Tỳ Khưu Hộ Pháp (tổng hợp)

Vi Diệu Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống – Chương 8 – Giảng giải về 12 bất-thiện-tâm

By Nền Tảng Phật Giáo

July 10, 2020

Giảng giải về 12 bất-thiện-tâm

Bất-thiện-tâm (akusalacitta) có 12 tâm, tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm tạo 10 bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp: akusalakamma) phát sinh do nương nhờ 3 môn: thân-môn, khẩu-môn, ý-môn.

* Bất-thiện-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi thân-môn gọi là thân bất-thiện-nghiệp (akusala-kāyakamma) hoặc gọi là thân ác-nghiệp, có 3 loại nghiệp là:

1- Pāṇātipāta: Ác-nghiệp sát-sinh.

2- Adinnādāna: Ác-nghiệp trộm-cắp.

3- Kāmesumicchārāra: Ác-nghiệp tà-dâm.

* Bất-thiện-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi khẩu-môn gọi là khẩu bất-thiện-nghiệp (akusala-vacīkamma) hoặc gọi là khẩu ác-nghiệp, có 4 loại nghiệp là:

1- Musāvāda: Ác-nghiệp nói-dối.

2- Pisuṇavācā: Ác-nghiệp nói lời chia rẽ.

3- Pharusavācā: Ác-nghiệp nói lời thô tục.

4- Samphappalāpa: Ác-nghiệp nói lời vô ích.

* Bất-thiện-nghiệp phát sinh do nương nhờ nơi ý-môn gọi là ý bất-thiện-nghiệp (akusala-manokamma) hoặc gọi là ý ác-nghiệp, có 3 loại nghiệp là:

1- Abhijjhā: Ác-nghiệp tham lam của cải của người khác.

2- Byāpāda: Ác-nghiệp thù hận người khác.

3- Micchādiṭṭhi: Ác-nghiệp tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Bất-thiện-tâm tạo ác-nghiệp

* Tám tham-tâm tạo ác-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý, có 7 loại ác-nghiệp:

– Thân ác-nghiệp có hai loại: Ác-nghiệp trộm-cắp, ác-nghiệp tà-dâm. 

– Khẩu ác-nghiệp có 3 loại: Ác-nghiệp nói-dối, ác-nghiệp nói lời chia rẽ, ác-nghiệp nói lời vô ích.

– Ý ác-nghiệp có hai loại: Ác-nghiệp tham lam, ác-nghiệp tà-kiến.

* Hai sân-tâm tạo ác-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý, có 7 loại ác-nghiệp:

– Thân ác-nghiệp có 2 loại: Ác-nghiệp sát-sinh, ác-nghiệp trộm-cắp.

– Khẩu ác-nghiệp có 4 loại: Ác-nghiệp nói-dối, ác-nghiệp nói lời chia rẽ, ác-nghiệp nói lời thô tục, ác-nghiệp nói lời vô ích.

– Ý ác-nghiệp có 1 loại: Ác-nghiệp thù hận.

* Hai si-tâm tạo ác-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý có 10 loại ác-nghiệp: thân ác-nghiệp có 3 loại, khẩu ác-nghiệp có 4 loại, ý ác-nghiệp có 3 loại.

Ác-nghiệp với ác-tâm

* Ba ác-nghiệp: Ác-nghiệp sát-sinh, ác-nghiệp nói lời thô-tục, ác-nghiệp thù-hận phát sinh do năng lực của sân-tâm, có sân tâm-sở dẫn đầu.

* Ba ác-nghiệp: Ác-nghiệp tà-dâm, ác-nghiệp tham lam, ác-nghiệp tà-kiến phát sinh do năng lực của tham-tâm, có tham tâm-sở dẫn đầu.

* Bốn ác-nghiệp: Ác-nghiệp trộm-cắp, ác-nghiệp nói-dối, ác-nghiệp nói lời chia rẽ, ác-nghiệp nói lời vô ích phát sinh khi thì do năng lực của tham-tâm ham muốn lợi lộc; khi thì do năng lực của sân-tâm như trộm-cắp đem vất bỏ vì ghét người chủ nhân, nói-dối, nói lời chia rẽ, nói lời vô ích để gây thiệt hại cho người khác.

Thật ra, 10 ác-nghiệp này phát sinh trực-tiếp do nương nhờ tham-tâm và sân-tâm. Còn si-tâm tạo ác-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý; có 10 loại ác-nghiệp chỉ là cách gián-tiếp mà thôi, bởi vì 10 ác-nghiệp phát sinh đều do vô-minh làm nhân.

* Tham-tâm phát sinh có tham tâm-sở dẫn đầu, có si tâm-sở hỗ trợ.

* Sân-tâm phát sinh có sân tâm-sở dẫn đầu, có si tâm-sở hỗ trợ.

* Si-tâm phát sinh chỉ có si tâm-sở dẫn đầu mà thôi.

Nhân sinh bất-thiện-tâm

Bất-thiện-tâm gồm có 12 tâm phát sinh do ayonisomanasikāra: do si-mê biết sai lầm trong tâm không đúng theo thật-tánh của các pháp.

Đức-Phật dạy rằng:

– Này chư tỳ-khưu! Như-lai không thấy pháp nào khác làm nhân của bất-thiện-pháp chưa phát sinh thì phát sinh, thiện-pháp đã phát sinh thì bị suy thoái như ayonisomanasikāra.

– Này chư tỳ-khưu! Người nào có ayoniso-manasikāra, bất-thiện-pháp chưa phát sinh thì phát sinh, thiện-pháp đã phát sinh thì bị suy thoái .

Ayonisomanasikāra phát sinh do 5 nhân:

1- Pubbe akatapuññatā: Không tích lũy phước-thiện trong kiếp trước.

2- Appaṭirūpadesavāsa: Sống ở nơi không thuận lợi, không có bậc thiện-trí, không có Phật-giáo.

3- Asappurisupanissaya: Không gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo.

4- Asaddhammassavana: Không lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí.

5- Attamicchāpanidhi: Tâm biết sai lầm trong ác pháp.

Ayonisomanasikāra phát sinh do 5 nhân này, nhân đầu tiên là không tích lũy phước-thiện trong những kiếp trước, nên kiếp hiện-tại sinh sống nơi chốn không thuận lợi, không có Phật-giáo, không được gần gũi thân cận với bậc thiện-trí trong Phật-giáo, không có cơ hội lắng nghe chánh-pháp của bậc thiện-trí. Cho nên, người ấy có si-mê, biết sai lầm trong tâm không đúng theo thật-tánh của các pháp, làm nhân cho bất-thiện-tâm chưa sinh thì phát sinh, thiện-tâm đã sinh thì bị suy thoái.

Vì vậy, ayonisomanasikāra là nhân phát sinh bất-thiện-tâm.

* Tâm với tâm-sở

Tâm (citta) gồm có 89 hoặc 121 tâm và tâm-sở (cetasika) gồm có 52 tâm-sở. Tâm với tâm-sở không thể tách rời nhau được, hễ khi có tâm nào phát sinh, ắt hẳn có một số tâm-sở tương xứng đồng sinh với tâm ấy, bởi vì tâm-sở có 4 trạng-thái là đồng sinh với tâm, đồng diệt với tâm, đồng đối-tượng với tâm, đồng nơi sinh với tâm.

Bất-thiện-tâm với tâm-sở

12 bất-thiện-tâm có 2 loại tâm-sở đồng sinh:

1-Aññasamānācetasika: Đồng-sinh-toàn-tâm tâm-sở và đồng-sinh-tùy-tâm tâm-sở, có 13 tâm-sở.

2- Akusalacetasika: Bất-thiện tâm-sở, có 14 tâm-sở.

Như vậy, trong 12 bất-thiện-tâm chỉ có 27 tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm mà thôi.

* Tham-tâm có 8 tâm:

Trong 8 tham-tâm, mỗi tham-tâm có một số tâm-sở đồng sinh với mỗi tham-tâm như sau:

1- Tham-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, không cần tác-động, có 19 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này là 13 aññasamānā-cetasika + 4 mocatukacetasika + 1 lobhacetasika + 1 diṭṭhicetasika, gồm có 19 tâm-sở .

2- Tham-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với tà-kiến, cần tác-động, có 21 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 13 aññasamānā-cetasika + 4 mocatukacetasika + 1 lobhacetasika + 1 diṭṭhicetasika + 2 thidukacetasika, gồm có 21 tâm-sở.

3- Tham-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động, có 19 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 13 aññasamānācetasika + 4 mocatukacetasika + 1 lobhacetasika + 1 mānacetasika, gồm có 19 tâm-sở.

4- Tham-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với tà-kiến, cần tác-động, có 21 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 13 aññasamānā-cetasika + 4 mocatukacetasika + 1 lobhacetasika + 1 mānacetasika + 2 thidukacetasika, gồm có 21 tâm-sở.

5- Tham-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, không cần tác-động, có 18 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 12 aññasamānā-cetasika (trừ pīticetasika) +4 mocatukacetasika+ 1 lobhacetasika + 1 diṭṭhicetasika, gồm có 18 tâm-sở.

6- Tham-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với tà-kiến, cần tác-động, có 20 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 12 aññasamānācetasika (trừ pīticetasika) + 4 mocatukacetasika + 1 lobha-cetasika + 1 diṭṭhicetasika + 2 thidukacetasika, gồm có 20 tâm-sở.

7- Tham-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, không cần tác-động có 18 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 12 aññasamānācetasika (trừ pīticetasika) + 4 mocatuka-cetasika + 1 lobhacetasika + 1 mānacetasika, gồm có 18 tâm-sở.

8- Tham-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với tà-kiến, cần tác-động, có 20 tâm-sở đồng sinh với tham-tâm này đó là 12 aññasamānā-cetasika (trừ pīticetasika) + 4 mocatukacetasika + 1 lobhacetasika + 1 mānacetasika + 2 thiduka-cetasika, gồm có 20 tâm-sở.

* Sân-tâm có 2 tâm:

Trong 2 sân-tâm, mỗi sân-tâm có một số tâm-sở đồng sinh với sân-tâm như sau:

1- Sân-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, không cần tác-động, có 20 tâm-sở đồng sinh với sân-tâm này đó là 12 aññasamānā-cetasika (trừ pīticetasika) + 4 mocatukacetasika + 4 docatukacetasika, gồm có 20 tâm-sở.

2- Sân-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ ưu, hợp với hận, cần tác-động, có 22 tâm-sở đồng sinh với sân-tâm này đó là 12 aññasamānācetasika (trừ pīticetasika) + 4 mocatukacetasika+4 docatuka-cetasika+2 thidukacetasika, gồm có 22 tâm-sở.

* Si-tâm có 2 tâm:

Trong 2 si-tâm, mỗi si-tâm có một số tâm-sở đồng sinh với si-tâm như sau:

1- Si-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ xả, hợp với hoài-nghi, có 15 tâm-sở đồng sinh với si-tâm này đó là 10 aññasamānācetasika (trừ pīticetasika adhimokkhacetasika, chandacetasika) + 4 mocatuka

-cetasika +1 vicikicchācetasika, gồm có 15 tâm-sở.

2- Si-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ xả, hợp với phóng-tâm, có 15 tâm-sở đồng sinh với si-tâm này đó là 11 aññasamānācetasika (trừ pīticetasika, chandacetasika) + 4 mocatuka-cetasika, gồm có 15 tâm-sở.

Trong 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm), mỗi bất-thiện-tâm (ác-tâm) phát sinh ắt có một số tâm-sở tương xứng đồng sinh với bất-thiện-tâm (ác-tâm) hỗ trợ làm phận sự của ác-tâm ấy.

* Diệt 12 bất-thiện-tâm

12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) là ác-pháp nên diệt.

Hành-giả thuộc về hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) đã tạo và tích lũy đầy đủ 10 pháp-hạnh ba-la-mật từ vô số kiếp trong quá-khứ cho đến kiếp hiện-tại này, có giới-hạnh trong sạch trọn vẹn làm nền tảng, làm nơi nương nhờ, để thực-hành pháp-hành thiền-tuệ có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc mỗi Thánh-đạo, mỗi Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt tận được bất-thiện-tâm (ác-tâm) như sau:

1- Chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt tận được 5 loại bất-thiện-tâm là 4 tham-tâm hợp với tà-kiến và 1 si-tâm hợp với hoài-nghi không còn nữa, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

2- Chứng đắc đến Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt tận được 2 loại bất-thiện-tâm là 2 sân-tâm loại thô không còn nữa, trở thành bậc Thánh Nhất-lai.

3- Chứng đắc đến Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt tận được 2 loại bất-thiện-tâm là 2 sân-tâm loại vi-tế không còn nữa, trở thành bậc Thánh Bất-lai.

4- Chứng đắc đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, có khả năng diệt tận được 5 loại bất-thiện-tâm còn lại là 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến và 1 si-tâm hợp với phóng-tâm không còn dư sót nữa, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

* Diệt 14 bất-thiện tâm-sở

Thánh-đạo-tuệ diệt tận được 14 bất-thiện tâm-sở.

Bất-thiện tâm-sở có 14 loại tâm-sở chia ra 5 nhóm: 

Lotikacetasika: Nhóm tham có 3 tâm-sở:

– Lobhacetasika: Tham tâm-sở.

– Diṭṭhicetasika: Tà-kiến tâm-sở.

– Mānacetasika: Ngã-mạn tâm-sở.

Ba tâm-sở này đồng sinh với 8 tham-tâm.

Docatukacetasika: Nhóm sân có 4 tâm-sở:

– Dosacetasika: Sân tâm-sở.

– Issācetasika: Ganh-tỵ tâm-sở.

– Macchariyacetasika: Keo-kiệt tâm-sở.

– Kukkaccacetasika: Hối-hận tâm-sở.

Bốn tâm-sở này đồng sinh với 2 sân-tâm.

Mocatukacetasika: Nhóm si có 4 tâm-sở:

– Mohacetasika: Si tâm-sở.

– Ahirikacetasika: Không biết hổ-thẹn tội-lỗi tâm-sở.

– Anottappacetasika: Không biết ghê-sợ tội-lỗi tâm-sở.

– Uddhaccacetasika: Phóng-tâm tâm-sở.

Bốn tâm-sở này đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm.

Thidukacetasika: Nhóm buồn có 2 tâm-sở:

– Thinacetasika: Buồn-chán tâm-sở.

– Middhacetasika: Buồn-ngủ tâm-sở.

Hai tâm-sở này đồng sinh với 5 bất-thiện-tâm cần tác-động.

Vicikicchācetasika: Nhóm nghi có 1 tâm-sở:

– Vicikicchācetasika: Hoài-nghi tâm-sở chỉ đồng sinh với si-tâm hợp với hoài-nghi mà thôi.

* Mỗi Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được bất-thiện tâm-sở như sau:

1- Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 4 bất-thiện tâm-sở là tà-kiến tâm-sở, hoài-nghi tâm-sở, ganh-tị tâm-sở, keo-kiệt tâm-sở không còn nữa.

2- Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 2 bất-thiện tâm-sở loại thô là sân tâm-sở, hối-hận tâm-sở loại thô không còn nữa.

3- Bất-lai Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 2 bất-thiện tâm-sở loại vi-tế là sân tâm-sở, hối-hận tâm-sở loại vi-tế không còn nữa.

4- A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 8 bất-thiện tâm-sở còn lại là tham tâm-sở, ngã-mạn tâm-sở, si tâm-sở, phóng-tâm tâm-sở, buồn-chán tâm-sở, buồn-ngủ tâm-sở, không biết hổ-thẹn tội-lỗi tâm-sở, không biết ghê-sợ tội-lỗi tâm-sở không còn dư sót nữa.

* Diệt 10 loại phiền-não

Thánh-đạo-tuệ diệt tận được10 loại phiền-não.

Trong 14 bất-thiện tâm-sở có 10 tâm-sở gọi là 10 loại phiền-não là tham, sân, si, tà-kiến, ngã-mạn, hoài-nghi, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi. 

* Mỗi Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được phiền-não như sau:

1- Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 2 loại phiền-não là tà-kiến (diṭṭhi) và hoài-nghi (vicikicchā) không còn nữa.

2- Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 1 loại phiền-não thô là sân (dosa) loại thô không còn nữa.

3- Bất-lai Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 1 loại phiền-não vi-tế là sân (dosa) loại vi-tế không còn nữa.

4- A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham (lobha), si (moha), ngã-mạn (māna), phóng-tâm (uddhacca), buồn-chán (thina), không biết hổ-thẹn tội-lỗi (ahirika), không biết ghê-sợ tội-lỗi (anottappa) không còn dư sót nữa.

* Diệt 10 loại ác-nghiệp

Thánh-đạo-tuệ diệt tận được10 loại ác-nghiệp.

Trong 27 tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm, có tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với bất-thiện-tâm gọi là bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp).

Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm tạo 10 ác-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý như sau: 

* Thân ác-nghiệp có 3 loại:

– Ác-nghiệp sát-sinh.

– Ác-nghiệp trộm-cắp.

– Ác-nghiệp tà-dâm.

* Khẩu ác-nghiệp có 4 loại:

– Ác-nghiệp nói-dối.

– Ác-nghiệp nói lời chia rẽ.

– Ác-nghiệp nói lời thô tục.

– Ác-nghiệp nói lời vô ích.

* Ý ác-nghiệp có 3 loại:

– Ác-nghiệp tham-lam tài sản của người khác.

– Ác-nghiệp thù-hận người khác.

– Ác-nghiệp tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Đó là 10 ác-nghiệp được tạo bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.

* Mỗi Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được ác-nghiệp như sau:

1- Nhập-lưu Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 5 loại ác-nghiệp là ác-nghiệp sát-sinh, ác-nghiệp trộm-cắp, ác-nghiệp tà-dâm, ác-nghiệp nói-dối, ác-nghiệp tà-kiến không còn nữa.

2- Nhất-lai Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 3 loại ác-nghiệp loại thô là ác-nghiệp nói lời chia rẽ, ác-nghiệp nói lời thô tục, ác-nghiệp thù hận không còn nữa.

3- Bất-lai Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 3 loại ác-nghiệp loại vi-tế là ác-nghiệp nói lời chia rẽ, ác-nghiệp nói lời thô tục, ác-nghiệp thù-hận không còn nữa.

4- A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ có khả năng diệt tận được 2 loại ác-nghiệp còn lại là ác-nghiệp nói lời vô ích, ác-nghiệp tham-lam không còn dư sót.

Tóm lại, A-ra-hán Thánh-đạo-tuệ đã diệt tận được 5 loại bất-thiện-tâm còn lại, 8 loại bất-thiện-tâm-sở còn lại, 7 loại phiền-não còn lại, 2 loại ác-nghiệp còn lại, mọi tham-ái không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Đến khi bậc Thánh A-ra-hán hết tuổi thọ, đồng thời tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Tóm lại, tất cả mọi chúng-sinh thuộc về hạng phàm-nhân vẫn còn đầy đủ 12 bất-thiện-tâm.

Nếu chúng-sinh nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm nào thì tạo bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) ấy.

Sau khi chúng-sinh ấy chết, nếu ác-nghiệp ấy trong ác-tâm có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong cõi ác-giới cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy mới thoát ra khỏi cõi ác-giới ấy.

Như vậy, tất cả mọi chúng-sinh trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh) đều do quả của ác-nghiệp khác nhau mà chính tiền-kiếp của tất cả mọi chúng-sinh ấy đã tạo trong những kiếp quá-khứ.

Ngoài ác-nghiệp của chúng-sinh ấy trong ác-tâm ra, chắc chắn không có một ai có quyền năng đày đọa chúng-sinh nào sinh trong cõi ác-giới nào cả.

Đối với bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận 12 ác-tâm không còn nữa, nên tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.