3.2- Upapajjavedanīyakamma: Hậu-Kiếp-Quả-Nghiệp
Upapajjavedanīyakamma: Hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì).
Thế nào gọi là hậu-kiếp-quả-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì)?
Upapajjavedanīyaṃ phalaṃ etassāti: upapajja- vedanīyaṃ.
Nghiệp nào cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp liền sau khi kết thúc kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất), nghiệp ấy gọi là hậu-kiếp-quả-nghiệp, là nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ 2), đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm) và 8 đại-thiện-tâm làm phận sự dục-giới tác-hành-tâm (kāmajavanakicca), sát-na tâm thứ 7 của dục-giới tác-hành-tâm (cuối cùng) trong mỗi dục-giới lộ-trình-tâm.
Upapajjavedanīyakamma: Hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp, có 2 loại nghiệp:
3.2.1- Ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp.
3.2.2- Đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp.
Dục-giới lộ-trình-tâm có 7 sát-na-tâm của dục-giới tác- hành-tâm (kāmajavanacitta)
(Biểu đồ)
Mọi ác-nghiệp, mọi đại-thiện-nghiệp đều được thành tựu trong phần 7 sát-na dục-giới tác-hành-tâm (kāma-javanacitta) cùng một loại tâm sinh rồi diệt liên tục trong mỗi dục-giới lộ-trình-tâm mà thôi.
Trong 7 sát-na dục-giới tác-hành-tâm cùng một loại tâm sinh rồi diệt liên tục, mà tác-ý tâm-sở (cetanā- cetasika) đồng sinh trong mỗi sát-na dục-giới tác-hành- tâm làm phận sự tạo nghiệp cho quả khác nhau như sau:
– Tác-ý tâm-sở đồng sinh trong sát-na dục-giới tác- hành-tâm thứ nhất làm phận sự tạo nghiệp cho quả ngay kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất) gọi là hiện-kiếp-quả- nghiệp (diṭṭhadhammavedanīyakamma).
– Tác-ý tâm-sở đồng sinh trong sát-na dục-giới tác- hành-tâm thứ 7 làm phận sự tạo nghiệp cho quả tái- sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) gọi là hậu-kiếp-quả- nghiệp (upapajjavedanīyakamma).
– Tác-ý tâm-sở đồng sinh trong 5 sát-na dục-giới tác- hành-tâm, từ sát-na dục-giới tác-hành-tâm thứ 2 đến sát-na dục-giới tác-hành-tâm thứ 6 làm phận sự tạo nghiệp có cơ hội cho quả kiếp sau sau từ kiếp này đến kiếp kia kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán trước khi tịch diệt Niết-bàn (nếu có cơ hội thì cho quả) gọi là kiếp-kiếp-quả-nghiệp (aparā- pariyavedanīyakamma).
Thật ra, trong 7 sát-na dục-giới tác-hành-tâm trong mỗi dục-giới lộ-trình-tâm, thì sát-na dục-giới tác-hành- tâm thứ 7 đóng vai trò chính yếu trong mọi thân hành động, khẩu nói năng, ý suy nghĩ để tạo thân ác-nghiệp hoặc thân thiện-nghiệp, khẩu ác-nghiệp hoặc khẩu thiện-nghiệp, ý ác-nghiệp hoặc ý thiện-nghiệp. Cho nên, sát-na dục-giới tác-hành-tâm thứ 7 cuối cùng này có nhiều năng lực hơn 6 sát-na dục-giới tác-hành-tâm trước, bởi vì, sát-na dục-giới tác-hành-tâm thứ 7 tiếp nhận được đầy đủ sự hỗ trợ của thường-tác-duyên (āsevanapaccaya) từ 6 sát-na dục-giới tác-hành-tâm sinh rồi diệt theo tuần tự.
Vì vậy, tác-ý tâm-sở đồng sinh với sát-na dục-giới tác-hành-tâm thứ 7 này tạo nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) liền sau khi kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất) kết thúc (chết), không có khoảng cách thời gian chờ đợi, nghĩa là trong cận-tử lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta) các tâm sinh rồi diệt theo tuần tự đến tử-tâm (cuticitta) diệt (chết) kết thúc kiếp hiện-tại cũ, liền tiếp theo tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) sinh (1 sát-na-tâm) bắt đầu kiếp mới (kiếp hiện-tại mới), rồi diệt, tiếp theo là hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) hộ-trì giữ gìn suốt kiếp hiện-tại của mỗi chúng-sinh nói chung, mỗi con người nói riêng.
Cho nên, tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) kiếp hiện-tại mới này hoàn toàn khác với tử-tâm (cuticitta) kiếp trước.
3.2.1. Ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp
Trong tất cả mọi ác-nghiệp thì chỉ có ác-nghiệp trọng-yếu (akusala garukakamma) là ác-nghiệp chắc chắn cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) mà thôi.
Ác-nghiệp trọng-yếu có 2 loại đó là ác-nghiệp tà- kiến cố-định và ác-nghiệp vô-gián trọng-tội.
Trong 2 loại ác-nghiệp trọng-yếu này, nếu người nào có ác-nghiệp tà-kiến cố-định là ác-nghiệp hoàn toàn không tin nghiệp và quả của nghiệp, có tà-kiến chấp-thủ, không chịu từ bỏ cho đến lúc lâm chung, thì sau khi người ấy chết, chắc chắn ác-nghiệp tà-kiến cố-định có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhikāla) có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp ấy gọi là tái- sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm chúng-sinh trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong đại-địa-ngục này suốt thời gian lâu dài nhiều đại-kiếp trái đất không hạn định.
Nếu người nào không có ác-nghiệp tà-kiến cố-định, mà có ác-nghiệp vô-gián trọng-tội là giết mẹ, giết cha, giết bậc Thánh A-ra-hán, làm bầm máu bàn chân của Đức-Phật, chia rẽ chư tỳ-khưu-Tăng, dù phạm 1 trong 5 ác-nghiệp vô-gián trọng-tội này, sau khi người ấy chết, thì chắc chắn ác-nghiệp vô-gián trọng-tội này có quyền ưu tiên, có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhikāla) có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp ấy gọi là tái- sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế- tiếp hóa-sinh làm chúng-sinh trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy trong đại-địa-ngục ấy suốt thời gian lâu dài nhiều đại-kiếp trái đất, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi địa- ngục được.
Hai loại ác-nghiệp trọng-yếu này chính là upapajja-vedanīyakamma: hậu-kiếp-quả-nghiệp đó là ác-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) liền sau khi kiếp hiện-tại thứ nhất kết thúc (chết).
Ngoài 2 loại ác-nghiệp trọng-yếu này ra, còn lại các ác-nghiệp khác, sau khi người ấy chết, nếu ác-nghiệp nào gặp nghịch-duyên (vipatti) có cơ hội thì ác-nghiệp ấy cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhi- kāla) có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác-nghiệp ấy gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp vào 1 trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.
3.2.2- Đại-thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp
Trong tất cả mọi đại-thiện-nghiệp không có đại-thiện- nghiệp nào gọi là đại-thiện-nghiệp chắc chắn cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp. Cho nên, sau khi người nào chết, nếu đại-thiện-nghiệp nào gặp thuận- duyên (sampatti) có cơ hội thì đại-thiện-nghiệp ấy cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau vào 1 trong 7 cõi thiện dục-giới là cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới. Đại-thiện-nghiệp ấy gọi là upapajjavedanīyakamma: hậu-kiếp-quả-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) liền sau khi kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất) kết thúc (chết).
Tóm lại, nghiệp upapajjavedanīyaamma: hậu-kiếp- quả-nghiệp có 2 loại nghiệp là ác-nghiệp và đại-thiện- nghiệp cho quả kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) có 2 thời-kỳ:
1- Hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả trong thời- kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhikāla)((kiếp thứ nhì).
2- Hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả trong thời- kỳ sau khi đã tái-sinh kiếp kế-tiếp (pavattikāla), kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhì).
Tất cả mọi ác-nghiệp, mọi đại-thiện-nghiệp thuộc về upapajjavedanīyakamma: hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhi- kāla) (kiếp thứ nhì) và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhì).
Nếu upapajjavedanīyakamma: hậu-kiếp-quả-nghiệp nào không có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế-tiếp (paṭisandhikāla) (kiếp thứ nhì) và cũng không có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh kiếp kế- tiếp (pavattikāla) kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhì), thì upapajja-vedanīyakamma ấy đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không còn có cơ hội nào cho quả được nữa.
Nghiệp theo thời gian cho quả được phân định căn cứ 7 sát-na dục-giới tác-hành-tâm trong mỗi lộ-trình-tâm.
* Tâm-sở tác-ý trong dục-giới tác-hành-tâm thứ nhất gọi là diṭṭhadhammavedanīyakamma: hiện-kiếp-quả- nghiệp là nghiệp chỉ cho quả trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất) mà thôi.
* Tâm-sở tác-ý trong dục-giới tác-hành-tâm thứ 7 gọi là upapajjavedanīkamma: hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp chỉ cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) sau kiếp hiện-tại kết thúc mà thôi.
Vì vậy, diṭṭhadhammavedanīyakamma và upapajja- vedanīkamma này gọi là nghiệp cho quả theo thời gian nhất định.