Tỳ Khưu Hộ Pháp (tổng hợp)

Vi Diệu Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống – Chương 26 – Thiện-nghiệp và quả của thiện-nghiệp

By Nền Tảng Phật Giáo

July 10, 2020

* Thiện-nghiệp và quả của thiện-nghiệp

Thiện-nghiệp có 4 loại:

1- Dục-giới thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm.

2- Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm.

3- Vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 vô-sắc-giới thiện-tâm.

4- Siêu-tam-giới thiện-nghiệp trong 4 Thánh-đạo-tâm.

Trong quyển sách nhỏ này chỉ giảng giải về dục-giới thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm mà thôi. Còn sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm, vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 vô-sắc-giới thiện-tâm và siêu-tam-giới thiện-nghiệp trong 4 Thánh-đạo-tâm không được đề cập đến trong quyển sách nhỏ này.

Dục-giới thiện-nghiệp gọi là đại-thiện-nghiệp (mahākusakakamma) trong 8 đại-thiện-tâm.

Đại-thiện-tâm (Mahākusalacitta) có 8 tâm

1- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

2- Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

3- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

4- Somanassasahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

5- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

6- Upekkhāsahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

7- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ.

Đại-thiện-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

8- Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ. 

Đại-thiện-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

Tám đại-thiện-tâm chia theo trí-tuệ có 2 loại:

– 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ.

– 4 đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ.

Người thiện nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê sợ tội lỗi, tin nghiệp và quả của nghiệp, biết tự trọng, có tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm tạo 10 đại-thiện-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý và tạo 10 phước-thiện puñña-kriyāvatthu.

* Đại-thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm tạo 10 loại đại-thiện-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý như sau:

– Đại-thiện-nghiệp được tạo bằng thân gọi là thân đại-thiện-nghiệp có 3 loại:

– Đại-thiện-nghiệp được tạo bằng khẩu gọi là khẩu đại-thiện-nghiệp có 4 loại:

– Đại-thiện-nghiệp được tạo bằng ý gọi là ý đại-thiện-nghiệp có 3 loại:

* Phước-thiện puññakriyāvatthu đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 8 đại-thiện-tâm tạo 10 phước-thiện puññakriyāvatthu đó là:

1- Dānakusala: Phước-thiện bố-thí.

2- Sīlakusala: Phước-thiện giữ-giới.

3- Bhāvanākusala: Phước-thiện hành-thiền.

4- Apaccāyanakusala: Phước-thiện cung-kính.

5- Veyyāvaccakusala: Phước-thiện hỗ-trợ.

6- Pattidānakusala: Phước-thiện hồi-hướng.

7- Pattānumodanākusala: Phước-thiện hoan-hỷ phần phước-thiện.

8- Dhammassavanakusala: Phước-thiện nghe chánh-pháp.

9- Dhammadesanākusala: Phước-thiện thuyết chánh-pháp.

10- Diṭṭhijukammakusala: Phước-thiện chánh-kiến thấy đúng, biết đúng nghiệp là của riêng mình.

Quả của 10 đại-thiện-nghiệp

* Đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm tạo 10 đại-thiện-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý cho quả trong hai thời-kỳ:

– Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla).

– Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

a-Thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (Paṭisandhikāla)

Người thiện nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, biết tự trọng, tin nghiệp và quả của nghiệp, có tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm, đã tạo 10 đại-thiện-nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.

Sau khi người thiện ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có 9 quả-tâm đó là 8 đại-quả-tâm và một suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, 9 quả-tâm này gọi là dục-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện-dục-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới.

Tám đại-quả-tâm này là quả của 8 đại-thiện-tâm, có mỗi quả tâm tương xứng với 8 đại-thiện-tâm về đồng sinh với thọ, về hợp với trí-tuệ, về tác-động như sau: 

Đại-quả-tâm có 8 tâm:

1- Đại-quả-tâm thứ nhất đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

2- Đại-quả-tâm thứ nhì đồng sinh với thọ hỷ, hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

3- Đại-quả-tâm thứ ba đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

4- Đại-quả-tâm thứ tư đồng sinh với thọ hỷ, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

5- Đại-quả-tâm thứ năm đồng sinh với thọ xả, hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

6- Đại-quả-tâm thứ sáu đồng sinh với thọ xả, hợp với trí tuệ, cần tác-động.

7- Đại-quả-tâm thứ bảy đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, không cần tác-động.

8- Đại-quả-tâm thứ tám đồng sinh với thọ xả, không hợp với trí-tuệ, cần tác-động.

Tám đại-quả-tâm này chia theo trí-tuệ có 2 loại tâm:

– 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ.

– 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ.

– Nếu có 1 trong 4 đại-quả-tâm hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) cùng với 3 sắc-pháp (kāyarūpa: thân, bhāvarūpa: sắc nam-tính hoặc sắc nữ-tính và hadayavatthu-rūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm hạng người tam-nhân (tihetukapuggala) từ khi đầu thai trong lòng mẹ.

Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, người tam-nhân vốn dĩ có trí-tuệ.

Nếu người tam-nhân ấy là hành-giả có giới-hạnh trong sạch trọn vẹn, thực-hành pháp-hành thiền-định thì có khả năng dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, chứng đắc 5 phép-thần-thông thế-gian (lokiya abhiññā).

Nếu người tam-nhân ấy là hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân cao thượng trong Phật-giáo.

– Nếu có 1 trong 4 đại-quả-tâm không hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) cùng với 3 sắc-pháp (kāyarūpa: thân, bhāvarūpa: sắc nam-tính hoặc sắc nữ-tính và hadayavatthu-rūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm hạng người nhị-nhân (dvihetukapuggala) từ khi đầu thai trong lòng mẹ.

Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, người nhị-nhân vốn dĩ không có trí-tuệ. 

Nếu người nhị-nhân ấy là hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định thì không có khả năng chứng đắc bậc thiền nào cả. 

Nếu người nhị-nhân ấy là hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-tuệ thì không có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào cả.

– Nếu 1 suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp bậc thấp gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) cùng với 3 sắc-pháp (kāyarūpa: thân, bhāvarūpa: sắc nam-tính hoặc sắc nữ-tính và hadayavatthurūpa: sắc-pháp là nơi sinh của ý-thức-tâm) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm hạng người vô-nhân cõi dục-giới (sugati-ahetuka-puggala) đui mù, câm điếc,… từ khi đầu thai làm người.

Khi sinh ra đời lúc trưởng thành, người vô-nhân cõi dục-giới đui mù, câm điếc, tật nguyền, … hiểu biết bình thường trong cuộc sống hằng ngày, không học hành được.

Tuy nhiên nếu người ấy đui mù, câm điếc, tật nguyền trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavatti-kāla) kiếp hiện tại do ác-nghiệp nào cho quả, thì không thể gọi là người vô-nhân cõi dục-giới được, bởi vì có số trẻ đui mù, tật nguyền có năng khiếu đặc biệt.

* Hoặc sau khi người thiện ấy chết, nếu đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau hóa-sinh làm vị thiên-nam, vị thiên-nữ thuộc về hạng tam-nhân có nhiều oai lực, có hào quang sáng ngời; hoặc vị thiên-nam, vị thiên-nữ thuộc về hạng nhị-nhân có oai lực kém, có hào quang không rộng trong 6 cõi trời dục-giới, thậm chí cũng có vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ thuộc về hạng vô-nhân cõi thiện-giới trên mặt đất (bhummaṭṭha-devatā) thuộc về cõi Tứ Đại-thiên-vương bậc thấp.

b-Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla) kiếp hiện-tại

Thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, là hạng người tam-nhân, người nhị-nhân, hoặc là vị thiên-nam tam-nhân, vị thiên-nữ nhị-nhân, hoặc hạng vô-nhân cõi thiện-giới nào có một quả-tâm nào trong 9 dục-giới quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikicca) một sát-na-tâm xong, rồi tiếp theo trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, chính dục-giới quả-tâm ấy trở thành hộ-kiếp-tâm (bhavaṅga-citta) làm phận sự hộ kiếp, giữ gìn kiếp người hoặc kiếp vị thiên-nam, vị thiên-nữ ấy cho đến khi hết tuổi thọ, và cuối cùng cũng chính dục-giới quả-tâm ấy trở thành tử-tâm (cuticitta) làm phận sự chuyển kiếp (chết) kết thúc kiếp người hoặc kiếp vị thiên-nam, vị thiên-nữ ấy.

Trong kiếp hiện-tại đại-thiện-nghiệp trong 8 đại-thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, gồm có 8 đại-quả-tâm và 8 thiện-quả vô-nhân-tâm gồm có 16 quả-tâm, là quả của đại-thiện-nghiệp tiếp xúc với những đối-tượng tốt đáng hài lòng tùy theo mỗi hạng người trong cõi người và tùy theo mỗi hạng thiên-nam hoặc thiên-nữ trên cõi trời dục-giới ấy.

Thiện-quả vô-nhân-tâm có 8 tâm:

1- Nhãn-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, thấy đối-tượng sắc tốt.

2- Nhĩ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, nghe đối-tượng âm-thanh hay.

3- Tỷ-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, ngửi đối-tượng hương thơm.

4- Thiệt-thức-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, nếm đối-tượng vị ngon.

5- Thân-thức-tâm đồng sinh với thọ lạc là quả của đại-thiện-nghiệp, xúc-giác đối-tượng xúc tốt, đáng hài lòng.

6- Tiếp-nhận-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, tiếp nhận 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc) tốt.

7- Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của đại-thiện-nghiệp, suy xét 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc) hài lòng ít.

8- Suy-xét-tâm đồng sinh với thọ hỷ là quả của đại-thiện-nghiệp, suy xét 5 đối-tượng (sắc, thanh, hương, vị, xúc) tốt, đáng hài lòng.

Đó là 8 thiện-quả vô-nhân-tâm, là quả của đại-thiện-nghiệp tiếp xúc biết các đối-tượng tốt đáng hài lòng, tâm an-lạc tùy theo mỗi hạng người hoặc tùy theo mỗi hạng vị thiên-nam, vị thiên-nữ trong cõi trời dục-giới.

* Quả của 10 phước-thiện puññakriyāvatthu

Phước-thiện puññakriyāvatthu có 10 loại là phước-thiện bố-thí, phước-thiện giữ-giới, phước-thiện hành-thiền, phước-thiện cung-kính, phước-thiện hỗ-trợ, phước-thiện hồi-hướng, phước-thiện hoan-hỷ, phước-thiện nghe pháp, phước-thiện thuyết-pháp, phước-thiện chánh-kiến.

Trong 10 phước-thiện này, người thiện tạo mỗi phước-thiện cần phải trải qua ba thời-kỳ tác-ý:

1- Pubbacetanā: Tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trước khi tạo phước-thiện ấy (có thời gian lâu hoặc mau không nhất định).

2- Muñcacetanā: Tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm khi đang tạo phước-thiện ấy (trong thời hiện-tại).

3- Aparacetanā: Tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy (với thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm).

Mỗi thời-kỳ tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm tạo phước-thiện nào có vai trò quan trọng thành tựu mỗi đại-thiện-nghiệp như sau:

Năng lực muñcacetanā

* Thời-kỳ muñcacetanā: Tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm khi đang tạo phước-thiện nào được thành tựu đại-thiện-nghiệp như sau:

– Nếu người thiện nào tạo phước-thiện nào trong thời-kỳ muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ kammas-sakatāñāṇa: trí-tuệ hiểu biết nghiệp là của riêng mình, thì người thiện ấy tạo phước-thiện ấy với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đủ tam-nhân là vô-tham, vô-sân, vô-si (trí-tuệ), nên phước-thiện ấy trở thành tihetukakusalakamma: tam-nhân đại-thiện-nghiệp.

– Nếu người thiện nào tạo phước-thiện nào trong thời-kỳ muñcacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ kammassakatāñāṇa: trí-tuệ hiểu biết nghiệp là của riêng mình, thì người thiện ấy tạo phước-thiện ấy với đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ chỉ có nhị-nhân là vô-tham và vô-sân, không có vô-si (trí-tuệ), nên phước-thiện ấy trở thành dvi-hetukakusalakamma: nhị-nhân đại-thiện-nghiệp.

Năng lực pubbacetanā và aparacetanā

Tam-nhân đại-thiện-nghiệp và nhị-nhân đại-thiện-nghiệp phân loại theo năng lực tác-ý trong thời-kỳ pubbacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trước khi tạo phước-thiện ấy và trong thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy với thời gian sau nhiều ngày, hiều tháng, thậm chí nhiều năm, nên mỗi loại đại-thiện-nghiệp có hai bậc:

– Ukkaṭṭhakusala: Đại-thiện-nghiệp bậc cao.

– Omakakusala: Đại-thiện-nghiệp bậc thấp.

1- Ukkaṭṭhakusalakamma: Đại-thiện-nghiệp bậc cao như thế nào?

Người thiện nào tạo phước-thiện bố-thí nào hoặc phước-thiện giữ-giới nào, hoặc phước-thiện hành-thiền nào, v.v…trong thời-kỳ pubba-cetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch trước khi tạo phước-thiện ấy, không có tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn; và nhất là trong thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch sau khi đã tạo phước-thiện ấy với thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, không có tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn; thì người thiện ấy đã tạo được phước-thiện bố-thí ấy hoặc phước-thiện giữ-giới ấy, hoặc phước-thiện hành-thiền ấy, v.v… trở thành ukkaṭṭhakusalakamma: đại-thiện-nghiệp bậc cao nên có 2 loại đại-thiện-nghiệp bậc cao là:

– Tihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma: Tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao.

– Dvihetuka-ukkaṭṭhakusalakamma: Nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc cao.

2- Omakakusalakamma: Đại-thiện-nghiệp bậc thấp như thế nào?

Người thiện nào tạo phước-thiện bố-thí nào hoặc phước-thiện giữ-giới nào, hoặc phước-thiện hành-thiền nào, v.v…trong thời-kỳ pubba-cetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không trong sạch trước khi tạo phước-thiện ấy, bởi vì có tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn, làm cho đại-thiện-tâm bị ô nhiễm và nhất là trong thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không trong sạch sau khi đã tạo phước-thiện ấy với thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, bởi vì có tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn; làm cho đại-thiện-tâm bị ô nhiễm, thì người thiện ấy đã tạo được phước-thiện bố-thí ấy hoặc phước-thiện giữ-giới ấy, hoặc phước-thiện hành-thiền ấy, v.v… trở thành omaka-kusalakamma: đại-thiện-nghiệp bậc thấp, nên có 2 loại đại-thiện-nghiệp bậc thấp là:

– Tihetuka-omakakusalakamma: Tam-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp.

– Dvihetuka-omakakusalakamma: Nhị-nhân đại-thiện-nghiệp bậc thấp.

Tuy nhiên, trong 2 thời-kỳ tác-ý (cetanā): thời-kỳ pubbacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trước khi tạo phước-thiện ấy và thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi, để quyết định phước-thiện ấy trở thành ukkaṭṭhakusalakamma: đại-thiện-nghiệp bậc cao hoặc omakakusalakamma: đại-thiện-nghiệp bậc thấp; thì thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm phát sinh sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi có vai trò quan trọng để quyết định phước-thiện ấy trở thành ukkaṭṭhakusalakamma: đại-thiện-nghiệp bậc cao hoặc omakakusalakamma: đại-thiện-nghiệp bậc thấp, hơn là thời-kỳ pubbacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm phát sinh trước khi tạo phước-thiện ấy, bởi vì chưa thành tựu phước-thiện ấy.

Thật vậy, dù cho thời-kỳ pubbacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không trong sạch trước khi tạo phước-thiện ấy, bởi vì có tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn làm cho đại-thiện-tâm bị ô nhiễm, nhưng nếu thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch sau khi đã tạo phước-thiện xong rồi với thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm với đại-thiện-tâm trong sạch hoan-hỷ trong phước-thiện ấy, không có tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn, không làm cho đại-thiện-tâm bị ô nhiễm, thì phước-thiện ấy vẫn trở thành ukkaṭṭhakusala-kamma: đại-thiện-nghiệp bậc cao.

Dù cho thời-kỳ pubbacetanā tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch trước khi tạo phước-thiện ấy, không có tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn, nhưng nếu thời-kỳ aparacetanā tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không trong sạch sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi với thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm với đại-thiện-tâm không trong sạch, bởi vì có tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến phát sinh xen lẫn làm cho đại-thiện-tâm bị ô nhiễm, thì phước-thiện ấy trở thành omakakusalakamma: đại-thiện-nghiệp bậc thấp.

Cho nên, thời-kỳ aparacetanā: tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm sau khi đã tạo phước-thiện ấy xong rồi với thời gian sau nhiều ngày, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm có tầm quan trọng quyết định đại-thiện-nghiệp ấy trở thành loại ukkaṭṭhakusalakamma: đại-thiện-nghiệp bậc cao hoặc loại omakakusalakamma: đại-thiện-nghiệp bậc thấp.