Quyển 10 - Pháp Hành Thiền Tuệ (tái bản)

Quyển 10 – Pháp Hành Thiền Tuệ – Chương 12 – Đối-tượng tứ-niệm-xứ

By Nền Tảng Phật Giáo

July 11, 2020

Đối-tượng tứ-niệm-xứ

– Thân niệm-xứ có 14 đối-tượng.

– Thọ-niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 9 loại thọ.

– Tâm niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 16 loại tâm.

– Pháp niệm-xứ có 5 đối-tượng.

Như vậy, tứ-niệm-xứ gồm có 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc đối-tượng của pháp-hành thiền-tuệ, mà mỗi đối-tượng có đọan kết đều tương tự chỉ có khác danh từ gọi của mỗi phần mà thôi.

* Thân niệm-xứ có đọan kết như sau:

“Iti – ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati,

– Bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati,

– Ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati.

– Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati

– Vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati,

– Samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati,

– Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti, yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya. anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.

Evaṃpi kho bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī Viharati.”

* Thọ niệm-xứ có đọan kết như sau:

“Iti – ajjhattaṃ vā vedanāsu vedanānupassī viharati,

– Bahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati,

– Ajjhattabahiddhā vā vedanāsu vedanānupassī viharati.

– Samudayadhammānupassī vā vedanāsu viharati,

– Vayadhammānupassī vā vedanāsu viharati,

– Samudayavayadhammānupassī vā vedanāsu viharati,

– Atthi vedanā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya. anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.

Evaṃpi kho bhikkhave, bhikkhu vedanāsu vedanānupassī viharati.”

* Tâm niệm-xứ có đọan kết như sau:

“Iti – ajjhattaṃ vā citte cittānupassī viharati,

– Bahiddhā vā citte cittānupassī viharati,

– Ajjhattabahiddhā vā citte cittānupassī viharati.

– Samudayadhammānupassī vā cittasmiṃ viharati,

– Vayadhammānupassī vā cittasmiṃ viharati,

– Samudayavayadhammānupassī vā cittasmiṃ viharati,

– Atthi cittan’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya. anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.

Evaṃ pi kho bhikkhave, bhikkhu citte cittānupassī Viharati.”

* Pháp niệm-xứ có đọan kết như sau:

“Iti – ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati,

– Bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati,

– Ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati.

– Samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati,

– Vayadhammānupassī vā dhammesu viharati,

– Samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati

– Atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti

yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya.

anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.

Evaṃ pi kho bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati.”

Ý nghĩa

* Thân niệm-xứ có đọan kết như sau:

Như vậy, hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân niệm-xứ bên trong của mình.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân niệm-xứ bên ngoài mình, của người khác.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân niệm-xứ khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh trong thân.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong thân.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh, trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong thân.

Chánh-niệm của hành-giả trực nhận rằng: “Chỉ là thân mà thôi”. Đối-tượng hiện-tại chỉ để phát triển chánh-niệm, chỉ để phát triển trí-tuệ tỉnh-giác mà thôi.

Hành-giả không có tham-ái và tà-kiến nương nhờ (nơi đối-tượng và chủ thể), không có chấp-thủ nào (ta và của ta) trong ngũ-uẩn này.

– Này chư tỳ-khưu! Như vậy, gọi là tỳ-khưu hoặc hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân niệm-xứ.

* Thọ niệm-xứ có đọan kết như sau:

Như vậy, hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các thọ trong thọ niệm-xứ bên trong của mình.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các thọ trong thọ niệm-xứ bên ngoài mình, của người khác.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các thọ trong thọ niệm-xứ khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái sinh do nhân-duyên nào sinh trong các thọ.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong các thọ.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh, trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong các thọ.

Chánh-niệm của hành-giả trực nhận rằng: “Chỉ là thọ mà thôi”. Đối-tượng hiện-tại chỉ để phát triển chánh-niệm, chỉ để phát triển trí-tuệ tỉnh-giác mà thôi.

Hành-giả không có tham-ái và tà-kiến nương nhờ (nơi đối-tượng và chủ thể), không có chấp-thủ nào (ta và của ta) trong ngũ-uẩn này.

– Này chư tỳ-khưu! Như vậy, gọi là tỳ-khưu hoặc hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các thọ trong thọ niệm-xứ.

* Tâm niệm-xứ có đọan kết như sau:

Như vậy, hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ tâm trong tâm niệm-xứ bên trong của mình.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ tâm trong tâm niệm-xứ bên ngoài mình, của người khác.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ tâm trong tâm niệm-xứ khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh trong tâm.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong tâm.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái sinh do nhân-duyên nào sinh, trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong tâm.

Chánh-niệm của hành-giả trực nhận rằng: “Chỉ là tâm mà thôi”. Đối-tượng hiện-tại chỉ để phát triển chánh-niệm, chỉ để phát triển trí-tuệ tỉnh-giác mà thôi.

Hành-giả không có tham-ái và tà-kiến nương nhờ (nơi đối-tượng và chủ thể), không có chấp-thủ nào (ta và của ta) trong ngũ-uẩn này.

– Này chư tỳ-khưu! Như vậy, gọi là tỳ-khưu hoặc hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ tâm trong tâm niệm-xứ.

* Pháp niệm-xứ có đọan kết như sau:

Như vậy, hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các pháp trong pháp niệm-xứ bên trong của mình.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các pháp trong pháp niệm-xứ bên ngoài mình, của người khác.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các pháp trong pháp niệm-xứ khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh trong các pháp.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong các pháp.

Hoặc hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ trạng-thái-sinh do nhân-duyên nào sinh, trạng-thái-diệt do nhân-duyên ấy diệt trong các pháp.

Chánh-niệm của hành-giả trực nhận rằng: “Chỉ là pháp mà thôi”. Đối-tượng hiện-tại chỉ để phát triển chánh-niệm, chỉ để phát triển trí-tuệ tỉnh-giác mà thôi.

Hành-giả không có tham-ái và tà-kiến nương nhờ (nơi đối-tượng và chủ thể), không có chấp-thủ nào (ta và của ta) trong ngũ-uẩn này.

– Này chư tỳ-khưu! Như vậy, gọi là tỳ-khưu hoặc hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác thường dõi theo thấy rõ, biết rõ các pháp trong pháp niệm-xứ.

Nhận xét về đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra trong thân-niệm-xứ

Ānāpānapabba: Đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra vốn là đề-mục thiền-định gọi là ānāpānassati, còn gọi là assāsapassāsa: Hơi thở vào, hơi thở ra.

Theo bộ Chú-giải Pāḷi, kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta-vaṇṇanā giảng giải về ānāpānapabba: Đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra có trong thân-niệm-xứ, bởi vì hơi thở vào, hơi thở ra luôn luôn nương nhờ nơi thân.

Hành-giả thực-hành ānāpānapabba: Đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra có 2 giai đọan:

1- Giai đọan đầu: Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định ānāpānassati: Niệm hơi thở vào, hơi thở ra cho đến khi chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm trước.

2- Giai đọan chót: Sau khi xả thiền sắc-giới với đề-mục thiền-định ānāpānassati ra, lấy bậc thiền ấy làm nền tảng, làm đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ (thuộc về phần niệm tâm) hoặc làm đối-tượng của pháp-hành-thiền-tuệ (danh-pháp).

Hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ (niệm tâm) hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ bằng các cách như sau:

* Hơi thở vào, hơi thở ra tiếp xúc nơi thân (kāya), là đối-tượng xúc (phong-đại) (vāyophoṭṭhabbārammaṇa) thuộc về sắc-pháp làm đối-tượng thiền-tuệ, và dục-giới đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ biết đối-tượng xúc ấy thuộc về danh-pháp.

– Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác với đối-tượng xúc (phong-đại) (hơi thở vào, hơi thở ra) thuộc về sắc-pháp ấy, khi trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp hiện-tại ấy, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, của danh-pháp ấy, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

* Cách niệm-thọ: Chi thiền lạc (sukha) (hoặc chi-thiền xả upekkhā) trong bậc thiền sắc-giới thiện-tâm của đề-mục thiền-định ānāpānassati.

Thọ lạc thuộc về danh-pháp làm đối-tượng thiền-tuệ, và bậc thiền sắc-giới thiện-tâm nương nhờ hadaya-vatthurūpa là nơi sinh của ý-thức-tâm thuộc về sắc-pháp.

– Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác với đối-tượng thọ lạc thuộc về danh-pháp, khi trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp hiện-tại ấy, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp ấy, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

* Cách niệm-tâm: Bậc thiền sắc-giới thiện-tâm của đề-mục thiền-định ānāpānassati.

Sắc-giới thiện-tâm thuộc về danh-pháp làm đối-tượng thiền-tuệ, và sắc-giới thiện-tâm nương nhờ hadayavatthu-rūpa là nơi sinh của ý-thức-tâm thuộc về sắc-pháp.

– Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác với đối-tượng sắc-giới thiện-tâm thuộc về danh-pháp, khi trí-tuệ thiền-tuệ phát sinh thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp hiện-tại ấy, nên hiện rõ 3 trạng-thái-chung: Trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp ấy, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Giảng giải

Đọan kết của ānāpānapabbavaṇṇanā theo Chú-giải Pāḷi bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā như sau:

Iti – ajjhataṃ vā’ti evaṃ attano vā assāsapassāsa-kāye kāyānupassī viharati.

– Bahiddhā vā’ti parassa assāsapassāsakāye …

– Ajjhattabahiddhā vā’ ti kālena attano, kālena parassa assāsapassāsakāye…

– Atthi kāyo’ti vā panassā’ ti kāyo atthi, na satto, na puggalo, na itthī, na puriso, na attā, na attaniyaṃ, nā’haṃ, na mama, na koci, na kassacīti evamassa sati paccupaṭṭhitā hoti.

Ý nghĩa

Iti – ajjhataṃ vā: Tỳ-khưu, hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong phần hơi thở vào, hơi thở ra bên trong của mình.

– Bahiddhā vā: Hoặc tỳ-khưu, hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong phần hơi thở vào, hơi thở ra bên ngoài mình, của người khác, của chúng-sinh khác.

– Ajjhattabahiddhā vā: Hoặc tỳ-khưu, hành-giả có chánh-niệm trực nhận, trí-tuệ tỉnh-giác trực giác dõi theo thấy rõ, biết rõ toàn thân trong phần hơi thở vào, hơi thở ra khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác, của chúng-sinh khác, v.v…

– Atthi kāyo: Chỉ là thân mà thôi, trong phần này là hơi thở vào, hơi thở ra thuộc về sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa) là pháp vô-ngã, không phải chúng-sinh (na satto), không phải người (na puggalo), không phải người nữ (na itthī), không phải người nam (na puriso), không phải ngã (na attā), không phải thuộc về ngã (na attaniyaṃ), không phải ta (nā’haṃ), không phải của ta (na mama), không phải ai (na koci), không phải của ai (na kassaci), v.v…

– Anissito ca viharati: Hành-giả có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác hoàn toàn trong sạch thanh-tịnh, không có tà-kiến và tham-ái nương nhờ nơi hơi thở vào, hơi thở ra ấy.

– Na ca kiñci loke upādīyati: Tâm không còn chấp-thủ do tà-kiến và tham-ái cho rằng: “Ta, của ta” nào trong ngũ-uẩn này nữa (đó là tâm của bậc Thánh A-ra-hán).

Như vậy, đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra trong phần thân niệm-xứ này có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả; Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả; Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả, đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng.

Còn lại 20 đối-tượng của tứ-niệm-xứ cũng có ý nghĩa tương tự như phần hơi thở vào, hơi thở ra, song mỗi phần chỉ có khác đối-tượng riêng biệt mà thôi.

Như vậy, 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ mà hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng nào trong 21 đối-tượng ấy cũng đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán như nhau cả thảy.

Nhân-duyên sinh-diệt của sắc-pháp, của danh-pháp

* Sắc-pháp sinh do 5 nhân-duyên-sinh

– Sắc-pháp sinh do vô-minh sinh.

– Sắc-pháp sinh do tham-ái sinh.

– Sắc-pháp sinh do nghiệp sinh.

– Sắc-pháp sinh do vật-thực sinh.

– Trạng-thái-sinh của sắc-pháp.

* Sắc-pháp diệt do 5 nhân-duyên-diệt

– Sắc-pháp diệt do vô-minh diệt.

– Sắc-pháp diệt do tham-ái diệt.

– Sắc-pháp diệt do nghiệp diệt.

– Sắc-pháp diệt do vật-thực diệt.

– Trạng-thái-diệt của sắc-pháp.

* Danh-pháp sinh do 5 nhân-duyên-sinh

– Danh-pháp sinh do vô-minh sinh.

– Danh-pháp sinh do tham-ái sinh.

– Danh-pháp sinh do nghiệp sinh.

– Danh-pháp sinh do sắc-pháp, danh-pháp sinh.

– Trạng-thái-sinh của danh-pháp.

* Danh-pháp diệt do 5 nhân-duyên-diệt

– Danh-pháp diệt do vô-minh diệt.

– Danh-pháp diệt do tham-ái diệt.

– Danh-pháp diệt do nghiệp diệt.

– Danh-pháp diệt do sắc-pháp, danh-pháp diệt.

– Trạng-thái-diệt của danh-pháp.

Nhận xét về đọan chót của mỗi đối-tượng

Tứ-niệm-xứ gồm có tất cả 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, mà đọan kết của mỗi phần trong tứ-niệm-xứ đều có:

Iti – ajjhataṃ vā… đối-tượng bên trong của mình như “hơi thở vào, hơi thở ra bên trong của mình; hoặc 4 oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm bên trong của mình; hoặc thân hoặc thọ, hoặc tâm, hoặc pháp bên trong của mình; v.v…”

Điều ấy là dễ hiểu, không có gì đáng thắc mắc.

– Bahiddhā vā … đối-tượng bên ngoài mình, của người khác, của chúng-sinh khác như “hơi thở vào, hơi thở ra bên ngoài mình, của người khác; hoặc 4 oai-nghi: Oai-nghi đi, oai-nghi đứng, oai-nghi ngồi, oai-nghi nằm bên ngoài mình, của người khác, của chúng-sinh khác; hoặc thân hoặc thọ, hoặc tâm, hoặc pháp bên ngoài mình, của người khác, của chúng-sinh khác; v.v…”

Điều ấy nên hiểu như thế nào?

Thật ra, đọan kết của mỗi đối-tượng trong tứ-niệm-xứ là kết quả đã trải qua quá trình thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ đã có khả năng phát sinh trí-tuệ thiền-tuệ theo tuần tự từ bậc thấp cho đến bậc cao, trải qua 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ, từ trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới cho đến trí-tuệ thiền-tuệ siêu-tam-giới:

– Khi trí-tuệ thứ nhất phát sinh gọi là nāmarūpa-paricchedañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ thật-tánh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên trong của mình đúng theo chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) đều là pháp-vô-ngã (không phải ta, không phải người, không phải người nam, không phải người nữ, v.v…), có chánh-kiến thiền-tuệ (vipassanāsammā-diṭṭhi), đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 3 gọi là diṭṭhivisuddhi: Chánh-kiến thanh-tịnh, nên diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) được tà-kiến (chưa diệt tận được tà-kiến).

– Trí-tuệ thứ nhì phát sinh gọi là nāmarūpapaccaya-pariggahañāṇa: Trí-tuệ thấy rõ, biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên trong của mình với paccakkhañāṇa: Trí-tuệ trực-tiếp thấy rõ, biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên trong của mình (ajjhatta) như thế nào, và với anumānañāṇa: Trí-tuệ gián-tiếp biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên ngoài mình, (bahiddhā) của người khác, của chúng-sinh khác cũng như thế ấy.

Cho nên, trí-tuệ thứ nhì này đạt đến pháp-thanh-tịnh thứ 4 gọi là kaṅkhāvitaraṇavisuddhi: Trí-tuệ thoát-ly hoài-nghi thanh-tịnh, nên diệt-từng-thời (tadaṅgappahāna) được hoài-nghi (chưa diệt tận được hoài-nghi).

Như vậy, hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, * khi trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa phát sinh, thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp, đạt đến diṭṭhivisuddhi: Chánh-kiến thanh-tịnh, nên diệt-từng-thời được tà-kiến thấy sai, chấp lầm nơi sắc-pháp, danh-pháp tam-giới, hành-giả có chánh-kiến thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp đều là pháp-vô-ngã, không phải ta, không phải người, không phải người nam, không phải người nữ, không phải chúng-sinh, không phải vật này, vật kia, v.v… mà trí-tuệ này chỉ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của sắc-pháp, của danh-pháp mà thôi.

Tiếp theo * khi trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccaya-pariggahañāṇa phát sinh, thấy rõ, biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp, đạt đến kaṅkhā-vitaraṇavisuddhi: Trí-tuệ thoát-ly hoài-nghi thanh-tịnh, nên diệt-từng-thời được hoài-nghi với paccakkhañāṇa: Trí-tuệ trực-tiếp thấy rõ, biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên trong của mình (ajjhatta) như thế nào, và với anumānañāṇa: Trí-tuệ gián-tiếp biết rõ nhân-duyên-sinh của mỗi sắc-pháp, mỗi danh-pháp bên ngoài mình (bahiddhā), của người khác, của chúng-sinh khác, của tất cả mọi sắc-pháp, mọi danh-pháp hiện-tại, quá-khứ, vị-lai cũng như thế ấy.

Cho nên, hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, khi trí-tuệ thứ nhất nāmarūpaparicchedañāṇa phát sinh diệt-từng-thời được tà-kiến, đến khi trí-tuệ thứ nhì nāmarūpapaccayapariggahañāṇa phát sinh diệt-từng-thời được hoài-nghi.

Với 2 loại trí-tuệ đầu trong 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ, hành-giả có khả năng diệt-từng-thời được tà-kiến và hoài-nghi, nên hành-giả được gọi là cūḷasotāpanna: Tiểu-nhập-lưu. (chưa phải là bậc Thánh Nhập-lưu, bởi vì bậc Thánh Nhập-lưu đã diệt tận được tà-kiến và hoài-nghi).

* Atthi kāyo: Chỉ là thân mà thôi. Thân thuộc về sắc-pháp là pháp-vô-ngã.

* Anissito ca viharati: Hành-giả đang tiến triễn đúng theo pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác hoàn toàn trong sạch thanh-tịnh, nên không có tà-kiến và tham-ái nương nhờ nơi chủ thể và đối-tượng danh-pháp hoặc sắc-pháp ấy.

* Na ca kiñci loke upādīyati: Tâm của hành-giả không còn chấp-thủ do tà-kiến và tham-ái cho rằng: “Ta, của ta, …” nào trong ngũ-uẩn này nữa.

Đó là tâm của bậc Thánh A-ra-hán.

Tóm lại, tứ-niệm-xứ gồm có 21 đối-tượng của pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ:

– Thân-niệm-xứ có 14 đối-tượng, thân thuộc về sắc-pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

– Thọ-niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 9 loại thọ, thọ thuộc về danh-pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

– Tâm-niệm-xứ có 1 đối-tượng chia ra làm 16 loại tâm, tâm thuộc về danh-pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

– Pháp-niệm-xứ có 5 đối-tượng, pháp thuộc về sắc-pháp và danh-pháp là đối-tượng của chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác.

Như vậy, tứ-niệm-xứ gồm có 21 đối-tượng, mà mỗi đối-tượng đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả; Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả; Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả; A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả, và Niết-bàn.

Hành-giả trở thành Thánh-nhân bậc nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): Tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của hành-giả.

Đối-tượng thân, thọ, tâm, pháp của pháp-hành tứ-niệm-xứ ý nghĩa như thế nào?

Theo Chú-giải Pāḷi giảng giải rằng:

* Kāyo’va atthi: Thân chỉ là sắc-thân mà thôi. Sắc-thân thuộc về sắc-pháp là pháp-vô-ngã (anattā) nghĩa là na satto: Không phải là chúng-sinh, na puggalo: Không phải là người, na itthī: Không phải là người nữ, na puriso: Không phải là người nam, na attā: Không phải là ngã, na attaniyaṃ: Không phải thuộc về ngã, nā’haṃ: Không phải là ta, na mama: Không phải là của ta, na koci: Không phải là ai cả, na kassaci: Không phải thuộc về của ai cả,…

* Vedanā’va atthi: Thọ chỉ là thọ mà thôi. Thọ thuộc về danh-pháp là pháp-vô-ngã (anattā) nghĩa là na satto: Không phải là chúng-sinh, na puggalo: Không phải là người, na itthī: Không phải là người nữ, na puriso: Không phải là người nam, na attā: Không phải là ngã, na attaniyaṃ: Không phải thuộc về ngã, nā’haṃ: Không phải là ta, na mama: Không phải là của ta, na koci: Không phải là ai cả, na kassaci: Không phải thuộc về của ai cả, …

* Cittaṃ’va atthi: Tâm chỉ là tâm mà thôi. Tâm thuộc về danh-pháp là pháp-vô-ngã (anattā) nghĩa là na satto: Không phải là chúng-sinh, na puggalo: Không phải là người, na itthī: Không phải là người nữ, na puriso: Không phải là người nam, na attā: Không phải là ngã, na attaniyaṃ: Không phải thuộc về ngã, nā’haṃ: Không phải là ta, na mama: Không phải là của ta, na koci: Không phải là ai cả, na kassaci: Không phải thuộc về của ai cả,…

* Dhammo’va atthi: Pháp chỉ là pháp mà thôi. Pháp thuộc về sắc-pháp, danh-pháp là pháp-vô-ngã (anattā) nghĩa là na satto: Không phải là chúng-sinh, na puggalo: Không phải là người, na itthī: Không phải là người nữ, na puriso: Không phải là người nam, na attā: Không phải là ngã, na attaniyaṃ: Không phải thuộc về ngã, nā’haṃ: Không phải là ta, na mama: Không phải là của ta, na koci: Không phải là ai cả, na kassaci: Không phải thuộc về của ai cả,…

– Nếu hành-giả đang thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân niệm-xứ là sắc-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma), thì hành-giả không biết đến chế-định-pháp (paññattidhamma) nghĩa là không biết ta đi, … người, người nam, người nữ, v.v… mà chỉ thấy rõ, biết rõ toàn thân di chuyển, … là sắc-pháp hiện hữu mà thôi.

– Nếu hành-giả đang thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ các thọ trong thọ-niệm-xứ là danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma), thì hành-giả không còn biết đến chế-định-pháp (paññattidhamma) nghĩa là không biết ta khổ,… người khổ, người nam khổ, người nữ khổ, v.v… mà chỉ thấy rõ, biết rõ thọ khổ, … là danh-pháp hiện hữu mà thôi.

– Nếu hành-giả đang thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ tâm trong tâm-niệm-xứ là danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma), thì hành-giả không biết đến chế-định-pháp (paññatti-dhamma) nghĩa là không biết ta biết, người biết, người nam biết, người nữ biết, v.v… mà chỉ thấy rõ, biết rõ tâm biết là danh-pháp hiện hữu mà thôi.

– Nếu hành-giả đang thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, có chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác thấy rõ, biết rõ pháp trong pháp-niệm-xứ là sắc-pháp, danh-pháp thuộc về chân-nghĩa-pháp (paramattha-dhamma), thì hành-giả không biết đến chế-định-pháp (paññattidhamma) nghĩa là không biết ta, người, người nam, người nữ, v.v… mà chỉ thấy rõ, biết rõ pháp là sắc-pháp, danh-pháp hiện hữu mà thôi.

Hành-giả thích hợp với đối-tượng tứ-niệm-xứ

Trong pháp-hành thiền-định, hành-giả được phân loại theo 6 loại bản-tính: Tính-tham, tính-sân, tính-si, tính-suy-diễn, tính-tín, tính-giác.

Trong pháp-hành thiền-tuệ, hành-giả được phân loại theo 2 loại bản-tính, có 4 hạng hành-giả:

1- Hành-giả có bản-tính tham-ái, trí-tuệ kém.

2- Hành-giả có bản-tính tham-ái, trí-tuệ nhiều.

3- Hành-giả có bản-tính tà-kiến, trí-tuệ kém.

4- Hành-giả có bản-tính tà-kiến, trí-tuệ nhiều.

Nếu hành-giả biết chọn đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc đối-tượng thiền-tuệ phù hợp với bản-tính và trí-tuệ của mình thì việc thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, trong giai đọan ban đầu rất thuận lợi cho sự phát triển trí-tuệ thiền-tuệ.

Đến giai đọan giữa và giai đọan cuối, đối-tượng thiền tuệ ban đầu có thể thay đổi tuỳ theo phước duyên mà hành-giả đã từng tạo trong những tiền-kiếp và các pháp-hạnh ba-la-mật.

Trong Chú-giải kinh Đại-niệm-xứ giảng giải rằng:

1- Nếu hành-giả có bản-tính tham-ái, trí-tuệ kém thì nên thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng thân-niệm-xứ thuộc về sắc-pháp thô. Khi chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác dễ thấy rõ, biết rõ toàn thân này là bất-tịnh, nên diệt được tham-ái nương nhờ nơi thân này cho là “tịnh, xinh đẹp”.

2- Nếu hành-giả có bản-tính tham-ái, trí-tuệ nhiều thì nên thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng trong thọ-niệm-xứ thuộc về danh-pháp. Khi chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác dễ thấy rõ, biết rõ các thọ này là khổ, nên diệt được tham-ái nương nhờ nơi các thọ này cho là“lạc”.

3- Nếu hành-giả có bản-tính tà-kiến, trí-tuệ kém thì nên thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng trong tâm-niệm-xứ thuộc về danh-pháp. Khi chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác dễ thấy rõ, biết rõ tâm này là vô-thường, nên diệt được tà-kiến nương nhờ nơi tâm này cho là“thường”.

4- Nếu hành-giả có bản-tính tà-kiến, trí-tuệ nhiều thì nên thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ với đối-tượng trong pháp-niệm-xứ thuộc về sắc-pháp, danh-pháp vi-tế. Khi chánh-niệm, trí-tuệ tỉnh-giác dễ thấy rõ, biết rõ các pháp này là vô-ngã, nên diệt được tà-kiến nương nhờ nơi các pháp này cho là“ngã”.

Bốn đối-tượng trong tứ-niệm-xứ: Thân là bất-tịnh, thọ là khổ, tâm là vô-thường, pháp là vô-ngã, đó chỉ là đề cập đến tính chất đặc biệt của mỗi đối-tượng mà thôi, nhưng thực ra, 4 đối-tượng tứ-niệm-xứ: Thân, thọ, tâm, pháp đều có sự sinh, sự diệt, đều có trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, trạng-thái-bất-tịnh, đều có khả năng diệt được 3 pháp-đảo-điên là tưởng điên-đảo, tâm điên-đảo, tà-kiến điên-đảo cho thân, thọ, tâm, pháp là tịnh, lạc, thường, ngã.

Vấn: Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ có nên lựa chọn đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc đối-tượng thiền-tuệ hay không?

Đáp: Hành-giả thực-hành pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ, nếu lựa chọn được đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc đối-tượng thiền-tuệ phù hợp với bản-tính và trí-tuệ của mình thì pháp-hành tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành thiền-tuệ chắc chắn sẽ được thuận lợi, được phát triển tốt, trí-tuệ thiền-tuệ sẽ phát sinh, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn.

Nhưng sự thật, hành-giả không có khả năng biết lựa chọn được đối-tượng tứ-niệm-xứ hoặc đối-tượng thiền-tuệ nào phù hợp với bản-tính và trí-tuệ của mình, thậm chí ngay vị thiền sư cũng không biết nữa, huống gì đệ-tử.