõi Quảng-quả-thiên.

* Hành-giả là hạng phàm-nhân hoặc bậc Thánh-Nhập-lưu, hoặc bậc Thánh Nhất-lai đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới-thiện-tâm, hành-giả sau khi chết thì chắc

chắn đệ tứ thiền sắc-giới-thiện-nghiệp cho quả là đệ tứ thiền sắc-giới-quả-tâm làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong tầng trời đệ tứ thiền sắc-giới-quả-tâm gọi là cõi Vehapphalā: Cõi Quảng-quả-thiên. Chư Phạm-thiên trong cõi này có quả bền vững lâu dài cho đến hết tuổi thọ đủ 500 đại-kiếp trái đất.

Còn 9 cõi trời sắc-giới bậc thấp là không bền vững:

* Nếu mỗi khi kiếp trái đất bị hủy hoại bằng lửa thì 6 cõi trời dục-giới và 3 cõi của tầng trời đệ nhất thiền sắc-giới cũng đều bị hủy hoại.

* Nếu mỗi khi kiếp trái đất bị hủy hoại bằng nước thì 6 cõi trời dục-giới, 3 cõi của tầng trời đệ nhất thiền sắc-giới và 3 cõi của tầng trời đệ nhị thiền sắc-giới cũng đều bị hủy hoại.

* Nếu mỗi khi kiếp trái đất bị hủy hoại bằng gió thì 6 cõi trời dục-giới, 3 cõi của tầng trời đệ nhất thiền sắc-giới, 3 cõi của tầng trời đệ nhị thiền sắc-giới và 3 cõi của tầng trời đệ tam thiền sắc-giới cũng đều bị hủy hoại, cho nên 9 cõi trời sắc-giới bậc thấp này có quả không bền vững lâu dài cho đến hết tuổi thọ.

* Cõi Asaññasattā: Cõi Trời-Vô-Tưởng-Thiên

* Hành-giả là hạng phàm-nhân đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm này, vốn có tâm nhàm chán 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn), bởi vì nhàm chán các tâm biết các đối-tượng, nên có ý nguyện chỉ muốn có sắc-uẩn mà thôi.

Cho nên, hành-giả sau khi chết, do nguyện lực của hành-giả, đệ tứ thiền sắc-giới thiện-nghiệp không cho quả là đệ tứ thiền sắc-giới-quả-tâm làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp, mà chỉ có sắc-phápjīvitanavaka-kalāpa: nhóm sắc-pháp có sắc-mạng-chủ là thứ chín làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi trời Vô-tưởng-thiên. Chư Phạm-thiên trong cõi trời Vô-tưởng-thiên này chỉ có nhất uẩn là sắc-uẩn mà thôi.

Như vậy, chư phạm-thiên này chỉ có thân mà không có tâm, có tuổi thọ sống lâu suốt 500 đại-kiếp trái đất.

*Cõi Suddhāvāsa: Cõi Trời-Tịnh-Cư-Thiên có 5 cõi:

Hành-giả là bậc Thánh-Bất-lai (Anāgāmī) đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc-giới-thiện-tâm. Bậc Thánh-Bất-lai ấy sau khi chết chắc chắn đệ tứ thiền sắc-giới-thiện-nghiệp cho quả là đệ tứ thiền sắc-giới-quả-tâm làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi trời Tịnh-Cư-Thiên (Suddhāvāsa).

Cõi trời-Tịnh-Cư-Thiên (Suddhāvāsa) có 5 tầng, bậc Thánh-Bất-lai sau khi chết, đệ tứ thiền sắc-giới-quả-tâm làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp tầng nào trong 5 tầng tùy theo năng lực của 5 pháp-chủ (indriya) của mỗi bậc Thánh-Bất-lai ấy.

* Nếu bậc Thánh-Bất-lai có tín-pháp-chủ nhiều năng lực thì đệ tứ thiền sắc-giới-quả-tâm làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi Avihā: Cõi trời Vô-phiền-thiên, có tuổi thọ 1.000 đại-kiếp trái đất.

* Nếu bậc Thánh-Bất-lai có tấn-pháp-chủ nhiều năng lực thì đệ tứ thiền sắc-giới-quả-tâm làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi Atappā: Cõi Vô-nhiệt-thiên, có tuổi thọ 2.000 đại-kiếp trái đất.

* Nếu bậc Thánh-Bất-lai có niệm-pháp-chủ nhiều năng lực thì đệ tứ thiền sắc-giới-quả-tâm làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi Sudassā: Thiện-hiện-thiên, có tuổi thọ 4.000 đại-kiếp trái đất.

* Nếu bậc Thánh-Bất-lai có định-pháp-chủ nhiều năng lực thì đệ tứ thiền sắc-giới-quả-tâm làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi Sudassī: Cõi Thiện-kiến- thiên, có tuổi thọ 8.000 đại-kiếp trái đất.

* Nếu bậc Thánh-Bất-lai có tuệ-pháp-chủ nhiều năng lực thì đệ tứ thiền sắc-giới-quả-tâm làm phận sự tái sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi Akaniṭṭhā: Cõi Sắc-cứu-cánh-thiên, có tuổi thọ 16.000 đại-kiếp trái đất.

Bậc Thánh-Bất-lai chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại 1 trong 5 cõi Tịnh-cư-thiên ấy, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, chấm dứt khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới.

[1] Xem phần giải thích trong quyển Pháp-Hành Thiền-Định, phần Vasībhāva trang 57, cùng soạn giả.

[2] Asaṅkhyeyya: A-tăng-kỳ là khoảng thời gian không thể đếm bằng số.

Mahākappa: Đại-kiếp trái đất gồm có 4 a-tăng-kỳ: thành, trụ, hoại, không.

1- A-tăng-kỳ thành là khoảng thời gian lâu dài của kiếp trái đất đã tạo thành.

2- A-tăng-kỳ trụ là khoảng thời gian lâu dài của kiếp trái đất đang tồn tại,

3- A-tăng-kỳ hoại là khoảng thời gian lâu dài của kiếp trái đất đang bị hoại dần,

4- A-tăng-kỳ không là khoảng thời gian lâu dài của kiếp trái đất không còn nữa.