Vi diệu pháp - Hiện thực trong cuộc sống (bản cũ)

Vi diệu pháp là danh từ gọi pháp nào?

By Nền Tảng Phật Giáo

June 13, 2016

Vi-Diệu-Pháp là danh-từ gọi pháp nào?

Vi-diệu-pháp dịch từ chữ Pāḷi Abhidhamma.

Abhidhamma = Abhi + dhamma

Abhi nghĩa là Vi-diệu,

Dhamma đó là paramatthadhamma: chân-nghĩa-pháp là pháp có thật-tánh rõ ràng, không phải là chế-định-pháp.

Abhidhamma nghĩa là Vi-diệu-pháp.

Trong Tam-Tạng (Tipiṭakapāḷi) có 3 tạng:

1- Vinayapiṭakapāḷi: Tạng-Luật Pāḷi,

2- Suttantapiṭakapāḷi: Tạng-Kinh Pāḷi,

3- Abhidhammapiṭakapāḷi: Tạng-Vi-diệu-pháp Pāḷi.

 

* Tạng Abhidhammapiṭaka: Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi gồm có 7 bộ:

1- Bộ Dhammasaṅganīpāḷi: Bộ Pháp-hội-tụ,

2- Bộ Vibhaṅgapāḷi: Bộ Pháp-phân-tích,

3- Bộ Dhātukathāpāḷi: Bộ Pháp-phân-loại,

4- Bộ Puggalapaññattipāḷi: Bộ chúng-sinh chế-định,

5- Bộ Kathāvatthupāḷi: Bộ Pháp-luận-đề,

6- Bộ Yamakapāḷi: Bộ Pháp-song-đối,

7- Bộ Paṭṭhānapāḷi: Bộ Pháp-duyên-hệ.

Tạng Abhidhammapiṭaka gồm có 7 bộ lớn này được Đức-Phật Gotama thuyết giảng trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên trong hạ thứ 7 của Đức-Phật, suốt 3 tháng mùa mưa ở cõi người.

* Bộ Abhidhammatthasaṅgaha (Vi-diệu-pháp-yếu-nghĩa) của Ngài trưởng-lão Anuruddha gồm có 9 chương:

1- Cittasaṅgaha: Tâm yếu-lược,

2- Cetasikasaṅgaha: Tâm-sở yếu-lược,

3- Pakiṇṇakasaṅgaha: Các pháp-chi yếu-lược,

4- Vīthisaṅgaha: Lộ-trình-tâm yếu-lược,

5- Vīthimuttasaṅgaha: Pháp ngoại lộ-trình-tâm yếu-lược,

6- Rūpasaṅgaha: Sắc-pháp yếu-lược,

7- Samuccayasaṅgaha: Pháp nhóm-tổng-hợp yếu-lược,

8- Paccayasaṅgaha: Pháp-duyên yếu-lược,

9- Kammaṭṭhānasaṅgaha: Pháp-hành thiền yếu-lược,

 

Chín chương tóm lược ý nghĩa cốt yếu của Tạng-Vi-diệu-pháp Pāḷi gồm có 7 bộ gom lại có 5 pháp chính là citta (tâm), cetasika (tâm-sở), rūpadhamma (sắc-pháp), Nibbāna (Niết-bàn), và paññattidhamma (chế-định-pháp).

Citta, cetasika, rūpadhamma, Nibbāna gồm 4 pháp này gọi là paramatthadhamma: Chân-nghĩa-pháp.

 

Paramatthadhamma nghĩa là gì ?

Paramatthadhamma: Parama+attha+dhamma

*Parama: Thật-tánh chân-thật không biến thể theo thời gian và không gian,

* attha: ý nghĩa sâu sắc,

* dhamma: pháp có 4 là citta, cetasika, rūpa-dhamma, Nibbāna.

Paramatthadhammachân-nghĩa-pháp, có 4 pháp là citta: tâm, cetasika: tâm-sở, rūpa-dhamma: sắc-pháp, Nibbāna: Niết-bàn.

Paramatthadhamma: Chân-nghĩa-pháp là pháp có 3 tính chất:

* Chân-nghĩa-phápthật-tánh-pháp chân- thật không biến thể theo thời gian, không gian. Ví dụ: Tâm có trạng-thái biết đối-tượng, nhãn-thức-tâm có phận sự nhìn thấy đối-tượng sắc, địa-đại có trạng-thái cứng hoặc mềm, v.v… trong thời quá-khứ, thời hiện-tại, thời vị-lai, tại nơi này, nơi khác vẫn không biến thể, vẫn có trạng-thái của nó như vậy.  

 

* Chân-nghĩa-pháppháp rất vi-diệu mà chỉ có các bậc thiện-trí có trí-tuệ-thiền-tuệ mới thấy rõ, biết rõ thật-tánh của chân-nghĩa-pháp mà thôi. Còn các hạng thiểu-trí không thể thấy rõ, biết rõ thật-tánh của chân-nghĩa-pháp.

 

* Chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) là pháp làm nơi nương nhờ cho tất cả mọi chế-định-pháp (paññattidhamma) bằng ngôn-ngữ, ý-nghĩa để hiểu biết lẫn nhau.

 

Chân-nghĩa-pháp có 2 pháp:

* Saṅkhatadhamma: Pháp-hữu-vi đó là citta, cetasika, rūpa là những pháp do nhân-duyên cấu tạo; nhân-duyên có 4 loại: kamma: nghiệp, citta: tâm, utu: thời-tiết, āhāra: vật-thực.

 

* Asaṅkhatadhamma: Pháp-vô-vi đó là Nibbāna là pháp không do nhân-duyên nào cấu tạo.