Quyển 1 - Tam Bảo (tái bản)

Tam Bảo – Tỳ Khưu Hộ Pháp – Lời Nói Đầu

By Cận Sự Nam Ratanavara

July 02, 2020

Lời Nói Đầu 

Bộ Nền Tảng Phật Giáo gồm 9 chương:

Bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo là một bộ sách gồm có 9 chương chia ra làm 7 quyển. Mỗi chương được khái quát như sau:

1-   Chương I: Ba Ngôi Cao Cả (Tiyagga)

–   Đức-Phật (Buddha).

–   Đức-Pháp (Dhamma).

–   Đức-Tăng (Saṃgha).

2-   Chương II: Tam-Bảo (Ratanattaya)

–   Đức-Phật-bảo (Buddharatana).

–   Đức-Pháp-bảo (Dhammaratana).

–   Đức-Tăng-bảo (Saṃgharatana)

3-   Chương III: Ân-Đức Tam-Bảo (Ratanattayaguṇa)

–   Ân-Đức Phật-bảo (Buddhaguṇa).

–   Ân-Đức Pháp-bảo (Dhammaguṇa).

–   Ân-Đức Tăng-bảo (Saṃghaguṇa).

4-   Chương IV: Quy-Y Tam-Bảo (Tisaraṇa)

–   Quy-y Phật-bảo (Buddhasaraṇa).

–   Quy-y Pháp-bảo (Dhammasaraṇa).

–   Quy-y Tăng-bảo (Saṃghasaraṇa).

5-   Chương V: Pháp-Hành-Giới (Sīlācāra)

–   Giới của người tại gia cư-sĩ (Gahaṭṭhasīla).

–   Giới của bậc xuất-gia tu-sĩ (Pabbajitasīla).

6-   Chương VI: Nghiệp Và Quả Của Nghiệp (Kamma-kammaphala)

–   Bốn loại nghiệp (Kammacatuka).

–   Bất-thiện-nghiệp (Akusalakamma).

–   Quả của bất-thiện-nghiệp (Akusalavipāka).

–   Thiện-nghiệp (Kusalakamma).

–   Quả của thiện-nghiệp (Kusalavipāka).

7-   Chương VII: Phước-Thiện (Puñña-kusala)

–   10 nhân phát sinh phước-thiện (Puññakriyāvatthu). 8- Chương VIII: Pháp-Hạnh Ba-La-Mật (Pāramī)

–   30 pháp-hạnh ba-la-mật (Tiṃsapāramī).

9- Chương IX: Pháp-Hành-Thiền (Bhāvanā)

–   Pháp-hành thiền-định (Samathabhāvanā).

–   Pháp-hành thiền-tuệ (Vipassanābhāvanā).

9 chương chia ra làm 7 quyển như sau:

1- Quyển I: Tam-Bảo (Ratanattaya) gồm có 2 chương là chương I và chương II.

2- Quyển II: Quy-Y Tam-Bảo (Tiaraṇa) gồm có 2 chương là chương III và chương IV.

3- Quyển III: Pháp-Hành-Giới (Sīlācāra) có 1 chương là chương V.

4- Quyển IV: Nghiệp Và Quả Của Nghiệp (Kamma- kammaphala) có 1 chương là chương VI.

5- Quyển V: Phước-Thiện (Puñña-kusala) có 1 chương là chương VII.

6- Quyển VI: Pháp-Hạnh Ba-La-Mật (Pāramī) có 1 chương là chương VIII gồm có 3 tập: tập 1, tập 2, tập 3.

7- Quyển VII: Pháp-Hành-Thiền (Bhāvanā) có 1 chương là chương IX gồm có 2 tập: tập 1, tập 2.

Như vậy, bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo gồm có 9 chương chia ra thành 10 quyển. Bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo gồm có 9 chương được sắp đặt theo tuần tự như sau:

1- Chương I: Ba Ngôi Cao Cả (Tiyagga)

Phật-giáo có 3 ngôi cao cả thật xứng đáng tôn kính là:

–   Đức-Phật (Buddha) từ khi bắt đầu cho đến kết thúc.

–   Đức-Pháp (Dhamma) từ khi bắt đầu cho đến kết thúc.

–   Đức-Tăng (Saṃgha) từ khi bắt đầu cho đến kết thúc.

2- Chương II: Tam-Bảo (Ratanattaya)

–   Đức-Phật có 5 đức-tính quý báu cao thượng nên gọi là Đức-Phật-bảo (Buddharatana).

–   Đức-Pháp có 5 đức-tính quý báu cao thượng nên gọi là Đức-Pháp-bảo (Dhammaratana).

–   Đức-Tăng có 5 đức-tính quý báu cao thượng nên gọi là Đức-Tăng-bảo (Saṃgharatana).

3- Chương III: Ân-Đức Tam-Bảo (Ratanattayaguṇa)

– Đức-Phật có 9 ân-đức nên gọi là ân-đức Phật-bảo (Buddhaguṇa).

– Đức-Pháp có 6 ân-đức nên gọi là ân-đức Pháp-bảo (Dhammaguṇa).

– Đức-Tăng có 9 ân-đức nên gọi là ân-đức Tăng-bảo (Saṃghaguṇa).

4- Chương IV: Quy-Y Tam-Bảo (Tisaraṇa)

Người nào có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức- Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tha thiết  muốn trở thành hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng, người ấy kính xin làm lễ thọ phép quy-y Tam-bảo:

–   Quy-y Phật-bảo (Buddhasaraṇa),

–   Quy-y Pháp-bảo (Dhammasaraṇa),

–   Quy-y Tăng-bảo (Saṃghasaraṇa).

5- Chương V: Pháp-Hành-Giới (Sīlācāra)

Các hàng thanh-văn biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi thì mới giữ gìn giới của mình được trong sạch trọn vẹn, giữ gìn giới là giữ gìn phẩm-hạnh cao quý của hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng.

–    Đối với hàng tại gia là cận-sự-nam (upāsaka) hoặc cận-sự-nữ (upāsikā) cần phải giữ gìn giới của mình cho được trong sạch trọn vẹn, đó là giới của người tại gia cư-sĩ (Gahaṭṭhasīla).

–    Đối với hàng xuất-gia là tỳ-khưu, sa-di, tu-nữ cần phải giữ gìn giới của mình cho được trong sạch trọn vẹn, đó là giới của bậc xuất-gia tu-sĩ (Pabbajitasīla).

6- Chương VI: Nghiệp Và Quả Của Nghiệp (Kamma-kammaphala)

Các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, giữ gìn giới của mình cho được trong sạch trọn vẹn, cần phải có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức- Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp.

Các hàng thanh-văn phải nên học hỏi hiểu rõ:

–   Bốn loại nghiệp (Kammacatuka).

–   Bất-thiện-nghiệp (Akusalakamma).

–   Quả của bất-thiện-nghiệp (Akusalavipāka).

–   Thiện-nghiệp (Kusalakamma).

–   Quả của thiện-nghiệp (Kusalavipāka).

7- Chương VII: Phước-Thiện (Puñña-kusala)

–   10 nhân phát sinh phước-thiện (Puññakriyāvatthu).

Các thanh-văn đệ-tử tin nghiệp và quả của nghiệp của mình, nên lựa chọn tạo 10 phước-thiện để trở thành tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao (tihetuka-ukkaṭṭha- kusalakamma) để cho quả tái-sinh kiếp sau trở thành hạng người tam-nhân (tihetukapuggala).

8- Chương VIII: Pháp-Hạnh Ba-La-Mật (Pāramī)

–   30 pháp-hạnh ba-la-mật (Tiṃsapāramī).

*   Để trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Đức- Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác cần phải tạo đầy đủ 30 pháp- hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, 10 pháp-hạnh ba-la- mật bậc thượng, mới trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác độc nhất vô nhị trong toàn cõi-giới chúng-sinh.

*   Để trở thành Đức-Phật Độc-Giác, Đức-Bồ-tát Độc- Giác cần phải tạo đầy đủ 20 pháp-hạnh ba-la-mật: 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc hạ, 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc trung, mới trở thành Đức-Phật Độc-Giác. Đức-Phật Độc-Giác có thể có nhiều Vị trong cùng một thời-kỳ.

*  Để trở thành bậc Thánh Tối-thượng thanh-văn đệ- tử của Đức-Phật, bậc Thánh Đại-thanh-văn đệ-tử, bậc Thánh thanh-văn đệ-tử hạng thường, chư vị Bồ-tát thanh-văn đệ-tử ấy đều cần phải tạo đầy đủ 10 pháp- hạnh ba-la-mật bậc hạ theo mỗi ngôi vị của mình.

Đến thời-kỳ Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác ấy xuất hiện trên thế gian, chư vị Bồ-tát thanh-văn đệ-tử ấy đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả và Niết-bàn, trở thành 4 bậc Thánh-nhân là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất- lai, bậc Thánh A-ra-hán là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử Đức-Phật, tuỳ theo năng lực của 10 pháp-hạnh ba-la- mật và 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm- pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của mỗi ngôi vị đúng như ý nguyện trong tiền-kiếp quá-khứ của mỗi vị.

9- Chương IX: Pháp-Hành-Thiền (Bhāvanā)

–   Pháp-hành thiền-định (Samathabhāvanā).

–   Pháp-hành thiền-tuệ (Vipassanābhāvanā).

*    Hành-giả là hạng người tam-nhân thực-hành pháp-hành thiền-định, có khả năng dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, 4 bậc thiền vô-sắc-giới, 5 phép thần- thông thế gian, tuỳ theo khả năng của mỗi vị hành-giả.

Nếu hành-giả chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện- tâm và vô-sắc-giới thiện-tâm, sau khi hành-giả chết, chỉ có bậc thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong bậc thiền vô- sắc-giới thiện-tâm nào cao cuối cùng, mới có quyền ưu tiên cho quả tái-sinh kiếp sau hoá-sinh làm vị phạm- thiên trên tầng trời tương xứng với bậc thiền vô-sắc-giới quả-tâm ấy. Các bậc thiền thiện-tâm còn lại đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không còn có cơ-hội cho quả được nữa.

*   Hành-giả là hạng người tam-nhân thực-hành pháp- hành thiền-tuệ, có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

 

Quyển I: Tam-Bảo (Ratanattaya)

Quyển I: Tam-Bảo (Ratanattaya) gồm có chương I và chương II.

Chương I: Ba Ngôi Cao Cả (Tiyagga)

–   Đức-Phật (Buddha) từ khi bắt đầu cho đến kết thúc.

–   Đức-Pháp (Dhamma) từ khi bắt đầu cho đến kết thúc.

–   Đức-Tăng (Saṃgha) từ khi bắt đầu cho đến kết thúc.

–   Đức-Phật (Buddha) đó là Đức-Phật Gotama.

Đức-Phật Gotama thuộc về hạng Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt (trí-tuệ có năng lực hơn cả đức-tin và tinh-tấn).

Để trở thành Đức-Phật Gotama, chư Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt, tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama đã thực-hành đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la-mật trải qua 3 thời-kỳ:

–     Thời-kỳ đầu: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác phát nguyện trong tâm, có ý nguyện muốn trở thành Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác để tế độ cứu vớt chúng-sinh thoát khỏi biển-khổ luân-hồi, rồi thực-hành các pháp- hạnh ba-la-mật suốt 7 a-tăng-kỳ.

–     Thời-kỳ giữa: Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác phát nguyện ra bằng lời nói, để cho chúng-sinh nghe hiểu được ý nguyện của Đức-Bồ-tát muốn trở thành Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác, rồi tiếp tục thực-hành các pháp-hạnh ba-la-mật suốt 9 a-tăng-kỳ.

Dù Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt đã thực-hành bồi bổ các pháp-hạnh ba-la-mật suốt 2 thời-kỳ gồm 16 a-tăng-kỳ vẫn còn là Đức-Bồ-tát bất- định (aniyatabodhisatta) nghĩa là Đức-Bồ-tát có thể thay đổi ý nguyện của mình được.

Nếu Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt vẫn giữ nguyên ý nguyện tiếp tục thực-hành các pháp- hạnh ba-la-mật thì đến thời-kỳ cuối.

–   Thời-kỳ cuối: Đức-Bồ-Tát Chánh-Đẳng-Giác có trí- tuệ siêu-việt là Đạo-sĩ Sumedha chứng đắc các bậc thiền, chứng đắc ngũ thông (lokiya abhiññā) là tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, được Đức-Phật Dīpaṅkara đầu tiên thọ ký, xác định thời gian còn lại 4 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, Đức-Bồ-Tát Đạo-sĩ Sumedha chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Sau khi Đức-Bồ-Tát Đạo-sĩ Sumedha được Đức-Phật Dīpaṅkara đầu tiên thọ ký, bắt đầu từ kiếp Đức-Bồ-Tát Đạo-sĩ Sumedha tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama trở thành Đức-Bồ-Tát cố-định (niyatabodhisatta) trải qua vô số kiếp tiếp tục cố gắng tinh-tấn không ngừng thực- hành bồi bổ cho đầy đủ trọn vẹn 30 pháp-hạnh ba-la- mật suốt trong khoảng thời gian 4 a-tăng-kỳ và 100  ngàn đại-kiếp trái đất, để trở thành Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Như vậy, Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có trí-tuệ siêu-việt tạo 30 pháp-hạnh ba-la-mật suốt 3 thời-kỳ gồm có 20 a-tăng-kỳ và 100 ngàn đại-kiếp trái đất, đó là khoảng thời gian bằng nửa (½) khoảng thời gian của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có đức-tin siêu-việt, và bằng một phần tư (¼) khoảng thời gian của Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác có tinh-tấn siêu-việt.

Đến kiếp chót, kiếp Đức-Bồ-tát Thái-tử Siddhattha đản sinh vào ngày rằm tháng tư (âm lịch), tại khu rừng Lumbinī; năm 29 tuổi, Đức-vua Bồ-tát Siddhattha xuất gia vào ngày rằm tháng 6 (âm-lịch); năm 35 tuổi, vào ngày rằm tháng tư (âm-lịch), Đức-Bồ-Tát Siddhattha ngự đến ngồi dưới cội cây Đại-Bồ-đề (1) tại khu rừng Uruvelā, thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên, không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, đặc biệt diệt được mọi tiền-khiên-tật (vāsanā), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong toàn cõi-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama.

Đức-Phật Gotama thuyết pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm, đến ngày rằm tháng tư (âm-lịch), Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết-bàn, tại khu rừng Kusinārā, tròn đúng 80 tuổi, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Vấn: Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết-bàn rồi. Vậy tất cả các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật nương nhờ nơi Đức-Phật bằng cách nào?

Đáp: Trước khi tịch diệt Niết-bàn, Đức-Phật gọi Ngài Trưởng-lão Ānanda mà dạy rằng:

“Yo vo Ānanda! mayā dhammo ca vinayo ca desito paññatto, so vo mamaccayena satthā. (1)…”

– Này Ānanda! Chánh-pháp nào mà Như-Lai đã thuyết giảng, luật nào mà Như-Lai đã chế-định, sau khi Như-Lai đã tịch diệt Niết-bàn rồi, chánh-pháp ấy, luật ấy là Vị Tôn-Sư của các con.

Trong Chú-giải bài kinh Mahāparinibbānasutta giảng giải rằng:

* Dhammo: Chánh-pháp đó là toàn bộ Tạng Kinh Pāḷi và Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi.

* Vinayo: Luật đó là toàn bộ Tạng Luật Pāḷi.

Giáo-pháp mà Đức-Phật đã thuyết giảng suốt 45 năm, kể từ khi trở thành Đức-Phật Gotama cho đến lúc tịch diệt Niết-bàn, được kết tập lại thành bộ Tam-tạng gồm có 84.000 pháp môn như sau:

–  Tạng Luật Pāḷi (Vinayapiṭakapāḷi) gồm có 21.000 pháp-môn.

–  Tạng Kinh Pāḷi (Suttantapiṭakapāḷi) gồm có 21.000 pháp-môn.

–  Tạng Vi-Diệu-Pháp Pāḷi (Abhidhammapiṭakapāḷi) gồm có 42.000 pháp-môn.

Đức-Phật giảng giải rằng:

“Iti imāni caturāsīti dhammakkhandhasahassāni tiṭṭhanti, ahaṃ ekova parinibbāyāmi. Ahañca kho pana dāni ekakova ovadāmi anusāsāmi, mayi parinibbute imāni caturāsīti dhammakkhandhasahassāni tumhe ovadissanti anusāsissanti…(1)”

“Như vậy, 84.000 pháp môn này tồn tại, chỉ có một mình Như-Lai tịch diệt Niết-bàn. Thật ra, hiện nay chỉ có một mình Như-Lai giáo huấn các con, theo dạy dỗ các con, khi Như-Lai tịch diệt Niết-bàn rồi, thì có 84.000 pháp-môn là Vị Tôn-Sư sẽ giáo-huấn các con, theo dạy dỗ các con…”

Qua đoạn Chú-giải Pāḷi mà chính Đức-Phật đã giảng giải cho các hàng thanh-văn đệ-tử hiểu biết rằng:

Sau khi Đức-Phật đã tịch diệt Niết-bàn rồi, không phải không còn Vị Tôn-Sư, mà thật ra, 84.000 pháp-môn ấy chính là Vị Tôn-Sư giáo-huấn các hàng thanh-văn đệ- tử, theo dạy dỗ các hàng thanh-văn đệ-tử…

–   Về Đức-Pháp đó là toàn lời giáo-huấn của Đức- Phật Gotama gồm có 3 pháp chính là:

–   Pháp-học Phật-giáo (Pariyattisāsana).

–   Pháp-hành Phật-giáo (Paṭipattisāsana).

–   Pháp-thành Phật-giáo (Paṭivedhasāsana).

–   Pháp-học Phật-giáo là gồm toàn lời giáo-huấn của Đức-Phật Gotama kể từ khi trở thành Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, vào ngày rằm tháng tư âm lịch tại khu rừng Uruvelā. Đức- Phật thuyết pháp tế độ chúng-sinh có duyên lành nên tế độ suốt 45 năm, cho đến ngày rằm tháng tư, trước khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn tại khu rừng Kusinārā.

Toàn lời giáo-huấn của Đức-Phật suốt 45 năm được kết tập thành Tam-Tạng Pāḷi (Tipiṭakapāḷi), hoặc ngũ-bộ Pāḷi (pañcanikāyapāḷi), hoặc cửu-phần Pāḷi (navaṅga- pāḷi), hoặc 84.000 pháp-môn Pāḷi (dhammakkhandha- pāḷi) được chư Đại-Trưởng-lão giữ gìn, duy trì trải qua 6 kỳ kết tập Tam-Tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.

– Pháp-hành Phật-Giáo có nhiều loại pháp-hành, trong đó có 3 pháp-hành chính là:

* Pháp-hành-giới là pháp-hành mà hành-giả có tác-ý đồng sinh với đại-thiện-tâm giữ gìn thân và khẩu tránh xa mọi thân ác-nghiệp, khẩu ác-nghiệp, để thành-tựu thân thiện-nghiệp, khẩu thiện-nghiệp, giữ gìn giới của mình cho được trong sạch trọn vẹn để làm nền tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ.

* Pháp-hành thiền-định là pháp-hành mà hành-giả thực-hành dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới, …

* Pháp-hành thiền-tuệ là pháp-hành mà hành-giả thực-hành dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, …

– Pháp-thành Phật-giáo là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả và Niết-bàn là quả của pháp-hành thiền-tuệ.

Pháp-học Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo, pháp- thành Phật-giáo thuộc về danh-pháp, không phải sắc- pháp, được giữ gìn, duy trì tồn tại do nhờ trí-tuệ của các hàng thanh-văn đệ-tử.

Sau khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn rồi, từ đó, trí-tuệ của các hàng thanh-văn đệ-tử càng ngày càng giảm dần theo thời gian. Do đó, Phật-giáo cũng bị mai một, bị suy thoái dần dần theo thời gian tuổi thọ Phật- giáo 5.000 năm.

Trước tiên, Pháp-thành Phật-giáo bị mai một, bị suy đồi dần theo thời gian tuổi thọ Phật-giáo 5.000 năm, đồng thời pháp-hành Phật-giáo và pháp-học Phật-giáo cũng bị mai một, bị suy đồi dần theo thời gian tuổi thọ Phật-giáo 5.000 năm ấy.

– Về Đức-Tăng đó là chư tỳ-khưu-Tăng, bậc thanh- văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian vào ngày rằm tháng 4 (âm lịch), 2 tháng sau, vào ngày rằm tháng 6 (âm lịch), Đức-Phật Gotama thuyết-giảng bài kinh Chuyển pháp-luân (Dhammacakkappavattanasutta) lần đầu tiên tế độ nhóm 5 tỳ-khưu có Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña trưởng nhóm, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma, Ngài Assaji.

Sau khi nghe Đức-Phật thuyết-giảng bài kinh Chuyển pháp-luân xong, Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña là vị đầu tiên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức- Phật, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh- quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, nên Ngài Đại- Trưởng-lão có tên là Aññāsikoṇḍañña (nghĩa là Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế rồi).

Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña kính xin Đức- Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu.

Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña là tỳ-khưu đầu tiên, trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama. Ngay khi ấy, Tam-Bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức- Tăng-bảo đồng thời xuất hiện trên thế gian.

Sau đó, chư tỳ-khưu Thánh-Tăng của Đức-Phật Gotama là bậc Thánh A-ra-hán, bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Nhập-lưu và chư tỳ-khưu phàm-Tăng càng ngày càng đông.

Đức-Phật Gotama thuyết-pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm, trước khi tịch diệt Niết-bàn, Ngài Trưởng-lão Subhadda là vị tỳ-khưu cũng là bậc Thánh A-ra-hán đệ- tử cuối cùng của Đức-Phật Gotama.

Sau khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn, thời gian về sau Phật-giáo càng ngày càng bị mai một, bị tiêu hoại, bị suy thoái theo tuần tự thời gian tuổi thọ của Phật-giáo 5.000 năm, đồng thời tỳ-khưu-Tăng cũng bị suy thoái tuần tự theo thời gian ấy, cho đến khi không còn Tăng tướng tỳ-khưu nữa.

Thời gian sau 5.000 năm, giáo-pháp của Đức-Phật Gotama hoàn toàn bị mai một, bị tiêu hoại, bị suy đồi trong cõi người này, bởi vì không còn hàng thanh-văn đệ-tử biết đến Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng nữa.

Chương thứ nhì: Tam-Bảo (Ratanattaya)

–   Đức-Phật-bảo (Buddharatana)

–   Đức-Pháp-bảo (Dhammaratana)

–   Đức-Tăng-bảo (Saṃgharatana)

Trong chương thứ nhì này giảng giải về:

* Đức-Phật có 5 đức tính quý báu và cao thượng nên được gọi là Đức-Phật-bảo.

* Đức-Pháp có 5 đức tính quý báu và cao thượng nên được gọi là Đức-Pháp-bảo.

* Đức-Tăng có 5 đức tính quý báu và cao thượng nên được gọi là Đức-Tăng-bảo.

Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo thật là hiếm có, rất hy hữu, vô cùng cao quý nhất trong tam-giới.

Thật vậy, trong cõi người, cõi long-cung, các cõi trời dục-giới, các cõi trời sắc-giới có nhiều thứ báu vật quý giá, nhưng chắc chắn các thứ báu vật dù quý giá đến đâu cũng không thể sánh với Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp- bảo, Đức-Tăng-bảo được.

Cho nên, trong kiếp hiện-tại, những chúng-sinh nào  là hạng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama, được quy y nương nhờ nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức- Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo trong tâm, những chúng-sinh ấy chắc chắn không phải là hạng chúng-sinh tầm thường bởi vì, tiền-kiếp của những chúng-sinh ấy chắc chắn đã từng tạo những phước-duyên trong chư Phật quá-khứ hoặc chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật quá-khứ, đã từng tạo các pháp-hạnh ba-la-mật được lưu trữ ở trong tâm từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá-khứ, nên nay kiếp hiện-tại này những chúng-sinh ấy mới có duyên lành trở thành thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

Những hạng thanh-văn đệ-tử ấy có cơ hội tăng trưởng mọi thiện-pháp từ dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện- pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp, cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp, tuỳ theo năng lực của các pháp-hạnh ba-la- mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín-pháp-chủ, tấn-pháp- chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ, theo hạnh nguyện của mỗi chúng-sinh ấy, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc lâu dài trong kiếp hiện-tại lẫn nhiều kiếp vị-lai.

Thời-Kỳ Phật-Giáo Hưng Thịnh

Vào thời kỳ Đức-vua Asoka lên ngôi khoảng 218 năm, sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn. Đức-vua là một Đấng Minh-quân trị vì cõi Nam-thiện-bộ-châu, cũng là một cận-sự-nam có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có nhiệt tâm hết lòng phụng sự Tam-bảo. Đức-vua đã truyền lệnh xây cất 84.000 ngôi chùa tháp trên khắp cõi Nam-thiện-bộ-châu, để cúng dường Tam-bảo: Đức- Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo.

Thời-kỳ ấy, Phật-giáo được phát triển mạnh, chư tỳ- khưu-Tăng, chư tỳ-khưu-ni-Tăng rất đông.

Đức-vua Asoka không chỉ là một đại-thí-chủ (mahā- dāyaka), mà còn là một thân-quyến kế-thừa của Phật- giáo (dāyādo sāsanassa) nữa, bởi vì, Đức-vua đã cho phép Thái-tử Mahinda và Công-chúa Saṃghamittā xuất gia trở thành tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni trong Phật-giáo.

Đức-vua Asoka không những hộ độ chư Đại-đức tỳ- khưu-Tăng để quý Ngài phát triển Phật-giáo trong nước, mà còn hộ độ, gởi các phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu- Tăng đi truyền bá Phật-giáo sang các nước lân cận.

Phật-lịch năm 236 (sau Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn), Đức-vua Asoka gởi phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu- Tăng do Ngài Đại-Trưởng-lão Mahindatthera(1) làm trưởng đoàn cùng với 4 vị Trưởng-lão khác, đi sang đảo quốc Srilankā để truyền bá Phật-giáo.

Và một phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng do Ngài Đại-Trưởng-lão Soṇatthera và Ngài Đại-Trưởng-lão Uttaratthera đi sang vùng Suvaṇṇabhūmi (vùng đất vàng) nay là nước Indonesia, nước Myanmar (Miến Điện, nước Thái-Lan, nước Lào, nước Campuchia… để truyền bá Phật-giáo.

Về sau, Đức-vua Asoka cũng gởi một phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu-ni-Tăng do Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Saṃghamittā(1) làm trưởng đoàn đi sang đảo quốc Srilankā, để làm lễ xuất gia thọ tỳ-khưu-ni cho các cận- sự-nữ trên đảo quốc này.

Từ đó, chư tỳ-khưu-ni-Tăng cũng được phát triển, cho đến thời kỳ kết tập Tam-Tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ tư vào năm 450, sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn tại đảo quốc Srilankā.

Theo bản dịch Theragāthā và Therīgāthā bằng tiếng Myanmar (Miến), phần lời nói đầu, đoạn tỳ-khưu-ni bắt đầu và kết thúc(2), chư Trưởng-lão nhận định rằng:

“Trong thời-kỳ kết tập Tam-Tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ tư tại đảo quốc Srilankā vào năm 450 sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, chư tỳ-khưu-ni-tăng vẫn còn; nhưng 500 năm sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết- bàn, chư tỳ-khưu-ni-tăng không còn nữa.”

Như vậy, chư tỳ-khưu-ni-Tăng đã bị mai một trước, chỉ còn lại chư tỳ-khưu-Tăng tồn tại trên các nước Tích Lan (Srilankā), nước Miến Điện (Myanmar), nước Thái- Lan, nước Lào, nước Campuchia, v.v…

Ngày nay, Phật-giáo được truyền bá rộng đến nhiều nước trên thế giới. Chư tỳ-khưu-Tăng vẫn còn giữ gìn, duy trì theo truyền thống từ thời-kỳ Đức-Phật, nhưng trong thời vị-lai, Phật-giáo dần dần bị mai một, bị suy thoái theo tuổi thọ của Phật-giáo 5.000 năm.

Đức-Tăng diễn tiến theo thời gian được phát triển, rồi cũng diễn tiến theo thời gian bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn. Phật-giáo cũng bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn trong cõi người này.

Như vậy, Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo là 3 ngôi cao cả nhất trong tam-giới.

* Đức-Phật là Bậc đầu tiên chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác cao thượng độc nhất  vô nhị trong tam-giới chúng-sinh. Đức-Phật thuyết-pháp giáo huấn tế độ chúng-sinh có duyên lành nên tế độ  cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, cũng chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Đức-Phật là con người, có thân người nên có già, có bệnh, Ngài thuyết-pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm.

Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn tròn đúng 80 tuổi, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

*  Đức-Pháp là giáo-pháp của Đức-Phật gồm có Pháp-học Phật-giáo lời giáo huấn của Đức-Phật được ghi chép trong Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi và 9 pháp siêu-tam-giới đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn cao thượng. Các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama là bậc Thánh-nhân đã có khả năng chứng đắc 9 pháp siêu-tam-giới, và giữ gìn duy trì được Pháp-học Phật-giáo. Còn hạng phàm-nhân chỉ có khả năng giữ gìn duy trì được Pháp-học Phật-giáo mà thôi.

Theo thời gian 5.000 năm tuổi thọ của Phật-giáo, các thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, trí-tuệ càng ngày càng suy giảm, nên không có khả năng chứng đắc pháp siêu- tam-giới và cũng không có khả năng giữ gìn duy trì trọn vẹn được Pháp-học Phật-giáo.

* Đức-Tăng là chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức- Phật gồm có 4 đôi là 8 bậc Thánh:

–   Nhập-lưu Thánh-đạo – Nhập-lưu Thánh-quả.

–   Nhất-lai Thánh-đạo – Nhất-lai Thánh-quả.

–   Bất-lai Thánh-đạo – Bất-lai Thánh-quả.

–   A-ra-hán Thánh-đạo – A-ra-hán Thánh-quả.

4 bậc Thánh-nhân là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán.

Theo thời gian 5.000 năm tuổi thọ của Phật-giáo, các thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, tuần tự trí-tuệ suy giảm, nên không có khả năng trở thành bậc Thánh A-ra-hán, xuống dần bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh Nhất-lai, cuối cùng không có khả năng trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, chỉ còn hạng phàm-nhân mà thôi.

Tuổi thọ của Phật-giáo đến 5.000 năm, không còn ai biết đến Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng nữa. Cho nên, Phật-giáo hoàn toàn bị mai một, bị suy đồi trong cõi người này.

Quyển sách Tam-Bảonày được trình bày về Đức- Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng, Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp- bảo, Đức-Tăng-bảo từ khi bắt đầu theo diễn tiến thời gian cho đến khi kết thúc Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng.

Trong quyển sách “Tam-Bảo” này, bần sư đã cố gắng hết sức mình để sưu tầm, gom nhặt từ các nguồn tài liệu có liên quan đến Tam-bảo, từ Tam-Tạng Pāḷi và các Chú-giải Pāḷi,… chỉ được bấy nhiêu thôi!

Tuy bần sư cố gắng hết mình giảng giải để giúp cho độc giả tìm hiểu rõ về Tam-bảo, song vì khả năng có hạn, nên chắc chắn không tránh khỏi những điều sơ sót, thậm chí còn có chỗ sai ngoài khả năng hiểu biết của bần sư.

Để lần sau tái bản được hoàn thiện hơn, kính mong chư bậc thiện trí có tâm từ chỉ giáo, góp ý chân tình.

Kính xin quý vị xem soạn phẩm này như là của chung, mà mỗi người trong chúng ta, ai cũng có bổn phận đóng góp xây dựng, để cho soạn phẩm này được hoàn hảo, hầu mong đem lại sự lợi ích chung, sự tiến hóa, sự an-lạc cho phần đông chúng ta.

Bần sư kính cẩn đón nhận những lời đóng góp phê bình xây dựng ấy của chư bậc thiện-trí, và kính xin quý Ngài ghi nhận nơi đây lòng chân thành biết ơn sâu sắc của bần sư.

Quyển sách “Tam-Bảo” tái bản lần thứ nhì có sửa  và bổ sung, được hoàn thành do nhờ có nhiều người giúp đỡ như là Dhammavara Sāmaṇera xem bản thảo, Dhammanandā upāsikā đã tận tâm xem kỹ lại bản thảo, dàn trang, làm thành quyển sách; các thí-chủ trong nước và ngoài nước  có đức-tin trong sạch lo ấn hành  và đã được nhà xuất bản tôn giáo cho phép tái bản ấn hành.

Bần sư vô cùng hoan hỷ và biết ơn tất cả quý vị.

Nhân dịp này, con là Dhammarakkhita Bhikkhu (tỳ- khưu Hộ-Pháp) thành kính dâng phần pháp thí thanh cao này đến Ngài Đại-Trưởng-lão Hộ-Tông, Vaṃsa- rakkhitamahāthera là sư phụ của con, đồng thời đến Ngài Đại-Trưởng-lão Thiện-Luật, Ngài Đại-Trưởng-lão Bửu-Chơn, Ngài Đại-Trưởng-lão Giới-Nghiêm, Ngài Trưởng-lão Hộ-Giác (chùa Từ-Quang), Ngài Trưởng- lão Hộ-Nhẫn (chùa Thiền-Lâm, Huế) cùng chư Đại- Trưởng-lão, chư Đại-đức khác đã dày công đem Phật- giáo Nguyên-thủy (Theravāda) về truyền bá trên quê hương Việt Nam thân yêu, và xin kính dâng phần phước-thiện thanh cao này đến chư Đại-Trưởng-lão ở nước Thái-Lan, nước Miến-Điện (Myanmar), đã có công dạy dỗ con về pháp học và pháp-hành.

Con kính mong quý Ngài hoan hỷ.

Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhitā hontu ñātayo.

Phước-thiện pháp-thí thanh cao này, xin hồi hướng đến tất cả bà con thân quyến của chúng con, từ kiếp hiện-tại cho đến vô lượng kiếp trong quá-khứ, cầu mong quý vị hoan hỷ nhận phần phước-thiện thanh cao này để thoát khỏi cảnh khổ, được an-lạc lâu dài.

Imaṃ puññābhāgaṃ mātāpitu-ācariya-ñāti- mittānañ ceva sesasabbasattānañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhāna sukhitā hontu, dukkhā muccantu sabbattha.

Chúng con thành tâm hồi hướng, chia phần phước- thiện pháp-thí thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân quyến, bạn hữu cùng tất cả chúng-sinh từ cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, nhân-loại, chư- thiên trong các cõi trời dục-giới, chư phạm-thiên trong các cõi trời sắc-giới, … Xin tất cả quý vị hoan hỷ nhận phần phước-thiện pháp-thí thanh cao này, cầu mong quý vị thoát mọi cảnh khổ, hưởng được mọi sự an-lạc lâu dài trong khắp mọi nơi.

Idaṃ me dhammadānaṃ āsavakkhayāvahaṃ hotu.

Phước-thiện pháp-thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh- quả và Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não trầm-luân, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

Nếu mỗi người trong chúng con chưa diệt tận được mọi phiền-não trầm-luân, chưa giải thoát khổ sinh, vẫn còn tử sinh luân-hồi, thì do năng lực phước-thiện pháp- thí thanh cao này ngăn cản mọi ác-nghiệp không có cơ hội cho quả tái-sinh trong 4 cõi ác-giới: địa-ngục, a-su- ra, ngạ quỷ, súc-sinh; và cũng do năng lực phước-thiện thanh cao này chỉ hỗ trợ đại-thiện-nghiệp cho quả tái- sinh trong cõi thiện-giới: cõi người, các cõi trời dục- giới… mà thôi.

Được sinh kiếp nào, mỗi người trong chúng con đều là người có chánh-kiến, có đức-tin trong sạch nơi Tam- bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có duyên lành được gần gũi thân cận với bậc thiện-trí, lắng nghe chánh- pháp của bậc thiện-trí, có đức-tin trong sạch nơi bậc thiện-trí, cố gắng tinh-tấn thực-hành theo lời giáo-huấn của bậc thiện-trí, không ngừng tạo mọi pháp-hạnh ba- la-mật cho sớm được đầy đủ trọn vẹn, để mong sớm chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, mong chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, mong diệt tận mọi phiền-não trầm-luân, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Trong kiếp tử sinh luân-hồi, mỗi khi chúng con được nghe tin lành Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng ngự nơi nào, dù gần dù xa, chúng con liền phát sinh đại-thiện- tâm hỷ lạc, có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật, Đức- Pháp, Đức-Tăng, quyết tâm tìm đến nơi ấy, để hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, hoặc chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp, cố gắng tinh-tấn thực- hành theo chánh-pháp của Đức-Phật, để mong chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái, trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết- bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

Nay, chúng con hết lòng thành kính quy-y Tam-bảo: quy-y nơi Đức-Phật-bảo, quy-y nơi Đức-Pháp-bảo, quy-y nơi Đức-Tăng-bảo, và thành tâm hộ trì Tam-bảo cho đến trọn đời, trọn kiếp.

Do nhờ năng lực phước-thiện thanh cao này, cầu mong cho mỗi người chúng con luôn luôn có duyên lành, tạo được thiện nhân sâu sắc trong Phật-giáo.

Do nhờ năng lực phước-thiện pháp-thí thanh cao này theo hỗ trợ, nhắc nhở cho mỗi người chúng con trong mỗi kiếp, dù cho được thành tựu quả-báu ở cõi người (manussasampatti) hưởng được mọi sự an-lạc đầy đủ trong cõi người như thế nào, cũng không đắm say trong cõi người; hoặc dù cho được thành tựu quả-báu ở cõi trời (devasampatti) hưởng được mọi an-lạc đầy đủ trong cõi trời như thế nào, cũng không đắm say trong cõi trời.

Thật ra, mục đích cứu cánh cao cả của mỗi chúng con chỉ có cầu mong sớm thành tựu quả-báu chứng ngộ Niết-bàn (Nibbānasampatti) mà thôi, để mong giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài.

Icchitaṃ patthitaṃ amhaṃ,

khippameva samijjhatu.

Điều mong ước, ý nguyện của chúng con

Cầu mong sớm được thành tựu như ý.

 

2560 / DL. 2016

Rừng Núi Viên Không

Xã Tóc Tiên, Huyện Tân Thành Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tỳ-khưu Hộ-Pháp

(Dhammarakkhita Bhikkhu)

(Aggamahāpaṇḍita)