ÐỀ MỤC NIỆM RẢI TÂM TỪ

(trong cuốn Tâm Từ – Tỳ Khưu Hộ Pháp)

Theo bộ Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga)

Ðề mục niệm rải tâm từ là một trong 40 đề mục thiền định có khả năng chứng đắc các bậc thiền, từ đệ nhất thiền sắc giới cho đến đệ tứ thiền sắc giới, mà không có khả năng chứng đắc đến ngũ thiền sắc giới. 

Bởi vậy cho nên, khi hành giả tiến hành thiền định với đề mục niệm rải tâm từ này, có khả năng đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc giới xong rồi, nếu muốn tiếp tục tiến hành thiền định để chứng đắc đến bậc đệ ngũ thiền sắc giới, thì hành giả cần phải thay đổi sang đề mục niệm rải tâm xả, tiếp tục tiến hành đề mục niệm rải tâm xả ấy mới có thể dẫn đến sự chứng đắc đệ ngũ thiền sắc giới.

Hành giả niệm rải tâm từ có nghĩa là trong tâm đã sẵn có tâm từ, mới có thể rải tâm từ khắp đến tất cả chúng sinh; tâm từ có năng lực càng mạnh, thì rải ra khắp mọi nơi càng xa; tất cả chúng sinh cảm nhận được sự mát mẻ, an lạc càng nhiều. Ðiều này có thể cụ thể hoá, ví như ban đêm, một người tay cầm cây đèn pin (viên pin còn năng lượng, bóng đèn tốt) rọi đến hướng nào, thì làm cho các vật ở hướng ấy hiện ra và thấy rõ ràng; nếu cây đèn pin thiếu một bộ phận nào, thì ngay chính người ấy cũng bị tối mù tối mịt, còn mong gì rọi sáng được đến nơi nào, thì làm sao thấy được các vật khác.

Tâm từ không phát sanh

Tâm từ phát sanh do nương nhờ đối tượng chúng sinh đáng yêu, đáng kính, đáng mến (piyamanā-pasattapaññatti). Do đó, nếu hành giả bắt đầu tiến hành thiền định với đề mục niệm rải tâm từ đến đối tượng một số hạng chúng sinh không thích hợp, thì tâm từ không thể phát sanh được như sau:

Bốn hạng người không thể làm đối tượng ban đầu để niệm rải tâm từ: 

Trong bộ Visuddhimagga (Thanh tịnh đạo) dạy hành giả không nên tiến hành niệm rải tâm từ trước tiên đến 4 hạng người sau đây: 

1- Appiyapuggala: Hạng người không thương yêu.

Hành giả không nên bắt đầu tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người mà mình không thương yêu, vì tâm từ khó phát sanh, do không phải là người mà mình thương yêu, chỉ làm cho tâm khó chịu, không an trú nơi đối tượng.

2- Atippiyapuggala: Hạng người thương yêu, kính mến nhiều.

Hành giả không nên bắt đầu tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người mà mình thương yêu, kính mến nhiều, vì một khi đối tượng người ấy bị bệnh hoạn ốm đau… thì tâm từ không sanh, mà tâm buồn rầu lo lắng phát sanh.

3- Majjhattapuggala: Hạng người không thương, không ghét.

Nếu hành giả bắt đầu tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người mà mình không thương, không ghét, thì tâm từ không thể phát sanh, bởi vì đối tượng người ấy không có ân nghĩa đối với mình, như người dưng, người mà mình không quan tâm đến.

4- Verīpuggala: Hạng người thù địch.

Hành giả bắt đầu tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người thù địch, thì tâm từ không thể phát sanh, chỉ có tâm sân phát sanh mà thôi, bởi vì người ấy là kẻ thù của mình hoặc của gia đình mình hoặc của thân quyến mình.

Ðó là 4 hạng người mà hành giả không nên dùng làm đối tượng bắt đầu niệm rải tâm từ, chỉ nên rải tâm từ ở giai đoạn sau khi hành giả đã có tâm từ vững chắc trong đại thiện tâm mà thôi.

Và hành giả cũng không nên bắt đầu niệm rải tâm từ đến hạng người khác phái (liṅga-visabhāgapuggala),nghĩa là hành giả là nam giới, không nên tiến hành niệm rải tâm từ đến nữ giới; và ngược lại, hành giả là nữ giới, không nên tiến hành niệm rải tâm từ đến nam giới, tâm từ không phát sanh, chỉ có tâm tham ái phát sanh mà thôi. 

Hành giả cũng không nên niệm rải tâm từ đến hạng người đã chết (kalaṅgatapuggala), tâm từ hoàn toàn không phát sanh, bởi vì đối tượng không còn nữa.

Hành giả tiến hành thiền định với đề mục niệm rải tâm từ, tất nhiên hành giả là người phải có đầy đủ tâm từ trước tiên. Ðể cho tâm từ dễ dàng phát sanh và tiến triển, hành giả phải là người bắt đầu tiến hành đề mục niệm rải tâm từ đến cho mình trước tiên. Bởi vì trong cõi đời này, suy cho kỹ, xét cho cùng, chẳng có thương yêu người nào hơn thương yêu chính mình. Thật vậy, chính mình là người thương yêu nhất đời, luôn luôn mong sự an lạc, không muốn sự khổ não. Ðối với tất cả chúng sinh khác dù lớn, dù nhỏ cũng như vậy, cũng đều muốn sống an lạc, không muốn ai đến làm khổ mình cả.

Như Ðức Phật dạy:

“Sabbā disā anuparigamma cetasā,
Nevajjhagā piyataramattanā kvaci.
Evaṃ piyo puthu attā paresaṃ,
Tasmā na hiṃse paramattakāmo”.
 [1]

(Bậc Thiện trí quán xét,
Tất cả mọi phương hướng,
Không gặp một người nào,
Yêu người hơn yêu mình,
Bất cứ trường hợp nào,
Chính mình yêu quý nhất,
Chúng sinh khác cũng thế.
Vì vậy, tự yêu mình,
Chớ nên làm đau khổ,
Chúng sinh lớn nhỏ khác).

Phương pháp niệm rải tâm từ theo tuần tự
Niệm rải tâm từ cho mình

Ðề mục niệm rải tâm từ cho chính mình trước tiên bằng 4 cách như sau: 

1- Ahaṃ avero homi: Tôi nguyện không oan trái với mọi chúng sinh.
2- Ahaṃ abyāpajjo homi: Tôi nguyện giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
3- Ahaṃ anīgho homi: Tôi nguyện giữ gìn thân tâm không có khổ não.
4- Ahaṃ sukhī attānaṃ pariharāmi [2]Tôi nguyện giữ gìn thân tâm thường được an lạc.

Hành giả tiến hành đề mục niệm rải tâm từ cho chính mình bằng 4 cách trên, cho đến khi nào tâm từ phát triển và tiến hoá trong đối tượng bên trong của mình một cách khắng khít, vững chắc, thiện tâm an lạc hợp với tâm từ; khi ấy mới có thể làm nền tảng để tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến 4 hạng người theo tuần tự trước sau.

Niệm rải tâm từ theo tuần tự: 

Bốn hạng người, hành giả nên niệm rải tâm từ theo tuần tự trước sau như sau: 

1- Piyapuggala: Hạng người thương yêu. 

Hạng người này đã từng quen biết, thân mật với mình, là bạn bè cùng chung trong công việc, thường giúp đỡ lẫn nhau.

Hành giả niệm rải tâm từ đến một người thương yêu ấy bằng 4 cách số ít như sau: 

– Avero hotu: Cầu mong người ấy không oan trái với tất cả chúng sinh.
– Abyāpajjo hotu: Cầu mong người ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
– Anīgho hotu: Cầu mong người ấy giữ gìn thân tâm không có khổ não.
– Sukhī attānaṃ pariharatu: Cầu mong người ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.

Hành giả niệm rải tâm từ đến nhiều người thương yêu ấy bằng 4 cách số nhiều như sau:

– Averā hontu: Cầu mong những người ấy không oan trái với tất cả chúng sinh.
– Abyāpajjā hontu: Cầu mong những người ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
– Anīghā hontu: Cầu mong những người ấy giữ gìn thân tâm không có khổ não.
– Sukhī attānaṃ pariharantu: Cầu mong những người ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.

Hành giả tiến hành niệm rải tâm từ đến những người thương yêu ấy, tâm từ dễ phát sanh và tiến triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc, khắng khít, vững chắc trong đối tượng những người thương yêu ấy; khi hành giả đã có tâm từ vững chắc làm nền tảng, có đại thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc, để phát triển tâm từ rải khắp đến những hạng người tiếp theo, đó là hạng người thương yêu nhiều.

2- Atippiyapuggala: Hạng người thương yêu nhiều. 

Hạng người này như ông bà, cha mẹ, thầy tổ,… là những ân nhân có công sinh thành, nuôi dưỡng và dạy dỗ mình nên người. Bình thường ta rất thương yêu họ với tâm tham, và mỗi khi họ bị bệnh hoạn ốm đau, thì tâm sân nóng lòng phát sanh buồn rầu lo lắng. Do đó, hành giả không nên bắt đầu tiến hành niệm rải tâm từ, bởi vì tâm từ khó phát sanh, mà nên tiến hành niệm rải tâm từ đến những hạng người thương yêu nhiều này sau hạng người thương yêu. 

Hành giả vốn đã có tâm từ vững chắc làm nền tảng, có đại thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc làm căn bản, khi ấy hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người thương yêu nhiều bằng 4 cách như trên (averā hontu…) không còn trở ngại nữa. Khi tâm từ phát sanh và tiến triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc, khắng khít, vững chắc trong đối tượng ấy, để phát triển tâm từ rải khắp đến những hạng người tiếp theo, đó là hạng người không thương, không ghét.

3- Majjhattapuggala: Hạng người không thương, không ghét. 

Hạng người này là những người không có ân nghĩa trực tiếp với mình, nên tâm từ khó phát sanh đến với họ. Do đó, hành giả không nên bắt đầu tiến hành niệm rải tâm từ, bởi vì tâm từ khó phát sanh, mà nên tiến hành niệm rải tâm từ đến những hạng người không thương, không ghét này sau hạng người thương yêu nhiều.

Hành giả vốn đã có tâm từ vững chắc làm nền tảng, có đại thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc làm căn bản, khi ấy hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người không thương, không ghét bằng 4 cách như trên (averā hontu…) không còn trở ngại nữa. Khi tâm từ phát sanh và tiến triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc, khắng khít, vững chắc trong đối tượng ấy, để phát triển tâm từ rải khắp đến những hạng người tiếp theo, đó là hạng người thù địch.

4- Verīpuggala: Hạng người thù địch. 

Hạng người này đã là người thù địch với mình hoặc với gia đình, dòng họ… của mình; cho nên mỗi khi nghĩ đến họ, thì tâm sân phát sanh, tâm từ khó phát sanh lên được. Do đó, hành giả không nên bắt đầu tiến hành niệm rải tâm từ, mà nên tiến hành niệm rải tâm từ đến những hạng người thù địch này ở giai đoạn cuối cùng sau hạng người không thương, không ghét. 

Sau khi hành giả tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người không thương, không ghét, tâm từ phát sanh và tiến triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc làm nền tảng vững chắc, khi ấy hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người thù địch bằng 4 cách như trên (averā hontu…). Nếu tâm từ phát sanh và tiến triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc, khắng khít, vững chắc trong đối tượng ấy, thì đó là thiện pháp tăng trưởng tốt.

– Nếu tâm từ không phát sanh, chỉ có tâm sân hận phát sanh, thì hành giả cần phải khuyên dạy mình rằng: “Tâm sân hận là loại ác tâm có ác nghiệp, nếu chúng sinh sau khi chết, do tâm sân ác nghiệp ấy cho quả tái sanh, thì thường bị sa đoạ trong cõi địa ngục, chịu bao nhiêu nỗi khổ cực hình, bởi do ác nghiệp của mình đã tạo (trong kiếp quá khứ). Chúng sinh đang chịu khổ trong cõi địa ngục ấy, điều chắc chắn là không phải do hạng người thù địch của mình, mà sự thật là do tâm sân ác nghiệp của mình cho quả tái sanh sa vào cõi địa ngục”.

– Nếu hành giả kinh sợ mọi cảnh khổ cực hình trong cõi địa ngục, thì cố gắng tinh tấn chế ngự, đè nén không cho phát sanh tâm sân, để thiện tâm hợp với tâm từ phát sanh; hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người thù địch ấy bằng 4 cách như trên (averā hontu…), tâm từ phát sanh và tiến triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc, khắng khít vững chắc trong đối tượng ấy. Ðó là điều thiện pháp phát triển.

– Trường hợp tự khuyên dạy mình như vậy, mà không chế ngự, đè nén được tâm sân hận, thì hành giả nên quán xét đến 5 quả báu của đức tính nhẫn nại trong kinh Khantisutta [3] và 11 quả báu của tâm từ trong kinh Mettāsutta [4].

Khi quán xét đến 5 quả báu của đức nhẫn nại và 11 quả báu của tâm từ, hành giả chế ngự, đè nén không cho tâm sân phát sanh, để thiện tâm hợp với tâm từ phát sanh; hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến những hạng người thù địch ấy bằng 4 cách như trên (averā hontu…), tâm từ phát sanh và tiến triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc, khắng khít, vững chắc trong đối tượng ấy. Ðó là điều thiện pháp phát triển.

– Trường hợp quán xét 5 quả báu của đức nhẫn nại và 11 quả báu của tâm từ như vậy, mà vẫn không chế ngự, đè nén được tâm sân, thì hành giả quán xét đến lời giáo huấn của Ðức Phật trong Saṃyuttanikāya(Ðồng hợp bộ kinh), bộ Nidānavagga các kinh như Mātusutta, Pitusutta, v.v…

Ðức Phật dạy rằng:

– “Này chư Tỳ khưu, trong vòng tử sanh luân hồi từ vô thuỷ không sao kể xiết được… người mà chưa từng là mẹ của ta, là cha, là anh, là chị, là em, là con trai, là con gái của ta… không dễ gì tìm thấy được. 

Ðiều đó tại sao? Bởi vì trong vòng tử sanh luân hồi của mỗi chúng sinh từ vô thuỷ cho đến kiếp hiện tại này, đã trải qua vô số kiếp không sao kể xiết được”.

Như vậy, ắt có cha, mẹ, anh, chị, em, v.v… trong những kiếp quá khứ đúng như lời giáo huấn của Ðức Phật. Trong số người mà ta cho là hạng người thù địch của ta, chắc chắn số người ấy cũng đã từng là cha mẹ, ân nhân của ta, đã từng nuôi dưỡng, dạy dỗ ta nên người. Họ đã từng thương yêu ta và chính ta cũng đã từng thương yêu họ. Nay kiếp hiện tại này dù họ là con người thế nào (có thân thể khác xưa), và ta (cũng có thân thể khác) song tâm cũng liên quan tình cảm với nhau, dù cho kiếp này họ là người thù địch của ta đi chăng nữa, ta cũng không nỡ lòng nào giận hờn, thù ghét… họ, tâm của ta cần phải tỏ ra biết đến công ơn của họ. Như vậy, bậc Thiện trí gọi ta là con người tốt, là con người biết ơn và đền ơn.

Khi quán xét ân nhân cũ của ta, thiện tâm phát sanh, đồng thời thiện tâm biết ơn và đền ơn nghĩ đến những bậc ân nhân trong những tiền kiếp, nay dù là hạng người thù địch, ta không nên có tâm sân hận đối với họ. Trước đó, hành giả vốn đã có thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc làm căn bản; khi ấy hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến những hạng người thù địch ấy bằng 4 cách như trên (averā hontu…),tâm từ phát sanh và tiến triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc, khắng khít, vững chắc trong đối tượng ấy.

Tóm lại, hành giả tiến hành đề mục niệm rải tâm từ theo tuần tự đối tượng trước đến đối tượng sau; tâm từ của đối tượng trước làm nền tảng vững chắc cho tâm từ của đối tượng sau theo tuần tự như sau: 

1- Bắt đầu, hành giả tiến hành niệm rải tâm từ đến cho chính mình.

2- Tiếp đến tuần tự, hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người thương yêu.

3- Tiếp đến tuần tự, hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người thương yêu nhiều.

4- Tiếp đến tuần tự, hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người không thương, không ghét.

5- Cuối cùng tuần tự, hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến hạng người thù địch, tâm từ phát sanh và tiến triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc, khắng khít vững chắc trong mỗi đối tượng. Ðó là điều thiện pháp phát triển.

Phương pháp tiến hành niệm rải tâm từ được trình bày trên, tâm từ của hành giả phát xuất trực tiếp từ thiện tâm hợp với tâm từ hướng rải đến từng mỗi đối tượng, nên nghĩ thầm ở trong tâm. Cho nên, hành giả cần phải có đủ 5 pháp: đức tin, tinh tấn, niệm, định, tuệ làm nền tảng cơ bản vững chắc, để tiến hành niệm rải tâm từ đến từng mỗi đối tượng, tâm từ phát sanh và tiến triển tốt, nên thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc trong từng mỗi đối tượng.

Phương pháp niệm rải tâm từ từng hạng người

Hành giả tiến hành thiền định với đề mục niệm rải tâm từ hướng tâm đến từng mỗi hạng người phải theo tuần tự trước sau. Tâm từ phát sanh và tiến triển từ đối tượng hạng người trước làm nền tảng cơ bản để cho tâm từ phát sanh và tiến triển nơi đối tượng hạng người sau.

Hạng người theo tuần tự: 

Ðối tượng để cho tâm từ phát sanh và tiến triển là một điều không phải dễ dàng, cho nên hành giả cần phải có đầy đủ 15 pháp trong bài kinh Tâm Từ trước khi tiến hành niệm rải tâm từ đến từng đối tượng theo tuần tự trước sau.

1- Hạng người đầu tiên chính mình làm đối tượng tiến hành niệm rải tâm từ bằng 4 cách như sau: 

1.1- Ahaṃ avero homi: Tôi nguyện không oan trái với mọi chúng sinh.
1.2- Ahaṃ abyāpajjo homi: Tôi mong tâm không có khổ não, không có thù hận.
1.3- Ahaṃ anīgho homi: Tôi mong thân và tâm không có khổ não.
1.4- Ahaṃ sukhī attānaṃ pariharāmi: Tôi nguyện giữ gìn thân tâm thường được an lạc.

2- Hạng người thương yêu, số nhiều làm đối tượng tiến hành niệm rải tâm từ bằng 4 cách như sau:

2.1- Averā hontu: Cầu mong những người thương yêu ấy không oan trái với tất cả chúng sinh.
2.2- Abyāpajjā hontu: Cầu mong những người thương yêu ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
2.3- Anīghā hontu: Cầu mong những người thương yêu ấy giữ gìn thân và tâm không có khổ não.
2.4- Sukhī attānaṃ pariharantu: Cầu mong những người thương yêu ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.

3- Hạng người thương yêu nhiều, số nhiều làm đối tượng tiến hành niệm rải tâm từ bằng 4 cách như sau:

3.1- Averā hontu: Cầu mong những người thương yêu nhất ấy không oan trái với tất cả chúng sinh.
3.2- Abyāpajjā hontu: Cầu mong những người thương yêu nhất ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
3.3- Anīghā hontu: Cầu mong những người thương yêu nhất ấy giữ gìn thân và tâm không có khổ não.
3.4- Sukhī attānaṃ pariharantu: Cầu mong những người thương yêu nhất ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.

4- Hạng người không thương, không ghét, số nhiều làm đối tượng tiến hành niệm rải tâm từ bằng 4 cách như sau:

4.1- Averā hontu: Cầu mong những người không thương, không ghét ấy không oan trái với tất cả chúng sinh.
4.2- Abyāpajjā hontu: Cầu mong những người không thương, không ghét ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
4.3- Anīghā hontu: Cầu mong những người không thương, không ghét ấy giữ gìn thân và tâm không có khổ não.
4.4- Sukhī attānaṃ pariharantu: Cầu mong những người không thương, không ghét ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.

5- Hạng người thù địch, số nhiều làm đối tượng tiến hành niệm rải tâm từ bằng 4 cách như sau:

5.1- Averā hontu: Cầu mong những người thù địch ấy không oan trái với tất cả chúng sinh.
5.2- Abyāpajjā hontu: Cầu mong những người thù địch ấy giữ gìn tâm không có khổ não, không có thù hận.
5.3- Anīghā hontu: Cầu mong những người thù địch ấy giữ gìn thân và tâm không có khổ não.
5.4- Sukhī attānaṃ pariharantu: Cầu mong những người thù địch ấy giữ gìn thân tâm thường được an lạc.

Ngoài 5 hạng người trên ra, hành giả có thể tiến hành niệm rải tâm từ đến người thân yêu của mình như cha mẹ, thầy tổ, bạn bè, v.v…

Khi hành giả đã có tâm từ làm nền tảng vững chắc, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc trong đối tượng, hành giả có thể thay đổi đối tượng rải tâm từ theo ý của mình.

Phương pháp niệm rải tâm từ đơn giản:

– Niệm rải tâm từ cho chính mình: 

“Ahaṃ sukhito homi niddukkho”.
(Tôi cầu mong được sự an lạc, không có khổ thân, khổ tâm).

– Niệm rải tâm từ đến thân mẫu của mình còn sống cách đơn giản như sau: 

“Mātā me sukhī hotu niddukkhā”.
(Cầu mong thân mẫu của con được sự an lạc, không có khổ thân, khổ tâm).

– Niệm rải tâm từ đến thân phụ của mình còn sống cách đơn giản như sau: 

“Pitā me sukhī hotu niddukkho”.
(Cầu mong thân phụ của con được sự an lạc, không có khổ thân, khổ tâm).

– Niệm rải tâm từ đến thầy tổ của mình còn sống cách đơn giản như sau: 

“Ācariyo me sukhī hotu niddukkho”.
(Cầu mong bậc thầy tổ của con được sự an lạc, không có khổ thân, khổ tâm).

– Niệm rải tâm từ đến những bạn bè của mình còn sống cách đơn giản như sau: 

“Mittā no sukhī hontu niddukkhā”.
(Cầu mong những bạn bè của chúng tôi được sự an lạc, không có khổ thân, khổ tâm).

– Niệm rải tâm từ đến những bà con thân quyến của mình còn sống cách đơn giản như sau: 

“Ñātayo no sukhī hontu niddukkhā”.
(Cầu mong những bà con thân quyến của chúng tôi được sự an lạc, không có khổ thân, khổ tâm).

– Niệm rải tâm từ đến dân tộc Việt Nam cách đơn giản như sau: 

“Vietnamraṭṭhikā no sukhī hontu niddukkhā”.
(Cầu mong dân tộc Việt Nam thân yêu của chúng tôi được sự an lạc, không có khổ thân, khổ tâm).

– Niệm rải tâm từ đến tất cả chúng sinh cách đơn giản như sau: 

“Sabbe sattā sukhitā hontu niddukkhā”.
(Cầu mong tất cả chúng sinh được sự an lạc, không có khổ thân, khổ tâm).

Những phương pháp tiến hành niệm rải tâm từ đến từng hạng người theo tuần tự trước sau này, không thể dẫn đến sự chứng đắc các bậc thiền sắc giới, nhưng theo phương pháp này, làm cho hành giả phát sanh tâm từ khiến thân và tâm được an lạc; và mỗi hạng người làm đối tượng của tâm từ cũng cảm thấy thân và tâm mát mẻ dễ chịu, thương yêu, quý mến đến hành giả một cách đặc biệt và tự nhiên, bởi do năng lực tâm từ của hành giả.

Hành giả tiến hành niệm rải tâm từ đến từng hạng người với thiện tâm hợp tâm từ, cầu mong mỗi hạng người đều được an lạc, không oan trái lẫn nhau, không khổ thân, khổ tâm, cầu mong họ giữ gìn thân tâm thường được an lạc.

Tâm Từ chứng đắc các bậc thiền sắc giới

Hành giả tiến hành đề mục thiền định niệm rải tâm từ đến từng hạng người, bắt đầu niệm rải tâm từ cho chính mình, rồi tuần tự niệm rải tâm từ đến người thương yêu, người thương yêu nhiều, người không thương không ghét và đến giai đoạn cuối cùng là niệm rải tâm từ đến hạng người thù địch, tâm từ phát sanh và tiến triển tốt, thiện tâm hợp với tâm từ được an lạc trong từng mỗi đối tượng không còn trở ngại nữa. Khi ấy tâm từ của hành giả đạt đến mức cao, gọi là sīmasambheda: nghĩa là phá tan được ranh giới tâm từ; để cho tâm từ đồng đều cả mình lẫn mọi hạng người hạng người, không còn phân biệt gọi là samacittatā: nghĩa là tâm từ đối với chính mình như thế nào, thì tâm từ đối với các hạng người khác, thậm chí đối với hạng người thù địch cũng như thế ấy, đồng đều nhau cả thảy.

Ví dụ: Hành giả đang tiến hành niệm rải tâm từ cùng ngồi chung với 4 hạng người: hạng người thương yêu, hạng người thương yêu nhiều, hạng người không thương, không ghét và hạng người thù địch. Nếu có một kẻ sát nhân đến bảo với hành giả rằng: 

– Ta cần một người trong 5 người này; vậy nhà ngươi chỉ cho ta bắt người nào?

– Ông cần bắt một người để làm gì? – Hành giả hỏi.

– Ta cần bắt một người để giết, rồi lấy máu tế thần linh của ta.

Khi gặp trường hợp như vậy, nếu hành giả còn có tâm thiên vị, chỉ cho tên sát nhân bắt người thù địch với mình hoặc người không thương không ghét hoặc người thương yêu hoặc người thương yêu nhiều, thì hành giả chưa đạt đến sīmasambheda: phá tan được ranh giới của tâm từ; hoặc dù hành giả chịu hy sinh sinh mạng của mình, để bảo vệ sinh mạng của 4 người khác, thì cũng chưa đạt đến sīmasambheda: phá tan được ranh giới của tâm từ. Bởi vì tâm từ còn phân biệt giới hạn giữa những hạng người khác với chính mình.

Hành giả không thể chỉ định bắt một hạng người nào trong số 5 hạng người ấy, thì mới đạt đến sīmasambheda: phá tan được ranh giới của tâm từ.

Như vậy, tâm từ của hành giả đã có được một nền tảng vững chắc trước tiên, và sau đó, tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến tất cả chúng sinh để dẫn đến sự chứng đắc các bậc thiền sắc giới theo khả năng của đề mục niệm rải tâm từ.

Ðề mục niệm rải tâm từ vô lượng đến tất cả chúng sinh không ngoại trừ một chúng sinh nào, cho nên, sau khi hành giả tiến hành niệm rải tâm từ đến đối tượng tất cả các hạng người, đã phá tan được ranh giới của tâm từ (sīmasambheda), đạt đến tâm từ đồng đều giữa mình với tất cả hạng người (samacittatā), bằng thiện tâm hợp với tâm từ hướng đến các đối tượng ấy, làm nền tảng căn bản xong rồi, hành giả tiến hành niệm rải tâm từ theo phương pháp Parikamma: niệm rải tâm từ bằng lời hoặc niệm thầm trong tâm, để dẫn đến sự chứng đắc các bậc thiền sắc giới theo khả năng của đề mục niệm rải tâm từ.

-ooOoo-

ÐỀ MỤC NIỆM RẢI TÂM TỪ

Theo bộ Paṭisambhidāmagga

Theo bộ Paṭisambhidāmagga, phương pháp tiến hành niệm rải tâm từ đến tất cả chúng sinh phân chia có 12 nhóm, mỗi nhóm có 4 điều (averā hontu, v.v…) trong 10 phương hướng, tổng cộng gồm có tất cả 528 điều niệm rải tâm từ được trình bày như sau: 

Hành giả tiến hành niệm rải tâm từ theo 3 phương pháp: 

– Niệm rải tâm từ đến chúng sinh cách tổng quát (anodhiso).
– Niệm rải tâm từ đến chúng sinh cách riêng biệt (odhiso).
– Niệm rải tâm từ đến chúng sinh ở các phương hướng (disā).

1- Chúng sinh cách tổng quát như thế nào?

Chúng sinh cách tổng quát có 5 hạng: 

1.1- Sabbe sattā: Tất cả chúng sinh.
1.2- Sabbe paṇā: Tất cả chúng sinh có sinh mạng.
1.3- Sabbe bhūtā: Tất cả chúng sinh hiện hữu.
1.4- Sabbe puggalā: Tất cả hạng chúng sinh.
1.5- Sabbe attabhāvapariyāpannā: Tất cả chúng sinh có sắc thân ngũ uẩn.

Năm hạng chúng sinh này có danh từ riêng khác nhau, song về ý nghĩa chung thì giống nhau, bởi vì đều là tất cả chúng sinh một cách tổng quát, không có riêng biệt về hạng chúng sinh nào.

2- Chúng sinh cách riêng biệt như thế nào?

Chúng sinh cách riêng biệt có 7 hạng: 

2.1- Sabbā itthiyo: Tất cả nữ giới.
2.2- Sabbe purisā: Tất cả nam giới.
2.3- Sabbe ariyā: Tất cả bậc Thánh nhân.
2.4- Sabbe anariyā: Tất cả hạng phàm nhân.
2.5- Sabbe devā: Tất cả hàng chư thiên.
2.6- Sabbe manussā: Tất cả nhân loại.
2.7- Sabbe vinipātikā: Tất cả nhóm ngạ quỷ, atula.

3- Chúng sinh ở các phương hướng như thế nào?

Có 10 phương hướng:

3.1- Puratthimāya disāya: Hướng Ðông.
3.2- Pacchimāya disāya: Hướng Tây.
3.3- Dakkhiṇāya disāya: Hướng Nam.
3.4- Uttarāya disāya: Hướng Bắc.
3.5- Puratthimāya anudisāya: Hướng Ðông Nam.
3.6- Pacchimāya anudisāya: Hướng Tây Bắc.
3.7- Uttarāya anudisāya: Hướng Ðông Bắc.
3.8- Dakkhiṇāya anudisāya: Hướng Tây Nam.
3.9- Heṭṭhimāya disāya: Hướng dưới.
3.10- Uparimāya disāya: Hướng trên.

Phương pháp tiến hành niệm rải tâm từ

  1. Tâm từ rải đến chúng sinh cách tổng quát

Phương pháp tiến hành niệm rải tâm từ đến 5 hạng chúng sinh cách tổng quát: 

Hành giả tiến hành niệm rải tâm từ bằng cách niệm thầm trong tâm đến 5 hạng chúng sinh ấy như sau: 

1- “Sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả chúng sinh không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

2- “Sabbe pāṇā averā hontu, abyāpajā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”. 
(Cầu mong tất cả chúng sinh có sinh mạng không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

3- “Sabbe bhūtā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả chúng sinh hiện hữu không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

4- “Sabbe puggalā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả hạng chúng sinh không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

5- “Sabbe attabhāvapariyāpannā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả chúng sinh có sắc thân ngũ uẩn không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

Như vậy, hành giả tiến hành niệm rải tâm từ đến chúng sinh một cách tổng quát, không ngoại trừ chúng sinh hạng nào. Có 5 nhóm chúng sinh, mỗi nhóm chúng sinh có 4 điều niệm rải tâm từ, tổng cộng (5×4) 20 điều niệm rải tâm từ.

  1. Tâm từ rải đến chúng sinh cách riêng biệt

Phương pháp tiến hành niệm rải tâm từ đến 7 hạng chúng sinh cách riêng biệt: 

Hành giả tiến hành niệm rải tâm từ bằng cách niệm thầm trong tâm đến 7 hạng chúng sinh ấy như sau: 

1- “Sabbā itthiyo averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả nữ giới không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

2- “Sabbe purisā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả nam giới không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

3- “Sabbe ariyā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả bậc Thánh nhân không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

4- “Sabbe anariyā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả hạng phàm nhân không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

5- “Sabbe devā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả hàng chư thiên không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

6- “Sabbe manussā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả nhân loại không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

7-“Sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả nhóm ngạ quỷ, atula không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

Như vậy hành giả tiến hành niệm rải tâm từ đến chúng sinh cách riêng biệt từng mỗi nhóm chúng sinh, mà không phân biệt chúng sinh thuộc hạng nào. Có 7 nhóm chúng sinh, mỗi nhóm chúng sinh có 4 điều niệm rải tâm từ, tổng cộng (7×4) 28 điều niệm rải tâm từ.

  1. Tâm từ rải đến chúng sinh ở các phương hướng

Phương pháp tiến hành niệm rải tâm từ đến chúng sinh ở các phương hướng: 

Hành giả tiến hành niệm rải tâm từ bằng cách niệm thầm trong tâm đến chúng sinh ở trong 10 phương hướng như sau: 

1- “Puratthimāya disāya, sabbe sattā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả chúng sinh ở trong hướng Ðông không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

Tương tự như trên:

“Puratthimāya disāya, sabbe pāṇā…, sabbe bhūtā…, sabbe puggalā…, sabbe attabhāvapariyāpannā…, sabbā itthiyo…, sabbe purisā…, sabbe ariyā…, sabbe anariyā…, sabbe devā…, sabbe manussā…, sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả chúng sinh có sanh mạng…, tất cả chúng sinh hiện hữu…, tất cả các hạng chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sắc thân ngũ uẩn…, tất cả nữ giới…, tất cả nam giới…, tất cả bậc Thánh nhân…, tất cả hạng phàm nhân…, tất cả hạng chư thiên…, tất cả nhân loại…, tất cả nhóm ngạ quỷ, atula ở trong hướng Ðông không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

2- “Pacchimāya disāya, sabbe sattā…, sabbe pāṇā…, sabbe bhūtā…, sabbe puggalā…, sabbe attabhāvapariyāpannā…, sabbā itthiyo…, sabbe purisā…, sabbe ariyā…, sabbe anariyā…, sabbe devā…, sabbe manussā…, sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”. 
(Cầu mong tất cả chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sanh mạng…, tất cả chúng sinh hiện hữu…, tất cả các hạng chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sắc thân ngũ uẩn…, tất cả nữ giới…, tất cả nam giới…, tất cả bậc Thánh nhân…, tất cả hạng phàm nhân…, tất cả hạng chư thiên…, tất cả nhân loại…, tất cả nhóm ngạ quỷ, atula ở trong hướng Tây không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

3- “Dakkhiṇāya disāya, sabbe sattā…, sabbe pāṇā…, sabbe bhūtā…, sabbe puggalā…, sabbe attabhāvapariyāpannā…, sabbā itthiyo…, sabbe purisā…, sabbe ariyā…, sabbe anariyā…, sabbe devā…, sabbe manussā…, sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”
(Cầu mong tất cả chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sanh mạng…, tất cả chúng sinh hiện hữu…, tất cả các hạng chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sắc thân ngũ uẩn…, tất cả nữ giới…, tất cả nam giới…, tất cả bậc Thánh nhân…, tất cả hạng phàm nhân…, tất cả hạng chư thiên…, tất cả nhân loại…, tất cả nhóm ngạ quỷ, atula ở trong hướng Nam không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

4- “Uttarāya disāya, sabbe sattā…, sabbe pāṇā…, sabbe bhūtā…, sabbe puggalā…, sabbe attabhāvapariyāpannā…, sabbā itthiyo…, sabbe purisā…, sabbe ariyā…, sabbe anariyā…, sabbe devā…, sabbe manussā…, sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”. 
(Cầu mong tất cả chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sanh mạng…, tất cả chúng sinh hiện hữu…, tất cả các hạng chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sắc thân ngũ uẩn…, tất cả nữ giới…, tất cả nam giới…, tất cả bậc Thánh nhân…, tất cả hạng phàm nhân…, tất cả hạng chư thiên…, tất cả nhân loại…, tất cả nhóm ngạ quỷ, atula ở trong hướng Bắc không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

5- “Puratthimāya anudisāya, sabbe sattā…, sabbe pāṇā…, sabbe bhūtā…, sabbe puggalā…, sabbe attabhāvapariyāpannā…, sabbā itthiyo…, sabbe purisā…, sabbe ariyā…, sabbe anariyā…, sabbe devā…, sabbe manussā…, sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sanh mạng…, tất cả chúng sinh hiện hữu…, tất cả các hạng chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sắc thân ngũ uẩn…, tất cả nữ giới…, tất cả nam giới…, tất cả bậc Thánh nhân…, tất cả hạng phàm nhân…, tất cả hạng chư thiên…, tất cả nhân loại…, tất cả nhóm ngạ quỷ, atula ở trong hướng Ðông Nam không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

6- “Pacchimāya anudisāya, sabbe sattā…, sabbe pāṇā…, sabbe bhūtā…, sabbe puggalā…, sabbe attabhāvapariyāpannā…, sabbā itthiyo…, sabbe purisā…, sabbe ariyā…, sabbe anariyā…, sabbe devā…, sabbe manussā…, sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sanh mạng…, tất cả chúng sinh hiện hữu…, tất cả các hạng chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sắc thân ngũ uẩn…, tất cả nữ giới…, tất cả nam giới…, tất cả bậc Thánh nhân…, tất cả hạng phàm nhân…, tất cả hạng chư thiên…, tất cả nhân loại…, tất cả nhóm ngạ quỷ, atula ở trong hướng Tây Bắc không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

7- “Uttarāya anudisāya, sabbe sattā…, sabbe pāṇā…, sabbe bhūtā…, sabbe puggalā…, sabbe attabhāvapariyāpannā…, sabbā itthiyo…, sabbe purisā…, sabbe ariyā…, sabbe anariyā…, sabbe devā…, sabbe manussā…, sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”. 
(Cầu mong tất cả chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sanh mạng…, tất cả chúng sinh hiện hữu…, tất cả các hạng chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sắc thân ngũ uẩn…, tất cả nữ giới…, tất cả nam giới…, tất cả bậc Thánh nhân…, tất cả hạng phàm nhân…, tất cả hạng chư thiên…, tất cả nhân loại…, tất cả nhóm ngạ quỷ, atula ở trong hướng Ðông Bắc không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

8- “Dakkhiṇāya anudisāya, sabbe sattā…, sabbe pāṇā…, sabbe bhūtā…, sabbe puggalā…, sabbe attabhāvapariyāpannā…, sabbā itthiyo…, sabbe purisā…, sabbe ariyā…, sabbe anariyā…, sabbe devā…, sabbe manussā…, sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”. 
(Cầu mong tất cả chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sanh mạng…, tất cả chúng sinh hiện hữu…, tất cả các hạng chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sắc thân ngũ uẩn…, tất cả nữ giới…, tất cả nam giới…, tất cả bậc Thánh nhân…, tất cả hạng phàm nhân…, tất cả hạng chư thiên…, tất cả nhân loại…, tất cả nhóm ngạ quỷ, atula ở trong hướng Tây Nam không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

9- “Heṭṭhimāya disāya, sabbe sattā…, sabbe pāṇā…, sabbe bhūtā…, sabbe puggalā…, sabbe attabhāvapariyāpannā…, sabbā itthiyo…, sabbe purisā…, sabbe ariyā…, sabbe anariyā…, sabbe devā…, sabbe manussā…, sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”. 
(Cầu mong tất cả chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sanh mạng…, tất cả chúng sinh hiện hữu…, tất cả các hạng chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sắc thân ngũ uẩn…, tất cả nữ giới…, tất cả nam giới…, tất cả bậc Thánh nhân…, tất cả hạng phàm nhân…, tất cả hạng chư thiên…, tất cả nhân loại…, tất cả nhóm ngạ quỷ, atula ở trong hướng dưới không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

10- “Uparimāya disāya, sabbe sattā…, sabbe pāṇā…, sabbe bhūtā…, sabbe puggalā…, sabbe attabhāvapariyāpannā…, sabbā itthiyo…, sabbe purisā…, sabbe ariyā…, sabbe anariyā…, sabbe devā…, sabbe manussā…, sabbe vinipātikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”. 
(Cầu mong tất cả chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sanh mạng…, tất cả chúng sinh hiện hữu…, tất cả các hạng chúng sinh…, tất cả chúng sinh có sắc thân ngũ uẩn…, tất cả nữ giới…, tất cả nam giới…, tất cả bậc Thánh nhân…, tất cả hạng phàm nhân…, tất cả hạng chư thiên…, tất cả nhân loại…, tất cả nhóm ngạ quỷ, atula ở trong hướng trên không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm, không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

Như vậy hành giả tiến hành niệm rải tâm từ đến 12 nhóm chúng sinh ở trong 10 phương hướng, mỗi nhóm chúng sinh có 4 điều niệm rải tâm từ, tổng cộng (10×48) 480 điều niệm rải tâm từ.

Phương pháp tiến hành niệm rải tâm từ theo bộ Paṭisambhidāmagga:

– Niệm rải tâm từ đến 5 nhóm chúng sinh cách tổng quát gồm có 20 điều.

– Niệm rải tâm từ đến 7 nhóm chúng sinh cách riêng biệt gồm có 28 điều.

– Niệm rải tâm từ đến 12 nhóm chúng sinh ở trong 10 phương hướng gồm có 480 điều. Tổng cộng (20+28+480) thành 528 điều niệm rải tâm từ.

Niệm rải tâm từ gồm có 528 điều được phát sanh lên đối với hành giả đã tiến hành niệm rải tâm từ đến 12 nhóm chúng sinh ở trong 10 phương hướng. Như vậy, hành giả tiến hành rải tâm từ đến mỗi nhóm chúng sinh có 4 điều (averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu).

Tâm từ rải đặc biệt

Tâm từ rải đến từng cá nhân hoặc đến một tập thể chỉ định hoặc đến tổng hợp đủ các loại chúng sinh:

– Tâm từ rải đến thân mẫu của mình còn sống: 

“Mama mātā averā hotu, abyāpajjā hotu, anīghā hotu, sukhī attānaṃ pariharatu”.
(Cầu mong thân mẫu của tôi không oan trái với ai, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

– Tâm từ rải đến thân phụ của mình còn sống: 

“Mama pitā avero hotu, abyāpajjo hotu, anīgho hotu, sukhī attānaṃ pariharatu”.
(Cầu mong thân phụ của tôi không oan trái với ai, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

– Tâm từ rải đến phụ mẫu của mình còn sống: 

“Mama mātā-pitaro averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong thân mẫu, thân phụ của tôi không oan trái với ai, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

– Tâm từ rải đến vị thầy của mình còn sống (số ít): 

“Mama ācariyo avero hotu, abyāpajjo hotu, anīgho hotu, sukhī attānaṃ pariharatu”.
(Cầu mong vị thầy của tôi không oan trái với ai, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

– Tâm từ rải đến các vị thầy của mình còn sống (số nhiều): 

“Mama ācariyā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong các vị thầy của tôi không oan trái với ai, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

– Tâm từ rải đến toàn thể dân tộc Việt Nam: 

“Mama sabbe Vietnamraṭṭhikā averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”.
(Cầu mong tất cả dân tộc Việt Nam thân yêu của tôi không oan trái với ai, không có khổ tâm, không có khổ thân, giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

– Tâm từ rải đến tổng hợp đủ tất cả các loại chúng sinh trong 10 phương hướng: 

“Puratthimāya disāya, Pacchimāya disāya,
Dakkhiṇāya disāya, Uttarāya disāya,
Puratthimāya anudisāya, Pacchimāya anudisāya, Uttarāya anudisāya, Dakkhiṇāya anudisāya, Heṭṭhimāya disāya, uparimāya disāya,
sabbe sattā, sabbe pāṇā,
sabbe bhūtā, sabbe puggalā,
sabbe attabhāvapariyāpannā,
sabbā itthiyo, sabbe purisā,
sabbe ariyā, sabbe anariyā,
sabbe devā, sabbe manussā,
sabbe vinipātikā,
Averā hontu, abyāpajjā hontu,
Anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu”. 

(Cầu mong tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh có sanh mạng, tất cả chúng sinh hiện hữu, 
tất cả các hạng chúng sinh,
tất cả chúng sinh có sắc thân ngũ uẩn,
tất cả nữ giới, tất cả nam giới, 
tất cả bậc Thánh nhân, tất cả hạng phàm nhân, 
tất cả hạng chư thiên, tất cả nhân loại, 
tất cả nhóm ngạ quỷ, atula,
ở trong hướng Ðông, ở trong hướng Tây,
ở trong hướng Nam, ở trong hướng Bắc,
ở trong hướng Ðông Nam, ở trong hướng Tây Bắc,
ở trong hướng Ðông Bắc, ở trong hướng Tây Nam,
ở trong hướng dưới, ở trong hướng trên,
Không oan trái lẫn nhau, không có khổ tâm,
Không có khổ thân, xin giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

Tâm từ rải đến cá nhân nào, cá nhân ấy phải là ân nhân [5] mà mình thương yêu kính mến nhất như: cha, mẹ, thầy tổ, v.v… Như vậy, hành giả nên xác định phương hướng, nơi chốn, chỗ ở của người mà mình rải tâm từ.

Tâm từ rải đến tập thể chung mọi người, thì không nên phân biệt hạng người trong tập thể ấy như: dân tộc Việt Nam, v.v…

Tâm từ rải đến tất cả mọi chúng sinh trong các hướng, trước tiên, hành giả nên xác định phương hướng. Ví dụ: trước mặt hành giả là hướng Ðông, thì sau lưng là hướng Tây, bên tay phải là hướng Nam, bên tay trái là hướng Bắc, v.v… Khi hành giả rải tâm từ đến tất cả chúng sinh ở hướng nào, thì thiện tâm hướng đến hướng ấy, và rải tâm từ đến tất cả chúng sinh ở các hướng khác cũng vậy. 

Ví dụ: 

Một người cầm cây đèn pin rọi đến hướng nào, ánh sáng toả rộng khoảng không gian hướng ấy, rồi quay cái đèn pin qua hướng khác, ánh sáng lại toả rộng khoảng không gian qua hướng khác. Ánh sáng của cây đèn pin toả rộng khoảng không gian gần hoặc xa, nhỏ hẹp hoặc rộng lớn tuỳ theo năng lượng của viên pin. Cũng như vậy, hành giả niệm rải tâm từ đến tất cả chúng sinh ở các phương hướng gần hoặc xa, nhỏ hẹp hoặc rộng lớn và chúng sinh tiếp nhận được sự an lạc, mát mẻ ít hoặc nhiều hoàn toàn tuỳ thuộc vào năng lực tâm từ của hành giả.

Ðề mục niệm rải tâm từ này có khả năng chứng đắc các bậc thiền sắc giới, nên có đủ 3 đối tượng (nimitta)với đủ 3 cách tiến hành (bhāvanā).

Ba đối tượng với 3 cách tiến hành 

3 đối tượng là: 

– Parikammanimitta: Ðối tượng tiến hành ban đầu.
– Uggahanimitta: Ðối tượng thô ảnh tương tự.
– Paṭibhāganimitta: Ðối tượng quang ảnh trong sáng.

3 cách tiến hành là:

– Parikammabhāvanā: Giai đoạn tiến hành ban đầu.
– Upacārabhāvanā: Giai đoạn giữa tiến hành đạt đến cận định.
– Appanābhāvanā: Giai đoạn cuối tiến hành đạt đến an định, chứng đắc các bậc thiền sắc giới.

Ðối với đề mục rải tâm từ theo tuần tự trải qua ba giai đoạn: 

1- Giai đoạn tiến hành ban đầu: 

  1. a) Ðối tượng (nimitta):

Hành giả bắt đầu tiến hành niệm rải tâm từ cho chính mình (ahaṃ [6]) và tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ theo tuần tự từ hạng người thương yêu (piyapuggala), hạng người thương yêu nhiều (atippiyapuggala),hạng người không thương, không ghét (majjhattapuggala), và cuối cùng đến hạng người thù địch (verīpuggala), những đối tượng này gọi là parikammanimitta: đối tượng tiến hành ban đầu.

  1. b) Phương pháp tiến hành (bhāvanā):

– Hành giả tiến hành niệm rải tâm từ bằng cách niệm thầm trong tâm rải tâm từ cho chính mình rằng: 

“Ahaṃ avero homi, abyāpajjo homi, anīgho homi, sukhī attānaṃ pariharāmi,…”.
(Tôi nguyện không oan trái với mọi chúng sinh; mong tâm không có khổ não, không có thù hận; mong thân tâm không có khổ não; giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

– Niệm rải tâm từ đến từng hạng người số ít rằng: 

“… avero hotu, abyāpajjo hotu, anīgho hotu, sukhī attānaṃ pariharatu,…”.
(Cầu mong người ấy không oan trái với mọi chúng sinh; tâm không có khổ não, không có thù hận; thân tâm không có khổ não; giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

– Niệm rải tâm từ đến từng hạng người số nhiều rằng: 

“… averā hontu, abyāpajjā hontu, anīghā hontu, sukhī attānaṃ pariharantu,…”.
(Cầu mong những người ấy không oan trái với mọi chúng sinh; tâm không có khổ não, không có thù hận; thân tâm không có khổ não; giữ gìn thân tâm thường được an lạc).

Phương pháp tiến hành rải tâm từ niệm thầm trong tâm như vậy gọi là parikammabhāvanā: giai đoạn tiến hành ban đầu. Ðiều quan trọng là hành giả cần phải hiểu rõ từng chữ, từng nghĩa trong câu niệm rải tâm từ; giống như nói những điều mình hiểu và hiểu những điều mình nói, thì tâm từ an trú trong đối tượng được.

2- Giai đoạn giữa tiến hành đạt đến cận định:

  1. a) Ðối tượng (nimitta):

Ðề mục niệm rải tâm từ là một đề mục thiền định mà khi hành giả tiến hành chỉ biết do nương nhờ ý môn,không nương nhờ nhãn môn để nhìn thấy đối tượng, cũng không nương nhờ thân môn để xúc giác biết đối tượng; vì vậy cho nên, uggahanimitta: đối tượng thô ảnh tương tự và paṭibhāganimitta: đối tượng quang ảnh trong sáng không phải trực tiếp, mà chỉ là gián tiếp mà thôi.

Khi hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến từng hạng người (thương yêu; thương yêu nhiều; không thương, không ghét; thù nghịch) nhưng chưa đạt đến sīmasambheda: phá tan được ranh giới của tâm từ đối với các hạng người. Những đối tượng ấy, gọi là uggahanimitta: đối tượng thô ảnh tương tự, tức là tâm từ an trú trong đối tượng riêng rẽ từng mỗi chúng sinh. Và đến khi hành giả đã đạt đến sīmisambheda để cho tâm từ đồng đều đối với các hạng người, gọi là samacittatā: có tâm từ đồng đều, thì những đối tượng ấy gọi là paṭibhāganimitta: đối tượng quang ảnh trong sáng, tâm từ an trú khắng khít trong đối tượng, không còn phân biệt các đối tượng hạng người.

  1. b) Phương pháp tiến hành (bhāvanā):

Hành giả tiếp tục hành niệm rải tâm từ đến đối tượng các hạng người giai đoạn giữa sau khi đối tượng thô ảnh tương tự (uggahanimitta) đã phát sanh, cho đến khi phát sanh đối tượng quang ảnh trong sáng(paṭibhāganimitta). Phương pháp hành giả đang tiến hành ở khoảng giữa của hai đối tượng ấy là đạt đến upacārabhāvanā: giai đoạn tiến hành đạt đến cận định của bậc thiền sắc giới.

3- Giai đoạn cuối tiến hành đạt đến an định:

  1. a) Ðối tượng (nimitta):

Hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến các hạng người đã phát sanh đối tượng quang ảnh trong sáng, tâm từ khắng khít trong đối tượng.

  1. b) Phương pháp tiến hành (bhāvanā):

Hành giả tiếp tục tiến hành niệm rải tâm từ đến các hạng người có đối tượng quang ảnh trong sáng, tâm từ khắng khít trong đối tượng, chứng đắc các bậc thiền sắc giới. Những bậc thiền sắc giới này gọi là appanābhāvanā: tiến hành đạt đến an định của bậc thiền sắc giới ấy.

Bốn bậc thiền sắc giới

Ðề mục niệm rải tâm từ có khả năng chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc giới đến đệ tứ thiền sắc giới.

Thiền sắc giới có 5 chi thiền, là những pháp có khả năng đè nén, chế ngự được 5 pháp chướng ngại.

Năm chi thiền của thiền sắc giới (jhānaṅga):

1- Vitakka: Tâm sở hướng tâm, làm phận sự chi thiền hướng tâm đến đề mục thiền định duy nhất làm đối tượng.

2- Vicāra: Tâm sở quan sát, làm phận sự chi thiền quan sát đối tượng thiền định.

3- Pīti: Tâm sở hỉ, làm phận sự chi thiền phát sanh tâm hoan hỉ do an trú trong đối tượng thiền định ấy.

4- Sukha: Tâm sở thọ lạc, làm phận sự chi thiền phát sanh an lạc do an trú trong đối tượng thiền định ấy.

5- Ekaggatā: Tâm sở nhất tâm, làm phận sự chi thiền an trú vững chắc trong đối tượng ấy.

Ðó là 5 chi thiền của thiền sắc giới.

Năm pháp chướng ngại (nivāraṇa):

Hành giả tiến hành thiền định sở dĩ không thể chứng đắc được các bậc thiền sắc giới, là vì 5 pháp chướng ngại của pháp hành thiền định.

1- Kāmachanda: Tham dục, là tâm sở tham say mê trong ngũ dục: sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc giác êm ấm.

2- Byāpada: Sân hận, là tâm sở sân thường thù hận, bực bội khó chịu, nóng nảy trong tâm do đối tượng không hài lòng.

3- Thīna-middha: Buồn chán-buồn ngủ, là 2 tâm sở làm cho tâm thoái chí, buông bỏ đối tượng, không muốn tiến hành thiền định, chỉ muốn ngủ.

4- Uddhacca-kukkucca: Phóng tâm-hối hận, là 2 tâm sở làm cho tâm không an trú trong đối tượng thiền định:

Phóng tâm: nghĩ hết chuyện này sang chuyện khác không ngớt.
Hối hận: ân hận, hối tiếc không hành việc thiện, mà làm việc ác, nên tâm cảm thấy ăn năn khó chịu

5- Vicikicchā: Hoài nghi, là tâm sở hoài nghi, không có đức tin nơi Tam bảo, không tin nghiệp và quả của nghiệp, và nhất là hoài nghi trong pháp hành thiền định.

Năm chi thiền chế ngự 5 pháp chướng ngại:

Hành giả tiến hành thiền định có khả năng chứng đắc đến đệ nhất thiền sắc giới, thì có khả năng chế ngự, đè nén được 5 pháp chướng ngại bằng 5 chi thiền đồng sanh trong đệ nhất thiền sắc giới như sau:

1- Vitakka: Chi thiền tâm sở hướng tâm, có khả năng chế ngự, đè nén được thīna-middha: tâm sở buồn chán-buồn ngủ.
2- Vicāra: Chi thiền tâm sở quan sát, có khả năng chế ngự, đè nén được vicikicchā: tâm sở hoài nghi.
3- Pīti: Chi thiền tâm sở hỉ, có khả năng chế ngự, đè nén được byāpada: tâm sở sân hận.
4- Sukha: Chi thiền tâm sở thọ lạc, có khả năng chế ngự, đè nén được uddhacca-kukkucca: tâm sở phóng tâm-hối hận.
5- Ekaggatā: Chi thiền tâm sở nhất tâm, có khả năng chế ngự, đè nén được kāmachanda: tâm sở tham dục.

Bậc thiền sắc giới của đề mục niệm rải tâm từ: 

Ðề mục niệm rải tâm từ có khả năng chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc giới cho đến đệ tứ thiền sắc giới, cùng giống nhau ở đối tượng niệm rải tâm từ đến tất cả mọi hạng chúng sinh không ngoại trừ một chúng sinh nào; nhưng chắc chắn các bậc thiền khác nhau về chi thiền như sau:

1- Ðệ nhất thiền sắc giới có 5 chi thiền: vitakka, vicāra, pīti, sukha, ekaggatā do chế ngự, đè nén được 5 pháp chướng ngại.

2- Ðệ nhị thiền sắc giới có 4 chi thiền, do diệt được chi thiền thô vitakka, nên còn lại 4 chi thiền vi tế:vicāra, pīti, sukha, ekaggatā.

3- Ðệ tam thiền sắc giới có 3 chi thiền, do diệt được chi thiền thô vicāra, nên còn lại 3 chi thiền vi tế: pīti, sukha, ekaggatā.

4- Ðệ tứ thiền sắc giới có 2 chi thiền: do diệt được chi thiền thô pīti, nên còn lại 2 chi thiền vi tế: sukha, ekaggatā.

Ðề mục niệm rải tâm từ chỉ có khả năng chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc giới cho đến đệ tứ thiền sắc giới là cao nhất, không thể chứng đắc đến đệ ngũ thiền sắc giới, bởi vì đề mục niệm rải tâm từ này còn tuỳ thuộc vào chi thiền thọ lạc (sukha).

Nếu muốn chứng đắc đệ ngũ thiền sắc giới, thì hành giả cần phải thay đổi sang đề mục thiền định niệm rải tâm xả, để tiếp tục tiến hành đến sự chứng đắc đệ ngũ thiền sắc giới, có 2 chi thiền do diệt được chi thiền thô thọ lạc (sukha) thay bằng chi thiền thọ xả (upekkā).

Như vậy, đệ ngũ thiền sắc giới có 2 chi thiền upekkā và ekaggatā.

Ðặc biệt, đề mục thiền định niệm rải tâm xả này, hành giả không thể sử dụng làm đề mục thiền định tiến hành đầu tiên, mà chỉ có thể làm đề mục thiền định tiến hành cuối cùng; nghĩa là sau khi hành giả đã tiến hành đề mục thiền định niệm rải tâm từ hoặc niệm rải tâm bi hoặc niệm rải tâm hỉ, đã đẫn đến sự chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc giới cho đến đệ tứ thiền sắc giới là bậc thiền cao nhất của 3 đề mục thiền định ấy xong rồi, muốn chứng đắc được đệ ngũ thiền sắc giới, hành giả chỉ có thể chuyển sang đề mục thiền định tiến hành niệm rải tâm xả mà thôi, không thể chuyển sang các đề mục thiền định khác.

Những pháp nên biết về đề mục niệm rải tâm từ:

Ðề mục niệm rải tâm từ có 8 tính chất riêng biệt như sau: 

1- Lakkhaṇa: Trạng thái. Tâm từ có trạng thái biểu hiện thân, khẩu, ý bằng hành động, lời nói, ý nghĩ đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc đến cho tất cả chúng sinh.

2- Rasa: Phận sự. Tâm từ có phận sự làm cho tất cả chúng sinh được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc thật sự.

3- Paccuppaṭṭhāna: Sự hiện hữu. Sự hiện hữu của tâm từ làm tiêu diệt tâm sân hận.

4- Padaṭṭhāna: Nguyên nhân gần của tâm từ. Xét thấy những điều tốt, những thiện pháp của tất cả chúng sinh thật đáng hài lòng; hoàn toàn không quan tâm đến những điều xấu, những ác pháp của chúng sinh, đó là nguyên nhân gần để phát sanh tâm từ.

5- Sampatti: Sự thành tựu. Sự thành tựu của tâm từ là làm cho tâm sân hận không thể phát sanh.

6- Vippatti: Sự thất bại. Sự thất bại của tâm từ là làm cho tâm tham ái dễ phát sanh.

7- Āsannapaccatthika: Thù nghịch gần của tâm từ là tâm tham dục.

8- Dūrapaccatthika: Thù nghịch xa của tâm từ đó là tâm sân hận.

Hành giả thường ngày tiến hành đề mục niệm rải tâm từ, dù chưa chứng đắc bậc thiền nào, thiện tâm vẫn được an lạc, tâm sân hận không phát sanh, được phần đông chúng sinh thương yêu, quý mến, và chúng sinh nào được thân cận gần gũi với hành giả cũng cảm thấy mát lành dễ chịu.

Nếu hành giả chứng đắc được bậc thiền nào, thì được sự an lạc vô cùng, làm cho tất cả chúng sinh gần xa cũng được sự an lành bởi do năng lực tâm từ của hành giả.

-ooOoo-

[1] Saṃyuttanikāya, Sagāthavagga, kinh Mallikāsutta.

[2] Bộ Visuddhimagga, phần Brahmadattamavihāraniddesa, Mettābhāvanākathā.

[3] Năm quả báu của đức tính nhẫn nại:

– Người có pháp hạnh nhẫn nại là người được phần đông yêu mến, hài lòng.
– Là người không gây oan trái với người khác.
– Là người không tạo nên tội ác, tạo phước thiện.
– Là người không mê muội, có tâm sáng suốt minh mẫn lúc lâm chung.
– Sau khi chết, do thiện nghiệp cho quả tái sanh cõi thiện giới, cõi trời….

[4] Aṅguttaranikāya, phần Ekadasakanipāta, kinh Mettāsutta, hoặc xem phần sau của quyển sách này.

[5] Chú ý: Không nên rải tâm từ đến người yêu khác phái, vì tâm từ không thể phát sanh, chỉ có tâm tham ái phát sanh mà thôi.

[6] Ahaṃ: Ta ở đây có nghĩa cả thân lẫn tâm, không phải nghĩa ta tà kiến.

-ooOoo-

Niệm rải Tâm Từ - Bài kinh Tâm Từ Mettāsutta
Quả báu của Tâm Từ

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *