Pháp hành Bát Chánh Đạo – Niệm thân đối tượng Tứ Oai Nghi

Nhận xét 21 đối tượng trong kinh Đại Niệm Xứ

Trong bài kinh Đại Niệm Xứ, Đức Phật giảng phần niệm thân có 14 đối tượng; phần niệm thọ có 1 đối tượng chia làm 9 loại thọ; phần niệm tâm có 1 đối tượng chia làm 16 loại tâm; phần niệm pháp có 5 đối tượng, gồm tất cả có 21 đối tượng. Mỗi đối tượng niệm xứ đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, đều trở thành bậc Thánh Arahán cả thảy.

Trong 21 đối tượng của Tứ Niệm Xứ ấy, nhận xét thấy đối tượng tứ oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm trong phần niệm thân là một đối tượng tương đối rõ ràng, thường hiện hữu trong thời hiện tại hơn các đối tượng khác.

Đối tượng tứ oai nghi này rất thích hợp với hành giả có tính tham ái, trí tuệ ít. Hành giả có tính tham ái, trí tuệ ít nên chọn đối tượng tứ oai nghi: Sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm làm đối tượng để thực hành thiền tuệ trong giai đoạn đầu rất thuận lợi.

Trong những tiền kiếp quá khứ, nếu hành giả đã từng thực hành đối tượng niệm xứ nào, mà trong kiếp hiện tại, hành giả chưa có khả năng chọn lựa được đối tượng niệm xứ ấy, thì tốt hơn hành giả nên chọn đối tượng tứ oai nghi làm đối tượng thực hành thiền tuệ ban đầu. Khi tiến triển đến giai đoạn tâm của hành giả xác định được đối tượng niệm xứ cũ ấy rất quen thuộc, thì hành giả nên thay đổi sang đối tượng niệm xứ khác, để cho thuận lợi thực hành thiền tuệ, dễ phát sinh trí tuệ thấy rõ, biết rõ thực tánh của các pháp.

Đối Tượng Tứ Oai Nghi

Trong bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta (Đại Niệm Xứ), phần niệm thân có 14 đối tượng, Đức Phật thuyết giảng đối tượng tứ oai nghi như sau:

“Puna ca paraṃ bhikkhave bhikkhu.
Gacchanto vā gacchāmī’ti pajānāti,
Ṭhito vā ṭhito’mhī’ti pajānāti,
Nisinno vā nisinno’mhī’ti pajānāti,
Sayāno vā sayāno’mhī’ti pajānāti,
Yathā yathā vā pana’ssa kāyo paṇihito hoti.
Tathā tathā naṃ pajānāti.
Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati.
Bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati.
Ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati.
Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati.
Vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati.
Samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati.
“Atthi kāyo”ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti.
Yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya.
Anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati.
Evampi kho bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati”
 1 .
(Iriyāpathapabbaṃ niṭṭhitaṃ)

Dịch nghĩa:

Sau khi thuyết giảng xong đối tượng “niệm hơi thở vô – hơi thở ra”, Đức Thế Tôn dạy chư Tỳ khưu rằng:

“Này chư Tỳ khưu, (hay hành giả), một đối tượng khác, Tỳ khưu:

–     Khi đang đi, có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ rằng: “thân đi” hoặc “sắc đi”. 

–     Khi đang đứng, có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ rằng: “thân đứng” hoặc “sắc đứng”.

–     Khi đang ngồi, có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ rằng: “thân ngồi” hoặc “sắc ngồi”.

–     Khi đang nằm, có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác biết rõ rằng: “thân nằm” hoặc “sắc nằm”.

–     Hoặc toàn thân của hành giả đang hiện hữu trong tư thế (dáng) như thế nào, hành giả nên có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ toàn thân đang hiện hữu trong tư thế (dáng) như thế ấy.

–     Như vậy, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân bên trong của mình.

–     Hoặc hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân bên ngoài mình, của người khác.

–     Hoặc hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ khi thì toàn thân trong thân bên trong của mình, khi thì toàn thân trong thân bên ngoài mình, của người khác.

–     Hoặc hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái sinh do nhân duyên nào sinh.

–     Hoặc hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái diệt do nhân duyên ấy diệt.

–     Hoặc hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi thấy rõ, biết rõ khi thì trạng thái sinh do nhân duyên sinh, khi thì trạng thái diệt do nhân duyên ấy diệt.

–     Chánh niệm (trí tuệ tỉnh giác) của hành giả biết rõ rằng: “chỉ là thân mà thôi”, đối tượng hiện tại, chỉ để phát sinh chánh niệm, để phát triển trí tuệ tỉnh giác mà thôi. Hành giả không có tham ái và tà kiến nương nhờ (nơi đối tượng và chủ thể), không có chấp thủ nào (ta và của ta) trong ngũ uẩn này.

Này chư Tỳ khưu (hay hành giả), như vậy, gọi là Tỳ khưu có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân.

(Xong đối tượng tứ oai nghi).

Đoạn kinh này có những động từ:

–      Gacchāmī: Theo nghĩa thường là “tôi đi”, nhưng theo Chân nghĩa pháp là: “thân đi” hoặc“sắc đi”.

–      Ṭhito’mhī: Theo nghĩa thường là “tôi đứng”, nhưng theo Chân nghĩa pháp là: “thân đứng” hoặc “sắc đứng”.

–      Nisinno’mhī: Theo nghĩa thường là “tôi ngồi”, nhưng theo Chân nghĩa pháp là: “thân ngồi” hoặc “sắc ngồi”.

–      Sayāno’mhī: Theo nghĩa thường là “tôi nằm”, nhưng theo Chân nghĩa pháp là: “thân nằm” hoặc “sắc nằm”.

Phần Chú Giải Iriyāpathapabba

“Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati.
Bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati.
Ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati…”

Phần Chú giải 1 (Aṭṭhakathā) của đối tượng oai nghi giải thích rằng:

*      Iti ajjhattaṃ vā’ti evaṃ attano vā catu irriyāpathapariggaṇhanena kāye kāyānupassī viharati.

*      Bahiddhā vā’ti parassa vā catu iriyāpathapariggaṇhanena…

*      Ajjhattabahiddhā vā’ti kālena attano, kālena parassa catu iriyāpathapariggaṇhanena kāye kāyānupassī viharati.

*      Samudayadhammānupassī vā’ti ādīsu pana “avijjāsamudayā rūpasamudayo”ti ādinā nayena pañcahākārehi rūpakkhandhassa samudayo ca vayo ca nīharitabbo. Tañhi sandhāya idha “samudayadhammānupassī vā” ti ādi vuttaṃ.

*      Tañhi sandhāya idha “Samudayadhammānupassī vā’ti ādi vuttaṃ”.

*      Atthi kāyo’ti vā panassā ti ādi vuttasadisameva…

Dịch nghĩa: 

*      Iti ajjhattaṃ vā: Hoặc Tỳ khưu (hành giả), có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ thân trong thân – 4 oai nghi bên trong của mình như vậy.

*      Bahiddhā vā: Hoặc Tỳ khưu (hành giả), có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ thân trong thân – 4 oai nghi bên ngoài mình, của người khác như vậy.

*      Ajjhattabahiddhā vā: Hoặc Tỳ khưu (hành giả), có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thường theo dõi trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ thân trong thân – 4 oai nghi, khi thì bên trong của mình, khi thì bên ngoài mình, của người khác như vậy.

*      Samudayadhammānupassī vā: Hoặc chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái sinh do bởi 5 nhân duyên sinh của sắc pháp: Vô minh, tham ái, nghiệp, vật thực, trạng thái sinh của sắc pháp như vậy.

*     Vayadhammānupassī vā: Hoặc chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái diệt do bởi 5 nhân duyên diệt của sắc pháp: Vô minh, tham ái, nghiệp, vật thực, trạng thái diệt của sắc pháp như vậy.

*      Samudayavayadhammānupassī vā: Hoặc chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác theo dõi thấy rõ, biết rõ khi thì trạng thái sinh do bởi 5 nhân duyên sinh của sắc pháp, khi thì trạng thái diệt do bởi 5 nhân duyên diệt của sắc pháp như vậy.

*      Atthi kāyo: Chỉ là thân mà thôi. Thân trong đối tượng này là 4 oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm thuộc về sắc pháp là pháp vô ngã: không phải chúng sinh (na satto), không phải người (na puggalo), không phải đàn bà (na itthī), không phải đàn ông (na puriso), không phải tự ngã (na attā), không phải thuộc về ngã sở (ta) (na attaniyaṃ), không phải ta (nā’haṃ), không phải của ta (na mama), không phải ai (na koci), không phải của ai, v.v…

*      Chánh niệm trực nhận dáng đi, tư thế đi; dáng đứng, tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm, … cốt để cho chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác được phát triển, tăng trưởng (sati sampajaññānaṃ vuḍḍhatthāya).

*     Anissito ca viharati: Hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác hoàn toàn trong sạch thanh tịnh, không có tà kiến và tham ái nương nhờ trong dáng đi, tư thế đi; dáng đứng, tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm, …

*     Na ca kiñci loke upādīyati: Tâm không còn chấp thủ do bởi tà kiến, tham ái cho rằng: “ta, của ta” nào trong ngũ uẩn này nữa (đó là tâm của bậc Thánh Arahán).

Như vậy, đối tượng tứ oai nghi trong phần niệm thân này có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc từ Nhập Lưu Thánh Đạo – Nhập Lưu Thánh Quả, Nhất Lai Thánh Đạo – Nhất Lai Thánh Quả, Bất Lai Thánh Đạo – Bất Lai Thánh Quả, Arahán Thánh Đạo – Arahán trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng.

Ý Nghĩa Danh Từ Kāya Trong Các Pháp

–     Kāya-dvāra: Thân môn, cửa để thân lộ trình tâm phát sinh.

–     Kāya-ppasāda: Thân tịnh sắc, nơi tiếp xúc đối tượng xúc trần để phát sinh thân thức tâm.

–     Kāya-viññatti: Sự cử động của thân.

–     Kāya-saṅkhāra: 

1-         Tác ý tạo tác nghiệp thân (thiện nghiệp hoặc bất thiện nghiệp) nơi thân môn.

2-         Hơi thở vô – hơi thở ra.

–     Kāya-duccarita: Thân hành ác như: Sát sinh, trộm cắp, tà dâm.

–     Kāya-sucarita: Thân hành thiện như: Tránh xa sự sát sinh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm. 

–     Kāya-viññāṇacitta: Thân thức tâm, là tâm phát sinh do nương nhờ thân tịnh sắc, có phận sự xúc giác với xúc trần.

–     Kāya-ppassaddhi: Tâm sở an tịnh tam uẩn 1 : Có trạng thái làm an tịnh tâm sở đồng sinh trong tâm tịnh hảo ấy.

–     Kāya-lahutā: Tâm sở nhẹ nhàng tam uẩn: Có trạng thái làm nhẹ nhàng toàn tâm sở đồng sinh trong tâm tịnh hảo ấy. 

–     Kāya-mudutā: Tâm sở nhu nhuyến tam uẩn: Có trạng thái làm nhu nhuyến toàn tâm sở đồng sinh trong tâm tịnh hảo ấy. 

–     Kāya-kammaññatā: Tâm sở uyển chuyển tam uẩn: Có trạng thái làm uyển chuyển toàn tâm sở đồng sinh trong tâm tịnh hảo ấy.

–     Kāya-pāguññatā: Tâm sở thành thạo tam uẩn: Có trạng thái làm thành thạo toàn tâm sở đồng sinh trong tâm tịnh hảo ấy.

–     Kāyujukatā: Tâm sở chánh trực tam uẩn: Có trạng thái làm chánh trực toàn tâm sở đồng sinh trong tâm tịnh hảo ấy.

–     Rūpa-kāya: Sự tổng hợp toàn sắc pháp.

–     Nāma-kāya: Sự tổng hợp toàn danh pháp (tâm + tâm sở).

–     Ni-kāya: Sự tổng hợp vào thành bộ, như: Dīghanikāya: Tổng hợp 34 bài kinh dài; Majjhimanikāya: Tổng hợp 152 bài kinh trung,…

–     Karaja-kāya: Thân tứ đại.

–     Sakkāyadiṭṭhi: Tà kiến chấp thủ ngũ uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn(kāya có nghĩa tổng hợp ngũ uẩn).

–     Dhamma-kāya: Tổng hợp tất cả các pháp mà Đức Phật đã thuyết giảng, đó là Tam Tạng Pháp Bảo được thuyết từ kim ngôn của Đức Phật bằng ngôn ngữ Pāḷi, v.v…

Ý Nghĩa Kāya Trong Kinh Đại Tứ Niệm Xứ

Danh từ kāya trong kinh Đại Niệm Xứ, phần niệm thân, kāya: Nghĩa là tổng hợp các thành phần ô trược như tóc, lông, móng, răng, da, v.v… theo từng mỗi loại chúng sinh, đều gọi là kāya.

Định nghĩa: Kucchitānaṃ āyo’ti kāyo 1 .

“Thân là nơi tổng hợp các thành phần ô trược theo tính tự nhiên của mỗi loại chúng sinh”.

Kāya: Thân trong phần niệm thân, theo Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma) thuộc về sắc pháp (rūpadhammma), tổng hợp gồm có 28 sắc pháp, có tâm nương nhờ, tâm làm chủ điều khiển mọi sinh hoạt của thân như thở vô – thở ra, đi, đứng, ngồi, nằm…

Thân của một người bình thường gồm có 27 sắc pháp.

–     Nếu là người đàn ông, thì trừ sắc nữ tính.

–     Nếu là người đàn bà, thì trừ sắc nam tính.

Nếu trường hợp người nào bị mắt mù, tai điếc,… thì người ấy có số sắc pháp trong thân thể bị giảm theo bệnh tật khiếm khuyết ấy.

Trong kinh Đại Niệm Xứ, phần niệm thân, Đức Phật dạy:

“Idha bhikkhave bhikkhu, kāye kāyānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā vineyya loke abhijjhā domanassaṃ…” 2 .

“Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu hoặc hành giả trong Phật giáo này, là người có tâm tinh tấn không ngừng (thiêu đốt phiền não, chứ không phải để phiền não thiêu đốt), có chánh niệm trực nhận, có trí tuệ tỉnh giác, trực giác thấy rõ thân trong thân, để diệt tâm tham (hài lòng) và tâm sân (không hài lòng) trong chấp thủ ngũ uẩn này,…” 

Trong đoạn kinh này có 2 danh từ kāye và kāyānupassī đi liền với nhau, theo Chú giải dạy rằng:

–     Kāyānupassī: Trí tuệ thiền tuệ thường theo dõi thấy rõ, biết rõ toàn thân.

–     Kāye: Nhắc lại một lần nữa trong câu “kāye kāyānupassī” danh từ kāya lần thứ nhì, để giải thích phân biệt rõ từng mỗi đối tượng riêng biệt, không lẫn lộn với đối tượng khác. Nghĩa là trí tuệ thiền tuệ thường theo dõi thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân, không phải trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ thọ “vedanānupassī” trong thân hoặc trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ tâm, pháp“cittadhammānupasī” trong thân.

Thật ra, trí tuệ thiền tuệ chỉ thấy rõ, biết rõ toàn thân trong thân thuộc về sắc pháp mà thôi, trí tuệ thiền tuệ không phải thấy rõ, biết rõ thọ, tâm, pháp trong thân.

Tứ Oai Nghi

Tứ oai nghi: Oai nghi đi, oai nghi đứng, oai nghi ngồi, oai nghi nằm là những oai nghi bình thường tự nhiên của mỗi chúng sinh, Đức Phật dạy 4 oai nghi làm đối tượng trong phần niệm thân, bởi vì, đối tượng 4 oai nghi này là sắc pháp phát sinh từ tâm, có thể làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

*     Tứ oai nghi làm nơi nương nhờ của tà kiến

Có số người không được gần gũi, thân cận với bậc thiện trí trong Phật giáo, không được học hỏi, nghiên cứu về Chân nghĩa pháp, không hiểu biết về danh pháp 1 , sắc pháp 2  pháp vô ngã; cho nên số người ấy, mỗi khi đi, đứng, ngồi, nằm không diệt được chấp thủ về chúng sinh (sattūpaladdhiṃ na pajahati) và cũng không từ bỏ sự tưởng lầm cho là ta (attasaññā na ugghāṭeti: ngã tưởng); vì vậy, đối tượng đi, đứng, ngồi, nằm làm nơi nương nhờ cho tà kiến phát sinh thấy sai, chấp lầm rằng: 

–      Khi thân đi hoặc sắc đi, thì tà kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc đi cho là “ta đi”. 

–      Khi thân đứng hoặc sắc đứng, thì tà kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc đứng cho là “ta đứng”.

–      Khi thân ngồi hoặc sắc ngồi, thì tà kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc ngồi cho là “ta ngồi”. 

–      Khi thân nằm hoặc sắc nằm, thì tà kiến thấy sai, chấp lầm từ sắc nằm cho là “ta nằm”,

Khi có sắc đi, thì  kiến nương nhờ ở sắc đi để thấy sai, chấp lầm rằng: “ta đi”. Thật ra, “ta đi” không có, mà chỉ có “sắc đi”. Nhưng do tâm tà kiến thấy sai, chấp lầm từ “sắc đi” cho là “ta đi”. Khi tâm có tà kiến phát sinh, thì chắc chắn ắt phải có tâm sở si (vô minh) đồng sinh làm che án, bao trùm phủ kín thực tánh của danh pháp, sắc pháp ấy. 

Đúng theo thực tánh của danh pháp sắc pháp là pháp vô ngã, không có ngã.

Như vậy, ngã không có thật, thì chắc chắn không có thể diệt ngã được. Sở dĩ có sự chấp ngã là do tà kiến thấy sai, chấp lầm từ danh pháp chấp là ngã (ta) và từ sắc pháp chấp là ngã (ta). Như vậy, tâm tà kiến có thật, nên hành giả thực hành thiền tuệ có thể diệt được tâm tà kiến ấy. Khi tâm tà kiến bị diệt bằng chánh kiến thấy đúng, biết đúng theo thực tánh của danh pháp sắc pháp là pháp vô ngã, thì sự chấp ngã không còn nữa.

*     Tứ oai nghi làm nơi nương nhờ của chánh kiến

Có số người thường gần gũi, thân cận với bậc thiện trí trong Phật giáo, được học hỏi, nghiên cứu về Chân nghĩa pháp, hiểu biết rõ về danh pháp, sắc pháp,  pháp vô ngã. Họ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có giới hạnh thanh tịnh, thực hành thiền tuệ dùng 4 oai nghi làm đối tượng; cho nên mỗi khi đi, đứng, ngồi, nằm diệt được sự chấp thủ về chúng sinh (sattūpaladdhiṃ pajahati) và từ bỏ được sự tưởng lầm cho là ta (attasaññā ugghāṭeti: ngã tưởng); vì vậy, đối tượng đi, đứng, ngồi, nằm làm nơi nương nhờ cho chánh kiến phát sinh thấy đúng, biết đúng rằng:

–      Khi thân đi hoặc sắc đi, thì chánh kiến thấy đúng, biết đúng từ oai nghi đi, dáng đi gọi là “sắc đi”. 

–      Khi thân đứng hoặc sắc đứng, thì chánh kiến thấy đúng, biết đúng từ oai nghi đứng, dáng đứng gọi là “sắc đứng”.

–      Khi thân ngồi hoặc sắc ngồi, thì chánh kiến thấy đúng, biết đúng từ oai nghi ngồi, dáng ngồi gọi là “sắc ngồi”. 

–      Khi thân nằm hoặc sắc nằm, thì chánh kiến thấy đúng, biết đúng từ oai nghi nằm, dáng nằm gọi là “sắc nằm”…

Chánh kiến chính là trí tuệ. Tâm đại thiện hợp với trí tuệ thiền tuệ là tâm sáng suốt thấy rõ, biết rõ đúng theo sự thật thực tánh của danh pháp, sắc pháp. Cho nên, thực hành Tứ Niệm Xứhay thực hành thiền tuệ là cốt để trở lại thấy đúng, biết đúng theo thực tánh của danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã, không phải takhông phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải chúng sinh nào, không phải vật này, vật kia… mà sự thật theo Chân nghĩa pháp là: 

–      Danh pháp nào là danh pháp ấy.

–      Sắc pháp nào là sắc pháp ấy.

Tứ oai nghi làm đối tượng thiền tuệ như thế nào? 

Đức Phật dạy trong kinh Đại Tứ Niệm Xứ, đối tượng “tứ oai nghi” là 1 trong 14 đối tượng trong phần niệm thân. 4 oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm là sắc pháp phát sinh từ tâm, gọi là cittajarūpa cũng thuộc về Chân nghĩa pháp (Paramatthadhamma). 

Thật vậy, trong Chú giải kinh Đại Tứ Niệm Xứ, về phần niệm thân, dạy rằng:

“Paramatthato hi dhātūnaṃ yeva gamanaṃ, dhātūnaṃ ṭhānaṃ, dhātūnaṃ nisajjaṃ, dhātūnaṃ sayanaṃ” 1 .

Thật vậy, xét theo Chân nghĩa pháp, thì “oai nghi đi” chỉ là của tứ đại, “oai nghi đứng” chỉ là của tứ đại, “oai nghi ngồi” chỉ là của tứ đại, “oai nghi nằm” chỉ là của tứ đại mà thôi.

Như vậy, tứ oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm là sắc pháp phát sinh từ tâm, thuộc về sắc tứ đại, nên không thuộc về của người nào, của chúng sinh nào cả.

Sắc tứ đại, có 4 sắc pháp là: 

–      Sắc địa đại, chất đất.

–      Sắc thủy đại, chất nước.

–      Sắc hỏa đại, chất lửa.

–      Sắc phong đại, chất gió.

Sắc tứ đại này là 4 sắc pháp căn bản chính, làm nền tảng cho 24 sắc pháp phụ thuộc phát sinh. 

Đối tượng 4 oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm là sắc pháp toàn thân, không phải một phần nào của thân, mà trong thân của mỗi người bình thường có đầy đủ 27 sắc pháp, gồm sắc tứ đại và 23 sắc pháp phụ thuộc.

Do đó, gọi là: Sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm thuộc sắc pháp phát sinh từ tâm là đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

Tâm có thể phát sinh 4 oai nghi gọi là: Sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm, và các oai nghi phụ gọi là sắc bước tới, sắc bước luiv.v… gồm có 32 tâm, đó là: 8 tâm tham + 2 tâm sân + 2 tâm si + 8 tâm đại thiện dục giới + 8 tâm đại duy tác dục giới + 1 tâm tiếu sinh + 1 tâm ý môn hướng + và đặc biệt có 2 tâm thần thông.

Ví dụ:

–      Đi, đứng, ngồi, nằm sinh từ tâm tham, thì đi, đứng, ngồi, nằm… với dáng điệu khoan thai, nhẹ nhàng đáng yêu…

–      Đi, đứng, ngồi, nằm sinh từ tâm sân, thì đi, đứng, ngồi, nằm… với dáng điệu nóng nảy, mạnh bạo…

–      Đi, đứng, ngồi, nằm sinh từ tâm si, thì đi, đứng, ngồi, nằm… với dáng điệu ngẩn ngơ, thẫn thờ, phóng tâm…

–      Đi, đứng, ngồi, nằm sinh từ tâm đại thiện dục giới không hợp trí tuệ, thì đi, đứng, ngồi, nằm… với dáng điệu, tư thế tự nhiên, có trí nhớ, nhưng không có trí tuệ biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp. 

–      Đi, đứng, ngồi, nằm sinh từ tâm đại thiện dục giới hợp với trí tuệ, đối với hành giả thực hành thiền tuệ thì đi, đứng, ngồi, nằm… với dáng điệu, tư thế tự nhiên, có trí nhớ, có trí tuệ tỉnh giác có thể biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp.

–      Đi, đứng, ngồi, nằm sinh từ 8 tâm đại duy tác dục giới, tâm của bậc Thánh Arahán, thì đi, đứng, ngồi, nằm… với dáng điệu, tư thế tự nhiên, luôn luôn có trí nhớ, khi hợp trí tuệ, khi không hợp trí tuệ, tùy theo đối tượng, v.v…

Phương Pháp Thực hành Đối Tượng Tứ Oai Nghi

Đối tượng tứ oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm, là 1 trong 21 đối tượng của pháp hành Tứ Niệm Xứ, hành giả thực hành đúng đối tượng tứ oai nghi có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, trở thành bậc Thánh Arahán.

Tứ oai nghi là:

–       Oai nghi đi là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc đi.

–       Oai nghi đứng là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc đứng

–       Oai nghi ngồi là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc ngồi

–       Oai nghi nằm là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc nằm.

1-       Oai nghi đi là oai nghi động, toàn thân di chuyển bước đi, là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc đi. Để thực hành thiền tuệ với đối tượng sắc đi, hành giả không nên bước đi chậm quá, cũng không nên bước đi mau quá, làm mất dáng đi tự nhiên, làm che án thực tánh của nó, bởi vì thực tánh của các pháp luôn luôn ở trong trạng thái tự nhiên. Cho nên, hành giả chỉ bước đi tự nhiên thanh thản, thư giãn mà thôi.

Hành giả có chánh niệm (niệm thân) trực nhận đúng ngay đối tượng oai nghi đi, là mỗi dáng đi, mỗi tư thế đi, toàn thân di chuyển bước đi từng bước, từng bước một cách tự nhiên.

Toàn thân di chuyển như thế nào?

Ví dụ: 

Nhìn thấy một chiếc xe đang chạy trên đường là nhìn thấy toàn chiếc xe di chuyển, chứ không phải nhìn thấy 4 bánh xe lăn trên mặt đường. Cũng như vậy, hành giả có chánh niệm trực nhận đúng ngay đối tượng toàn thân di chuyểndiễn biến theo từng mỗi dáng đi, mỗi tư thế đi một cách tự nhiên.

Hành giả không nên chú tâm vào một phần nào của thân,… như chân bước từng bước, không nên có khái niệm về dáng đi, tư thế đi trong tâm; và cũng không nên niệm tưởng trong tâm rằng: Sắc đi… sắc đi… hoặc chân trái bước, chân phải bước… Bởi vì, khái niệm về dáng đi, tư thế đi hoặc niệm tưởng sắc đi, chân trái bước, chân phải bước… trong tâm như vậy, thì đối tượng sắc đi… trở thành đối tượng Paññatti: Chế định pháp, không phải là đối tượng Paramattha: Chân nghĩa pháp. Cho nên, đối tượng ấy không phải là đối tượng của thiền tuệ.

Theo Chân nghĩa pháp, thì đối tượng “sắc đi” đó chính là mỗi dáng đi, tư thế đi hiện rõ toàn thân di chuyển bước đi. Đối tượng hiện tại sắc đi không ở trong tâm tưởng. Nếu hành giả niệm tưởng sắc đi trong tâm, thì tâm tiếp xúc đối tượng sắc đi không đúng chỗ (vị trí), hành giả không thể nào thấy rõ, biết rõ thực tánh của đối tượng sắc đi ấy. 

Vì vậy, hành giả có chánh niệm trực nhận đúng đối tượng mỗi dáng đi, tư thế đi toàn thân di chuyển từng bước, từng bước một cách tự nhiên ngay trong thân (không phải trong tâm).

*     Hành giả là người có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng đi, tư thế đi toàn thân di chuyển bước đi ấy; mỗi dáng đi, tư thế đi, gọi là sắc đi; có vô số dáng đi, tư thế đi, nên có vô số sắc đi.

Hành giả thực hành thiền tuệ có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ dáng đi, tư thế đi gọi là sắc đi ấy đúng theo chánh kiến thiền tuệ, đồng thời có thể diệt được tà kiến theo chấp ngã tưởng lầm rằng: “ta đi” và các phiền não khác (diệt theo cách từng thời).

Tóm lại, hành giả là người có chánh niệm, có trí tuệ tỉnh giác trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng đi, mỗi tư thế đi toàn thân di chuyển bước đi ấy một cách thoáng qua 1 (ví như chụp hình mỗi tư thế đi khác biệt nhau).

*     Hành giả là người có tâm tinh tấn hỗ trợ cho chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác, thực hành thiền tuệ liên tục không ngừng, để cho trí tuệ thiền tuệ được phát triển, chánh kiến thiền tuệ càng thấy rõ sắc đi, thì đồng thời tà kiến theo chấp ngã tưởng lầm “ta đi” bị lu mờ dần, cho đến khi tà kiến theo chấp ngã bị tiêu diệt hẳn, do năng lực của trí tuệ thiền tuệ.

Trên đây phân tách để biết 3 loại tâm sở: Tâm sở niệm là chánh niệm; tâm sở trí tuệ: Trí tuệ tỉnh giác là chánh kiến; tâm sở tinh tấn là chánh tinh tấn theo 3 phận sự khác nhau, cùng với các tâm sở thiện khác, đồng sinh trong một tâm đại thiện dục giới có chung một đối tượng thiền tuệ. Song mỗi tâm sở có phận sự riêng, đồng thời, không trước, không sau.

2-       Oai nghi đứng là oai nghi tĩnh 2 , toàn thân đứng yên không cử động, trong mỗi dáng đứng, mỗi tư thế đứng, là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc đứng. Để thực hành thiền tuệ với đối tượng sắc đứng, hành giả không nên đứng kiểu này, kiểu kia, không nên đứng lâu quá, trân người làm mất dáng đứng tự nhiên, làm che án thực tánh của nó, bởi vì thực tánh của các pháp luôn luôn ở trong trạng thái tự nhiên. Cho nên, dáng đứng, tư thế đứng, toàn thân đứng yên không cử động trong mỗi dáng đứng, mỗi tư thế đứng, đối tượng hiện tại ngắn ngủi ấy. Nếu thân cử động, thì dáng đứng, tư thế đứng không còn, trở thành oai nghi phụ.

Hành giả có chánh niệm (niệm thân) trực nhận đúng ngay đối tượng mỗi dáng đứng, mỗi tư thế đứng, toàn thân đứng yên không cử động trong đối tượng hiện tại ấy.

Hành giả không nên chú tâm vào một phần nào của thân,…; không nên có khái niệm về dáng đứng, tư thế đứng trong tâm, và cũng không nên niệm tưởng trong tâm rằng: Sắc đứng,… sắc đứng,… hoặc đứng à,… đứng à… Bởi vì, khái niệm về dáng đứng, tư thế đứng; hoặc niệm tưởng sắc đứng trong tâm như vậy, thì đối tượng sắc đứng trở thành đối tượng Chế định pháp,không phải Chân nghĩa pháp. Cho nên, đối tượng ấy không phải là đối tượng của thiền tuệ.

Theo Chân nghĩa pháp, thì đối tượng sắc đứng chính là mỗi dáng đứng, tư thế đứng tự nhiên hiện rõ toàn thân đứng yên không cử động. Đối tượng hiện tại của sắc đứng không ở trong tâm tưởng. Nếu hành giả niệm tưởng sắc đứng trong tâm, thì tâm tiếp xúc đối tượng sắc đứng không đúng chỗ (vị trí), hành giả không thể nào thấy rõ, biết rõ thực tánh của đối tượng sắc đứng ấy. 

Vì vậy, hành giả có chánh niệm trực nhận đúng đối tượng mỗi dáng đứng, tư thế đứng toàn thân đứng yên, không cử động một cách tự nhiên ngay trong thân (không phải trong tâm).

*     Hành giả là người có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng đứng, tư thế đứng toàn thân đứng yên ấy, mỗi dáng đứng tư thế đứng gọi là “sắc đứng”, có vô số dáng đứng, tư thế đứng, nên có vô số sắc đứng.

Hành giả thực hành thiền tuệ, có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ dáng đứng, tư thế đứnggọi là sắc đứng ấy đúng theo chánh kiến thiền tuệ, đồng thời có thể diệt được tà kiến theo chấp ngã tưởng lầm rằng “ta đứng” và các phiền não khác (diệt theo cách từng thời).

Tóm lại, hành giả là người có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng đứng, tư thế đứng toàn thân ấy, một cách thoáng qua (ví như chụp hình mỗi tư thế đứng khác biệt nhau).

*     Hành giả là người có tâm tinh tấn hỗ trợ cho chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thực hành thiền tuệ liên tục không ngừng, để cho trí tuệ thiền tuệ được phát triển, chánh kiến thiền tuệ càng thấy rõ sắc đứng, thì đồng thời tà kiến theo chấp ngã tưởng lầm “ta đứng” bị lu mờ dần, cho đến khi tà kiến theo chấp ngã bị tiêu diệt hẳn, do năng lực của trí tuệ thiền tuệ.

3-       Oai nghi ngồi là oai nghi tĩnh, toàn thân ngồi yên không cử động, thân phần trên ngồi thẳng, thân phần dưới co theo mỗi dáng ngồi, mỗi tư thế ngồi, là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc ngồi. Để thực hành thiền tuệ với đối tượng sắc ngồi, hành giả không nên ngồi kiểu này, kiểu kia, làm mất dáng ngồi tự nhiên, làm che án thực tánh của nó, bởi vì, thực tánh của các pháp luôn luôn ở trong trạng thái tự nhiên. Cho nên, dáng ngồi, tư thế ngồi, toàn thân ngồi yên không cử động trong mỗi dáng ngồi, mỗi tư thế ngồi, đối tượng hiện tại ngắn ngủi ấy. Nếu thân cử động, thì dáng ngồi, tư thế ngồi không còn, trở thành oai nghi phụ.

Hành giả có chánh niệm (niệm thân) trực nhận đúng đối tượng mỗi dáng ngồi, mỗi tư thế ngồi, toàn thân ngồi yên không cử động trong đối tượng hiện tại ấy.

Hành giả không nên chú tâm vào một phần nào của thân,… không nên có khái niệm về dáng ngồi, tư thế ngồi trong tâm, và cũng không nên niệm tưởng trong tâm rằng: Sắc ngồi,… sắc ngồi,… hoặc ngồi à,… ngồi à… Bởi vì, khái niệm về dáng ngồi, tư thế ngồi; hoặc niệm tưởng sắc ngồi trong tâm như vậy, thì đối tượng sắc ngồi trở thành đối tượng Chế định pháp, không phải Chân nghĩa pháp. Cho nên, đối tượng ấy không phải là đối tượng của thiền tuệ.

Theo Chân nghĩa pháp, thì đối tượng sắc ngồi chính là mỗi dáng ngồi, tư thế ngồi tự nhiên hiện rõ toàn thân ngồi yên. Đối tượng hiện tại của sắc ngồi không ở trong tâm tưởng. Nếu hành giả niệm tưởng sắc ngồi trong tâm, thì tâm tiếp xúc đối tượng sắc ngồi không đúng chỗ (vị trí), hành giả không thể nào thấy rõ, biết rõ thực tánh của đối tượng sắc ngồi ấy.

Vì vậy, hành giả có chánh niệm trực nhận đúng đối tượng mỗi dáng ngồi, tư thế ngồi toàn thân ngồi yên, không cử động một cách tự nhiên ngay trong thân (không phải trong tâm).

*     Hành giả là người có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng ngồi, tư thế ngồi toàn thân ngồi yên ấy, mỗi dáng ngồi, tư thế ngồi gọi là “sắc ngồi”, có vô số dáng ngồi, tư thế ngồi, nên có vô số sắc ngồi.

Hành giả thực hành thiền tuệ, có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ dáng ngồi, tư thế ngồi gọi là sắc ngồi ấy đúng theo chánh kiến thiền tuệ, đồng thời có thể diệt được tà kiến theo chấp ngãtưởng lầm rằng “ta ngồi” và các phiền não khác (diệt theo cách từng thời).

Tóm lại, hành giả là người có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng ngồi, tư thế ngồi toàn thân ấy, một cách thoáng qua (ví như chụp hình mỗi tư thế ngồi khác biệt nhau).

*     Hành giả là người có tâm tinh tấn hỗ trợ cho chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thực hành thiền tuệ liên tục không ngừng, để cho trí tuệ thiền tuệ được phát triển, chánh kiến thiền tuệ càng thấy rõ sắc ngồi, thì đồng thời tà kiến theo chấp ngã tưởng lầm “ta ngồi” bị lu mờ dần, cho đến khi tà kiến theo chấp ngã bị tiêu diệt hẳn, do năng lực của trí tuệ thiền tuệ.

4-       Oai nghi nằm là oai nghi tĩnh, toàn thân nằm yên không cử động, theo mỗi dáng nằm, mỗi tư thế nằm, là sắc pháp phát sinh từ tâm gọi là sắc nằm. Để thực hành thiền tuệ với đối tượng sắc nằm, hành giả không nên nằm kiểu này, kiểu kia, làm mất dáng ngồi tự nhiên, làm che án thực tánh của nó, bởi vì, thực tánh của các pháp luôn luôn ở trong trạng thái tự nhiên. Cho nên, dáng nằm, tư thế nằm, toàn thân nằm yên không cử động trong mỗi dáng nằm, mỗi tư thế nằm, đối tượng hiện tại ngắn ngủi ấy. Nếu thân cử động, thì dáng nằm, tư thế nằm không còn, trở thành oai nghi phụ.

Hành giả có chánh niệm (niệm thân) trực nhận đúng ngay đối tượng mỗi dáng nằm, mỗi tư thế nằm, toàn thân nằm yên không cử động trong đối tượng hiện tại ấy.

Hành giả không nên chú tâm vào một phần nào của thân,… không nên có khái niệm về dáng nằm, tư thế nằm trong tâm, và cũng không nên niệm tưởng trong tâm rằng: Sắc nằm,… sắc nằm,… hoặc nằm à,… nằm à… Bởi vì, khái niệm về dáng nằm, tư thế nằm; hoặc niệm tưởng sắc nằm trong tâm như vậy, thì đối tượng sắc nằm trở thành đối tượng Chế định pháp, không phải Chân nghĩa pháp. Cho nên, đối tượng ấy không phải là đối tượng của thiền tuệ.

Theo Chân nghĩa pháp, thì đối tượng sắc nằm chính là mỗi dáng nằm, tư thế nằm hiện rõ toàn thân nằm yên không cử động; đối tượng hiện tại của sắc nằm không ở trong tâm tưởng. Nếu hành giả niệm tưởng sắc nằm trong tâm, thì tâm tiếp xúc đối tượng sắc nằm không đúng chỗ (vị trí), hành giả không thể nào thấy rõ, biết rõ thực tánh của đối tượng sắc nằm ấy. 

Vì vậy, hành giả có chánh niệm trực nhận đúng đối tượng, là theo dõi mỗi dáng nằm, tư thế nằm toàn thân nằm yên, không cử động một cách tự nhiên ngay trong thân (không phải trong tâm).

*     Hành giả là người có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng nằm, tư thế nằm toàn thân nằm yên ấy, mỗi dáng nằm, tư thế nằm gọi là “sắc nằm”, có vô số dáng nằm, tư thế nằm, nên có vô số sắc nằm.

Hành giả thực hành thiền tuệ, có trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ dáng nằm, tư thế nằm gọi là sắc nằm ấy đúng theo chánh kiến thiền tuệ, đồng thời có thể diệt được tà kiến theo chấp ngãtưởng lầm rằng “ta nằm” và các phiền não khác (diệt theo cách từng thời).

Tóm lại, hành giả là người có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực nhận, trực giác thấy rõ, biết rõ mỗi dáng nằm, tư thế nằm toàn thân ấy, một cách thoáng qua (ví như chụp hình mỗi tư thế nằm khác biệt nhau).

*     Hành giả là người có tâm tinh tấn hỗ trợ cho chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thực hành thiền tuệ liên tục không ngừng, để cho trí tuệ thiền tuệ được phát triển, chánh kiến thiền tuệ thấy rõ sắc nằm, thì đồng thời tà kiến theo chấp ngã tưởng lầm “ta nằm” bị lu mờ dần, cho đến khi tà kiến theo chấp ngã bị tiêu diệt hẳn, do năng lực của trí tuệ thiền tuệ.

Nhân Duyên Phát Sinh Mỗi Oai Nghi 

Mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp phát sinh đều do nhân duyên của mỗi pháp, do đó danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã. 

4 oai nghi đi, đứng, ngồi, nằm thuộc về sắc pháp phát sinh từ tâm nên gọi là sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm, mỗi sắc pháp phát sinh đều do nhân duyên của nó.

Trong bộ Chú giải của bài kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasutta) dạy:

1-    Nhân duyên nào phát sinh sắc đi?

Sắc đi phát sinh từ tâm qua quá trình diễn tiến liên tục do nhiều nhân duyên như sau:

–       Tâm nghĩ “đi”.

–       Do tâm nghĩ đi làm cho phát sinh chất gió.

–       Chất gió phát sinh do tâm làm cho toàn thân cử động di chuyển bước đi từng bước do năng lực của chất gió phát sinh từ tâm ấy.

Do đó, gọi là “thân đi” hoặc “sắc đi” là sắc pháp phát sinh từ tâm (cittajarūpa).

2-    Nhân duyên nào phát sinh sắc đứng?

Sắc đứng phát sinh từ tâm qua quá trình diễn tiến liên tục do nhiều nhân duyên như sau:

–       Tâm nghĩ “đứng”.

–       Do tâm nghĩ đứng làm cho phát sinh chất gió.

–       Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử độngtoàn thân từ chân đến đầu đứng yên theo mỗi dáng đứng, tư thế đứng, do năng lực của chất gió phát sinh từ tâm ấy.

Do đó, gọi là thân đứng” hoặc “sắc đứng” là sắc pháp phát sinh từ tâm.

3-    Nhân duyên nào phát sinh sắc ngồi?

Sắc ngồi phát sinh từ tâm qua quá trình diễn biến liên tục do nhiều nhân duyên như sau:

–       Tâm nghĩ “ngồi”.

–       Do tâm nghĩ ngồi làm cho phát sinh chất gió.

–       Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động, toàn thân phần trên ngồi thẳng, thân phần dưới co theo mỗi dáng ngồi, tư thế ngồi, do năng lực của chất gió phát sinh từ tâm ấy.

Do đó, gọi là “thân ngồi” hoặc “sắc ngồi” là sắc pháp phát sinh từ tâm.

4-    Nhân duyên nào phát sinh sắc nằm?

Sắc nằm phát sinh từ tâm qua quá trình diễn biến liên tục do nhiều nhân duyên như sau:

–       Tâm nghĩ “nằm”.

–       Do tâm nghĩ nằm làm cho phát sinh chất gió.

–       Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động, toàn thân nằm ngang theo mỗi dáng nằm, tư thế nằm yên, do năng lực của chất gió phát sinh từ tâm ấy.

Do đó, gọi là “thân nằm” hoặc “sắc nằm”, là sắc pháp phát sinh từ tâm. 

Nếu trường hợp thiếu một nhân duyên nào, thì sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm,… không thể phát sinh được. 

Ví dụ: 

Sở dĩ người bị bại liệt, dầu tâm của họ muốn đi, muốn đứng, muốn ngồi, muốn nằm… trong tư thế này hay tư thế khác, cũng không thể đi, đứng, ngồi, nằm… theo ý muốn của mình, như người bình thường; là vì chất gió phát sinh từ tâm không đủ năng lực làm cho toàn thân cử động theo ý muốn của họ.

Con người bình thường đi, đứng, ngồi, nằm,… cử động được dễ dàng là do nhờ năng lực của chất gió phát sinh từ tâm điều hòa được tứ đại (đất, nước, lửa, gió). 

Ví dụ: Oai nghi đi, hay “sắc đi”.

–      Khi nhấc chân lênPhong đại và hỏa đại có năng lực mạnh, còn địa đại và thủy đại có năng lực yếu.

–      Khi đạp chân xuốngĐịa đại và thủy đại có năng lực mạnh, còn phong đại và hỏa đại có năng lực yếu.

Bởi vậy, cho nên, sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra,… là công việc của tứ đại, do tâm chủ động, điều khiển. 

Đức Phật ví “thân” này như một chiếc xe; “tâm” này ví như người lái xe. Thật vậy, chiếc xe chạy mau, chạy chậm, quẹo trái, quẹo phải, ngừng lại,… đều do người lái xe điều khiển. 

Cũng như vậy, thân này đi, đứng, ngồi, nằm, bước tới, bước lui, quay bên phải, quay bên trái, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra,… đều do tâm điều khiển, cho nên gọi là “sắc pháp phát sinh từ tâm” (cittajarūpa).

Như vậy, sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm… được hiện hữu do từ nhiều nhân duyên khác nhau, do đó, sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm,… là pháp vô ngã (không phải ta đi, không phải ta đứng, không phải ta ngồi, không phải ta nằm,…).

Phân biệt đối tượng tứ oai nghi thuộc Paññatti – Paramattha

4 oai nghi: Sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm là sắc pháp phát sinh từ tâm (cittajarūpa)thuộc Paramattha (Chân nghĩa pháp).

Hành giả thực hành thiền tuệ dùng tứ oai nghi làm đối tượng, điều trước hết là cần phải học hỏi, nghiên cứu rõ ràng về tứ oai nghi như thế nào thuộc về đối tượng Paramattha (Chân nghĩa pháp), và như thế nào thuộc về đối tượng Paññatti (Chế định pháp); điều này tối quan trọng, bởi vì, mỗi đối tượng sẽ dẫn đến mỗi kết quả hoàn toàn khác nhau.

*     Tứ oai nghi thuộc về Paññatti: Chế định pháp

Chế định pháp là pháp mà con người đặt ra, do căn cứ nơi Chân nghĩa pháp, có quy ước với nhau theo mỗi nhóm người, mỗi dân tộc được lưu truyền từ thế hệ trước cho đến thế hệ sau nối tiếp nhau.

Pháp chế định có 2 loại:

1-    Atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng chế định.

Nếu hành giả thực hành thiền tuệ có khái niệm về dáng đi, tư thế đi; dáng đứng, tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm là những hình dạng khái niệm trong tâm, thì những đối tượng ấy thuộc về Atthapaññatti: Ý nghĩa, hình dạng chế định.

2-    Nāmapaññatti: Danh từ, ngôn ngữ chế định.

Nếu hành giả thực hành thiền tuệ căn cứ vào những khái niệm trong tâm:

–      Về dáng đi, tư thế đi ấy, mà niệm tưởng trong tâm rằng: “sắc đi”, “sắc đi”,…

–      Về dáng đứng, tư thế đứng ấy, mà niệm tưởng trong tâm rằng: “sắc đứng”, “sắc đứng”…

–      Về dáng ngồi, tư thế ngồi ấy, mà niệm tưởng trong tâm rằng: “sắc ngồi”, “sắc ngồi”…

–      Về dáng nằm, tư thế nằm ấy, mà niệm tưởng trong tâm rằng: “sắc nằm”, “sắc nằm”…

Thì những đối tượng này thuộc về vijjamānapaññatti: Danh từ, ngôn ngữ chế định dựa thực tánh pháp làm nền tảng.

Khi hành giả niệm tưởng trong tâm đến đối tượng sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm nào… , thì tâm cũng có thể an trú ở đối tượng ấy, như đối tượng của thiền định, mà không phải thực hành thiền định, vì tứ oai nghi không có trong 40 đề mục thiền định; hơn nữa, sự thực hành thiền định chỉ có một đề mục duy nhất làm đối tượng, nhưng ở đây mỗi lần thay đổi oai nghi là thay đổi đối tượng. Do đó, hành giả không phải thực hành thiền định mà cũng không phải thực hành thiền tuệ, bởi vì, đối tượng tứ oai nghi ấy thuộc về Chế định pháp, sẽ dẫn đến kết quả như sau:

–       Không thể thấy rõ, biết rõ được thực tánh của danh pháp, sắc pháp. 

–       Không thể thấy rõ, biết rõ trạng thái riêng của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp. 

–       Không thể thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp. 

–       Không thể thấy rõ, biết rõ 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, v.v…

*     Tứ oai nghi thuộc về Paramattha: Chân nghĩa pháp

Chân nghĩa pháp là pháp không do con người chế định, pháp này có thực tánh hiện hữumột cách tự nhiên của chúng, nhưng không có một ai thấy rõ, biết rõ đến chúng, bởi vì vô minhbao trùm phủ kín thực tánh pháp của chúng, cho đến khi Đức Phật xuất hiện trên thế gian, Ngài đã diệt đoạn tuyệt được vô minh, cho nên, sự thật Chân nghĩa pháp hiển nhiên hiện rõ; rồi Ngài giảng dạy cho chúng sinh hiểu biết Chân nghĩa pháp.

4 oai nghi thuộc về Chân nghĩa pháp đó là:

–      Dáng đi, tư thế đi thuần túy tự nhiên 1 .

–      Dáng đứng, tư thế đứng thuần túy tự nhiên.

–      Dáng ngồi, tư thế ngồi thuần túy tự nhiên.

–      Dáng nằm, tư thế nằm thuần túy tự nhiên.

Những dáng đi, tư thế đi… này là những trạng thái diễn biến của tứ đại phát sinh từ tâm thiện trong sạch, hoàn toàn không bị phiền não chi phối, thì những dáng đi, tư thế đi… ấy mới thật sự thuần túy tự nhiên được thể hiện toàn thân; hoàn toàn không qua một khái niệm trong tâm hoặc một danh từ ngôn ngữ nào có thể diễn tả được thực tánh của nó. Do đó: Dáng đi, tư thế đi, dáng đứng, tư thế đứng, dáng ngồi, tư thế ngồi, dáng nằm, tư thế nằm này… này thuộc về Paramattha: Chân nghĩa pháp.

Nếu hành giả thực hành thiền tuệ, có chánh niệm trực nhận, trí tuệ tỉnh giác trực giác trực tiếp ngay đối tượng Paramattha của 4 oai nghi: “dáng đi, tư thế đi; dáng đứng, tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm”, được thể hiện toàn thân, không qua khái niệm trong tâm  danh từ ngôn ngữ chế định, thì đối tượng ấy có thể dẫn đến kết quả như sau: 

–      Có thể thấy rõ, biết rõ được thực tánh của danh pháp, sắc pháp. 

–      Có thể thấy rõ, biết rõ trạng thái riêng của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp. 

–      Có thể thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp. 

–      Có thể thấy rõ, biết rõ 3 trạng thái chung: Trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh phápsắc pháp.

–      Có thể chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả và Niết Bàn.

Như vậy, chọn đúng đối tượng rất quan trọng, cho nên, hành giả thực hành thiền tuệ cần phải trải qua 3 giai đoạn quan trọng:

*     Giai đoạn đầu tiên: Hành giả cần phải tìm hiểu, học hỏi, phân biệt rõ tứ oai nghi như thế nào thuộc đối tượng Paññatti (Chế định pháp) và tứ oai nghi như thế nào thuộc đối tượng Paramattha (Chân nghĩa pháp), có trí tuệ sáng suốt chọn đúng đối tượng 4 oai nghi thuộc Chân nghĩa pháp.

*     Giai đoạn giữa: Khi hành giả thực hành thiền tuệ có chánh niệm trực nhận, trí tuệ tỉnh giáctrực giác trực tiếp ngay đối tượng dáng đi, tư thế đi hoặc dáng đứng, tư thế đứng hoặc dáng ngồi, tư thế ngồi hoặc dáng nằm, tư thế nằm… thuộc về đối tượng Paramattha được thể hiện toàn thân trong thân, hoàn toàn không phải khái niệm trong tâm hoặc danh từ ngôn ngữ nào cả.

*     Giai đoạn cuối: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp; sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.

Oai Nghi Chính – Oai Nghi Phụ

Oai nghi chính và oai nghi phụ có sự liên quan với nhau. Oai nghi chính được thành tựu là nhờ sự hỗ trợ của oai nghi phụ, nhưng các oai nghi phụ hoàn toàn nương nhờ vào oai nghi chính mà phát sinh. Khi oai nghi chính hiện rõ, thì oai nghi phụ không còn hiện rõ và ngược lại, khi oai nghi phụ hiện rõ, thì oai nghi chính không còn hiện rõ.

Phân biệt oai nghi chính và oai nghi phụ như thế nào?

Oai nghi chính: có 4 oai nghi: oai nghi đi, oai nghi đứng, oai nghi ngồi, oai nghi nằm, có thời gian duy trì lâu và được xem là oai nghi chính, bởi vì chúng có nhiều dáng, nhiều tư thế tương tự trong cùng một oai nghi, cho nên, xem như một oai nghi. 

4 oai nghi này thuộc sắc pháp phát sinh từ tâm được thể hiện rõ trong dáng đi, tư thế đi; dáng đứng, tư thế đứng; dáng ngồi, tư thế ngồi; dáng nằm, tư thế nằm đều thuộc về sắc phápnên làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

Oai nghi chính được thành tựu là nhờ sự hỗ trợ của oai nghi phụ. Khi oai nghi chính hiện rõ, thì oai nghi phụ không còn hiện rõ nữa.

Oai nghi phụ: Có vô số oai nghi phụ, đó là những cử động, diễn biến của thân xảy ra trong thời gian rất ngắn ngủi liên quan từ oai nghi chính nào đó. Oai nghi phụ thường hỗ trợ để hoàn thành oai nghi chính, cũng có khi những oai nghi phụ cử động đơn phương không liên quan với oai nghi chính như: Bước tới, bước lui, quay bên trái, quay bên phải, co tay, co chân vào, duỗi tay, duỗi chân ra, v.v… xảy ra trong thời gian chốc lát, rất ngắn ngủi. Tất cả các oai nghi phụ này đều thuộc về sắc pháp phát sinh từ tâm.

Khi oai nghi phụ hiện rõ, thì oai nghi chính không còn hiện rõ; oai nghi phụ thuộc sắc pháp, nên cũng có thể làm đối tượng của pháp hành thiền tuệ (trong phần Sampajaññapabba).

Thay Đổi Oai Nghi

Thay đổi từ một oai nghi chính này sang một oai nghi chính khác, cần phải có sự hỗ trợ của các oai nghi phụ, qua quá trình diễn tiến liên tục cho đến khi hoàn thành oai nghi chính mới.

Muốn điều hòa 4 oai nghi, thì cần phải thay đổi oai nghi. Hành giả thực hành thiền tuệ có đối tượng 4 oai nghi, mỗi khi thay đổi oai nghi cần phải có nguyên nhân chính đáng như sau:

*     Thay đổi oai nghi do khổ bắt buộc

Ví dụ: Hành giả thực hành thiền tuệ có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực giác theo dõi dáng đi, tư thế đi, toàn thân di chuyển bước đi trải qua thời gian lâu cảm thấy khổ phát sinh từ oai nghi đi ấy, cần phải thay đổi sang oai nghi ngồi để làm giảm bớt khổ trong oai nghi đi. Hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác theo dõi trải qua quá trình diễn tiến liên tục của các oai nghi phụ hỗ trợ cho đến khi hoàn thành oai nghi ngồi mới trong dáng ngồi, tư thế ngồi, toàn thân ngồi yên ấy. Khoảng giữa từ oai nghi đi sang oai nghi ngồi, mọi cử động của thân thuộc về các oai nghi phụ là sắc pháp phát sinh từ tâm.

Như vậy, oai nghi chính và các oai nghi phụ đều là sắc pháp phát sinh từ tâm, cho nên, hành giả có chánh niệm  trí tuệ tỉnh giác theo dõi liên tục oai nghi chính cũ sang các oai nghi phụ cho đến khi hoàn thành oai nghi chính mới.

*     Thay đổi oai nghi do nhân cần thiết

Ví dụ: Hành giả đang thực hành thiền tuệ có dáng ngồi, tư thế ngồi làm đối tượng, nếu khi cần tiểu tiện hoặc đại tiện, thì hành giả có thể thay đổi oai nghi ngồi sang oai nghi đi, để làm giảm bớt khổ do nhân ấy. Hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực giác theo dõi quá trình diễn tiến liên tục các oai nghi phụ hỗ trợ thay đổi từ oai nghi ngồi sang oai nghi đi, để thực hiện việc cần thiết ấy. Khi xong rồi, hành giả thay đổi oai nghi mới khác. 

*     Biến dạng oai nghi do nhân khách quan

Ví dụ: Hành giả đang thực hành thiền tuệ có dáng ngồi, tư thế ngồi làm đối tượng; nếu bị con muỗi chích hoặc bị con kiến cắn, v.v… ngứa khó chịu, thì khi ấy, chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trực giác không thể thấy rõ, biết rõ dáng ngồi, tư thế ngồi yên không cử động được nữa, hành giả cần phải đưa tay lên gãi chỗ ngứa hoặc xoa dầu chỗ đau, v.v… Trong trường hợp ấy, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác theo dõi cử động của thân đó là các oai nghi phụ,không nên quan tâm đến cánh tay gãi chỗ ngứa hoặc xoa dầu chỗ đau, v.v… Khi xong rồi, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác trở lại oai nghi ngồi trong dáng ngồi, tư thế ngồi toàn thân ngồi yên không cử động trong hiện tại ấy. 

Hành giả thực hành thiền tuệ có chánh niệm trực nhận, trí tuệ tỉnh giác trực giác không những thấy rõ, biết rõ thực tánh của đối tượng sắc pháp, mà còn thấy rõ, biết rõ thực tánh chủ thể danh pháp (tâm biết đối tượng sắc pháp) đúng theo phương pháp thực hành thiền tuệ.

Như vậy, sắc pháp của oai nghi chính hoặc sắc pháp của oai nghi phụ cũng đều là sắc phápthuộc về Chân nghĩa pháp không hơn không kém. Vì vậy, hành giả không nên coi trọng sắc pháp này, cũng không nên xem nhẹ sắc pháp kia, để thực hành thiền tuệ đúng theo Pháp hành Trung Đạo. Hành giả có chánh niệm, có trí tuệ tỉnh giác trực giác theo dõi thấy rõ, biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp; thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của sắc pháp, danh pháp; thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của sắc pháp, danh pháp; dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.

Nhận xét về đoạn kết của mỗi đối tượng Tứ Niệm Xứ

Trong bài kinh Đại Niệm Xứ gồm có 21 đối tượng, mà đoạn kết của mỗi đối tượng đều bắt đầu: “Iti ajjhattaṃ vā…”, ý nghĩa như thế nào?

*     Iti ajjhattaṃ vā: Hoặc đối tượng bên trong của mình như: Hơi thở vô – hơi thở ra bên trong của mình; 4 oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm, bên trong của mình v.v… những điều ấy dễ hiểu.

*     Bahiddhā vāHoặc đối tượng bên ngoài mình, của người khác như: Hơi thở vô – hơi thởra (của người khác); 4 oai nghi: Đi, đứng, ngồi, nằm, bên ngoài mình, của người khác v.v… hiểu như thế nào?

Thật ra, hành giả thực hành pháp hành Tứ Niệm Xứ hoặc pháp hành thiền tuệ đã đến giai đoạn có khả năng phát sinh trí tuệ thứ nhất gọi là Nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ từng mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp bên trong của mình đúng theo thực tánh các pháp đều là pháp vô ngã, có chánh kiến thiền tuệ (Vipassanā sammādiṭṭhi), đạt đến thanh tịnh gọi là Diṭṭhivisuddhi: Chánh kiến thanh tịnh. Và trí tuệ phát triển, tiến hoá tuần tự phát sinh trí tuệ thứ nhì gọi là Nāmarūpapaccayapariggahañāṇa: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ nhân duyên phát sinh mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp, với paccakkhañāṇa: Trí tuệ trực tiếp thấy rõ, biết rõ nhân duyên phát sinh mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp bên trong (ajjhatta) của mình như thế nào? Và bằng anumānañāṇa: Trí tuệ gián tiếp thấy rõ, biết rõ nhân duyên phát sinh mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp bên ngoài mình (bahiddhā), của người khác, chúng sinh khác phát sinh cũng do nhân duyên như thế ấy. Cho nên, trí tuệ thứ nhì này đạt đến thanh tịnh gọi làKaṅkhāvitaraṇavisuddhi: Trí tuệ thoát ly hoài nghi thanh tịnh.

Do nhờ trí tuệ thứ nhì này, hành giả không có hoài nghi về sự sinh của danh pháp, sắc pháp bên trong của mình; và cũng không còn có hoài nghi về sự sinh của danh pháp, sắc pháp bên ngoài mình, của người khác.

Như vậy, bahiddhā vā”: Hoặc đối tượng bên ngoài mình, của người khác, không phải là đối tượng thật hiện tại, mà chỉ là đối tượng của trí tuệ tư duy đúng đắn, do nhờ trí tuệ thứ nhì thấy rõ, biết rõ nhân duyên phát sinh mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp bên trong của mình làm nền tảng.

Ví dụ: Một người có dịp đi Vũng Tàu tắm biển, đã nếm nước biển, biết rõ vị mặn của nước biển, người ấy không còn hoài nghi về vị mặn của nước biển tại Nha Trang hoặc tại các nước khác trên khắp toàn thế giới nữa; mặc dù họ không đến nơi đó.

*     Samudayadhammānupassī vā: Hoặc trí tuệ theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái sinh của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp do nhân duyên sinh. Đó là trí tuệ thứ nhì gọi là Nāmarūpa-paccayapariggahañāṇa: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ nhân duyên sinh mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp.Trí tuệ này có khả năng thấy rõ, biết rõ mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp sinh do nhân duyên của riêng nó sinh.

*     Vayadhammānupassī vā: Hoặc trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ, biết rõ trạng thái diệt của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp do nhân duyên diệt. Đó là trí tuệ thứ ba gọi là Samma-sanañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp do nhân duyên diệt, nên thấy rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp. Trí tuệ này có khả năng thấy rõ biết rõ mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp diệt do nhân duyên diệt của riêng nó (người này chết do bệnh này).

*     Samudayavayadhammānupassī vāHoặc trí tuệ thiền tuệ theo dõi thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp do nhân duyên sinh, do nhân duyên diệt ngay hiện tạinên thấy rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp sắc pháp. Đó là trí tuệ thiền tuệ thứ tư gọi là Udayabbayañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp ngay hiện tại, nên thấy rõ 3 trạng thái chung: Trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp sắc pháp. Trí tuệ thiền tuệ thứ tư này có khả năng đặc biệt thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp.

Sắc pháp nào sinh do 5 nhân duyênVô minh, tham ái, nghiệp, vật thực  sự sinh của sắc pháp; thì sắc pháp ấy diệt cũng do 5 nhân duyên ấy: Vô minh, tham ái, nghiệp, vật thực  sự diệt của sắc pháp ấy.

Danh pháp nào sinh do 5 nhân duyênVô minh, tham ái, nghiệp, danh pháp – sắc pháp  sự sinh của danh pháp; thì danh pháp ấy diệt cũng do 5 nhân duyên ấy: Vô minh, tham ái, nghiệp, danh pháp – sắc pháp  sự diệt của danh pháp ấy.

Trí tuệ thiền tuệ thứ tư này bắt đầu chính thức gọi là trí tuệ thiền tuệ, bởi vì, trí tuệ này có khả năng thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp sinh rồi diệt; thấy rõ ba trạng thái chung: Trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp. Và từ đó trí tuệ thiền tuệ phát triển theo tuần tự dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo – Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt phiền não.

*     Atthi kāyo: Nghĩa là chỉ là thân mà thôi, thân này thuộc sắc pháp  pháp vô ngã, không phải ta, không phải của ta…

*     Atthi vedanā: Nghĩa là chỉ là thọ mà thôi, thọ này thuộc danh pháp  pháp vô ngã, không phải ta, không phải của ta…

*     Atthi cittaṃ: Nghĩa là chỉ là tâm mà thôi, tâm này thuộc danh pháp  pháp vô ngã, không phải ta, không phải của ta…

*     Atthi dhammā: Nghĩa là chỉ là pháp mà thôi, pháp này thuộc sắc pháp, danh pháp  pháp vô ngã, không phải ta, không phải của ta…

*     Anissito ca viharati: Nghĩa là hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác hoàn toàn trong sạch thanh tịnh, không có tà kiến nương nhờ và cũng không có tham ái nương nhờ nơi đối tượng thân, thọ, tâm, pháp hay danh pháp, sắc pháp.

*     Na ca kiñci loke upādīyatiNghĩa là tâm không còn chấp thủ cho rằng: “Ta, của ta” trong ngũ uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn) hoặc sắc pháp, danh pháp này nữa. Đó là tâm của bậc Thánh Arahán.

Tóm lại, tất cả 21 đối tượng trong Tứ Niệm Xứ (thân niệm xứ có 14 đối tượng, thọ niệm xứ có 1 đối tượng chia làm 9 loại thọ, tâm niệm xứ có 1 đối tượng chia làm 16 loại tâm, pháp niệm xứ có 5 đối tượng), mỗi đối tượng đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc từ Nhập Lưu Thánh Đạo – Nhập Lưu Thánh Quả; Nhất Lai Thánh Đạo – Nhất Lai Thánh Quả; Bất Lai Thánh Đạo – Bất Lai Thánh Quả; đến Arahán Thánh Đạo – Arahán Thánh Quả trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng, tùy theo duyên lành, 5 pháp chủ (tín pháp chủ, tấn pháp chủ, niệm pháp chủ, định pháp chủ, tuệ pháp chủ) và ba-la-mật của mỗi hành giả.

6 Đối Tượng 

Đối tượng nói chung có 6 loại 1 :

1-       Sắc trần: Tất cả các hình dạng, màu sắc.

2-       Thanh trần: Tất cả các loại âm thanh.

3-       Hương trần: Tất cả các thứ mùi.

4-       Vị trần: Tất cả các thứ vị.

5-       Xúc trần: Có 3 chất: Chất đất cứng hoặc mềm, chất lửa nóng hoặc lạnh, chất gió phồng hoặc xẹp.

6-       Pháp trần: Có nhiều pháp thuộc về pháp trần như: Tâm, tâm sở, sắc pháp, Niết Bàn và pháp chế định.

Phiền não, tham ái có thể nương nhờ nơi 6 đối tượng này và 6 chủ thể (tâm biết đối tượng). Cho nên, hành giả cần phải học cho hiểu biết rõ 6 đối tượng và 6 chủ thể (tâm biết đối tượng).

6 Thức Tâm

Đối tượng có 6 loại, nên tâm nhận biết đối tượng cũng có 6 loại; mỗi loại tâm đặc biệt biết đối tượng như sau:

1-       Nhãn thức tâm làm phận sự nhìn thấy sắc trần, có 2 tâm.

–       Nhãn thức tâm là quả của nghiệp ác, nhìn thấy sắc trần xấu không đáng hài lòng.

–       Nhãn thức tâm là quả của nghiệp thiện, nhìn thấy sắc trần đẹp đáng hài lòng.

Như vậy, nhãn thức tâm nhìn thấy sắc trần, không phải ta nhìn thấy sắc trần, và sắc trần là hình dạng không phải vật này, vật kia,…

Nhãn thức tâm thuộc về danh pháp, và sắc trần thuộc về sắc pháp.

Khi nhãn thức tâm nhìn thấy sắc trần, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ danh pháp thấy sắc trần (sắc pháp) không phải ta thấy vật này, vật kia,… 

Như vậy, tà kiến, tham ái không thể nương nhờ nơi chủ thể (nhãn thức tâm) và đối tượng (sắc trần).

2-       Nhĩ thức tâm làm phận sự nghe thanh trần, có 2 tâm.

–       Nhĩ thức tâm là quả của nghiệp ác, nghe thanh trần dở không đáng hài lòng.

–       Nhĩ thức tâm là quả của nghiệp thiện, nghe thanh trần hay đáng hài lòng.

Như vậy, nhĩ thức tâm nghe thanh trần, không phải ta nghe thanh trần, và thanh trần là âm thanh không phải tiếng Việt, tiếng Anh,…

Nhĩ thức tâm thuộc về danh pháp, và thanh trần thuộc về sắc pháp.

Khi nhĩ thức tâm nghe thanh trần, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ danh pháp nghe thanh trần (sắc pháp) không phải ta nghe tiếng Việt, tiếng Anh,…

Như vậy, tà kiến, tham ái không thể nương nhờ nơi chủ thể (nhĩ thức tâm) và đối tượng (thanh trần).

3-       Tỷ thức tâm làm phận sự ngửi hương trần, có 2 tâm.

–       Tỷ thức tâm là quả của nghiệp ác, ngửi hương trần hôi không đáng hài lòng.

–       Tỷ thức tâm là quả của nghiệp thiện, ngửi hương trần thơm đáng hài lòng.

Như vậy, tỷ thức tâm ngửi hương trần, không phải ta ngửi hương trần, và hương trần là các thứ mùi, không phải mùi hôi của phẩn, mùi thơm của nước hoa,…

Tỷ thức tâm thuộc về danh pháp, và hương trần thuộc về sắc pháp.

Khi tỷ thức tâm ngửi hương trần, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ danh pháp ngửi hương trần (sắc pháp) không phải ta ngửi mùi hôi của phẩn, mùi thơm của nước hoa,… 

Như vậy, tà kiến, tham ái không thể nương nhờ nơi chủ thể (tỷ thức tâm) và đối tượng (hương trần).

4-       Thiệt thức tâm làm phận sự nếm vị trần, có 2 tâm.

–       Thiệt thức tâm là quả của nghiệp ác, nếm vị trần dở không đáng hài lòng.

–       Thiệt thức tâm là quả của nghiệp thiện, nếm vị trần ngon đáng hài lòng.

Như vậy, thiệt thức tâm nếm vị trần, không phải ta nếm vị trần, và vị trần là các thứ vị, không phải vị mặn của muối, vị ngọt của mật ong,…

Thiệt thức tâm thuộc về danh pháp, và vị trần thuộc về sắc pháp.

Khi thiệt thức tâm nếm vị trần, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ danh pháp nếm vị trần (sắc pháp) không phải ta nếm vị mặn của muối, vị ngọt của mật ong,… 

Như vậy, tà kiến, tham ái không thể nương nhờ nơi chủ thể (thiệt thức tâm) và đối tượng (vị trần).

5-       Thân thức tâm làm phận sự xúc giác với xúc trần, có 2 tâm.

–       Thân thức tâm là quả của nghiệp ác, xúc giác với xúc trần xấu không đáng hài lòng.

–       Thân thức tâm là quả của nghiệp thiện, xúc giác với xúc trần tốt đáng hài lòng.

Như vậy, thân thức tâm xúc giác với xúc trần, không phải ta xúc giác với xúc trần, và xúctrần là cứng hoặc mềm, nóng hoặc lạnh, phồng hoặc xẹp; không phải cứng của sắt, mềm của nệm, nóng của lửa, lạnh của nước đá,…

Thân thức tâm thuộc về danh pháp, và xúc trần thuộc về sắc pháp.

Khi thân thức tâm xúc giác với xúc trần, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ danh pháp xúc giác xúc trần (sắc pháp), không phải ta xúc giác với sắt cứng, với nệm mềm, với lửa nóng,… 

Như vậy, tà kiến, tham ái không thể nương nhờ nơi chủ thể (thân thức tâm) và đối tượng (xúc trần).

6-       Ý thức tâm gồm có nhiều loại tâm, có khả năng biết 6 đối tượng. Ý thức tâm có 79 tâm (không có 10 thức tâm: 2 nhãn thức tâm + 2 nhĩ thức tâm + 2 tỷ thức tâm + 2 thiệt thức tâm + 2 thân thức tâm), mỗi tâm làm phận sự biết đối tượng theo khả năng của tâm, theo từng mỗi trường hợp, từng mỗi thời.

Đối với hành giả thực hành thiền tuệ, đối tượng pháp trần loại trừ Chế định pháp, và tâm chỉ có tâm trong tam giới mà thôi, loại trừ 8 tâm Siêu tam giới. 

Như vậy, ý thức tâm thuộc về danh pháp và đối tượng gồm có 28 sắc pháp và tâm, tâm sởtrong tam giới (không có 8 tâm Siêu tam giới) thuộc về danh pháp.

Khi ý thức tâm biết đối tượng pháp trần nào, hành giả có chánh niệm, trí tuệ tỉnh giác thấy rõ, biết rõ danh pháp biết sắc pháp ấy hoặc biết danh pháp ấy (không phải ta biết môn này, pháp kia, hoặc ta đi, ta đứng, ta ngồi, ta nằm,…) 

Như vậy, tà kiến, tham ái không thể nương nhờ nơi chủ thể (ý thức tâm) và đối tượng (pháp trần).

Thật ra, tâm sở tà kiến (diṭṭhicetasika) đồng sinh với 4 tâm tham hợp với tà kiến, và tâm sở tham (lobhacetasika) đồng sinh với 8 tâm tham gọi là tham ái. Tâm này có cơ hội, thì sinh trong 6 lộ trình tâm qua 6 môn là nhãn môn lộ trình tâm, nhĩ môn lộ trình tâm, tỷ môn lộ trình tâm, thiệt môn lộ trình tâm, thân môn lộ trình tâm  ý môn lộ trình tâm.

Nếu hành giả thực hành thiền tuệ, khi phát sinh trí tuệ thiền tuệ tam giới (lokiya-vipassanāñāṇa) có khả năng diệt từng thời (tadaṅgapahāna) được tà kiến, tham ái trong 6 lộ trình tâm. Khi trí tuệ thiền tuệ tam giới phát triển theo tuần tự cho đến trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới (Lokuttaravipassanāñāṇa) thì có khả năng diệt đoạn tuyệt (samucchedapahāna) được tà kiến, tham ái nơi chủ thể và đối tượng bằng Thánh Đạo Tuệ rồi, từ đó về sau vĩnh viễn không còn tà kiến, tham ái sinh trong 6 lộ trình tâm nữa.

Ví dụ: Có 2 tên cướp của giết người thường quấy phá trong 6 tỉnh, dân chúng sống không được an toàn. Công an vây bắt được hai tên cướp ấy nơi tỉnh nào, rồi giết chết tại nơi đó. Từ đó về sau dân chúng trong 6 tỉnh ấy được sinh sống an toàn cả tính mạng lẫn của cải tài sản. Cũng như vậy, bậc Thánh Nhập Lưu đã diệt đoạn tuyệt được tà kiến, nghĩa là đã diệt đoạn tuyệt được 4 tâm tham hợp với tà kiến rồi, 4 tâm này không còn có trong tâm của bậc Thánh Nhập Lưu nữa (nhưng còn 4 tâm tham không hợp với tà kiến). Cho nên, trong 6 lộ trình tâm không bao giờ có 4 tâm tham hợp với tà kiến phát sinh làm ô nhiễm trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai nhiều nhất 7 kiếp, chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh Arahán, rồi tịch diệt Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Và bậc Thánh Arahán đã diệt đoạn tuyệt hoàn toàn mọi tham ái không còn dư sót, nghĩa là đã diệt đoạn tuyệt được 4 tâm tham không hợp với tà kiến rồi, 4 tâm này không còn có trong tâm của bậc Thánh Arahán nữa. Cho nên, trong 6 lộ trình tâm hoàn toàn không có 4 tâm tham không hợp với tà kiến phát sinh làm ô nhiễm trong kiếp hiện tại nữa. Ngay kiếp hiện tại, bậc Thánh Arahán sẽ tịch diệt Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Pháp hành Bát Chánh Đạo - Hành Tứ Niệm Xứ
Pháp hành Trung Đạo Majjhimāpaṭipadā

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *