Tích tên Nanda hãm hiếp Ngài Đại đức Tỳ-khưu ni
Uppalavaṇṇattherī
Chuyện tên Nanda hãm hiếp Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇattherī là bậc Thánh-A-ra-hán được tóm lược như sau:
* Tiền kiếp của Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni
Uppalavaṇṇattherī
Trong thời kỳ Đức-Phật Padumuttara xuất hiện trên thế gian. Khi ấy, tiền kiếp của Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇattherī là một tiểu-thư của gia-đình phú-hộ trong thành xứ Haṃsavatī.
Một hôm, cô tiểu-thư cùng với dân chúng trong thành
đến hầu Đức-Phật Padumuttara, lắng nghe Đức-Phật thuyết pháp. Nhân dịp ấy, Đức-Phật có tuyên dương một vị Đại-đức tỳ-khưu-ni là bậc Thánh-nữ Tối-thượng thanh-văn đệ-tử xuất sắc nhất về phép-thần-thông trong các hàng Thánh-Nữ thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Padumuttara.
Nhìn thấy Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni ấy, cô tiểu-thư vô cùng hoan hỷ phát sinh đại-thiện-tâm trong sạch muốn được địa vị cao quý như Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni ấy, nên cô tiểu-thư kính thỉnh Đức-Phật Padumuttara ngự cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng đến tư gia, để làm phước-thiện đại-thí suốt 7 ngày.
Đến ngày thứ 7, cô tiểu-thư kính bạch với Đức-Phật
Padumuttara rằng:
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, do phước-thiện đại-thí mà con đã tạo suốt 7 ngày qua, con chỉ muốn trở thành vị Đại-đức tỳ-khưu-ni là bậc Thánh-nữ Tối-thượng thanh-văn đệ-tử xuất sắc nhất về phép-thần-thông trong hàng Thánh-Nữ thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật trong thời vị lai, như vị Đại-đức tỳ-khưu-ni là bậc Thánh-nữ Tối-thượng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật bây giờ.
* Đức-Phật Padumuttara thấy rõ biết rõ cô tiểu-thư sẽ được thành-tựu, nên Đức-Phật thọ ký xác định rằng:
“ – Này cận-sự-nữ! Từ đại-kiếp trái đất này, còn lại 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa. Đến thời kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian. Khi ấy, hậu kiếp của con sẽ trở thành tỳ-khưu-ni là bậc Thánh-nữ Tối-thượng thanh-văn đệ-tử xuất sắc nhất về phép-thần-thông trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.”
Sau khi nghe Đức-Phật Padumuttara thọ ký xác định thời gian còn lại như vậy, cô tiểu-thư vô cùng hoan hỷ tiếp tục bồi bổ 10 pháp-hạnh ba-la-mật suốt 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa.
Trong sự tử sinh luân hồi trong tam giới trải qua vô số kiếp, những hậu kiếp của cô tiểu-thư thực-hành, bồi bổ các pháp-hạnh ba-la-mật khi thì tái-sinh làm vị thiên-nữ cao quý trong cõi trời, khi thì tái-sinh làm người nữ cao quý trong cõi người.
Một kiếp người nữ làm phước-thiện, cúng-dường một đóa hoa sen hồng rất xinh đẹp đến Đức-Phật Độc-Giác vừa xả diệt-thọ-tưởng, do nhờ quả báu cúng-dường đóa hoa sen ấy, mà kiếp nào cô cũng là người rất xinh đẹp, có màu da hồng hào như màu cánh sen hồng.
* Đến thời kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, kiếp áp chót của cô là vị thiên-nữ sau khi chết, đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh đầu thai làm con của gia đình phú-hộ tại kinh kinh-thành Sāvatthī.
Khi sinh ra một bé gái rất xinh đẹp, có màu da hồng hào như màu cánh sen hồng, nên đặt tên là Uppalavaṇṇā.
Khi đến tuổi trưởng thành, cô tiểu-thư nổi tiếng là người xinh đẹp trong cõi Nam-thiện-bộ-châu, các công-tử, phú-hộ đều gởi người đến xin cầu hôn với cô tiểu-thư của ông phú-hộ, khiến ông phú-hộ gặp phải điều khó xử, bởi vì không thể nào làm vừa lòng tất cả những người ấy được. Cho nên, ông phú-hộ chỉ còn có một cách gọi đứa con gái đến hỏi rằng:
– Amma pabbajituṃ sakkhissasi?
– Này con yêu quý! Con có muốn xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni hay không?
Vốn kiếp này là kiếp chót của cô tiểu-thư, nên khi nghe phụ-thân hỏi đến pabbajituṃ (xuất gia), cô tiểu-thư
vô cùng hoan hỷ thưa với phụ-thân rằng:
Pabbajissāmi tātā.
– Kính thưa phụ-thân, con muốn xuất-gia trở thành tỳ-
khưu ni. Thưa phụ-thân.
Ông phú-hộ đưa cô tiểu-thư đến ngôi chùa tỳ-khưu-ni, xin cho cô tiểu-thư xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni.
Sau khi trở thành tỳ-khưu-ni không lâu, một hôm, ban đêm đốt đèn trong chánh-điện, nhìn thấy ánh sáng đèn, tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇa dùng làm đề-mục thiền-định tejokasiṇa: đề-mục-lửa, để thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, rồi sử dụng bậc thiền sắc-giới thiện-tâm làm nền tảng, làm đối-tượng thiền-tuệ, để thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng-ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, cùng với tứ-tuệ-phân-tích, đặc biệt chứng đắc lục-thông.
Về sau, Đức-Phật tuyên dương Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇa là bậc Thánh-nữ Tối-thượng thanh-văn đệ-tử xuất sắc nhất về phép-thần-thông trong các hàng nữ Thanh Văn đệ tử của Đức-Phật Gotama, đúng theo nguyện vọng của Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇa đã được Đức-Phật Padumuttara thọ ký trong quá khứ.
* Ngài Đại-đức Tỳ-khưu ni Uppalavaṇṇattherī bị hãm hiếp
Một thuở nọ, Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇa ở trong cốc nhỏ trong rừng, Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni đi vào kinh kinh-thành Sāvatthī để khất thực.
Khi cô tiểu-thư Uppalavaṇṇa còn sống tại gia, tên Nanda là con của một người cô, say mê sắc đẹp của cô tiểu-thư Uppalavaṇṇa. Đến khi cô tiểu-thư Uppala-vaṇṇa đã xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni và đã trở thành bậc Thánh-A-ra-hán.
* Tên Nanda theo dõi biết Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇa ở trong rừng, biết giờ Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni đã đi khất thực, nên y lén vào cốc của Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇa trong rừng, nằm chờ ở dưới giường.
Khi khất thực độ xong, Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇa trở về cốc trong rừng, vừa ngồi lên giường, tên Nanda bò ra từ dưới giường, dùng sức mạnh cưỡng hiếp Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni. Ngài Đại-đức tỳ-
khưu-ni đã ngăn cấm rằng:
– Này tên si mê ngu muội (bāla)! Ngươi chớ nên làm điều tội lỗi!
– Này tên si mê! Ngươi chớ nên làm điều tội lỗi!
Mặc dù Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni đã ngăn cấm, nhưng tên Nanda vì quá si mê, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không
biết ghê sợ tội lỗi, nên đã dùng sức mạnh hãm hiếp Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni do năng lực dục vọng của y.
Cho nên, y đã tạo ác-nghiệp trọng-tội, mặt đất nứt nẻ
ra, ngọn lửa phun lên hút y vào trong lòng đất.
Tên Nanda sau khi chết, ác-nghiệp trọng-tội cho quả tái-sinh trong cõi đại-địa-ngục Avīci ngay trong ngày hôm ấy, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy bị thiêu đốt trong cõi đại-địa-ngục ấy suốt thời gian lâu dài nhiều đại-kiếp trái đất.
Hiện-kiếp quả-nghiệp (diṭṭhadhammavedanīyakamma) là nghiệp cho quả ngay trong kiếp-hiện-tại.
Ví dụ nôm na dễ hiểu như sau:
* Một kẻ cướp của sát nhân bị bắt quả tang, bị mọi người đều chê trách, bị nhà chức trách bắt giam giữ trong tù, chờ xét xử tội phạm, v.v… toà tuyên án tội tử hình tên cướp của sát nhân ấy.
Đó là ác-nghiệp cho quả ngay trong kiếp-hiện-tại.
* Một người cứu người khác thoát chết, nên được mọi tán dương ca tụng, được khen thưởng xứng đáng, v.v…
Đó là đại-thiện-nghiệp cho quả ngay kiếp-hiện-tại.
1 Bộ Chú giải Dhammapadaṭṭhakathā, tích Uppalavaṇṇattherīvatthu.
[1] Trường-hợp ấy là hiện-kiếp-quả ác-nghiệp. Còn Nanda sau khi chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi đại-địa-ngục không phải là hiện-kiếp-quả ác-nghiệp, mà là hậu-kiếp-quả ác-nghiệp.