Tích gia đình ông Puṇṇa1
Tích ông Puṇṇa, người làm thuê của ông phú-hộ Sumana, được tóm lược như sau:
Trong thời kỳ Đức-Phật Gotama còn hiện hữu trên thế gian, gia đình ông Puṇṇa nghèo khó làm ruộng thuê của ông phú-hộ Sumana, mọi người trong gia đình đều có đức tin trong sạch nơi Tam-bảo.
Một buổi sáng, ông đi cày ruộng, cũng vào buổi sáng hôm ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta vừa mới xả diệt-thọ-tưởng (sau 7 ngày đêm), đi khất thực để tế độ gia đình ông Puṇṇa, nên Ngài Đại-Trưởng-lão đi thẳng về hướng ông Puṇṇa đang cày ruộng.
Nhìn thấy Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta từ xa đến, ông Puṇṇa liền bỏ cày, đến hầu đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão, kính dâng cúng-dường cây tăm xỉa răng và nước dùng, nước uống. Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta thọ nhận xong, đi theo đường hướng về nhà ông Puṇṇa, gặp vợ ông Puṇṇa đang đem cơm cho chồng. Bà đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta xong, bạch rằng:
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, kính xin Ngài Đại-Trưởng-lão có tâm từ, bi thọ nhận phần vật thực nghèo nàn này của gia đình chúng con.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta có tâm từ bi tế độ thọ
nhận tất cả phần vật thực ấy, bà phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ phát nguyện:
– Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, do nhờ phước-thiện bố-thí thanh cao này của chúng con, cầu mong cho gia đình chúng con được một phần pháp mà Ngài Đại- Trưởng-lão đã chứng đắc.
Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta chúc phúc rằng:
“Mong cho gia đình các con được toại nguyện.”
Bà cảm thấy vô cùng hoan hỷ quay trở về nhà, nấu lại phần cơm khác đem cho chồng, rồi vội vàng mang cơm ra đồng ruộng, với tâm hoan hỷ phước-thiện bố-thí đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, làm cho thân tâm của bà nhẹ nhàng, nhu nhuyến không sao giấu được.
Còn phần ông Puṇṇa, trễ giờ đói bụng, thả bò đi ăn cỏ, ông lên bờ ngồi dưới bóng mát cây, chờ đợi vợ. Dù có đói bụng tâm vẫn cảm thấy hoan hỷ, niệm tưởng lại việc làm phước-thiện bố-thí cúng-dường tăm xỉa răng và nước đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.
nhìn từ xa, ông thấy vợ mình đang đi đến trễ hơn mọi ngày, nhưng bà có vẻ hoan-hỷ khác thường, chắc chắn có điều thiện-pháp tốt lành nào đó. Thật vậy, bà vừa đến nơi liền thưa với chồng rằng:
– Này anh thân thương! Hôm nay, em xin báo cho anh tin vui, để cho anh hoan hỷ thật nhiều.
Sáng nay, khi em đem phần cơm cho anh, giữa đường gặp Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta đang đi khất thực, em phát sinh đức tin trong sạch, đem phần cơm của anh để bát cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, Ngài Đại-Trưởng-lão không chê vật thực nghèo hèn của chúng ta. Ngài Đại-Trưởng-lão có tâm từ, bi tế độ thọ
nhận tất cả vật thực phần của anh, xin anh nên phát sinh
đại-thiện-tâm hoan hỷ phần phước-thiện bố-thí này.
Ông Puṇṇa vừa lắng nghe từng tiếng, từng câu làm cho ông phát sinh thiện-tâm hỷ lạc đến cực độ, nên không
thể theo dõi liên tục trọn vẹn lời nói của vợ ông.
Sực tỉnh lại, ông muốn biết chắc chắn chính mình nghe
đúng sự thật là như vậy không, nên ông bảo với vợ rằng:
– Này em thân thương! Xin em hãy nói lại cho anh nghe thêm một lần nữa.
Bà vợ thưa lại rõ ràng một lần nữa, lần này ông nghe rõ biết chắc chắn đúng sự thật như vậy rồi, ông phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ phước-thiện bố-thí của vợ, đã đem phần cơm của mình làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.
Sau đó, ông nói cho vợ biết ông cũng vừa làm phước-
thiện bố-thí cúng dường cây tăm xỉa răng và nước đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.
nghe chồng nói xong, bà cũng phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ việc phước-thiện bố-thí của chồng.
Hai vợ chồng cùng nhau phát sinh đại-thiện-tâm hoan hỷ việc phước-thiện bố-thí cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta. Dùng cơm xong, ông nằm niệm tưởng đến phước-thiện bố-thí vừa mới làm, nằm thiu thiu giấc ngủ, ông vừa tỉnh lại, ngồi nhìn thấy phần đất ruộng vừa cày buổi sáng đã hóa thành những thỏi vàng y (vàng ròng) làm cho ông hoa cả mắt, và vợ của ông cũng cảm thấy như ông vậy.
Ông lấy lại bình tỉnh đi xuống ruộng, lấy lên một thỏi, đúng thật là thỏi vàng ròng, ông đem đến khoe và nói với vợ rằng:
– Này em thân thương! Vợ chồng chúng ta đã làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, phước-thiện bố-thí ấy liền cho quả báu đến vợ chồng chúng ta ngày hôm nay. Chúng ta không thể nào giấu một số vàng lớn như thế này được.
Ông Puṇṇa lấy một số thỏi vàng bỏ vào khay, đem trình lên Đức-vua Bimbisāra và tâu rằng:
– Muôn tâu Đại-vương, sáng nay tiện dân đi cày ruộng, tất cả đất cày đều hóa thành những thỏi vàng ròng. Kính xin Đại-vương truyền lệnh cho binh lính đem 1000 chiếc xe đến chở số vàng ấy về cất trong kho báu của Đại-vương.
Đức-vua Bimbisāra truyền hỏi:
– Này ngươi! Nhà ngươi là ai vậy?
Ông Puṇṇa tâu rằng:
– Muôn tâu Đại-vương, tiện dân là Puṇṇa, một nông dân nghèo khó làm thuê.
– Này Puṇṇa! Sáng nay, nhà ngươi đã làm phước-thiện đặc biệt gì vậy?
– Muôn tâu Đại-vương, sáng nay tiện dân làm phước-thiện bố-thí cúng-dường cây tăm xỉa răng và nước dùng, nước uống đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, còn phần vợ tiện dân làm phước-thiện bố-thí cúng-dường phần cơm của tiện dân đến Ngài Đại-Trưởng-lão.
Đức-vua truyền rằng:
– Này Puṇṇa! Vợ chồng ngươi đã làm phước-thiện bố-thí cúng-dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, cho nên, quả báu phát sinh ngay trong ngày hôm nay.
Vậy, ngươi muốn Trẫm làm gì?
Ông tâu với Đức-vua rằng:
– Muôn tâu Đại-vương, tiện dân xin Đại-vương truyền lệnh đem ngàn chiếc xe đến thửa ruộng kia, để khuân tất cả số vàng ấy về cung điện.
Đức-vua Bimbisāra truyền lệnh đem ngàn chiếc xe đến chở vàng ròng, quân lính trong triều nghĩ và nói rằng: “vàng của Đức-vua” tức thì những thỏi vàng trở lại thành đất như cũ. Quân lính trong triều trở về tâu lên
Đức-vua sự việc xảy ra như vậy. Đức-vua sáng suốt truyền hỏi rằng:
– Này các ngươi! Các ngươi nghĩ như thế nào, khi nhặt lấy những thỏi vàng ấy?
– Tâu Bệ hạ, chúng hạ thần nghĩ và nói rằng: “vàng của Đức vua.”
Đức-vua truyền bảo rằng:
– Này các ngươi! Số vàng ròng kia không phải của Trẫm. Các người nên trở lại nghĩ và nói rằng: “vàng của ông bà Puṇṇa.” rồi khuân số vàng ấy về đây.
Quân lính vâng lệnh Đức-vua trở lại nơi ấy.
Thật vậy, lần này quân lính khuân toàn bộ số vàng ấy đem về, chất giữa sân rồng thành một đống vàng cao 80 hắc tay.
Ông Puṇṇa trở thành đại-phú-hộ
Đức-vua Bimbisāra cho truyền lệnh gọi dân chúng trong kinh-thành Rājagaha hội họp tại sân rồng, rồi truyền hỏi dân chúng rằng:
– Này toàn thể dân chúng! Trong kinh-thành này có người nào khác có số vàng lớn như thế này không?
Toàn thể dân chúng trong thành tâu rằng:
– Muôn tâu Hoàng-thượng, trong kinh-thành này không
có người nào khác có số vàng lớn như vậy,
Đức-vua truyền hỏi tiếp rằng:
– Vậy Trẫm nên tấn phong ông Puṇṇa như thế nào mới xứng đáng?
– Muôn tâu Hoàng-thượng, kính xin Hoàng-thượng tấn phong ông Puṇṇa địa vị đại-phú-hộ.
Đức-vua Bimbisāra truyền phán rằng:
– Này Puṇṇa! Từ nay ngươi là đại-phú-hộ, có tên “Bahudhanaseṭṭhi: Đại-phú-hộ nhiều của cải.”
Sau khi trở thành đại-phú-hộ Puṇṇa, gia đình ông càng có đức tin trong sạch nơi Tam-bảo, làm phước-thiện bố-thí cúng-dường đến chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng
tỳ-khưu có Đức-Phật chủ trì suốt 7 ngày.
đến ngày thứ 7 Đức-Phật thuyết pháp tế độ gia đình ông Puṇṇa, toàn gia đình ông đại-phú-hộ Puṇṇa (hai vợ chồng và đứa con gái tên Uttarā) đều chứng đắc thành bậc Thánh-Nhập-lưu.
Vợ chồng ông Puṇṇa làm phước-thiện bố-thí cúng- dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, sau khi xả diệt-thọ-tưởng, do năng-lực phước-thiện bố-thí trong sạch và hội đủ nhân duyên ấy, liền cho quả báu trong ngày hôm ấy, trở thành đại-phú-hộ nhiều của cải thế gian và đặc biệt hơn nữa, toàn gia đình trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu thuộc về pháp siêu-tam-giới.
Những trường hợp tương tự trên, có không ít trong Phật-giáo.
1 Chú giải Dhammapada, trong tích Uttarā upāsikāvatthu.