Phần I

Quan niệm khổ của mỗi người tùy thuộc vào hoàn cảnh trong cuộc sống hiện tại và trình độ nhận thức của mỗi người. Cho nên con đường giải thoát khổ của mỗi người cũng phải thích ứng theo nguyện vọng của mỗi người.

Con đường giải thoát khổ này hướng dẫn hành theo con đường có lợi đem lại sự an lạc trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai. Và hướng dẫn tránh xa con đường có hại đem lại sự đau khổ trong kiếp hiện tại lẫn nhiều kiếp vị lai.

Hai vấn đề chính: Khổ  giải thoát khổ.

Khổ nghĩa là gì?

Khổ dịch từ tiếng Pāḷi “Dukkha”.

Dukkha có rất nhiều định nghĩa.

Ví dụ: 

Dukkaraṃ khamatī ti: Dukkhaṃ: Trạng thái khó kham nhẫn chịu đựng được gọi là khổ.

Trong Phật giáo, Dukkha: Khổ, là một chân lý gọi là DukkhasaccaKhổ đế. Còn SukhaLạc, không phải là chân lý, mà chỉ là sự đảo điên gọi là SukhavipallāsaLạc đảo điên, bởi vì lạc có sự sinh, sự diệt, vô thường luôn luôn hành hạ nên chỉ có khổ mới là sự thật mà thôi.

Khổ có 3 loại

1-    Dukkhadukkha (khổ thật khổ): Đó là thọ khổ (dukkhavedanā), khổ khó kham nhẫn, khó chịu đựng nổi như: Khổ thân, khổ tâm.

2-    Vipariṇāmadukkha (biến chất khổ): Đó là thọ lạc (sukhavedanā), thân an lạc, tâm an lạc. Thọ lạc sinh rồi diệt, vô thường biến đổi, nên lạc biến thành thọ khổ, tuy thọ khổ nhưng dễ chịu đựng.

3-    Saṅkhāradukkha (pháp hữu vi khổ): Đó là thọ xả và tâm, tâm sở, sắc pháp (không có thọ khổ và thọ lạc). Các pháp do nhân duyên cấu tạo nên khổ.

Đức Phật dạy trạng thái của pháp hữu vi bằng câu kệ như sau: 

“Aniccā vata saṅkhārā,
Uppādavayadhammino,
Uppajjitvā nirujjhanti,
Tesaṃ vūpasamo sukho”
 1 . 

“Các pháp hữu vi đều vô thường nhỉ!
Vì có sinh, diệt, trạng thái tự nhiên,
Sau khi đã sinh, đều phải bị diệt,
Niết Bàn tịch diệt pháp hữu vi ấy,
Mới thật sự có an lạc tuyệt đối”.

Các pháp hữu vi là tâm, tâm sở, sắc pháp hoặc danh pháp, sắc pháp, v.v… được cấu tạo do bởi 4 nhân duyên là: Nghiệp (kamma), tâm (citta), thời tiết (utu), vật thực (āhāra) nên có sự sinh, sự diệt, có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, trạng thái bất tịnh. Cho nên, tất cả các pháp hữu vi chỉ có khổ là sự thật chân lý mà thôi.

Niết Bàn là pháp vô vi không bị cấu tạo bởi nghiệp, tâm, thời tiết, vật thực. Cho nên, Niết Bàn không có sự sinh, sự diệt. Niết Bàn là thường, lạc, vô ngã, tịnh.

Đức Phật dạy:

Sabbe dhammā anattā”.
Tất cả các pháp đều vô ngã”.

Tất cả các pháp đó là các pháp hữu vi và pháp vô vi (Niết Bàn) gồm cả Chế định pháp đều là vô ngã.

Và: “Nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ”.
Niết Bàn là an lạc tuyệt đối”. 

Niết Bàn là pháp diệt các pháp hữu vi, nghĩa là diệt mọi sự khổ. Do đó, Niết Bàn là an lạc tuyệt đối.

Con đường giải thoát khổ - Lời nói đầu
Ba con đường giải thoát khổ

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *