Tỳ Khưu Hộ Pháp (tổng hợp)

Vi Diệu Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống – Chương 22 – Bất-định tâm-sở

By Nền Tảng Phật Giáo

July 10, 2020

Aniyatayogīcetasika: Bất-định tâm-sở

52 tâm-sở đồng sinh với tâm có 2 loại:

1- Niyatayogīcetasika: Cố-định tâm-sở có 41 tâm-sở chắc chắn đồng sinh với các tâm.

2- Aniyatayogīcetasika: Bất-định tâm-sở có 11 tâm-sở không chắc chắn, khi thì đồng sinh với tâm, khi thì không đồng sinh với tâm.

Bất-định tâm-sở có 11 tâm-sở:

– Mānacetasika: Ngã-mạn tâm-sở.

– Issācetasika: Ganh-tỵ tâm-sở.

– Macchariyacetasika: Keo-kiệt tâm-sở.

– Kukkuccacetasika: Hối-hận tâm-sở.

– Thīnacetasika: Buồn-chán tâm-sở.

– Middhacetasika: Buồn-ngủ tâm-sở.

– Sammāvācācetasika: Chánh-ngữ tâm-sở.

– Sammākammantacetasika: Chánh-nghiệp tâm-sở.

– Sammā-ājīvacetasika: Chánh-mạng tâm-sở.

– Karuṇācetasika: Bi tâm-sở.

– Muditācetasika: Hỷ tâm-sở.

11 bất-định tâm-sở này không chắc chắn khi thì đồng sinh với tâm, khi thì không đồng sinh với tâm, chia ra làm 3 loại:

1- Nānākadācicetasika: Tâm-sở sinh riêng rẽ khi thì đồng sinh với tâm, khi thì không đồng sinh với tâm, có 8 bất-định tâm-sở là:

1- Issācetasika: Ganh-tỵ tâm-sở.

2- Macchariyacetasika: Keo-kiệt tâm-sở.

3- Kukkuccacetasika: Hối-hận tâm-sở.

4- Sammāvācācetasika: Chánh-ngữ tâm-sở.

5- Sammākammantacetasika: Chánh-nghiệp tâm-sở.

6- Sammā-ājīvacetasika: Chánh-mạng tâm-sở.

7- Karuṇācetasika: Bi tâm-sở.

8- Muditācetasika: Hỷ tâm-sở.

Tám bất-định tâm-sở này, mỗi tâm-sở có mỗi đối-tượng khác nhau, cho nên mỗi tâm-sở sinh riêng rẽ, không chắc chắn, khi thì đồng sinh với tâm tương xứng, khi thì không đồng sinh với tâm tương xứng, nên gọi là nānākadācicetasika.

* Ganh-tỵ tâm-sở, keo-kiệt tâm-sở, hối-hận tâm-sở (trong nhóm sân có 4 tâm-sở) mỗi bất-định tâm-sở này có mỗi đối-tượng khác nhau, nên sinh riêng rẽ, không chắc chắn, khi đồng sinh với 2 sân-tâm, khi không đồng sinh với 2 sân-tâm.

* Viraticetasika: Chế ngự tâm-sở có 3 tâm-sở là chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với 16 hoặc 48 tâm. 

– Nếu 3 chế ngự tâm-sở thuộc về lokiyavirati-cetasika: tam-giới chế ngự tâm-sở là aniyata-yogīcetasika: bất-định tâm-sở thuộc về loại nānākadācicetasika thì mỗi bất-định tâm-sở riêng rẽ đồng sinh trong 8 đại-thiện-tâm.

– Nếu 3 chế ngự tâm-sở thuộc về lokuttara-viraticetasika: siêu-tam-giới chế ngự tâm-sở thuộc về loại niyata-ekatocetasika: chế ngự tâm-sở cố định thì 3 chế ngự tâm-sở này chắc chắn cùng đồng sinh với nhau trong 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm cùng có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.

* Bi tâm-sở và hỷ tâm-sở thuộc về vô-lượng tâm-sở (appamaññācetasika), mà mỗi bất-định tâm-sở có mỗi đối-tượng chúng-sinh khác nhau, nên mỗi tâm-sở riêng rẽ không chắc chắn khi thì không đồng sinh, khi thì đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 3 đệ-nhất-thiền sắc-giới-tâm, 3 đệ-nhị-thiền sắc-giới-tâm, 3 đệ-tam-thiền sắc-giới-tâm, 3 đệ-tứ-thiền sắc-giới-tâm, nên gọi là nānākadācicetasika.

2- Kadācicetasika: Bất-định tâm-sở khi có, khi không, không chắc chắn chỉ có 1 bất-định tâm-sở là ngã-mạn tâm-sở (trong nhóm tham có 3 tâm-sở), khi thì đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến, khi thì không đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến nên gọi là kadācicetasika. 

3- Sahakadācicetasika: Bất-định tâm-sở khi cùng có, khi cùng không, không chắc chắn có 2 tâm-sở là buồn-chán tâm-sở (thinacetasika) và buồn-ngủ tâm-sở (middhacetasika) khi thì cả 2 tâm-sở này cùng đồng sinh với 5 bất-thiện-tâm cần tác-động (4 tham-tâm cần tác-động và 1 sân-tâm cần tác-động) nên gọi là sahakadāci-cetasika, khi thì cả 2 tâm-sở này không đồng sinh với 5 bất-thiện-tâm cần tác-động.

Giảng giải bất-định tâm-sở

* Ngã-mạn-tâm-sở (mānacetasika) là bất-định tâm-sở không chắc chắn, khi thì đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến, khi thì không đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến.

Khi tham-tâm không hợp với tà-kiến phát sinh nếu có ngã-mạn chấp ngã tự sánh mình với người thì ngã-mạn tâm-sở đồng sinh với tham-tâm không hợp với tà-kiến ấy; nhưng nếu không có ngã-mạn chấp ngã tự sánh mình với người thì ngã-mạn tâm-sở không đồng sinh với 4 tham-tâm không hợp với tà-kiến ấy.

Vì vậy, mānacetasika gọi là kadācicetasika.

* 3 bất-định tâm-sở là ganh-tỵ tâm-sở (issā-cetasika), keo-kiệt tâm-sở (macchariyacetasika), hối-hận tâm-sở (kukkuccacetasika) (trong nhóm sân có 4 tâm-sở), mỗi tâm-sở có mỗi đối-tượng khác nhau, nên mỗi tâm-sở riêng rẽ đồng sinh với sân-tâm, không chắc chắn, khi thì đồng sinh với 2 sân-tâm, khi thì không đồng sinh với 2 sân-tâm.

– Nếu khi nào sân-tâm phát sinh mà không có ganh-tỵ, cũng không có keo-kiệt, cũng không có hối-hận mà có đối-tượng khác thì cả 3 tâm-sở ganh-tỵ, keo-kiệt, hối-hận không có tâm-sở nào đồng sinh với sân-tâm ấy.

– Nếu khi nào sân-tâm phát sinh có ganh-tỵ thì khi ấy ganh-tỵ tâm-sở đồng sinh với sân-tâm ấy mà không có 2 tâm-sở keo-kiệt, hối-hận.

– Nếu khi nào sân-tâm phát sinh có keo-kiệt thì khi ấy keo-kiệt tâm-sở đồng sinh với sân-tâm ấy mà không có 2 tâm-sở ganh-tỵ, hối-hận.

– Nếu khi nào sân-tâm phát sinh có hối-hận thì khi ấy hối-hận tâm-sở đồng sinh với sân-tâm ấy mà không có 2 tâm-sở ganh-tỵ, keo-kiệt.

Vì vậy, 3 bất-định tâm-sở là issācetasika, macchariyacetasika, kukkuccacetasika gọi là nānākadācicetasika.

* Buồn-chán tâm-sở (thīnacetasika) và buồn-ngủ tâm-sở (middhacetasika) là 2 tâm-sở cùng đồng sinh với 5 bất-thiện-tâm cần tác-động (bốn tham-tâm cần tác-động và 1 sân-tâm cần tác-động) không chắc chắn, bởi vì:

– Nếu khi nào bất-thiện-tâm cần tác-động nào phát sinh, nhưng bất-thiện-tâm ấy vẫn có năng lực biết đối-tượng, không chán nản, không buông bỏ đối-tượng thì khi ấy buồn-chán tâm-sở và buồn-ngủ tâm-sở không đồng sinh với bất-thiện-tâm cần tác-động ấy.

– Nếu khi nào bất-thiện-tâm cần tác-động nào phát sinh, nhưng bất-thiện-tâm ấy không còn có năng lực biết đối-tượng, chán nản, buông bỏ đối-tượng thì khi ấy buồn-chán tâm-sở và buồn-ngủ tâm-sở đều đồng sinh với bất-thiện-tâm cần tác-động ấy.

Vì vậy, 2 bất-định tâm-sở thinacetasika, middhacetasika gọi là sahakadācicetasika.

* Chế ngự-tâm-sở có 3 tâm-sở là chánh-ngữ tâm-sở (sammāvācā), chánh-nghiệp tâm-sở (sam-mākammanta), chánh-mạng tâm-sở (sammā-ājīva-cetasika) đồng sinh với 16 hoặc 48 tịnh-hảo-tâm.

* Nếu 3 chế ngự tâm-sở thuộc về lokiyavirati-cetasika: tam-giới chế ngự tâm-sở thuộc về aniyatayogīcetasika: bất-định tâm-sở loại nānā-kadācicetasika thì mỗi bất-định tâm-sở riêng rẽ đồng sinh trong 8 đại-thiện-tâm, bởi vì:

– Nếu khi nào đại-thiện-tâm phát sinh do đức-tin, trí-tuệ, v.v…không liên quan đến tránh xa 3 thân hành-ác, không liên quan đến tránh xa 4 khẩu hành-ác, không liên quan đến sự nuôi-mạng thì khi ấy 3 chế ngự-tâm-sở không có tâm-sở nào đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy.

– Nếu khi nào đại-thiện-tâm phát sinh để tránh xa 4 khẩu hành-ác, không liên quan đến sự nuôi-mạng thì khi ấy chỉ có chánh-ngữ tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy mà thôi, còn chánh-nghiệp và chánh-mạng không đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy.

– Nếu khi nào đại-thiện-tâm phát sinh để tránh xa 3 thân hành-ác, không liên quan đến sự nuôi-mạng thì khi ấy chỉ có chánh-nghiệp tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy mà thôi, còn chánh-ngữ và chánh-mạng không đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy.

– Nếu khi nào đại-thiện-tâm phát sinh nuôi mạng chân chánh không liên quan đến khẩu hành-ác và thân hành-ác thì khi ấy chỉ có chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy mà thôi, còn chánh-ngữ và chánh-nghiệp không đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy.

– Nếu khi nào đại-thiện-tâm phát sinh để tránh xa khẩu hành-ác liên quan đến sự nuôi-mạng thì khi ấy có chánh-ngữ tâm-sở và chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy. 

– Nếu khi nào đại-thiện-tâm phát sinh để tránh xa thân hành-ác liên quan đến sự nuôi-mạng thì khi ấy có chánh-nghiệp tâm-sở và chánh-mạng tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm ấy.

Vì vậy, 3 tâm-sở sammāvācācetasika, sammā-kammantacetasika, sammā-ājīvacetasika gọi là nānākadācicetasika.

* Nếu 3 chế ngự tâm-sở thuộc về lokuttara-viraticetasika loại niyata-ekatocetasika thì 3 chế ngự tâm-sở này chắc chắn cùng đồng sinh với nhau trong 8 hoặc 40 siêu-tam-giới-tâm.

– Khi chế ngự tâm-sở có 3 tâm là chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh-mạng tâm-sở thuộc về lokuttaraviraticetasika: siêu-tam-giới chế ngự tâm-sở chắc chắn đồng sinh với 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm và 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm có cùng đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới.

Bởi vì trong Thánh-đạo-tâm và Thánh-quả-tâm có đầy đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới, cho nên chánh-ngữ tâm-sở, chánh-nghiệp tâm-sở, chánh-mạng tâm-sở là 3 chế ngự tâm-sở gọi là niyata-ekato-cetasika cùng đồng sinh với 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm và 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm có đối-tượng Niết-bàn siêu-tam-giới. 

* Appamaññācetasika: Vô-lượng tâm-sở có 2 tâm-sở là bi tâm-sở (karuṇācetasika) và hỷ tâm-sở (muditācetasika), là 2 bất-định tâm-sở không chắc chắn, khi đồng sinh, khi không đồng sinh với 28 tịnh-hảo-tâm.

– Nếu khi nào đại-thiện-tâm phát sinh do đức-tin, trí-tuệ, chánh-ngữ, v.v… không liên quan đến sự thương xót chúng-sinh đang khổ (dukkhita-sattapaññatti), hoặc hoan-hỷ đối với chúng-sinh đang hưởng sự an-lạc (sukhitasattapaññatti) thì khi ấy 2 vô-lượng tâm-sở không phát sinh.

– Nếu khi nào hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với đề-mục thiền-định kasiṇa dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới-tâm, không phải là đề-mục thiền-định sattapaññatti: chúng-sinh chế-định thì khi ấy 2 vô-lượng tâm-sở không đồng sinh với các tâm ấy.

– Nhưng nếu khi nào hành-giả có đại-thiện-tâm, đại-duy-tác-tâm, sắc-giới-thiền thiện-tâm phát sinh do đề-mục niệm rải tâm bi đến dukkhita-sattapaññatti: chúng-sinh đang khổ thì khi ấy bi tâm-sở đồng sinh với 28 tịnh-hảo-tâm đó là 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 12 sắc-giới thiền-tâm (trừ 3 đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiền-tâm), còn hỷ tâm-sở không đồng sinh với 28 tâm ấy.

– Nếu khi nào hành-giả có đại-thiện-tâm, đại-duy-tác-tâm, sắc-giới thiền-tâm phát sinh do đề-mục niệm rải tâm-hỷ đến sukhitasattapaññatti: chúng-sinh đang hưởng an-lạc thì khi ấy hỷ tâm-sở đồng sinh với 28 tịnh-hảo-tâm đó là 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 12 sắc-giới thiền-tâm (trừ 3 đệ-ngũ-thiền sắc-giới thiền-tâm), còn bi tâm-sở không đồng sinh với 28 tâm ấy.

Vì vậy, 2 bất-định tâm-sở karuṇācetasika và muditācetasika gọi là nānākadācicetasika.

Niyatayogīcetasika: Cố-định tâm-sở là tâm-sở chắc chắn đồng sinh với tâm, có 41 tâm sở:

– Sabbacittasādhāraṇacetasika có 7 tâm-sở.

– Pakiṇṇakacetasika có 6 tâm-sở.

– Mocatukacetasika có 4 tâm-sở.

– Lobhacetasika có 1 tâm-sở.

– Diṭṭhicetasika có 1 tâm-sở.

– Dosacetasika có 1 tâm-sở.

– Vicikicchācetasika có 1 tâm-sở.

– Sobhaṇasādhāraṇacetasika có 19 tâm-sở.

– Paññindriyacetasika có 1 tâm-sở.

Gồm có 41 tâm-sở đồng sinh với tâm liên quan cố-định.

– Sabbacittasādhāraṇacetasika có 7 tâm-sở chắc chắn đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.

– Pakiṇṇakacetasika có 6 tâm-sở đồng sinh rải rác với các tâm thích hợp theo tuần tự 55 tâm, 66 tâm, 78 hoặc 110 tâm, 73 hoặc 105 tâm, 51 tâm, 69 hoặc 101 tâm.

– Mocatukacetasika có 4 tâm-sở là moha-cetasika, ahirikacetasika, anottappacetasika, uddhaccacetasika chắc chắn chỉ đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm mà thôi.

– Lobhacetasika chắc chắn chỉ đồng sinh với 8 tham-tâm mà thôi.

– Diṭṭhicetasika chắc chắn chỉ đồng sinh với 4 tham-tâm hợp với tà-kiến mà thôi.

– Dosacetasika chắc chắn chỉ đồng sinh với 2 sân-tâm mà thôi.

– Vicikicchācetasika chắc chắn chỉ đồng sinh với si-tâm hợp với hoài-nghi mà thôi.

– Sobhaṇasādhāraṇacetasika có 19 tâm-sở chắc chắn chỉ đồng sinh với 59 hoặc 91 tịnh-hảo-tâm mà thôi.

– Paññindriyacetasika chắc chắn chỉ đồng sinh với 47 hoặc 79 tịnh-hảo-tâm hợp với trí-tuệ mà thôi.

Vì vậy, 41 tâm-sở này gọi là niyatayogī-cetasika là những tâm-sở chắc chắn đồng sinh với các tâm liên quan ấy.

(Xong phần 52 tâm-sở)