Tỳ Khưu Hộ Pháp (tổng hợp)

Vi Diệu Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống – Chương 9 – Dục-giới tịnh-hảo-tâm & Đại-thiện-tâm có tám tâm chia theo thọ

By Nền Tảng Phật Giáo

July 10, 2020

Dục-Giới Tịnh-Hảo-Tâm (Kāmāvacarasobhaṇacitta)

Dục-giới tịnh-hảo-tâm (kāmāvacarasobhaṇa-citta) là tâm phần nhiều phát sinh trong cõi dục-giới, bởi vì có tịnh-hảo tâm-sở (sobhaṇacetasika) đồng sinh với dục-giới tịnh-hảo-tâm.

Dục-giới tịnh-hảo-tâm có 24 tâm chia 3 loại tâm:

1-Dục-giới thiện-tâm (đại-thiện-tâm) có 8 tâm.

2- Dục-giới quả-tâm (đại-quả-tâm) có 8 tâm.

3- Dục-giới duy-tác-tâm (đại-duy-tác-tâm) có 8 tâm.

Giảng Giải:

1-Kāmāvacarakusalacitta (Mahākusalacitta)

Kāmāvacarakusalacitta: Dục-giới thiện-tâm gọi là mahākusalacitta: đại-thiện-tâm.

Định-nghĩa kusalacitta rằng:

Kucchite pāpadhamme salayati kampeti viddhaṃsetīti kusalaṃ.

Tâm nào làm tiêu diệt ác-pháp mà chư bậc thiện-trí ghê tởm, tâm ấy gọi là thiện-tâm (kusala-citta). Thiện-tâm là tâm tốt, không bị ô nhiễm bởi phiền-não, không có lỗi, cho quả an-lạc.

Kusalacitta: Thiện-tâm có 5 ý nghĩa:

– Arogayattha: Nghĩa là không có bệnh là không có phiền-não tham, sân, si, … làm khổ tâm. Phiền-não tham, sân, si gọi là bệnh, bởi vì phiền-não làm khổ tâm, khổ thân đối với chúng-sinh.

– Sundarattha: Nghĩa là tốt lành là sự lợi ích, sự an-lạc đối với chúng-sinh.

– Chekattha: Nghĩa là khôn ngoan, người có thiện-tâm nói năng hành động đàng hoàng tử tế.

– Anavajjattha: Nghĩa là không có lỗi, không đáng chê trách gì cả.

– Sukhavipāka: Có quả an-lạc đáng hài lòng.

Kāmāvacarakusalacitta (Mahākusalacitta)

Dục-giới thiện-tâm (kāmāvacarakusalacitta) gọi là đại-thiện-tâm (mahākusalacitta) phát sinh do nương nhờ 3 pháp là vedanā: thọ, ñāṇa: trí-tuệ, saṅkhāra: tác-động, nên đại-thiện-tâm phân chia ra có 8 loại tâm như sau:

Đại-thiện-tâm có 8 tâm:

1- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

2- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ. Đại-thiện-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

3- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ. 

Đại-thiện-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

4- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ. Đại-thiện-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

5- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ. Đại-thiện-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

6- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ. Đại-thiện-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

7- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ. Đại-thiện-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

8- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ. Đại-thiện-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

Giảng giải 8 đại-thiện-tâm

* Somanassasahagata: somanassa+sahagata

– somanassa: thọ hỷ

– sahagata: đồng sinh với

– Somanassasahagataṃ: đồng sinh với thọ hỷ. 

* Upekkhā sahagata: upekkhā + sahagata

– upekkhā: thọ xả

– Upekkhāsahagataṃ: đồng sinh với thọ xả.

* ñāṇasampayutta: ñāṇa + sampayutta

– ñāṇa: trí-tuệ

– sampayutta: hợp với

– Ñāṇasampayuttaṃ: hợp với trí-tuệ.

* ñāṇavippayutta: ñāṇa + vippayutta

– ñāṇa: trí-tuệ

– vippayutta: không hợp với

– Ñāṇavippayuttaṃ: không hợp với trí-tuệ.

* Asaṅkhārikaṃ: không cần tác-động.

* Sasaṅkhārikaṃ: cần tác-động.

Nguyên-nhân dục-giới thiện-tâm (kāmavacara-kusalacitta) gọi là đại-thiện-tâm (mahākusala-citta) như sau:

Mahākusalacitta: Đại-thiện-tâm có 8 tâm, có tác-ý thiện trong đại-thiện-tâm không có lỗi, cho quả an-lạc, đặc biệt có quả-tâm phát sinh nhiều hơn sức mình, nghĩa là tác-ý thiện trong 8 đại-thiện-tâm (mahākusalacitta) có quả là 8 đại-quả-tâm (mahāvipākacitta) và 8 thiện-quả vô-nhân-tâm (ahetukakusalavipākacitta) gồm có 16 quả-tâm.

Đại-thiện-tâm phát sinh có khả năng biết 6 đối-tượng: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tốt đáng hài-lòng đối với các loài chúng-sinh trong tam-giới gồm có 30 cõi-giới từ cõi địa-ngục cho đến cõi trời vô-sắc-giới Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên (trừ chư phạm-thiên trong tầng trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên) tùy theo khả năng của mỗi chúng-sinh trong mỗi cõi-giới.

Đại-thiện-tâm có thể phát sinh đối với các chúng-sinh trong cõi địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh, nhân-loại, chư-thiên trong 6 cõi trời dục-giới, chư phạm-thiên trong 15 tầng trời sắc-giới phạm-thiên (trừ tầng trời sắc-giới Vô-tưởng-thiên) và chư phạm-thiên trong 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.

Đại-thiện-tâm là tâm làm nền tảng, làm nơi nương nhờ cho 10 phước-thiện, cho pháp-hành giới, cho pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm; cho pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.

Đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có khả năng đạt đến trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 13 gọi là gotrabhuñāṇa đặc biệt tiếp nhận đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, và còn làm phận sự paccavekkhaṇañāṇa quán-triệt Thánh-đạo, Thánh-quả đã chứng đắc, Niết-bàn đã chứng ngộ, phiền-não đã diệt tận rồi và phiền-não nào chưa diệt tận được.

Dục-giới thiện-tâm (kāmavacarakusalacitta) có khả năng đặc biệt biết rộng lớn như vậy, cho nên gọi là đại-thiện-tâm (mahākusalacitta).

Đại-thiện-tâm có 8 loại tâm do nương nhờ nơi 3 pháp là vedanā: thọ, ñāṇa: trí-tuệ, saṅkhāra: tác-động, nếu phân chia theo mỗi pháp thì có 2 loại tâm như sau:

a-Đại-thiện-tâm có 8 tâm chia theo thọ:

– 4 đại-thiện-tâm đồng sinh với thọ hỷ.

– 4 đại-thiện-tâm đồng sinh với thọ xả.