Tìm Hiểu Phước Bố Thí (tái bản)

Tìm Hiểu Phước Bố Thí – PHƯỚC THIỆN BỐ THÍ 1

By Nền Tảng Phật Giáo

June 13, 2020

PHƯỚC THIỆN BỐ THÍ

Phước thiện bố thí được thành tựu do hội đủ nhân duyên kết hợp như: 1- Tác ý thiện tâm bố thí (cetanādāna). 2- Vật bố thí (dānavatthu). 3- Người thọ thí (paṭiggāhaka). Một khi hội đủ 3 nhân duyên này, mới thành tựu phước thiện bố thí. 1- Tác Ý Thiện Tâm Bố Thí Thí chủ có tác ý thiện tâm (kusalacetanā) sử dụng những vật bố thí ấy đem ban bố, phân phát đến cho những người khác, chúng sinh khác. Thông thường tác ý thiện tâm bố thí diễn tiến, trải qua 3 thời kỳ: 1- Tác ý thiện tâm trước khi bố thí (pubbacetanā); 2- Tác ý thiện tâm đang khi bố thí (muñcacetanā); 3- Tác ý thiện tâm sau khi đã bố thí (aparacetanā).

1.1- Tác ý thiện tâm trước khi bố thí như thế nào? Thí chủ nhìn thấy, hoặc nghe thấy, hoặc suy tư về một phước thiện nào đó, phát sanh đức tin trong sạch, có tâm từ bi muốn làm phước bố thí để tế độ, giúp đỡ mọi người, mọi chúng sinh, nên tìm cơ hội tốt để tạo nên phước thiện ấy. Thời kỳ tác ý thiện tâm muốn làm phước bố thí này có thể phaùt sanh trước nhiều năm, nhiều tháng, nhiều ngày hoặc ngay trước khi bố thí không lâu, đó là thời gian chuẩn bị để làm phước thiện bố thí. Suốt thời gian này, gọi là tác ý thiện tâm trước khi bố thí, dù chưa thành tựu phước thiện bố thí, song tác ý thiện tâm này cũng gọi là thiện nghiệp.

1.2- Tác ý thiện tâm đang khi bố thí như thế nào? Thí chủ có tác ý thiện tâm trước khi bố thí từ trước, nay đến lúc, đến thời thí chủ sử dụng vật bố thí, đó là của cải, tiền bạc, đồ đạc, vật thực… hoặc sự hiểu biết của mình đem ban bố, phân phát đến người khác, với tâm từ bi tế độ và được người khác đang thọ nhận những vật bố thí hoặc sự hiểu biết của mình ban cho. Thời gian ngắn ngủi diễn ra giữa người thí chủ trao vật thí và người thọ thí tiếp nhận vật thí ấy, gọi làthời kỳ tác ý thiện tâm đang khi bố thí, đồng thời phước thiện bố thí được thành tựu ngay khi ấy.

1.3- Tác ý thiện tâm sau khi đã bố thí như thế nào? Sau khi thí chủ đã có tác ý thiện tâm bố thí xong, phước thiện bố thí đã thành tựu rồi, kể từ thời gian đó về sau, mỗi khi thí chủ nhớ tưởng, niệm tưởng đến phước thiện bố thí ấy, đồng thời tác ý thiện tâm sau khi đã bố thí phát sanh, thì thiện nghiệp bố thí tăng trưởng. Ở thời kỳ này, thời gian không hạn định, có thể nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm, nhiều kiếp sau… mỗi khi nhớ tưởng, niệm tưởng đến phước thiện bố thí ấy, đồng thời tác ý thiện tâm phát sanh, có sự bố thí làm đối tượng, nên thiện nghiệp bố thí lại tăng trưởng. Cho nên, trong 40 đề mục thiền định, có đề mục gọi là “cāgānussati: đề mục niệm tưởng đến phước thiện bố thí của mình đã tạo trước đây”. Hành giả tiến hành đề mục thiền định này có thể đạt đến cận định mà thôi, hỉ lạc phát sanh đến hành giả; đề mục thiền định này không thể đạt đến an định, bởi vì, đề mục thiền định này quá rộng lớn bao la, không rõ ràng, không thể làm cho ấn chứng thô ảnh tương tự và ấn chứng quang ảnh trong sáng phát sanh, nên không chứng đắc bậc thiền nào.

2- Vật Bố Thí Vật bố thí để tạo nên phước thiện, Ðức Phật dạy có nhiều loại: Trong Luật tạng, Ðức Phật dạy có 4 loại vật bố thí để tạo nên phước thiện, gọi là tứ vật dụng (catupaccaya) cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của tất cả chúng sinh nói chung, con người nói riêng; nhất là đối với bậc xuất gia, Sa di, Tỳ khưu trong Phật giáo. Ðức Phật cho phép Tỳ khưu, Sa di thọ nhận tứ vật dụng của thí chủ dâng cúng là:

2.1- Y phục (cīvara): y phục của Tỳ khưu, Sa di mặc che kín sắc thân đáng hổ thẹn, ngăn ngừa nóng lạnh, muỗi mòng, rắn rít…, gồm có 3 tấm y: – Y 2 lớp đắp khi trời lạnh. – Y nội mặc che kín từ lỗ rún xuống quá đầu gối 8 ngón tay, vòng quanh trước sau đều đặn. – Y vai trái mặc choàng kín quanh toàn thân mình, từ cổ xuống quá đầu gối 4 ngón tay, vòng quanh trước sau đều đặn.

2.2- Vật thực (piṇḍapāta): vật thực của Tỳ khưu, Sa di kiếm được bằng cách đi khất thực (xin ăn) từ nhà này sang nhà khác, dầu ít hay nhiều để vào bát vừa đủ ăn một bữa, thọ thực không được quá ngọ (12 giờ trưa).

2.3- Chỗ ở (senāsana): chỗ ở của Tỳ khưu, Sa di thường ở dưới gốc cây, hang động… Nếu có phước đặc biệt, Tỳ khưu, Sa di có thể thọ lãnh chỗ ở do thí chủ xây cất như cốc, chùa…

2.4- Thuốc trị bệnh (gilānabhesajja): thuốc trị bệnh của Tỳ khưu, Sa di thường là nước tiểu bò, hoặc nước tiểu ngâm loại trái cây(1) làm thuốc… Nếu có phước đặc biệt Tỳ khưu, Sa di có thể thọ nhận các loại thuốc do thí chủ dâng cúng để trị bệnh, ngừa bệnh…

Trong Vi diệu pháp tạng, Ðức Phật thuyết về chân nghĩa pháp (paramatthadhamma), dạy vật thí có 6 loại: 1- Sắc thí (rūpadāna): bố thí các hình dạng, màu sắc, nhìn thấy bằng nhãn thức tâm. 2- Thanh thí (saddadāna): bố thí các âm thanh, nghe được bằng nhĩ thức tâm. 3- Hương thí (gandhadāna): bố thí các mùi, ngửi được bằng tỷ thức tâm. 4- Vị thí (rasadāna): bố thí các vị, nếm được bằng thiệt thức tâm. 5- Xúc thí (phoṭṭhabbadāna): bố thí các loại xúc, tiếp xúc được bằng thân thức tâm. 6- Pháp thí (dhammadāna): bố thí các pháp, biết được bằng ý thức tâm.

Trong Kinh tạng Ðức Phật thuyết dạy vật bố thí có 10 loại: 1- Bố thí vật thực (annadāna): bố thí các loại thức ăn. 2- Bố thí nước uống (pānadāna): bố thí các loại nước uống. 3 Ðức Phật cho phép dùng 2 loại trái cây làm thuốc: agadāmalaka và agadaharītaka.

4- Bố thí vải (vatthadāna): bố thí các loại vải. 4- Bố thí xe cộ (yānadāna): bố thí các loại xe cộ phương tiện đi lại. 5- Bố thí bông hoa (mālādāna): bố thí các loại bông hoa. 6- Bố thí vật thơm (gandhadāna): bố thí các loại mùi thơm. 7- Bố thí vật thoa (vilepanadāna): bố thí các loại vật thoa. 8- Bố thí chỗ nằm (seyyādāna): bố thí các chỗ nằm như: giường, ghế, đồ trải nằm. 9- Bố thí chỗ ở (āvasathagharadāna): bố thí chỗ ở như: chùa, nhà, cốc… 10- Bố thí đèn(padīpeyyadāna):bố thí đèn phát sanh ánh sáng.

Mười loại vật thí này là những vật thường dùng trong đời sống. Ngoài ra, trong đời còn có nhiều vật thí khác đem lại sự lợi ích, thuận lợi trong cuộc sống, không đem lại sự tai hại cho kiếp hiện tại lẫn kiếp vị lai, có thể dùng làm vật bố thí để tạo phước thiện.

3- Người Thọ Thí Người thọ thí đóng vai trò quan trọng để thành tựu phước thiện bố thí. Trường hợp thí chủ có tác ý thiện tâm bố thí, có vật bố thí, mà không có người thọ thí thì không thành tựu phước thiện bố thí của thí chủ. Người thọ thí còn quan trọng là thành tựu được quả báu của phước thiện bố thí nhiều hoặc ít.

Trong kinh Dakkhiṇāvibhaṅgasutta , Ðức Phật có dạy hai hạng thọ thí: – Cá nhân thọ thí (paṭipuggalikadāna). – Chư Tỳ khưu Tăng thí (Saṃghadāna).

3.1- Cá nhân thọ thí như thế nào? Cá nhân thọ thí là thí chủ làm phước thiện bố thí đến mỗi cá nhân, có tính cách riêng biệt dầu một vị hay nhiều vị.

Cá nhân thọ thí được phân chia có 14 hạng, từ bậc cao nhất đến hạng thấp nhất: 1- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến Ðức Chánh Ðẳng Giác. 2- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến Ðức Phật Ðộc Giác. 3- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh A-ra-hán. 4- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Bất Lai hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán. 5 Majjhimanikāya, Uparipaṇṇāsa, Dakkhiṇavibhaṅgasutta.

5- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Bất Lai. 6- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhất Lai hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc bậc Thánh Bất Lai. 7- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhất Lai. 8- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhập Lưu hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc bậc Thánh Nhất Lai. 9- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến bậc Thánh Nhập Lưu. 10- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến hành giả đang tiến hành thiền tuệ, để chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu. 11- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến hành giả ngoài Phật giáo chứng đắc thiền, có thần thông. 12- Làm phước thiện bố thí cúng dường đến hạng phàm nhân (Tỳ khưu, Sa di, cận sự nam, cận sự nữ) có giới đức trong sạch. 13- Làm phước thiện bố thí đến hạng phàm nhân phạm giới, không có giới. 14- Làm phước thiện bố thí đến loài súc sinh. Ðó là 14 hạng cá nhân thọ thí.

Quả báu cá nhân thọ thí Trong 14 hạng cá nhân thọ thí này, thí chủ làm phước thiện bố thí đến hạng nào cũng được 5 quả báu: Sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh và trí tuệ. – Thí chủ làm phước thiện bố thí đến loài súc sinh như chim, cá,… sẽ hưởng được 5 quả báu suốt 100 kiếp. – Thí chủ làm phước thiện bố thí đến hạng phàm nhân phạm giới, không có giới, sẽ được hưởng 5 quả báu suốt 1.000 kiếp. – Thí chủ làm phước thiện bố thí đến hạng phàm nhân có giới đức trong sạch, sẽ được hưởng 5 quả báu suốt 100.000 kiếp. – Thí chủ làm phước thiện bố thí đến hạng phàm nhân ngoài Phật giáo chứng đắc thiền và thần thông, sẽ hưởng được 5 quả báu suốt triệu triệu kiếp hoặc một ngàn tỷ kiếp (1012). – Thí chủ làm phước thiện bố thí đến hành giả đang tiến hành thiền tuệ để chứng đắc bậc Thánh Nhập Lưu, sẽ hưởng được 5 quả báu vô lượng kiếp. – Thí chủ làm phước thiện bố thí đến bậc Thánh Nhập Lưu, sẽ hưởng được 5 quả báu vô lượng kiếp nhiều hơn nữa. – Thí chủ làm phước thiện bố thí đến bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai, bậc Thánh A-ra-hán,

Ðức Phật Ðộc Giác, Ðức Chánh Ðẳng Giác sẽ được hưởng quả báu vô lượng, vô lượng kiếp không sao kể xiết được.

Về cá nhân thọ thí, bậc thọ thí có đầy đủ 5 đức: giới – định – tuệ – giải thoát – giải thoát tri kiến hoàn toàn chừng nào thì quả báu vô lượng, vô lượng chừng ấy.

Ví như người nông dân tài giỏi, có hạt giống tốt, gieo trên thửa ruộng tốt mầu mỡ, thì chắc chắn sẽ thu hoạch được bội phần. Cũng như vậy, thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tác ý thiện tâm trong sạch đầy đủ 3 thời kỳ, hoan hỉ làm phước bố thí những vật bố thí hợp pháp, đến bậc thọ thí có đầy đủ 5 đức: giới – định – tuệ – giải thoát – giải thoát tri kiến hoàn toàn chừng nào, chắc chắn quả báu vô lượng, vô lượng kiếp kể từ thuở ấu niên, trung niên cho đến lão niên đầy đủ chứng ấy.

3.2- Chư Tỳ khưu Tăng thọ thí như thế nào? Chư Tỳ khưu Tăng thí là làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng có tính cách chung, là một vị Tăng hoặc nhiều vị Tăng. Ðiều quan trọng, tâm của thí chủ hướng đến cúng dường chư Tăng, không phải hướng đến một cá nhân thọ thí nào. Thí chủ bạch với vị Ðại Ðức quản Tăng rằng: “Kính bạch Ðại Ðức, con xin kính thỉnh 1 vị Tỳ khưu Tăng”. Vị Ðại Ðức quản Tăng chỉ định vị Tỳ khưu nào, vị Tỳ khưu ấy đại diện chư Tăng thọ thí, như vậy gọi là Tỳ khưu Tăng thọ thí, không phải cá nhân thí.

Tỳ khưu Tăng thọ thí phân chia có 7 nhóm: 1- Thí chủ làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng và chư Tỳ khưu ni Tăng, có Ðức Phật chủ trì. 2- Thí chủ làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng và chư Tỳ khưu ni Tăng, sau khi Ðức Phật tịch diệt Niết Bàn. 3- Thí chủ làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng. 4- Thí chủ làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Tỳ khưu ni Tăng. 5- Thí chủ làm phước thiện bố thí cúng dường đến một số Tỳ khưu Tăng và một số Tỳ khưu ni Tăng, (mỗi bên có một số vị đại diện, bất luận ít hay nhiều). 6- Thí chủ làm phước thiện bố thí cúng dường đến một số Tỳ khưu Tăng (có một vị hoặc một số Tỳ khưu đại diện Tăng). 7- Thí chủ làm phước thiện bố thí cúng dường đến một số Tỳ khưu ni Tăng(có một vị hoặc một số Tỳ khưu ni đại diện Tăng).

Ðó là 7 nhóm chư Tỳ khưu Tăng thọ thí, trong thời hiện tại này chỉ còn hai hạng chư Tăng thọ thí là:

– Thí chủ làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng. – Thí chủ làm phước thiện bố thí cúng dường đến một số Tỳ khưu Tăng (có một vị hoặc một số Tỳ khưu đại diện Tăng).

Ðức Phật dạy Ðại Ðức Ānanda rằng: -“Này Ānanda, trong thời vị lai sẽ có hạng người gọi tên Tỳ khưu “Bhikkhu” còn mảnh y quấn cổ, là người phạm giới, hành ác pháp. Những người thí chủ có đức tin trong sạch nơi Tam bảo, có tác ý thiện tâm làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng dầu trong số Tỳ khưu phạm giới ấy. Này Ānanda, sự làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng trong thời vị lai ấy, Như Lai dạy rằng: vẫn có quả báu vô lượng không sao kể xiết được. Như Lai không hề dạy trực tiếp hoặc gián tiếp rằng: làm phước thiện bố thí đến cá nhân thọ thí hưởng quả báu nhiều hơn làm phước.

Qua đoạn kinh trên, Ðức Phật dạy cho người Phật tử nên biết rõ khi tác ý thiện tâm nghĩ đến chư Tỳ khưu Tăng là nghĩ đến ngôi Tăng bảo, là phước điền cao thượng của tất cả chúng sinh. Bởi vì chỉ có cá nhân Tỳ khưu phạm giới (bhikkhu dussīla), còn ngôi Tăng bảo là những bậc Thánh Tăng hoàn thiện bố thí đến chư Tỳ khưu Tăng thọ thí”.

toàn trong sạch, thanh tịnh, cao thượng; cho nên làm phước thiện bố thí cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng, phải nên liên tưởng đến chư bậc Thánh Tăng chắc chắn phước thiện bố thí vô lượng, không sao kể xiết. Do đó, thí chủ nên có “tác ý thiện tâm trong sạch nơi Ðức Tăng, tâm không nên nghĩ đến cá nhân vị Sa di, Tỳ khưu, vị Ðại Ðức nào”. Ví dụ: Người thí chủ muốn làm phước thiện bố thí cúng dường đến “Tỳ khưu Tăng” 1 vị, 2 vị,… người ấy đến bạch với vị Tỳ khưu quản Tăng rằng: – Kính bạch Ngài Ðại Ðức, con xin thỉnh Tăng 1 vị (hoặc 2 – 3… vị), xin Ngài chỉ định cho con 1 vị Tăng (hoặc 2-3…. vị). Khi Ngài Ðại Ðức quản Tăng chỉ định vị nào, thí chủ hoan hỉ đón rước vị ấy, một cách cung kính như cung kính với chư bậc Thánh Tăng. Như vậy, gọi là làm phước thiện bố thí cúng dường đến “Tỳ khưu Tăng thọ thí”. Nhưng nếu Ngài Ðại Ðức quản Tăng chỉ định một vị Sa di hoặc một vị Tỳ khưu phạm giới, hoặc một vị Ðại Ðức có giới hạnh trang nghiêm…. Nếu người thí chủ nghĩ rằng “ta thỉnh được một vị Sa di, hoặc vị Tỳ khưu phạm giới, hoặc vị Ðại Ðức có giới hạnh trang nghiêm”. Như vậy, không gọi là làm phước thiện bố thí đến Tỳ khưu Tăng thọ thí, mà trở thành cá nhân thọ thí.

Trong Chú giải bài kinh trên, có tích nói về phước thiện bố thí cúng dường đến Tỳ khưu Tăng, được tóm tắt như sau: Người cận sự nam thiện trí là thí chủ xây cất một ngôi chùa dâng cúng đến chư Tăng. Một hôm, ông đến chùa thỉnh “Tỳ khưu Tăng” 1 vị về nhà làm phước thiện bố thí cúng dường vật thực, Ngài Ðại Ðức quản Tăng kiểm Tỳ khưu, lần này đến phiên một vị Tỳ khưu có giới hạnh không trong sạch, không trang nghiêm, được chỉ định đại diện “Tỳ khưu Tăng” đến nhà người cận sự nam này. Buổi sáng vị Tỳ khưu mặc y mang bát đến nhà, người cận sự nam đón rước cung kính như một vị Ðại Ðức cao Tăng, như là rữa chân, lau hai bàn chân, thỉnh mời ngồi chỗ cao quý, tự tay mình dâng cúng những món vật thực ngon lành với tâm hoan hỉ và kính trọng “Tỳ khưu Tăng”. Vị Tỳ khưu ấy sau khi độ vật thực xong trở về chùa, người cận sự nam tiễn đưa về đến chùa cũng với tâm hoan hỉ và kính trọng “Tỳ khưu Tăng”. Buổi chiều vị Tỳ khưu ấy đến nhà người cận sự nam này mượn đồ dùng để làm việc riêng, người cận sự nam này dùng chân đẩy món đồ dùng ra cho mượn không một chút kính trọng, rồi bảo rằng: “Hãy đem đi!”. Một người bên cạnh theo dõi hành vi cử chỉ người cận sự nam này từ sáng đến chiều hoàn toàn

trái ngược nhau, không hiểu tại sao? Muốn tìm hiểu, nên hỏi người cận sự nam này rằng: – Thưa anh, tôi nhìn thấy sáng nay anh tỏ ra kính trọng với vị Tỳ khưu giới hạnh không trong sạch ấy, như một vị Ðại Ðức cao Tăng, mà chiều nay anh lại đối xứ với vị Tỳ khưu ấy không có chút nào kính trọng cả. Tại sao như vậy? Thưa anh. Người cận sự nam thí chủ thưa rằng: – Sáng nay, tôi hết lòng cung kính, vì thiện tâm của tôi hướng đến “Tỳ khưu Tăng”, hoàn toàn không phải hướng đến cá nhân vị Tỳ khưu ấy. Chiều nay, tôi tỏ ra không kính trọng đến cá nhân vị Tỳ khưu ấy, bởi vì tôi thấy rõ vị Tỳ khưu ấy có giới hạnh không trong sạch, thân và khẩu không trang nghiêm, không thu thúc lục căn thanh tịnh, cho nên, tôi không cung kính đến cá nhân vị Tỳ khưu ấy, hoàn toàn không liên quan đến Tỳ khưu Tăng. Qua tích trên, người cận sự nam thí chủ có trí tuệ, hiểu biết cách làm phước bố thí cúng dường một cách cung kính đến Tỳ khưu Tăng (dầu gặp vị Tỳ khưu có giới không trong sạch). Việc làm phước bố thí cúng dường đến Tỳ khưu Tăng này có được phước thiện vô lượng, có quả báu vô lượng, suốt vô lượng kiếp.

Trong kinh Dakkhiṇāvibhaṅgasutta , Ðức Phật dạy Ðại Ðức Ānanda rằng: “Này Ānanda, sự trong sạch đối với người bố thí và người thọ thí có 4 trường hợp: 1- Người bố thí có thiện tâm trong sạch, còn người thọ thí không có tâm trong sạch. 2- Người bố thí không có tâm trong sạch, còn người thọ thí có thiện tâm trong sạch. 3- Người bố thí lẫn người thọ thí đều có tâm không trong sạch. 4- Người bố thí và người thọ thí đều có thiện tâm trong sạch. – Này Ānanda, thế nào gọi là người bố thí có thiện tâm trong sạch; còn người thọ thí không có tâm trong sạch? Trường hợp này, người bố thí là người có giới đức trong sạch, hành thiện pháp, còn người thọ thí là người phạm giới, hành ác pháp. Như vậy, gọi là người bố thí có thiện tâm trong sạch; còn người thọ thí không có tâm trong sạch.

– Này Ānanda, thế nào gọi là người bố thí không có tâm trong sạch; còn người thọ thí có thiện tâm trong sạch? Trường hợp này, người bố thí là người phạm giới, hành ác pháp, còn người thọ thí là người có giới đức trong sạch, hành thiện pháp. Như vậy, gọi là người bố thí không có tâm trong sạch; còn người thọ thí có thiện tâm trong sạch – Này Ānanda, thế nào gọi là người bố thí lẫn người thọ thí đều có tâm không trong sạch? Trường hợp này, cả người bố thí lẫn người thọ thí đều là những người phạm giới, hành ác pháp. Như vậy, gọi là người bố thí lẫn người thọ thí đều có tâm không trong sạch. – Này Ānanda, thế nào gọi là người bố thí lẫn người thọ thí đều có tâm trong sạch? Trường hợp này, cả người bố thí lẫn người thọ thí đều là những người có giới đức trong sạch, hành thiện pháp. Như vậy, gọi là người bố thí lẫn người thọ thí đều có tâm trong sạch”.