Đức-Tin Trong Sạch Nơi Ngôi Cao Cả
Đức-tin là pháp dẫn đầu trong mọi thiện-pháp, từ dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô-sắc-giới thiện-pháp cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp. Người nào có đức-tin trong sạch nơi ngôi cao cả, người ấy có được phước-thiện cao cả và có được quả báu của phước-thiện ấy cũng được cao cả.
Đức-Phật dạy trong bài kinh Aggappasādasutta(1) ý nghĩa như sau:
– Này chư tỳ-khưu! Các con nên có đức-tin trong sạch trong bốn ngôi cao cả nhất. Bốn ngôi cao cả nhất ấy như thế nào?
1- Tất cả mọi loài chúng-sinh là chúng-sinh không có chân (rắn, cá, …), chúng-sinh có hai chân (con người, gà, vịt, …), chúng-sinh có bốn chân (voi, ngựa, trâu, bò,…), chúng-sinh có nhiều chân (con rít, con cuốn chiếu,…), chúng-sinh có sắc-uẩn (cõi sắc-giới Vô-tưởng- thiên), chúng-sinh có 4 danh-uẩn (thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn, không có sắc-uẩn) trong 4 cõi vô- sắc-giới, chúng-sinh có tưởng (tâm) (cõi dục-giới, cõi sắc-giới, cõi vô-sắc-giới), chúng-sinh không có tưởng (cõi sắc-giới Vô-tưởng-thiên), chúng-sinh không phải có tưởng, cũng không phải không có tưởng (trong cõi vô- sắc-giới phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ-thiên).
Trong toàn thể mọi loài chúng-sinh ấy, chư thiện-trí tán dương, ca tụng Như-Lai, Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác rằng: “Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác là Bậc cao cả nhất trong toàn thể mọi loài chúng-sinh ấy”.
Những chúng-sinh nào có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, những chúng-sinh ấy được gọi là người có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật-bảo ngôi cao cả nhất. Họ có đức-tin trong sạch trong Đức- Phật-bảo ngôi cao cả nhất ấy, chắc chắn họ có được quả báu cao cả nhất.
2- Tất cả các thiện-pháp là pháp hữu-vi do nhân duyên cấu tạo. Trong tất cả các thiện-pháp ấy, Thánh- đạo hợp đủ 8 chánh, mà chư thiện-trí tán dương, ca tụng rằng: “Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là thiện-pháp cao cả nhất trong tất cả mọi thiện-pháp”.
Những chúng-sinh nào có đức-tin trong sạch trong Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh ấy, những chúng-sinh ấy được gọi là người có đức-tin trong sạch nơi Đức-Pháp- bảo ngôi cao cả nhất. Họ có đức-tin trong sạch trong Đức-Pháp-bảo ngôi cao cả nhất ấy, chắc chắn họ sẽ được quả báu cao cả nhất.
3- Tất cả các pháp là pháp hữu-vi và pháp vô-vi. Trong tất cả các pháp ấy, Niết-bàn là pháp ly-ái (virāga), mà chư thiện-trí tán dương, ca tụng rằng: “Niết-bàn pháp ly-ái là pháp cao cả nhất trong tất cả các pháp ấy.”
Niết-bàn là pháp ly-ái như thế nào?
– Niết-bàn là pháp không còn say mê trong ngũ-dục.
– Niết-bàn là pháp diệt tâm tham-ái khao khát trong ngũ-dục.
– Niết-bàn là pháp nhổ tận gốc rễ vô-minh, tham-ái.
– Niết-bàn là pháp cắt đứt tử sinh luân-hồi trong tam-giới.
– Niết-bàn là pháp đoạn-tuyệt tâm tham-ái.
– Niết-bàn là pháp dứt bỏ tâm tham-dục.
– Niết-bàn là pháp diệt mọi cảnh khổ,
Những chúng-sinh nào có đức-tin trong sạch nơi Niết- bàn pháp ly-ái, những chúng-sinh ấy được gọi là người có đức-tin trong sạch nơi Niết-bàn pháp ly-ái ngôi cao cả nhất. Họ có đức-tin trong sạch nơi Niết-bàn pháp ly- ái ngôi cao cả nhất ấy, chắc chắn họ sẽ được quả báu cao cả nhất.
4- Trong tất cả các nhóm, các đoàn thể, chư Thánh- Tăng là những bậc Thánh-Tăng thanh-văn đệ-tử của Như-Lai, mà chư thiện-trí tán dương, ca tụng rằng: “Chư Thánh-Tăng là những bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật là cao cả nhất trong các nhóm, các đoàn thể ấy.”
Chư Thánh-Tăng thanh-văn đệ-tử của Như-Lai có 4 đôi, thành 8 bậc Thánh là những Bậc xứng đáng thọ nhận những thứ vật dụng cúng dường, là những Bậc xứng đáng được đón tiếp như vị khách quý, là những Bậc xứng đáng cho chúng-sinh cúng dường, là những Bậc xứng đáng được lễ bái, chư Thánh-Tăng là phước-điền cao thượng của chúng-sinh không nơi nào sánh được.
Những chúng-sinh nào có đức-tin trong sạch nơi chư Thánh-Tăng, những chúng-sinh ấy được gọi là người có đức-tin trong sạch nơi Đức-Tăng-bảo ngôi cao cả nhất.
Họ có đức-tin trong sạch nơi Đức-Tăng-bảo ngôi cao cả nhất ấy, chắc chắn họ sẽ được quả báu cao cả nhất.
– Này chư tỳ-khưu! Các con nên có đức-tin trong sạch trong bốn ngôi cao cả nhất như vậy.
Đức-Phật thuyết bài kệ ý nghĩa rằng:
Đức-tin trong sạch nơi ngôi cao cả,
Trí-tuệ hiểu biết nơi ngôi cao cả.
Đức-tin trong sạch Đức-Phật cao cả,
Là Bậc Vô-Thượng xứng đáng cúng dường.
Đức-tin trong sạch Đức-Pháp cao cả,
Là Niết-bàn pháp ly-ái tịch tịnh.
Đức-tin trong sạch Đức-Tăng cao cả,
Là phước điền cao thượng của chúng-sinh.
Người cúng dường đến chư Tăng cao cả,
Phước-thiện cao cả được tăng trưởng nhiều,
Được quả báu cao cả là sống lâu,
Sắc đẹp, danh vọng, tiếng tốt, an-lạc,
Và sức mạnh thể xác lẫn tinh thần.
Bậc thiện-trí cúng dường ngôi cao cả,
Có định-tâm vững trong pháp cao cả,
Bậc ấy sẽ là chư-thiên, nhân-loại,
Đạt đến nơi cao cả, tâm hoan hỷ.
Đức-Tin Nơi Tam-Bảo Và Quả Báu
Đức-tin nơi Tam-bảo đó là đức-tin nơi Đức-Phật-bảo, đức-tin nơi Đức-Pháp-bảo, đức-tin nơi Đức-Tăng-bảo trong bài kinh Cundīsutta(1) được tóm lược như sau:
Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn đang ngự tại ngôi chùa Veḷuvana, gần kinh-thành Rājagaha. Khi ấy, Công chúa Cundī cùng với 500 cỗ xe chở 500 công nương đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ, bèn bạch với Đức-Thế-Tôn rằng:
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Hoàng huynh của con là Cunda dạy con rằng: “Người cận-sự-nam, cận-sự-nữ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, đã đến quy-y nương nhờ nơi Đức-Phật-bảo, quy-y nương nhờ nơi Đức-Pháp- bảo, quy-y nương nhờ nơi Đức-Tăng-bảo; và có tác-ý trong đại-thiện-tâm tránh xa sự sát-sinh, tránh xa sự trộm-cắp, tránh xa sự tà-dâm, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi.
Sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh trong cõi thiện-giới(1) mà thôi, không tái-sinh trong cõi ác-giới.(2)”
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con xin phép hỏi rằng:
* Người có đức-tin nơi Đức-Phật-bảo như thế nào, sau khi chết, chỉ tái-sinh trong cõi thiện-giới mà thôi, không tái-sinh trong cõi ác-giới?
* Người có đức-tin nơi Đức-Pháp-bảo như thế nào, sau khi chết, chỉ tái-sinh trong cõi thiện-giới mà thôi, không tái-sinh trong cõi ác-giới?
* Người có đức-tin nơi Đức-Tăng-bảo như thế nào, sau khi chết, chỉ tái-sinh trong cõi thiện-giới mà thôi, không tái-sinh trong cõi ác-giới?
* Người giữ gìn giới đầy đủ trọn vẹn như thế nào, sau khi chết, chỉ tái-sinh trong cõi thiện-giới mà thôi, không tái-sinh trong cõi ác-giới?
Đức-Thế-Tôn truyền dạy rằng:
– Này Cundī! Tất cả các loài chúng-sinh là chúng- sinh không chân, chúng-sinh có hai chân, chúng-sinh có bốn chân, chúng-sinh có nhiều chân, chúng-sinh có sắc- uẩn, chúng-sinh không có sắc-uẩn, chúng-sinh có tưởng, chúng-sinh không có tưởng, chúng-sinh không phải có tưởng cũng không phải không có tưởng.
Trong tất cả mọi loài chúng-sinh ấy, chư thiện-trí tán dương, ca tụng rằng: “Như-Lai, Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác là Bậc cao cả nhất trong các loài chúng-sinh ấy.”
Những người nào có đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật cao cả nhất, những người ấy được gọi là người có đức- tin trong sạch nơi Đức-Phật cao cả nhất, và có được quả báu cao cả nhất.
– Này Cundī! Các pháp hữu-vi do nhân duyên cấu tạo, và các pháp vô-vi không do nhân duyên cấu tạo.
Trong tất cả các pháp ấy, Niết-bàn pháp ly-ái (virāya) là pháp không còn say mê, diệt tâm tham-ái khao khát, nhổ tận gốc vô-minh, tham-ái không dính mắc, cắt đứt tử sinh luân-hồi. Pháp ấy gọi là Niết-bàn, mà chư thiện-trí tán dương, ca tụng rằng: “Niết-bàn pháp ly-ái là pháp cao cả nhất trong tất cả các pháp ấy”.
Những người nào có đức-tin trong sạch nơi Niết-bàn pháp ly-ái cao cả nhất, những người ấy được gọi là người có đức-tin trong sạch nơi Đức-Pháp cao cả nhất, và có được quả báu cao cả nhất.
– Này Cundī! Trong tất cả các nhóm, các đoàn thể ấy, chư Thánh-Tăng thanh-văn đệ-tử của Như-Lai có 4 đôi thành 8 bậc Thánh là những Bậc xứng đáng thọ nhận các thứ vật dụng cúng dường, là những Bậc xứng đáng được đón tiếp như vị khách quý, là những Bậc xứng đáng cho chúng-sinh lễ bái cúng dường, chư Thánh- Tăng là phước-điền cao thượng của chúng-sinh không nơi nào sánh được, mà chư thiện-trí tán dương, ca tụng rằng: “Chư Thánh-Tăng ấy là Bậc cao cả nhất trong các nhóm, các đoàn thể ấy.”
Những người nào có đức-tin trong sạch nơi chư Thánh-Tăng cao cả nhất ấy, những người ấy được gọi là người có đức-tin trong sạch nơi Đức-Tăng cao cả nhất, và có được quả báu cao cả nhất.
– Này Cundī! Trong tất cả các loại giới ấy, giới mà chư Thánh-nhân kính yêu, là giới không bị đứt(1), giới không bị thủng(2), giới không bị đốm(3), giới không bị đứt lan(4), giới tự chủ mà chư bậc thiện-trí tán dương ca tụng, tà-kiến và tham-ái không thể nương nhờ nơi giới ấy. Nương nhờ giới trong sạch và trọn vẹn làm nền tảng cho pháp-hành thiền-định, pháp-hành thiền-tuệ, cho nên, chư thiện-trí tán dương ca tụng rằng: “Giới trong Thánh-đạo của các bậc Thánh là giới cao cả nhất trong các loại giới”.
Những người nào có đức-tin trong sạch trong giới của bậc Thánh-nhân, những người ấy được gọi là người có đức-tin trong sạch trong giới cao cả nhất và được quả báu cao cả nhất.
Đức-Phật thuyết dạy bài kệ ý nghĩa rằng:
Đức-tin trong sạch nơi ngôi cao cả,
Trí-tuệ hiểu biết nơi ngôi cao cả.
Đức-tin trong sạch Đức-Phật cao cả,
Là Bậc Vô-Thượng xứng đáng cúng dường.
Đức-tin trong sạch Đức-Pháp cao cả,
Là Niết-bàn pháp ly-ái tịch tịnh.
Đức-tin trong sạch Đức-Tăng cao cả,
Là phước điền cao thượng của chúng-sinh.
Người cúng dường đến chư Tăng cao cả,
Phước-thiện cao cả được tăng trưởng nhiều,
Được quả báu cao cả là sống lâu,
Sắc đẹp, danh vọng, tiếng tốt, an-lạc,
à sức mạnh thể xác lẫn tinh thần.
Bậc thiện-trí cúng dường ngôi cao cả,
Có định-tâm vững trong pháp cao cả,
Bậc ấy sẽ là chư-thiên, nhân-loại,
Đạt đến nơi cao cả, tâm hoan hỷ.
Đức-tin là nền tảng mọi thiện-pháp, đó là đức-tin đồng sinh với trí-tuệ. Người có trí-tuệ chắc chắn có đức- tin, còn người có đức-tin không chắc có trí-tuệ, bởi vì trong 8 đại-thiện-tâm có 2 loại, 4 đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ và 4 đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ.
* Ngài Trưởng-lão Subhūtitthera(1) là bậc Thánh A-ra- hán thuật lại tiền-kiếp của Ngài được tóm lược như sau:
Tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão Subhūti tên là Nanda, thuộc dòng tộc Bā-la-môn. Ngài sinh vào thời-kỳ trước khi Ðức-Phật Padumuttara(2) xuất hiện trên thế gian.
Công tử Nanda khi trưởng thành theo học các bộ môn theo truyền thống Bà-la-môn, sau khi thành tài, công tử đi xuất gia trở thành đạo-sĩ, là một đạo-sư có nhóm đệ-tử đạo-sĩ gồm có 44.000 vị trú tại chân dãy núi Himavanta. Vị Ðạo-sư Nanda cùng với 44.000 đệ-tử đều chứng đắc bát thiền: 4 bậc thiền sắc-giới và 4 bậc thiền vô-sắc-giới, đặc biệt chứng đắc đầy đủ ngũ thông.
Khi Ðức-Phật Padumuttara xuất hiện trên thế gian, Đức-Phật ngự đến tỉnh thành Haṃsavatī cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng.
Một hôm, Ðức-Phật Padumuttara xả đại-bi định, xem xét các chúng-sinh có duyên lành nên tế độ, thì thấy rõ vị đạo-sĩ Nanda sẽ có ý nguyện trở thành vị Thánh Đại- thanh-văn của Đức-Phật trong thời vị-lai, còn nhóm 44.00 đệ tử sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán, nên Đức- Phật mặc y, mang bát một mình bay theo đường hư không đáp xuống chân dãy núi Himavanta, với tác ý cho đạo-sĩ Nanda nhận biết Ngài là Đức-Phật.
Thật vậy, nhìn thấy tướng của Ngài từ xa đến, vị đạo- sư Nanda biết chắc chắn là Đức-Phật, nên hết lòng cung kính đón rước, thỉnh Đức-Phật ngự vào trong cốc, thỉnh Đức-Phật ngự trên chỗ cao quý, còn mình ngồi chỗ thấp, thành kính đảnh lễ Đức-Phật.
Khi ấy, nhóm đệ tử hái trái cây từ rừng trở về nhìn thấy tôn-sư của mình ngồi chỗ thấp, nhìn thấy Đức-Phật có đầy đủ tướng tốt ngồi chỗ cao quý, không biết bậc ấy cao thượng như thế nào nên thưa rằng:
– Kính thưa tôn sư, chúng con tưởng tôn sư là bậc cao cả trong đời, không ngờ nay có Bậc ấy còn cao thượng hơn tôn sư nữa.
– Kính thưa tôn sư, Bậc ấy cao thượng như thế nào?
Đạo-sư Nanda dạy bảo rằng:
– Này các con! Các con không nên đem hột cát so sánh với núi cao Sineru. Bậc ấy là Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác độc nhất vô nhị trong toàn cõi thế giới chúng- sinh. Các con hãy nên cung kính đảnh lễ Đức-Phật.
Nghe lời khuyên dạy của thầy, nhóm đệ-tử cùng nhau cung kính đảnh lễ Đức-Phật.
Đạo-sư Nanda dạy bảo đệ-tử chọn lựa trái cây ngon lành, sạch sẽ đem đến cúng dường lên Đức-Phật.
Sau khi độ trái cây và uống nước xong, Đức-Phật nghĩ rằng: “Chư tỳ-khưu-Tăng hãy đến đây.” Chư Đại- đức tỳ-khưu-Tăng hiểu biết ý nghĩ của Đức-Thế-Tôn, nên 100 ngàn chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng bay đến hầu Đức-Phật.
Đạo-sư Nanda gọi nhóm đệ tử dạy bảo rằng:
– Này các con! Chỗ ngồi của Đức-Phật chưa xứng đáng và 100 ngàn chỗ ngồi của chư Đại-đức tỳ-khưu- Tăng chưa có. Vậy, các con hãy nên vận dụng phép thần thông bay đi tìm các đoá hoa xinh đẹp và thơm tho đem về làm chỗ ngồi, để cúng dường lên Đức-Phật và chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, bằng phép thần thông của mình.
Vâng lời đạo-sư, nhóm đệ tử mỗi người bay đi mỗi ngả tìm các đoá hoa xinh đẹp và thơm tho đem về kết làm pháp toà đặc biệt nguy nga lộng lẫy, để cúng dường lên Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác và 100 ngàn chỗ ngồi khác đặc biệt có 2 chỗ ngồi dành cho 2 vị Thánh Tối- thượng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.
Công việc trang hoàng chẳng mấy chốc đã hoàn thành tốt đẹp, bằng phép thần thông của nhóm đệ-tử.
Đạo-sư Nanda cung kính đảnh lễ Đức-Phật bạch rằng:
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, kính thỉnh Ngài ngự đến ngồi trên pháp toà được kết bằng các loài hoa mà chúng con đã trang hoàng xong, để cho chúng con được sự lợi ích, sự tiến hoá, sự an-lạc lâu dài.
Đức-Thế-Tôn ngự lên ngồi trên pháp toà xong, rồi chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng theo thứ tự bậc cao thấp lên ngồi chỗ của mình.
Khi ấy, Đức-Thế-Tôn nghĩ rằng: “Như-Lai nên nhập- diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti) suốt 7 ngày đêm, để cho nhóm đạo-sĩ này có được nhiều phước-thiện cao quý.”
Biết Đức-Thế-Tôn đã nhập-diệt-thọ-tưởng, nên chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng cũng đều nhập-diệt-thọ-tưởng theo Đức-Phật.
Đạo-sĩ Nanda cầm chiếc lọng kết bằng các loại hoa xinh đẹp thơm tho, đứng hầu Đức-Phật cũng suốt 7 ngày đêm.
Sau khi xả diệt-thọ-tưởng (nirodhasamāpatti), Đức- Thế-Tôn truyền dạy vị tỳ-khưu có 2 đức-hạnh: araṇa- vihārīnañca dakkhiṇeyyānañca xuất-sắc nhất trong hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, thuyết pháp tán dương lễ cúng dường chỗ ngồi kết bằng các loại hoa của nhóm đạo-sĩ.
Tiếp theo Đức-Thế-Tôn thuyết pháp tế độ nhóm đạo- sĩ gồm có 44.000 vị đều chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán ngay khi ấy.
Riêng đạo-sư Nanda có ước nguyện muốn trở thành vị tỳ-khưu có 2 đức-hạnh: araṇavihārīnañca dakkhiṇeyyā- nañca xuất-sắc nhất trong hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật trong thời vị-lai, như vị tỳ-khưu này, nên không chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, không chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào cả.
Đức-Phật cho phép 44.000 đạo-sĩ xuất gia tỳ-khưu theo cách gọi “Etha Bhikkhavo.” Tất cả đạo-sĩ đều trở thành tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu, trang nghiêm như chư Đại-đức có 60 hạ.
Khi ấy, đạo-sĩ Nanda cung kính đảnh lễ Đức-Phật Padumuttara, bạch rằng:
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, những phước-thiện nào mà con đã thành kính cúng dường, cầm chiếc lọng hoa đứng hầu Ngài suốt 7 ngày đêm,.. Những phước-thiện ấy, con không mong muốn gì khác, con chỉ có ước nguyện muốn trở thành vị tỳ-khưu có 2 đức-hạnh: araṇavihārīnañca dakkhiṇeyyānañca xuất-sắc nhất trong hàng Thánh thanh-văn đệ tử của Đức-Phật trong thời vị-lai, như vị tỳ-khưu ấy của Ngài mà thôi.
Đức-Phật Padumuttara biết rõ nguyện vọng của đạo- sĩ Nanda sẽ được thành tựu như ý, nên Đức-Phật khuyên dạy và thọ ký rằng:
“Bhāvehi Buddhānussatiṃ.
Bhāvanānamanuttaraṃ.
Imaṃ satiṃ bhāvayitvā,
Pūrayissasi mānasaṃ……. ”(1)
– Này Nanda! Con nên thực-hành niệm 9 ân-Đức- Phật là đề-mục thiền-định cao thượng hơn tất cả đề-mục.
Sau khi đã thực-hành đề-mục niệm 9 ân-Đức-Phật rồi, con sẽ được thành tựu đầy đủ ý nguyện của con như là:
* Con sẽ hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời suốt 30.00 đại-kiếp trái đất.
* Con sẽ làm Đức-vua trời 80 kiếp.
* Con sẽ làm Đức-Chuyển-luân-Thánh-vương trong cõi người 1.000 kiếp.
* Con sẽ làm Đức-vua trong nước lớn không sao kể xiết. Đó là quả báu của pháp niệm 9 ân-Đức-Phật.
* Những kiếp tử sinh luân-hồi của con không sinh trong cõi ác-giới, chỉ sinh trong cõi thiện-giới mà thôi.
Đó là quả báu của pháp niệm 9 ân-Đức-Phật.
* Từ nay, còn 100.000 đại-kiếp trái đất nữa, Đức- Phật Gotama sẽ xuất hiện trên thế-gian. Khi ấy, con sinh trong gia đình phú hộ Sumana, tên con là Subhūti. Khi trưởng thành, con từ bỏ nhà, của cải tài sản 800 triệu, đi xuất gia theo Đức-Phật Gotama.
Sau khi xuất gia trở thành tỳ-khưu không lâu, con thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, cùng với tứ-tuệ-phân-tích, lục-thông.
Đức-Phật Gotama ấy sẽ tuyên dương con là vị Thánh thanh-văn đệ-tử có 2 đức-hạnh: araṇavihārīnaṃ: thường trú trong đức-hạnh không phiền não và dakkhiṇeyyānaṃ: đức-hạnh thọ nhận thứ vật dụng của thí chủ xuất sắc nhất trong hàng Thánh thanh-văn đệ-tử của Ngài.
Đó là quả báu của pháp niệm 9 ân-Đức-Phật.
Thật vậy, từ đó những tiền-kiếp tử sinh luân-hồi cho đến kiếp chót là Ngài Trưởng-lão Subhūti được diễn tiến đúng như lời thọ ký của Đức-Phật Padumuttara.
* Siṅgālamātutherī (1) là Đại-đức tỳ-khưu-ni bậc Thánh A-ra-hán thuật lại tiền-kiếp của Ngài được tóm lược như sau:
* Trong thời kỳ Đức-Phật Padumuttara xuất hiện trên thế gian. Khi ấy, tiền-kiếp của Đại-đức tỳ-khưu-ni là tiểu thư sinh trong gia đình của vị quan lớn của triều đình có chức trọng quyền cao giàu sang phú quý.
Một hôm, tiểu thư đi với thân phụ cùng nhóm thuộc hạ đến nghe Đức-Phật Padumuttara thuyết pháp, cô phát sinh đức-tin trong sạch, nên xin thân phụ cho phép cô xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni trong giáo-pháp của Đức-Phật Padumuttara.
Sau khi trở thành tỳ-khưu-ni có đức-tin đặc biệt nơi Tam-Bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, thích nghe pháp, thích chiêm ngưỡng Đức-Phật.
Một thuở nọ, tỳ-khưu-ni nhìn thấy Đức-Phật Padumuttara tuyên dương vị Đại-đức tỳ-khưu-ni là bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng đức-tin trong sạch (saddhāvimutta) xuất-sắc nhất trong hàng chư tỳ-khưu- ni đệ-tử của Ngài, nên tỳ-khưu-ni có ý nguyện muốn được ngôi vị ấy.
Khi ấy, Đức-Thế-Tôn có tâm đại bi tế độ truyền dạy tỳ-khưu-ni rằng:
– Này con! Con nên là người có đức-tin trong sạch, vững chắc không lay chuyển nơi Như-Lai, nơi Đức- Pháp-bảo, nơi chư tỳ-khưu-Tăng-bảo, có giới hạnh trong sạch mà chư Thánh-nhân ca tụng, có chánh-kiến đúng đắn.
Lắng nghe lời khuyên dạy của Đức-Phật Padumuttara, tỳ-khưu-ni phát sinh thiện-tâm vô cùng hoan hỷ bạch hỏi Đức-Phật về ý nguyện muốn được ngôi vị Đại-đức tỳ- khưu-ni là bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng đức-tin trong sạch (saddhāvimutta) xuất-sắc nhất trong hàng chư tỳ-khưu-ni của Đức-Phật vị-lai cũng như vị Đại-đức tỳ- khưu-ni đệ-tử của Ngài hiện-tại, có được thành tựu như ý nguyện hay không.
Khi ấy, Đức-Phật Padumuttara có tâm đại-bi tế độ thọ ký rằng:
– Này con! Nguyện vọng của con sẽ được thành tựu như ý nguyện.
– Này con! Từ nay, còn 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức- Phật Gotama sẽ xuất hiện trên thế gian. Khi ấy, con là mẹ của Siṅgāla gọi là Siṅgālamātu sẽ xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, rồi Ngài sẽ tuyên dương con trong ngôi vị Đại-đức tỳ-khưu- ni là bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng đức-tin trong sạch (saddhāvimutta) xuất-sắc nhất trong hàng chư tỳ- khưu-ni đệ-tử của Đức-Phật.
Lắng nghe lời thọ ký của Đức-Phật Padumuttara, tỳ- khưu-ni phát sinh thiện-tâm vô cùng hoan hỷ cố gắng tinh-tấn không ngừng tạo cho đầy đủ 10 pháp-hạnh Ba- la-mật.
Do nhờ thiện-pháp các pháp-hạnh Ba-la-mật, nên trong vòng tử sinh luân-hồi suốt 100 ngàn đại-kiếp trái đất, những hậu kiếp của tỳ-khưu-ni không hề bị sa vào 4 cõi ác-giới: (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), và do nhờ thiện-nghiệp ấy mà những hậu-kiếp chỉ có tái-sinh trong các cõi thiện-giới: cõi người và các cõi trời mà thôi.
* Thời-kỳ Ðức-Phật Gotaṃa xuất hiện trên thế gian, hậu kiếp chót của tỳ-khưu-ni sinh làm con gái của phú hộ ở kinh-thành Rājagaha. Khi cô trưởng thành kết hôn cùng với người con trai của phú hộ, sinh được một người con trai đặt tên là Siṅgāla. Vì vậy, bà có tên gọi là Siṅgālamātu: Mẹ của cậu Siṅgāla.
Một hôm, bà Siṅgālamātu đến nghe Đức-Phật Gotama thuyết pháp, bà chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, bà xin Đức-Phật cho phép xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni trong giáo- pháp của Đức-Phật Gotama.
Tỳ-khưu-ni Siṅgālamātu có đức-tin trong sạch đặc biệt thực-hành đề-mục niệm 9 ân-Đức-Phật (Buddhā- nussati), đạt đến tâm cận-định (upacārasamādhi), dùng tâm cận định này làm nền tảng, làm đối-tượng thiền-tuệ, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả cho đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra- hán Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra- hán, cùng với tứ-tuệ-phân-tích, lục-thông, hoàn thành xong phận sự của bậc xuất-gia trong giáo-pháp của Đức- Phật Gotama.
Ðức-Phật ngự tại ngôi chùa Jetavana tuyên dương Đại-đức tỳ-khưu-ni Singālamātu là bậc Thánh A-ra-hán giải thoát bằng đức-tin trong sạch (saddhāvimutta) xuất sắc nhất trong hàng chư tỳ-khưu-ni đệ-tử của Ngài.
Tất cả đều đúng như Đức-Phật Padumuttara quá-khứ đã thọ ký đối với Đại-đức tỳ-khưu-ni Singālamātu.
* Tích Ngài Trưởng-lão Phussadeva (1)
Ngài Trưởng-lão Phussadeva ở tại nước Srilankā, sau khi Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết-bàn, được tóm lược như sau:
Thời-kỳ sau khi Đức-Phật Gotama đã tịch diệt Niết- bàn, tại đất nước Srilankā có ngôi Bảo-tháp tôn thờ Xá- lợi của Đức-Phật Gotama.
Hằng ngày, Ngài Trưởng-lão Phussadeva làm phận sự quét dọn, lau chùi, làm sạch sẽ xung quanh nền ngôi Bảo-tháp xong, rồi Ngài ngồi thực-hành đề-mục niệm 9 ân-Đức-Phật.
Một hôm, Ác-Ma-thiên hiện xuống biến thành người kỳ dị làm dơ bẩn nền ngôi Bảo-tháp. Ngài Trưởng-lão phải đứng dậy lau chùi cho sạch sẽ.
Cũng như vậy, ngày thứ hai, ngày thứ ba Ác-Ma-thiên hiện xuống biến thành người kỳ dị xấu xí chưa từng thấy trong vùng này bao giờ, nên Ngài Đại-đức suy xét rằng:
“Người già kỳ dị xấu xí này ta chưa từng thấy lần nào.
Vậy người ấy có phải là Ác-Ma-thiên hiện xuống làm quấy rầy ta chăng, thử hỏi xem sao.”
– Này ngươi! Ngươi là Ác-Ma-thiên phải không?
Ác-Ma-thiên không còn giấu giếm được nữa, nên thừa nhận, rồi hiện nguyên hình Ác-Ma-thiên.
Ngài Trưởng-lão Phussadeva tha thiết khẩn khoản Ác-Ma-thiên rằng:
– Này Ác-Ma-thiên! Ngươi có nhiều oai lực phi thường, ngươi đã từng gặp Đức-Phật Gotama. Nay, lão tăng tha thiết khẩn khoản ngươi biến hoá lại kim thân của Đức-Phật Gotama cho lão tăng chiêm ngưỡng có được hay không?
Theo lời tha thiết khẩn khoản của Ngài Trưởng-lão Phussadeva, Ác-Ma-thiên biến hoá ra kim thân của Đức- Phật Gotama.
Nhìn thấy Ác-Ma-thiên biến hoá ra kim thân của Đức- Phật Gotama như vậy, nên Ngài Trưởng-lão Phussadeva nghĩ rằng: “Ác-Ma-thiên còn có tâm ác, phiền-não mà biến hoá ra kim thân của Đức-Phật Gotama thật đáng tôn kính như thế ấy. Sự thật, Đức-Thế-Tôn không còn phiền-não, hoàn toàn trong sạch thanh-tịnh thì kim thân của Đức-Phật thật đáng tôn kính biết dường nào!”
Sau khi tư duy đúng đắn như vậy, Ngài Trưởng-lão Phussadeva thực hành đề-mục niệm 9 ân-Đức-Phật, phát sinh hỷ lạc đồng sinh với đại-thiện-tâm chưa từng có, đạt đến cận-định trong đề-mục niệm 9 ân-Đức-Phật.
Thọ lạc đồng sinh với đại-thiện-tâm này trong thọ niệm-xứ thuộc về danh-pháp là đối-tượng thiền-tuệ, Ngài Trưởng-lão Phussadeva chuyển sang thực-hành pháp-hành thiền-tuệ phát sinh trí-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của thọ lạc là danh-pháp là pháp-vô-ngã, tiếp tục phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh-pháp, sắc-pháp, hiện rõ 3 trạng-thái- chung: trạng-thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái, trở thành bậc Thánh A-ra-hán tại ngôi Bảo-tháp ấy.
Đức-Tin Vững Chắc Nơi Tam-Bảo
Chỉ có chư Thánh-nhân mới có đức-tin vững chắc nơi Tam-bảo mà thôi, bởi vì chư Thánh-nhân là bậc đã diệt tận được phiền-não hoài-nghi nơi Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, cho nên, không có một ai hoặc một sự việc gì có thể làm cho bậc Thánh-nhân mất đức-tin nơi Tam-bảo, mà sự thật chỉ có đức-tin trong sạch vững chắc hoàn toàn nơi Tam-bảo cho đến kiếp chót mà thôi.
Đối với các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật là cận- sự-nam, cận-sự-nữ, tỳ-khưu, sa-di còn là hạng phàm-nhân, có đức-tin luôn luôn trong sạch nơi Tam-bảo không phải điều dễ dàng, bởi vì các hàng phàm-nhân còn có nhiều phiền-não chi phối, nhất là phiền-não hoài-nghi nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, chưa có đủ tin hoàn toàn nơi nghiệp và quả của nghiệp.
Như vậy, để dễ dàng phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, cần phải có đối-tượng cao cả và rõ ràng. Như Đức-Phật dạy trong kinh Cundīsutta:
– Đức-tin trong sạch nơi Đức-Phật-bảo là đức-tin nơi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, Ngài có 9 ân-Đức, là Bậc cao cả nhất trong tất cả các loài chúng-sinh trong toàn cõi tam-giới.
– Đức-tin trong sạch nơi Đức-Pháp-bảo là đức-tin nơi 10 chánh-pháp nhất là Niết-bàn pháp ly-ái diệt tận được mọi cảnh khổ tử sinh luân-hồi trong tam giới.
– Đức-tin trong sạch nơi Đức-Tăng-bảo là đức-tin nơi chư Thánh-Tăng, có 4 bậc là bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai, bậc Thánh A-ra-hán, là phước điền cao thượng của chúng-sinh không nơi nào sánh được.
Khi có đối-tượng Tam-bảo cao cả và rõ ràng, thì người cận-sự-nam, cận-sự-nữ mới dễ dàng phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo và giữ gìn duy trì được đức-tin ấy, chắc chắn sẽ có được quả báu cao cả nhất trong các quả báu trong đời.
Đức-tin nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp- bảo, Đức-Tăng-bảo làm nền tảng cho mọi thiện-pháp đó là đức-tin có trí-tuệ dẫn đầu trong tất cả mọi thiện- pháp từ dục-giới thiện-pháp, sắc-giới thiện-pháp, vô- sắc-giới thiện-pháp cho đến siêu-tam-giới thiện-pháp.
Bậc Thánh-Nhân Có Đức-Tin Vững Chắc Nơi Tam-Bảo
Người nào có đức-tin vững chắc không lay chuyển, người ấy không chỉ học hiểu biết rõ pháp-học chánh- pháp (pariyatti saddhamma) mà còn phải thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc-pháp, danh-pháp, thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng- thái vô-thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã của sắc-pháp, danh-pháp dẫn đến trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam- giới chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh- đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được diṭṭhi: tà-kiến thấy sai chấp lầm, vicikicchā: hoài-nghi nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, trở thành bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.
Thật vậy, tích cận-sự-nam Sūrambaṭṭhavatthu(1) được tóm lược như sau:
Trong thời-kỳ Đức-Phật Padumuttara xuất hiện trên thế gian, tiền-kiếp của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha là người cận-sự-nam trong kinh-thành Haṃsavatī, đến nghe Đức- Phật Padumuttara thuyết-pháp. Khi ấy, Đức-Phật tuyên dương một cận-sự-nam có đức-tin nơi Tam-bảo đệ nhất, vững chắc không lay chuyển, trong hàng cận-sự-nam.
Tiền-kiếp của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha có ý nguyện muốn trở thành cận-sự-nam có đức-tin đệ nhất vững chắc không lay chuyển nơi Tam-bảo, trong hàng cận-sự- nam của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.
Tiền-kiếp của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha đã thỉnh Đức- Phật Padumuttara cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng đến tư gia, để làm phước-thiện bố-thí cúng dường lên Đức-Phật cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng.
Đến ngày cuối, tiền-kiếp của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha kính bạch với Đức-Phật về ý nguyện muốn trở thành cận-sự-nam có đức-tin đệ nhất vững chắc không lay chuyển nơi Tam-bảo, trong hàng cận-sự-nam của Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác trong thời vị-lai.
Đức-Phật Padumuttara thọ ký từ kiếp trái đất ấy còn 100 ngàn đại-kiếp trái đất nữa, đến thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, cận-sự-nam này sẽ được thành-tựu như ý nguyện.
Tiền-kiếp của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha tiếp tục cố gắng tinh-tấn bồi bổ các pháp-hạnh ba-la-mật, trải qua tử sinh luân-hồi trong cõi người và cõi trời dục-giới suốt 100 ngàn đại-kiếp trái đất.
Thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, hậu kiếp của cận-sự-nam ấy sinh trưởng trong gia đình phú hộ trong kinh-thành Sāvatthī, được đặt tên là công- tử Sūrambaṭṭha.
Khi công-tử Sūrambaṭṭha trưởng thành lập gia đình trở thành phú hộ thường hộ độ nhóm tu-sĩ ngoại đạo.
Vào canh chót đêm, Đức-Thế-Tôn sau khi xả đại bi định, suy xét chúng-sinh nào có duyên lành nên tế độ thì thấy rõ, biết rõ phú hộ Sūrambaṭṭha có phước duyên trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.
Sáng hôm ấy, Đức-Thế-Tôn mang bát ngự đi khất thực đến đứng cổng tư gia của phú hộ Sūrambaṭṭha. Nhìn thấy Đức-Thế-Tôn, phú hộ Sūrambaṭṭha nghĩ rằng: “Sa-môn Gotama xuất thân từ dòng vua Sakya cao quý, danh tiếng của Ngài được lan truyền khắp mọi nơi trong thế gian. Vì vậy, nếu ta không đón rước Sa-môn Gotama thì đó là điều không nên đối với ta.”
Sau khi suy nghĩ như vậy, nên phú hộ Sūrambaṭṭha đi ra tận ngoài cổng, cung-kính đảnh lễ dưới đôi bàn chân của Đức-Thế-Tôn, rồi xin nhận cái bát, kính thỉnh Đức- Thế-Tôn vào trong nhà, thỉnh Đức-Thế-Tôn ngự trên chỗ cao quý nhất, kính dâng vật thực lên Đức-Thế-Tôn.
Sau khi Đức-Thế-Tôn thọ thực xong, phú hộ cung- kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi ngồi một nơi hợp lẽ. Khi ấy, Đức-Thế-Tôn thuyết-pháp tế độ phú hộ Sūrambaṭṭha.
Sau khi nghe Đức-Thế-Tôn thuyết-pháp xong, phú hộ Sūrambaṭṭha thực-hành pháp-hành thiền-tuệ liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh- đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được diṭṭhi: tà-kiến thấy sai chấp lầm, vicikicchā: hoài-nghi nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama. Sau khi tế độ phú hộ Sūrambaṭṭha xong, Đức-Thế-Tôn ngự trở về ngôi chùa Jetavana.
Ngay khi ấy, Ác-ma-thiên nghĩ rằng:
“Phú hộ Sūrambaṭṭha vốn là người nằm trong quyền năng của ta, nhưng sáng nay Đức-Thế-Tôn ngự đến ngôi nhà của phú hộ, thuyết-pháp tế độ phú hộ.
Sau khi nghe pháp, phú hộ Sūrambaṭṭha có chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào không? Vậy ta nên thử xem phú hộ ấy đã thoát ra khỏi quyền năng của ta hay là chưa thoát khỏi?”
Ác-ma-thiên liền biến hoá ra giống như kim thân Đức- Phật Gotama có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân, 80 tướng tốt phụ, mang bát đến đứng trước cổng nhà của phú hộ Sūrambaṭṭha.
Nhìn thấy Đức-Thế-Tôn ngự đến đứng trước cổng nhà, phú hộ Sūrambaṭṭha nghĩ rằng: “Đức-Thế-Tôn vừa mới ngự đi về rồi liền ngự trở lại, đó là điều bất thường.” Tuy vậy, nhưng vì cung-kính Đức-Thế-Tôn, nên phú hộ Sūrambaṭṭha liền vội vã đi ra tận cổng cung-kính đảnh lễ dưới 2 bàn chân của Đức-Thế-Tôn, rồi đứng một nơi hợp lẽ, kính bạch với Đức-Thế-Tôn rằng:
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Đức-Thế-Tôn đã ngự trở về rồi, do nhân nào, duyên nào Đức-Thế-Tôn ngự trở lại?Bạch Ngài.
Ác-ma-thiên truyền bảo rằng:
– Này Sūrambaṭṭha! Như-lai không suy xét kỹ nên dạy rằng:“Tất cả mọi ngũ-uẩn: sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn đều là vô-thường, là khổ, là vô-ngã.” Nhưng thật ra, không phải là tất cả mọi ngũ-uẩn, mà có một số ngũ-uẩn là thường, là bền vững, là trường tồn, vĩnh cửu.
Nghe như vậy, cận-sự-nam Sūrambaṭṭha là bậc Thánh- Nhập-lưu đã có trí-tuệ thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của ngũ-uẩn: sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn hoặc sắc-pháp, danh-pháp trong tam-giới đều có 3 trạng-thái-chung: trạng-thái vô- thường, trạng-thái khổ, trạng-thái vô-ngã, nên suy xét rằng:
Ác-ma-thiên thường là đối nghịch với Đức-Phật. Vậy, người này chắc chắn là Ác-ma-thiên.
Cận-sự-nam Sūrambaṭṭha khảng khái nói rằng:
“Ngươi chính là Ác-ma-thiên!”
Với lời đanh thép của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha, bậc Thánh Nhập-lưu, nên Ác-ma-thiên không thể chối được, nên phải thú thật rằng:
– Này phú hộ Sūrambaṭṭha! Tôi chính là Ác-ma-thiên.
Khi ấy, cận-sự-nam Sūrambaṭṭha chỉ ngón tay về phía Ác-ma-thiên mà khảng khái nói rằng:
– Này Ác-ma-thiên! Hằng trăm Ác-ma-thiên, hằng ngàn Ác-ma-thiên đến đây cũng không thể làm cho đức- tin của ta lay chuyển được.
Đức-Phật Gotama thuyết-pháp tế độ ta thấy rõ, biết rõ tất cả các pháp hữu-vi là ngũ-uẩn: sắc-uẩn, thọ-uẩn, tưởng-uẩn, hành-uẩn, thức-uẩn, sắc-pháp, danh-pháp đều vô-thường, không bền vững, không vĩnh cửu.
Ngươi hãy biến đi, không được đứng trước cổng nhà của ta nữa!
Nghe lời chỉ trích một cách thậm tệ của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha, Ác-ma-thiên không thể nói được lời nào, nên biến mất tại nơi ấy.
Vào buổi chiều, cận-sự-nam Sūrambaṭṭha đi đến ngôi chùa Jetavana vào hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi thuật lại chuyện Ác-ma-thiên đến đứng trước cổng nhà rằng:
– Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Ác-ma-thiên đã cố gắng, nhưng không thể làm cho đức-tin nơi Tam-bảo: Đức- Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo của con lay chuyển được như vậy. Bạch Ngài.
Nhân chuyện cận-sự-nam Sūrambaṭṭha như vậy, tại ngôi chùa Jetavana, giữa tứ chúng thanh-văn đệ-tử, Đức- Thế-Tôn tuyên dương cận-sự-nam Sūrambaṭṭha rằng:
“Etadaggaṃ bhikkhave, mama sāvakānaṃ upāsakānaṃ aveccappasannānaṃ yadidaṃ Sūro ambaṭṭho.”
– Này chư tỳ-khưu! Cận-sự-nam Sūrambaṭṭha là cận- sự-nam có đức-tin nơi Tam-bảo đệ nhất vững chắc không lay chuyển, trong các hàng cận-sự-nam thanh-văn đệ-tử của Như-lai.
Kiếp hiện-tại này, cận-sự-nam Sūrambaṭṭha được thành-tựu danh hiệu là cận-sự-nam có đức-tin nơi Tam- bảo đệ nhất vững chắc không lay chuyển, trong các hàng cận-sự-nam thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama, đó là quả của vô số kiếp quá-khứ từ khi tiền-kiếp của cận-sự-nam Sūrambaṭṭha gặp Đức-Phật Padumuttara trong thời quá-khứ đã phát nguyện và được Đức-Phật thọ ký.
Đức-Tin Nơi Tam-Bảo
Để có đức-tin vững chắc nơi Tam-bảo, các hàng thanh-văn đệ-tử không chỉ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo mà còn phải có trí-tuệ trong 3 pháp như sau:
– Pháp-học Phật-giáo (Pariyatti sāsana).
– Pháp-hành Phật-giáo (Paṭipatti sāsana).
– Pháp-thành Phật-giáo (Pativedha sāsana).
1- Pháp-học Phật-giáo (Pariyatti sāsana) đó là học hỏi, ghi nhớ thuộc lòng thấu suốt Tam-tạng Pāḷi và Chú- giải Pāḷi, lời giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, để làm nền tảng căn bản cho pháp-hành Phật-giáo.
2- Pháp-hành Phật-giáo (Paṭipatti sāsana) đó là thực-hành pháp-hành giới cho trong sạch và trọn vẹn làm nền tàng cho thực-hành pháp-hành thiền-định được phát triển dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện- tâm, 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm làm nền tảng cho thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền- não, trở thành 4 bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.
3- Pháp-thành Phật-giáo (Pativedha sāsana) đó là 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, gọi là 9 pháp siêu-tam-giới (navalokuttaradhamma).
4 Thánh-đạo (Magga) :
1- Nhập-lưu Thánh-đạo (Sotāpattimagga).
2- Nhất-lai Thánh-đạo (Sakadāgāmimagga).
3- Bất-lai Thánh-đạo (Anāgāmimagga).
4- A-ra-hán Thánh-đạo (Arahattamagga).
4 Thánh-quả (Phala):
1- Nhập-lưu Thánh-quả (Sotāpattiphala).
2- Nhất-lai Thánh-quả (Sakadāgāmiphala).
3- Bất-lai Thánh-quả (Anāgāmiphala).
4- A-ra-hán Thánh-quả (Arahattaphala).
4 bậc Thánh-nhân (Ariyapuggala)
1- Bậc Thánh Nhập-lưu (Sotāpanna).
2- Bậc Thánh Nhất-lai (Sakadāgāmī).
3- Bậc Thánh Bất-lai (Anāgāmī).
4- Bậc Thánh A-ra-hán (Arahanta).
Thật ra, chỉ có bậc Thánh-nhân mới thật sự có đức- tin nơi Tam-bảo vững chắc không lay chuyển mà thôi, bởi vì mỗi bậc Thánh-nhân đã diệt tận được phiền-não như sau:
* Bậc Thánh Nhập-lưu đã diệt tận được 2 loại phiền- não là tà-kiến và hoài-nghi.
* Bậc Thánh Nhất-lai đã diệt tận được 1 loại phiền- não là sân loại thô.
* Bậc Thánh Bất-lai đã diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại vi-tế.
* Bậc Thánh A-ra-hán đã diệt tận được 7 loại phiền- não còn lại là tham, si, ngã-mạn, buồn-chán, phóng- tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê- sợ tội- lỗi không còn dư sót nữa.
Cho nên, chỉ có 4 bậc Thánh-nhân chắc chắn có đức- tin nơi Tam-bảo vững chắc không lay chuyển mà thôi.