3.3-   Aparāpariyavedanīyakamma: Kiếp-kiếp-quả-nghiệp

Aparāpariyavedanīyakamma: Kiếp-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả từ kiếp này đến kiếp kia, kể từ kiếp  thứ 3, cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.

Thế nào gọi là kiếp-kiếp-quả-nghiệp?

Aparāpariyāyavedanīyaṃ phalaṃ etassāti: Aparā- pariyāyavedanīyaṃ.

Nghiệp nào nếu có cơ hội thì nghiệp ấy cho quả từ kiếp này sang kiếp kia kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn, nghiệp ấy gọi là aparāpariyavedanīyakamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp. Đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất- thiện-tâm (12 ác-tâm) và 8 đại-thiện-tâm làm phận sự dục-giới tác-hành-tâm (kāmajavanakicca) từ sát-na tác- hành-tâm thứ 2 cho đến sát-na tác-hành-tâm thứ 6  gồm có 5 sát-na-tâm trong mỗi lộ-trình-tâm.

Dục-giới tác-hành-tâm (kāmajavanacitta) có 7 sát- na-tâm trong mỗi dục-giới lộ-trình-tâm, có 3 loại nghiệp cho quả theo thời gian nhất định như sau:

1-  Tác-hành-tâm thứ nhất có diṭṭhadhammavedanīya- kamma: hiện-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp chỉ cho quả trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất) mà thôi.

2- Tác-hành-tâm thứ 7 có upapajjavedanīyakamma: hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp chỉ cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) sau kiếp hiện-tại kết thúc mà thôi.

3- Tác-hành-tâm thứ 2 cho đến tác-hành-tâm thứ 6 gồm có 5 sát-na-tâm có aparāpariyavedanīyakamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp có cơ hội cho quả từ  kiếp này sang kiếp kia, kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.

Dục-giới lộ-trình-tâm có 7 sát-na-tâm của dục-giới tác- hành-tâm (kāmajavanacitta)

(Biểu đồ)

 

Aparāpariyavedanīyakamma: Kiếp-kiếp-quả-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 ác-tâm và 8 đại- thiện-tâm.

 

Mỗi chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng trong vòng tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài như sau:

* Nếu ác-nghiệp thuộc về loại aparāpariyavedanīya-kamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp có cơ hội cho quả thì cho quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), từ kiếp này đến kiếp kia, kể từ kiếp thứ 3 kế tiếp cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.

* Nếu đại-thiện-nghiệp thuộc về loại aparāpariya-vedanīyakamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp có cơ hội cho quả  thì  cho  quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭi- sandhikāla) và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), từ kiếp này đến kiếp kia, kể từ kiếp thứ 3 kế tiếp cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.

Như vậy, trong vòng tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài, mỗi chúng-sinh từ vô thủy trải qua vô số kiếp cho đến kiếp hiện-tại đã lưu-trữ ở trong tâm tất cả mọi ác- nghiệp, mọi đại-thiện-nghiệp thuộc về loại aparāpariya- vedanīyakamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp, nếu nghiệp nào có cơ hội cho quả thì nghiệp ấy cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và cho quả trong thời- kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), nghiệp cho quả từ kiếp này đến kiếp kia, kể từ kiếp thứ 3, cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.

Cho nên, mỗi chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng còn tử sinh luân-hồi trong 3 giới 4 loài thì aparāpariyavedanīyakamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp không trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) được.

Tuy nhiên, nếu khi nào bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới, thì khi ấy không chỉ có tất cả mọi ác-nghiệp và mọi đại- thiện-nghiệp thuộc về loại aparāpariyavedanīyakamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp mới thật sự trở thành vô-hiệu-quả- nghiệp (ahosikamma), mà còn tất cả mọi ác-nghiệp, mọi thiện-nghiệp đã được lưu-trữ ở trong tâm từ vô thủy trải qua vô số kiếp cho đến kiếp hiện-tại cũng đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không còn có cơ hội cho quả của tất cả mọi nghiệp được nữa.

Thật ra, đối với bậc Thánh A-ra-hán khi hành động bằng thân, nói năng bằng khẩu, suy nghĩ bằng ý không còn gọi là nghiệp nữa, bởi vì tác-ý tâm-sở đồng sinh với duy-tác-tâm (kiriyacitta) làm phận sự tác-hành-tâm trong mọi lộ-trình-tâm, không tạo nghiệp nào cả.

Như vậy, bậc Thánh A-ra-hán không còn tạo nghiệp mới nào cả. Song tất cả mọi nghiệp cũ gồm có tất cả mọi ác-nghiệp, mọi đại-thiện-nghiệp đã tích lũy từ vô thủy trải qua vô số kiếp trong quá khứ cho đến kiếp hiện-tại trước khi trở thành bậc Thánh A-ra-hán, tất cả mọi nghiệp ấy, nếu nghiệp nào có cơ hội thì nghiệp ấy cho quả của nghiệp, trong khoảng thời gian trước khi bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn.

* Sau khi bậc Thánh A-ra-hán tịch diệt Niết-bàn,  giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới, đồng thời tất cả mọi ác-nghiệp, mọi thiện-nghiệp mới thật sự đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma), không còn có cơ hội cho quả của nghiệp được nữa.

4 loại nghiệp cho quả theo thời gian

Trong cõi dục-giới, nếu mỗi dục-giới lộ-trình-tâm có đầy đủ 7 sát-na dục-giới tác-hành-tâm (kāmajavanacitta) sinh rồi diệt liên tục qua mỗi dục-giới lộ-trình-tâm, thì 3 loại nghiệp được thành tựu cùng trong mỗi dục-giới lộ- trình-tâm ấy là:

1-   Diṭṭhadhammavedanīyakamma:   Hiện-kiếp-quả- nghiệp là nghiệp được thành-tựu trong sát-na dục-giới tác-hành-tâm thứ nhất, cho quả ngay trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất).

Nếu nghiệp nào không có cơ hội cho quả trong kiếp hiện-tại, thì nghiệp ấy trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không còn hiệu lực cho quả của nghiệp được nữa.

2-   Upapajjavedanīyakamma: Hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp được thành-tựu trong sát-na dục-giới tác-hành- tâm thứ 7 cuối cùng, cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì).

Nếu nghiệp nào không có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) thì nghiệp ấy trở thành vô-hiệu- quả-nghiệp (ahosikamma) không còn hiệu lực cho quả của nghiệp được nữa.

3- Aparāpariyavedanīyakamma: Kiếp-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp được thành-tựu trong sát-na dục-giới tác- hành-tâm thứ 2 đến sát-na dục-giới tác-hành-tâm thứ 6, nếu có cơ hội cho quả thì cho quả từ kiếp này đến kiếp kia, kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh A- ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.

Sau khi Bậc Thánh A-ra-hán đã tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới, thì tất cả mọi ác-nghiệp, mọi thiện-nghiệp thuộc về aparāpariya- vedanīyakamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp và tất cả mọi nghiệp đã được lưu-trữ ở trong tâm từ vô thủy trải qua vô số kiếp, cho đến kiếp hiện-tại trước khi trở thành bậc Thánh A-ra-hán, cũng đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không còn hiệu lực cho quả của nghiệp được nữa.

 

Dục-giới lộ-trình-tâm

*  Ngũ-môn lộ-trình-tâm

Ví dụ: Nhãn-môn lộ-trình-tâm tiếp nhận đối-tượng sắc rõ ràng, thì nhãn-môn lộ-trình-tâm có các loại tâm theo tuần tự sinh rồi diệt liên tục qua 17 sát-na tâm theo thời gian tuổi thọ của đối-tượng sắc ấy.

Đồ biểu nhãn-môn lộ-trình-tâm

(Biểu đồ)

 

Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm có đối tượng cũ (viết tắt bha).

1-    Atītabhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm có đối-tượng sắc mới hiện-tại (viết tắt atī).

2-   Bhavaṅgacalanacitta: Hộ-kiếp-tâm rung động do đối- tượng sắc mới (viết tắt na).

3-   Bhavaṅgapacchedacitta: Hộ-kiếp-tâm bị cắt do đối- tượng sắc mới (viết tắt da).

4-  Pañcadvāravajjanacitta: Ngũ-môn hướng-tâm có khả năng tiếp nhận 5 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc (viết tắt pañ).

5-   Cakkhuviññāṇacitta: Nhãn-thức-tâm làm phận sự nhìn thấy đối-tượng sắc (viết tắt cak).

6-   Sampaṭichanacitta: Tiếp-nhận-tâm làm phận sự tiếp nhận đối-tượng sắc (viết tắt sam).

7-   Santīraṇacitta: Suy-xét-tâm làm phận sự suy xét đối- tượng sắc tốt hoặc xấu (viết tắt san).

8-   Voṭṭhabbanacitta:   Xác-định-tâm   đó   là   ý-môn hướng-tâm làm phận sự xác định đối-tượng sắc (vt. voṭ).

 

9-15- Javanacitta: Tác-hành-tâm làm phận sự tạo ác-nghiệp hoặc đại-thiện-nghiệp hoặc đại-duy-tác-tâm (tâm của bậc Thánh A-ra-hán) (viết tắt ja).

16-17- Tadālambanacitta: Tiếp-đối-tượng-tâm làm phận sự tiếp đối-tượng sắc, còn lại 2 sát-na tâm nữa là hết tuổi thọ của đối-tượng sắc, đồng thời chấm dứt nhãn- môn lộ-trình-tâm (viết tắt ta).

–  Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm trở lại tiếp nhận đối-tượng cũ.

Đó là nhãn-môn lộ-trình-tâm, tương tự như vậy nhĩ- môn lộ-trình-tâm, tỷ-môn lộ-trình-tâm, thiệt-môn lộ-trình- tâm, thân-môn lộ-trình-tâm, mỗi lộ-trình-tâm chỉ khác mỗi thức-tâm làm phận sự tiếp xúc biết đối-tượng như:

–   Nhĩ-thức-tâm làm phận sự nghe đối-tượng âm-thanh.

–  Tỷ-thức-tâm làm phận sự ngửi đối-tượng hương.

–  Thiệt-thức-tâm làm phận sự nếm đối-tượng vị.

–  Thân-thức-tâm làm phận sự xúc giác đối-tượng xúc.

*  Ý-môn lộ-trình-tâm

Ý-môn lộ-trình-tâm có nhiều loại, ví dụ ý-môn lộ- trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm.

Ý-môn lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành-tâm sinh rồi diệt liên tục theo tuần tự như sau:

Đồ biểu ý-môn dục-giới lộ-trình-tâm

(Biểu đồ)

 

Những chữ viết tắt giống như ngũ-môn lộ-trình-tâm, chỉ còn manodvāravajjanacitta: ý-môn hướng-tâm tiếp nhận 1 trong 6 đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. (viết tắt ma).

Ý-môn dục-giới lộ-trình-tâm có dục-giới tác-hành- tâm sinh rồi diệt liên tục theo tuần tự qua mỗi ý-môn dục-giới lộ-trình-tâm có nhiều nhất 12 sát-na tâm.

Trong đời sống hằng ngày đêm của mỗi chúng-sinh nói chung, mỗi người nói riêng trải qua mỗi dục-giới lộ- trình-tâm có đầy đủ 7 sát-na tác-hành-tâm trong mỗi dục-giới lộ-trình-tâm ấy, đã tạo 3 loại nghiệp cho quả theo thời gian nhất định như sau:

1-  Tác-hành-tâm thứ nhất có diṭṭhadhammavedanīya-kamma: hiện-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp chỉ cho quả trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất) mà thôi.

2-   Tác-hành-tâm thứ 7 có upapajjavedanīyakamma: hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp chỉ cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì) sau kiếp hiện-tại kết thúc mà thôi.

3- Tác-hành-tâm thứ 2 cho đến tác-hành-tâm thứ 6 gồm có 5 sát-na-tâm có aparāpariyavedanīyakamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp có cơ hội cho quả từ  kiếp này sang kiếp kia, kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.

* Có trường-hợp nào không tạo nghiệp hay không?

Trong cuộc sống của mỗi chúng-sinh còn là các hạng phàm-nhân và bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai, bậc Thánh Bất-lai, hằng ngày đêm, đều có tạo nghiệp ác-nghiệp hoặc đại-thiện-nghiệp, bằng thân hoặc bằng khẩu hoặc bằng ý.

Ngoại trừ, trong trường-hợp khi nào, người nào đang nằm ngủ say, không mộng mị, chiêm bao, … thì khi ấy, người ấy không tạo nghiệp nào cả, bởi vì khi ngủ say chỉ có hộ-kiếp-tâm (bhavaṅgacitta) có đối-tượng cũ kamma hoặc kammanimitta hoặc gatinimitta trong kiếp trước (không phải là đối-tượng trong kiếp hiện-tại), sinh rồi diệt liên tục suốt thời gian ngủ say, không có lộ- trình-tâm nào phát sinh. Vì vậy, người ấy không tạo nghiệp nào cả (không tạo ác-nghiệp, cũng không tạo đại-thiện-nghiệp).

Nhưng khi người ấy nằm mộng, chiêm bao, … khi ấy có mộng lộ-trình-tâm (supinavīthicitta) phát sinh, nên có đại-thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp:

*  Đại-thiện-nghiệp trong mộng như

–  Trường hợp bà Chánh-cung Hoàng-hậu Mahāmayā- devī nằm mộng thấy con bạch tượng cao thượng chui vào người bà vào canh chót đêm rằm tháng 6 âm lịch. Đó là lúc Đức-Bồ-tát Siddhattha kiếp chót tái-sinh đầu thai  vào lòng Mẫu-hậu.

–   Trường hợp Đức-Bồ-tát Siddhattha nằm thấy 5 đại- mộng vào canh chót đêm 14 tháng 4 âm lịch. Đức-Bồ-tát Siddhattha tiên đoán, chắc chắn Đức-Bồ-tát sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác.

  Trường hợp người nằm mộng thấy mình bay trên hư không từ ngọn núi này sang ngọn núi khác, v.v… khi tỉnh dậy cảm thấy an-lạc.

*  Ác-nghiệp trong mộng như

–   Người nằm thấy ác mộng như cảnh rùng rợn, cảnh thú dữ đuổi, cảnh bị rơi xuống hố sâu, v.v… khi tỉnh dậy cảm thấy hồi hộp, bàng hoàng, sợ sệt, v.v…

Thật ra, đại-thiện-nghiệp, ác-nghiệp trong mộng, chiêm bao không có năng lực cho quả trong thời-kỳ tái- sinh kiếp sau.

* Tính chất của Upapajjavedanīyakamma và Aparāpariyavedanīyakamma:

* Ác-nghiệp và quả của ác-nghiệp

Người nào đã tạo ác-nghiệp nặng nào, chắc chắn phải trải qua vô số dục-giới lộ-trình-tâm phát sinh, các tâm sinh rồi diệt liên tục trải qua 7 sát-na dục-giới tác- hành-tâm (kāmajavanacitta) tạo ác-nghiệp nặng ấy, nên ác-nghiệp nặng ấy cũng có vô số.

Sau khi người ấy chết, nếu ác-nghiệp nặng ấy có cơ hội cho quả, thì cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp kế- tiếp (paṭisandhikāla) (kiếp thứ 2) trong cõi đại-địa-ngục, do ác-nghiệp nặng upapajjavedanīyakamma.

Đến khi mãn quả của ác-nghiệp nặng ấy, được thoát ra khỏi cõi đại-địa-ngục ấy, rồi ác-nghiệp nặng ấy lại cho quả tái-sinh trong cõi tiểu-địa-ngục khác hoặc tái- sinh làm loài ngạ-quỷ, hoặc tái-sinh làm loài súc-sinh, v.v… do ác-nghiệp nặng aparāpariyavedanīyakamma ấy.

* Ác-nghiệp nặng aparāpariyavedanīyakamma ấy có cơ  hội  cho  quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭi- sandhikāla) và cho quả cả trong thời-kỳ sau khi đã tái- sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại, từ kiếp này đến kiếp kia, kể từ kiếp thứ 3, tiếp tục nhiều kiếp sau không có hạn định, nếu ác-nghiệp nặng aparāpariyavedanīyakamma ấy vẫn còn có cơ hội cho quả cho đến kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.

* Trong Chú-giải ví dụ trường hợp:

Người nào đã tạo ác-nghiệp sát-sinh giết một con heo để ăn thịt. Sau khi người ấy chết, ác-nghiệp sát-sinh giết heo ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi địa-ngục, do ác-nghiệp upapajjavedanīyakamma.

Đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, được thoát ra khỏi cõi địa-ngục. Khi thì ác-nghiệp ấy lại có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) sinh làm loài súc-sinh, khi thì đại-thiện-nghiệp cho quả trong thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  sinh  làm  làm người, v.v… dù sinh kiếp nào cũng bị giết chết như vậy, số kiếp bị giết bằng số lông của con heo mà người ấy  đã giết heo trong kiếp quá-khứ.

Đó là do năng lực của ác-nghiệp aparāpariya- vedanīyakamma sát-sinh giết heo của người ấy trong kiếp quá-khứ còn có cơ hội cho quả của nghiệp.

* Pháp-hạnh ba-la-mật thuộc về đại-thiện-nghiệp

Chư Đức-Bồ-tát đã từng tạo các pháp-hạnh ba-la-mật như bố-thí ba-la-mật, giữ-giới ba-la-mật, xuất-gia ba-la- mật, v.v… thuộc về đại-thiện-nghiệp ba-la-mật được thành-tựu trong vô số dục-giới lộ-trình-tâm, có 7 sát-na dục-giới tác-hành-tâm (kāmajavanacitta), gồm có 3 loại nghiệp cho quả theo thời gian.

Đức-Bồ-tát nào đang bồi bổ các pháp-hạnh ba-la- mật cho được đầy đủ trọn vẹn đúng theo ý nguyện, Đức-Bồ-tát ấy hưởng mọi sự an-lạc là quả của đại-thiện- nghiệp   diṭṭhadhammavedanīyakamma:   hiện-kiếp-quả- nghiệp là nghiệp cho quả trong kiếp hiện-tại.

–     Sau khi Đức-Bồ-tát ấy chết, tam-nhân đại-thiện- nghiệp bậc cao upapajjavedanīyakamma: hậu-kiếp-quả- nghiệp là nghiệp cho quả tái-sinh kiếp chót đầu thai làm người tam-nhân.

–   Kiếp hiện-tại của Đức-Bồ-tát kiếp tam-nhân ấy được hưởng mọi sự an-lạc trong cuộc sống, thực-hành pháp- hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán là quả của các pháp-hạnh ba-la-mật đầy đủ trọn vẹn thuộc về đại-thiện-nghiệp diṭṭhadhammavedanīyakamma:  hiện-kiếp-quả-nghiệp,  và đại-thiện-nghiệp bậc cao upapajjavedanīyakamma: hậu- kiếp-quả-nghiệp cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái- sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại và aparāpariyavedanīya- kamma: kiếp-kiếp-quả-nghiệp có cơ hội tùy thời cho quả kiếp chót của bậc Thánh A-ra-hán.

 

PHẦN II – UPAPAJJAVEDANĪYAKAMMA: HẬU-KIẾP-QUẢ-NGHIỆP
PHẦN II – AHOSIKAMMA: VÔ-HIỆU-QUẢ-NGHIỆP

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *