2- Ác-nghiệp trộm-cắp

Trộm-cắp là ác-nghiệp chiếm đoạt của cải, tài sản, đất đai, nhà cửa, v.v… mà người chủ không sẵn lòng cho.

Người tạo ác-nghiệp trộm-cắp bằng nhiều cách:

–  Lén vào nhà trộm-cắp của cải, tài sản của chủ nhà.

–   Dùng sức mạnh cướp đoạt của cải, tài sản, đất đai, nhà cửa, … của người khác.

–   Dùng quyền lực hăm dọa, bắt buộc người khác trao của cải, tài sản, … cho mình.

–   Lừa gạt, dối trá để chiếm đoạt của cải, tài sản, … của người khác.

–    Dùng phép thuật thôi miên khiến cho người khác làm theo ý đồ xấu xa của mình; làm cho người khác không còn biết tự chủ mà trao của cải, tài sản, … của họ đến cho mình.

–   Hành vi tham nhũng, tham ô chiếm đoạt của cải, tài sản tư nhân; của cải, tài sản của tập thể; của cải, tài sản của nhà nước; v.v…

Người nào sử dụng mọi thủ đoạn xảo trá, mọi mánh lới khôn khéo để chiếm đoạt của cải, tài sản, … của người khác một cách bất hợp pháp, người ấy đã tạo ác- nghiệp trộm-cắp.

Chi-pháp của ác-nghiệp trộm-cắp

Để biết có tạo ác-nghiệp trộm-cắp hay không, cần phải căn cứ vào 5 chi-pháp của ác-nghiệp trộm-cắp:

1- Parapariggahitaṃ: Của cải có chủ-nhân giữ gìn.

2- Parapariggahitasaññitā: Biết rõ của cải, tài sản có chủ-nhân giữ gìn.

3- Theyyacittaṃ: Tâm nghĩ trộm-cắp.

4- Payogo: Cố gắng để trộm-cắp.

5- Avahāro: Chiếm được của cải, tài sản ấy bằng sự cố gắng ấy.

Nếu người nào hội đủ 5 chi-pháp của ác-nghiệp trộm- cắp này, thì người ấy đã tạo ác-nghiệp trộm-cắp hội đủ chi-pháp, nhưng nếu không hội đủ 5 chi-pháp này, thì người ấy tạo ác-nghiệp trộm-cắp không hội đủ chi-pháp.

Quả của 2 loại ác-nghiệp trộm-cắp này có sự khác biệt:

–   Nếu tạo ác-nghiệp trộm-cắp hội đủ 5 chi-pháp này thì ác-nghiệp trộm-cắp ấy có nhiều năng lực, có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

Nếu tạo ác-nghiệp trộm-cắp không hội đủ 5 chi- pháp này thì ác-nghiệp trộm-cắp ấy có ít năng lực, không có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau, mà có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh, kiếp hiện-tại. Nếu kiếp hiện-tại được sinh làm người thì người ấy có khi còn phải chịu quả xấu của ác-nghiệp trộm-cắp mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo.

Để biết ác-nghiệp trộm-cắp có hội đủ các chi-pháp hay không hội đủ các chi-pháp, thì căn cứ vào 5 chi- pháp của ác-nghiệp trộm-cắp như sau:

Nếu người nào hội đủ 5 chi-pháp của ác-nghiệp trộm- cắp này thì người ấy tạo ác-nghiệp trộm-cắp hội đủ chi-pháp, nhưng nếu không hội đủ 5 chi-pháp này thì người ấy tạo ác-nghiệp trộm-cắp không hội đủ chi-pháp.

Quả của 2 loại ác-nghiệp trộm-cắp này có sự khác  biệt nhau như sau:

–   Nếu ác-nghiệp trộm-cắp hội đủ 5 chi-pháp này thì ác-nghiệp trộm-cắp ấy có năng lực, có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavatti- kāla), kiếp hiện-tại.

–    Nếu ác-nghiệp trộm-cắp không hội đủ 5 chi-pháp này, thì ác-nghiệp trộm-cắp ấy có ít năng lực, nếu có cơ hội thì chỉ cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại mà thôi.

Cố gắng tạo ác-nghiệp trộm-cắp

Người cố gắng tạo ác-nghiệp trộm-cắp bằng 6 cách:

1-   Sāhatthikapayoga: Tự mình cố gắng tạo ác-nghiệp trộm-cắp, nghĩa là tự mình cố gắng bằng nhiều cách để chiếm đoạt của cải, tài sản, v.v… của người khác một cách bất hợp pháp.

2-    Āṇattikapayoga: cố gắng sai khiến người khác tạo ác-nghiệp trộm-cắp bằng lời nói, hoặc bằng  chữ  viết gửi cho người khác, sai khiến họ tạo ác-nghiệp trộm-cắp của cải, tài sản, v.v… của người khác.

3-    Nissaggiyapayoga: cố gắng ném hàng hóa qua cửa khẩu, hoặc cất giấu hàng hóa qua cửa khẩu để trốn thuế.

4-   Thāvarapayoga: cố gắng sai khiến thuộc hạ rằng: “Nếu có cơ hội lúc nào, chúng mày hãy cố gắng trộm- cắp, chiếm đoạt của cải, tài sản, v.v… của người khác cho bằng được” thời gian mau hoặc lâu không hạn định.

5- Vijjāmayapayoga: cố gắng sử dụng bùa chú, phù phép làm cho chủ-nhân mê, rồi chiếm đoạt của cải, tài sản, v.v… của họ, hoặc dùng phép thuật thôi miên điều khiển chủ-nhân theo ý đồ xấu của mình, bằng cách sai khiến, bắt buộc chủ-nhân trao của cải, tài sản, v.v… cho mình một cách bất hợp pháp.

6- Iddhimayapayoga: cố gắng sử dụng phép thần thông của mình để lấy một thứ nào đó mà không gây ra sự thiệt hại cho chủ-nhân.

Ác-nghiệp trộm-cắp nặng hoặc nhẹ

Người đã tạo ác-nghiệp trộm-cắp nhẹ hoặc tạo ác- nghiệp nặng, cần phải căn cứ vào tác-ý trong ác-tâm chiếm đoạt của cải, tài sản, v.v… và chủ-nhân.

–   Nếu người nào tạo ác-nghiệp trộm-cắp của cải, tài sản, v.v… có giá trị ít, thì người ấy tạo ác-nghiệp trộm- cắp nhẹ.

–   Nếu người nào tạo ác-nghiệp trộm-cắp của cải, tài sản, v.v… có giá trị nhiều, thì người ấy tạo ác-nghiệp trộm-cắp nặng.

–   Nếu người nào tạo ác-nghiệp trộm-cắp của cải, tài sản, v.v… của người không có giới-đức trong sạch, thì người ấy tạo ác-nghiệp trộm-cắp nhẹ.

–   Nếu người nào tạo ác-nghiệp trộm-cắp của cải, tài sản, v.v… của người có giới-đức trong sạch, của bậc Thánh-nhân thì người ấy tạo ác-nghiệp trộm-cắp nặng.

–  Nếu người nào tạo ác-nghiệp trộm-cắp của cải, tài sản, v.v… của riêng cá nhân, thì người ấy tạo ác-nghiệp trộm-cắp nhẹ.

–   Nếu người nào tạo ác-nghiệp trộm-cắp của cải, tài sản, v.v… của chung trong tập thể, của nhà nước, … thì người ấy tạo ác-nghiệp trộm-cắp nặng, …

*   Chủ-nhân có 4 hạng:

Của cải, tài sản, v.v… của người tại-gia, của tập  thể, của nhà nước.

–   Của cải vật dụng của bậc xuất gia là tu-nữ, sa-di, tỳ-khưu.

–  Của cải, các thứ vật dụng của nhóm là tỳ-khưu, sa-di từ 2-3 vị.

–  Của cải, các thứ vật dụng của chư tỳ-khưu-Tăng.

Trong 4 hạng chủ-nhân này:

–    Nếu người nào tạo ác-nghiệp trộm-cắp của cải, tài sản, v.v… của người tại-gia, của cải, tài sản, v.v… của nhà nước thì người ấy tạo ác-nghiệp trộm-cắp nhẹ hơn tạo ác-nghiệp trộm cắp các thứ vật dụng của bậc xuất gia là tu-nữ, sa-di, tỳ-khưu.

–    Nếu người nào trộm-cắp các thứ vật dụng của cá nhân người tu nữ, vị sa-di, vị tỳ-khưu thì người ấy tạo ác-nghiệp trộm-cắp nhẹ hơn tạo ác-nghiệp trộm-cắp các thứ vật dụng của nhóm tu-nữ, nhóm sa-di, của nhóm tỳ- khưu từ 2 – 3 vị.

–    Nếu người nào tạo ác-nghiệp trộm-cắp của cải, tài sản, vật dụng của chư tỳ-khưu-Tăng thì người ấy tạo ác- nghiệp nặng nhất.

*   Chủ-nhân còn có 5 hạng:

Chủ-nhân là hạng phàm-nhân và bậc Thánh-nhân nên phân loại có 5 hạng:

–  Của cải, tài sản, … của các hạng phàm-nhân.

–  Của cải, tài sản, … của bậc Thánh Nhập-lưu.

–  Của cải, tài sản, … của bậc Thánh Nhất-lai.

–  Của cải, tài sản, … của bậc Thánh Bất-lai.

–  Của cải vật dụng của bậc Thánh A-ra-hán.

Trong 5 hạng chủ-nhân này:

–   Nếu người nào tạo ác-nghiệp trộm-cắp của cải, tài sản, v.v… của hạng phàm-nhân, thì người ấy tạo ác- nghiệp trộm-cắp nhẹ hơn tạo ác-nghiệp trộm-cắp của cải, tài sản, v.v…của bậc Thánh Nhập-lưu.

–    Nếu người nào tạo ác-nghiệp trộm-cắp của cải, tài sản, v.v… của bậc Thánh Nhân càng cao thì người ấy tạo ác-nghiệp càng nặng nhiều.

Tóm lại, người nào tạo ác-nghiệp trộm-cắp của cải, tài sản, v.v… có giá trị càng nhiều thì người ấy tạo ác- nghiệp trộm-cắp càng nặng, còn tạo ác-nghiệp trộm-cắp của cải, tài sản, v.v… của người có giới-đức trong sạch hoàn toàn, thì người ấy tạo ác-nghiệp trộm-cắp nặng nhất.

Trộm-cắp hoặc không trộm-cắp căn cứ vào tác-ý

*   Nếu tác-ý tâm-sở đồng sinh với ác-tâm chiếm đoạt của cải, tài-sản,… của người khác một cách bất hợp pháp thì tạo ác-nghiệp trộm-cắp

*   Nếu tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm không chiếm đoạt dụng cụ… của người khác, tự tiện lấy thì không tạo ác-nghiệp trộm-cắp.

Ví dụ: Ông A đến nhà ông B quen biết, mượn dụng cụ nào đó, nhưng không gặp ông B ở nhà, ông A tự tiện lấy dụng cụ ấy đem về sử dụng, mà ông B chủ-nhân không hề biết.

Khi sử dụng dụng cụ ấy, ông A thấy dụng cụ ấy rất tốt khó có được, nên ông A không muốn trả lại dụng cụ ấy cho ông B, mà muốn chiếm đoạt dụng cụ ấy thuộc về của mình.

Suy xét thấy, * ban đầu, ông A có tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm mượn dụng cụ ấy, dù tự tiện lấy dụng cụ ấy đem về sử dụng, nhưng có tác-ý trả lại dụng cụ ấy cho ông B, nên ông A chưa gọi là tạo ác-nghiệp trộm-cắp.

*   Về sau, ông A có tác-ý tâm-sở đồng sinh với tham- tâm muốn chiếm đoạt dụng cụ ấy của ông B, cho nên, ông A tạo ác-nghiệp trộm-cắp.

*    Trường hợp vị sa-di đến gặp vị Long-vương trông coi hồ nước để xin nước uống. Vị Long-vương không chịu cho nước, nên vị sa-di sử dụng thần-thông bay lên hư không, rồi đáp xuống giữa hồ lấy bát múc nước uống. Việc uống nước của sa-di không gọi là ác-nghiệp trộm- cắp, bởi vì số lượng nước uống quá ít không gây thiệt hại đáng kể so với số lượng nước trong hồ.

*    Trường hợp Đức-vua-trời Sakka là bậc Thánh Nhập-lưu trị vì trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên, có giới hạnh hoàn toàn trong sạch. Đức-vua-trời Sakka với thiên-nhãn tự nhiên nhìn thấy ông Bà-la-môn Doṇa đứng ra phân chia Xá-lợi của Đức-Phật Gotama cho 8 Đức- vua của 8 nước.

Ông Bà-la-môn thỉnh Xá-lợi Răng Nhọn giấu trong búi tóc trên đầu của ông. Đức-vua-trời Sakka suy xét rằng: “Vị Bà-la-môn Doṇa không có khả năng xây ngôi Bảo- tháp xứng đáng để tôn thờ Xá-lợi Răng Nhọn của Đức- Phật Gotama, ta nên thỉnh Xá-lợi Răng Nhọn của Đức- Phật đem về tôn thờ trong ngôi Bảo tháp Cūḷāmaṇi tại cõi trời Tam-thập-tam-thiên.”

Sau khi suy xét đúng đắn xong, Đức-vua-trời Sakka hiện xuống thỉnh Xá-lợi Răng Nhọn của Đức-Phật Gotama đem vể đặt vào trong một cái hộp bằng vàng, rồi tôn thờ trong ngôi Bảo-tháp Cūḷāmaṇī tại cung trời Tam-thập-tam-thiên.

Đức-vua-trời Sakka không phải tạo ác-nghiệp trộm cắp, bởi vì Đức-vua-trời có tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm trong sạch tôn kính Xá-lợi Răng Nhọn của Đức-Phật Gotama. Đức-vua-trời muốn Xá-lợi Răng nhọn của Đức-Phật Gotama được tôn thờ tại ngôi Bảo-tháp xứng đáng.

Trường hợp những người bạn xuất gia đồng phạm- hạnh được phép sử dụng những thứ vật dụng chung với nhau không gọi là trộm-cắp.

Trong gia đình gồm có những người thân yêu được phép sử dụng những đồ vật dụng chung với nhau không gọi là trộm-cắp.

Quả xấu của ác-nghiệp trộm-cắp

Nếu người nào đã tạo ác-nghiệp trộm-cắp của cải, tài sản, v.v… của người khác dù ít, dù nhiều, thì sau khi người ấy chết, nếu ác-nghiệp trộm-cắp trong 11 bất- thiện-tâm (trừ si-tâm hợp với phóng tâm) có cơ hội cho quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  thì có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác- nghiệp gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau 1 trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới.

Sau khi thoát ra khỏi cõi ác-giới, * trường-hợp nếu có đại-thiện-nghiệp nào trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  thì có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người trong cõi người này.

*    Và trường hợp, người nào tạo ác-nghiệp trộm-cắp nhẹ. Sau khi người ấy chết, nếu ác-nghiệp trộm-cắp ấy không có cơ hội cho quả thì đại-thiện-nghiệp nào trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có  đại-quả-tâm  gọi  là  tái- sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người trong cõi người này.

Cả 2 trường hợp ấy, người ấy còn phải chịu 11 quả xấu của ác-nghiệp trộm-cắp mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong quá-khứ là Kiếp hiện-tại của người ấy:

1- Là người không thể có những thứ của cải quý giá.

2- Là người thiếu thốn những nhu yếu phẩm như lúa gạo, tiền bạc, đồ dùng, v.v…

3-  Là người nghèo khổ túng thiếu của cải.

4-  Là người không phát triển được những thứ của cải.

5- Là người khi làm ra được của cải quý giá, thì không

giữ gìn được lâu dài.

6-   Là người không thể có được thứ của cải mà mình mong muốn.

7-   Là người khi có được của cải, thì thường bị thiệt hại do lửa thiêu cháy, do nước lũ cuốn trôi, do kẻ trộm cướp chiếm đoạt, do nhà nước tịch thu, v.v…

8-   Là người có được của cải thì cũng liên quan đến nhiều người, không riêng cho mình được.

9-   Là người khó chứng đắc được pháp siêu-tam-giới (4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn)

10-  Là người thường nghe đến danh từ ‘không có’. 11- Là người sống không được an-lạc.

Đó là 11 quả xấu của ác-nghiệp trộm-cắp mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong thời quá-khứ.

PHẦN II – Giải thích 10 ác-nghiệp theo 3 môn
PHẦN II – Ác-nghiệp tà-dâm

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *