4 Nghiệp Theo Phận Sự

Sát-hại-nghiệp có phận-sự cắt đứt ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp là quả của nghiệp khác

By Nền Tảng Phật Giáo

April 25, 2015

Sát-hại-nghiệp Cắt Đứt Ngũ-uẩn

 

Sát-hại-nghiệp có phận-sự sát hại, cắt đứt ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp là quả của nghiệp khác có 3 trường hợp đặc biệt:

 

1- Sát-hại-nghiệp có phận-sự cắt đứt ngũ-uẩn, sắc-pháp

danh-pháp là quả của nghiệp khác xong, rồi chính nghiệp

ấy không cho quả tái-sinh kiếp sau và cũng không cho nghiệp khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau.

 

 

2- Sát-hại-nghiệp có phận-sự cắt đứt ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp là quả của nghiệp khác xong, rồi chính

nghiệp ấy giành cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau.

 

3- Sát-hại-nghiệp có phận-sự cắt đứt ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp là quả của nghiệp khác xong, rồi cho nghiệp khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau.

 

 

Giải thích 3 trường hợp:

 

1- Sát-hại-nghiệp có phận-sự cắt đứt ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp là quả của nghiệp khác xong, rồi chính nghiệp ấy không cho quả tái-sinh kiếp sau, và cũng không cho nghiệp khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau như thế nào?

 

Ví dụ: Trường hợp hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, đồng thời tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

A-ra-hán Thánh-đạo siêu-tam-giới thiện-nghiệp có phận-sự cắt đứt ngũ-uẩn và đồng thời ngũ-uẩn Niết- bàn gọi là jīvitasamasīsī: chứng đắc A-ra-hán Thánh- quả xong, đồng thời hết tuổi thọ ngũ-uẩn Niết-bàn không trước không sau.

 

– Hoặc trường hợp Ngài Đại-Trưởng-lão Mahā-moggallāna, Ngài Đại-Trưởng-lão bị bọn cướp đánh đập tan xương nát thịt đến gần chết. Chúng tưởng Ngài Đại-Trưởng-lão đã chết rồi, nên đem thi thể của Ngài Đại-

Trưởng-lão bỏ vào bụi cây, rồi bỏ đi khỏi nơi ấy.

 

Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmoggallāna sử dụng thần-

thông kết nối xương thịt lại, rồi bay đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, xin phép tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

 

Tiền kiếp của Ngài Đại-Trưởng-lão Mahāmogallāna đã từng tạo bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đánh đập cha mẹ đến chết trong kiếp-quá-khứ. Nay bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) ấy có phận-sự cắt đứt ngũ-uẩn và đồng thời ngũ-uẩn Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới.

 

Đó là trường-hợp sát-hại-nghiệp có phận-sự cắt đứt ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp là quả của thiện-nghiệp khác xong, rồi chính nghiệp ấy không cho quả tái-sinh kiếp sau, và cũng không cho nghiệp khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau. (trường hợp bậc Thánh-A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn gọi là ngũ-uẩn Niết-bàn).

 

2- Sát-hại-nghiệp có phận-sự cắt đứt ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp là quả của nghiệp khác xong, rồi chính nghiệp ấy lại giành cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau như thế nào?

 

Ví dụ: * Trường hợp chúng-sinh trong cõi địa ngục, bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) nào có phận-sự cắt đứt ngũ-uẩn của chúng-sinh trong cõi địa ngục xong, rồi chính bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) ấy lại giành cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau cũng trong cõi địa ngục ấy.

 

Chúng-sinh trong cõi địa ngục thuộc về loài hóa-sinh, cho nên khi chúng-sinh ấy bị hành-hạ đến chết, rồi hóa- sinh trở lại, cứ tiếp tục tử rồi sinh, sinh rồi tử trong cõi địa ngục cho đến khi mãn quả của bất-thiện-nghiệp ấy mới thoát ra khỏi địa-ngục, rồi tái-sinh trong cõi khác tùy theo nghiệp của chúng-sinh ấy.

 

Đó là trường-hợp bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) có phận-sự cắt đứt ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp là quả của bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) khác, rồi chính bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) ấy lại giành cơ hội cho quả tái-

sinh kiếp sau.

 

Hoặc * trường hợp chư-thiên trong cõi trời dục-giới cũng thuộc về loài hóa-sinh, chư-thiên đến khi hết tuổi thọ của cõi trời dục-giới ấy, nếu đại-thiện-nghiệp ấy còn có nhiều năng-lực thì chính đại-thiện-nghiệp ấy lại có cơ hội cho quả tái-sinh trở lại cõi trời cũ, hoặc cõi trời cao hơn, hoặc cõi trời thấp hơn cõi trời cũ, tùy theo năng-lực của thiện-nghiệp ấy.

 

Như trường hợp ông phú-hộ Anāthapiṇdikabậc Thánh-Nhập-lưu. Ông phú-hộ sau khi chết, dục-giới đại-thiện-nghiệp có cơ hội cho quả tái-sinh lên cõi trời Tusita (Đấu-suất-đà-thiên) có tuổi thọ 4.000 (bốn ngàn) năm trời (bằng 576 triệu năm cõi người).

 

Khi hết tuổi thọ ở cõi trời Tusita, vị thiên-nam Anāthapiṇdika sau khi chết, chính dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy giành cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau lên cõi trời cao Nimmānaratī có tuổi thọ 8.000 (tám ngàn) năm trời (bằng 2.304 triệu năm cõi người).

 

Khi hết tuổi thọ ở cõi trời Nimmānaratī, vị thiên-nam Anāthapiṇdika sau khi chết, chính dục-giới đại-thiện-nghiệp ấy giành cơ hội sinh tái-sinh kiếp sau lên cõi trời cao Paranimmitavasavatti có tuổi thọ 16.000 (mười sáu ngàn) năm trời (bằng 9.216 triệu năm cõi người).

 

Khi hết tuổi thọ ở cõi trời Paranimmitavasavatti, vị thiên-nam Anāthapiṇdika sau khi chết, sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau lên cõi trời sắc-giới phạm-thiên. Và cứ như vậy, từ cõi trời sắc-giới tầng thấp cho đến tầng cao tột đỉnh của cõi trời sắc-giới là cõi Akaniṭṭhā có tuổi thọ 16.000 đại-kiếp trái đất. Vị Phạm-thiên Anāthapiṇdika sẽ trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới.

 

Tương tự bà đại-thí-chủ Visākhā mahā-upāsikābậc Thánh-Nhập-lưu cũng phát nguyện như vậy.

 

Trường hợp ông phú-hộ Anāthapiṇḍika và bà đại-thí-chủ Visākhā mahā-upasikā là 2 bậc Thánh-Nhập-lưu đặc biệt đã từng phát nguyện trong thời quá-khứ.

 

Đó là trường-hợp đại-thiện-nghiệp có phận-sự cắt đứt ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp là quả của nghiệp khác, rồi chính đại-thiện-nghiệp ấy lại giành cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau.

 

3- Sát-hại-nghiệp có phận-sự cắt dứt ngũ-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp là quả của đại-thiện-nghiệp khác xong, rồi cho đại-thiện-nghiệp khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau như thế nào?

 

Ví dụ: Trong thời quá khứ, tiền kiếp của Đức-vua Bimbisāra đã từng mang dép đi vào trong khuôn viên xung quanh ngôi Bảo-tháp, khuôn viên xung quanh cội Đại-Bồ-đề, với tội không biết tôn kính.

 

Nay, kiếp-hiện-tại được sinh làm Đức-vua Bimbisāra là quả của dục-giới đại-thiện-nghiệp, nhưng do năng- lực của bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) mang dép đi vào khuôn viên xung quanh ngôi Bảo-tháp, cội Đại-Bồ-đề

cơ-hội cho quả, khiến cho Đức-vua Ajātasattu (là con) truyền lệnh cho người thợ cạo lấy dao rạch hai bàn chân, thoa dầu, hơ lửa hai bàn chân làm cho Đức-vua Bimbisāra băng hà. Nhưng Đức-vua Bimbisāra sau khi băng hà, do dục-giới đại-thiện-nghiệp khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi trời Tứ-Đại-thiên-vương-thiên.

 

Đó là trường-hợp bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) cóphận-sự cắt đứt ngũ-uẩn là quả của dục-giới đại-thiện-nghiệp xong, rồi cho đại-thiện-nghiệp khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau.