Nghiệp già dặn nhiều năng lực có khả năng cho quả trong khoảng thời gian 7 ngày

Nghiệp cho quả ngay trong kiếp-hiện-tại có 2 loại:

 

1- Paripakka diṭṭhadhammavedanīyakamma: Nghiệp già dặn nhiều năng-lực có khả năng cho quả trong khoảng thời gian 7 ngày trong kiếp-hiện-tại ấy.

 

2- Aparipakka diṭṭhadhammavedanīyakamma: Nghiệp chưa già dặn ít năng-lực cho quả quá thời gian 7 ngày sau cho đến trọn kiếp-hiện-tại ấy.

 

 

 

Phần giải thích

 

1- Nghiệp già dặn nhiều năng lực có khả năng cho quả trong khoảng thời gian 7 ngày trong kiếp-hiện-tại như thế nào?

 

Nghiệp già dặn nhiều năng-lực có khả năng cho quả trong khoảng thời gian 7 ngày ngay trong kiếp-hiện-tại, nghĩa là sau khi đã tạo nghiệp xong, nghiệp này có năng-lực rất mạnh cho quả ngay trong ngày hôm ấy.

 

Đại-thiện-nghiệp bố-thí cho quả trong ngày.

 

Ví dụ: *Trường hợp người nghèo khó tên là Mahāduggata làm phước-thiện bố-thí cúng dường vật thực đến Đức-Phật Kassapa. Sau khi cúng-dường vật thực đến Đức-Phật xong, ông ôm bát tiễn đưa Đức-Phật

Kassapa ngự trở về đến cốc của Ngài.

 

Đảnh lễ Đức-Phật, ông xin phép trở về nhà, ông nhìn thấy 7 thứ báu vật từ hư không rơi xuống tràn từ trong ra

ngoài nhà của ông.

 

Đức-vua tấn phong ông là đại-phú-hộ ngay trong ngày hôm ấy.

 

* Trường hợp ông bà Puṇṇa nghèo khổ làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta vừa mới xả-diệt-thọ-tưởng buổi sáng hôm ấy.

 

Ông Puṇṇa đã cày thửa ruộng từ buổi sáng, đến buổi trưa, những luống đất cày ấy hóa thành những thỏi vàng ròng sáng chói. Ông đem một thỏi vàng đến trình lên Đức-vua Bimbisāra, tâu xin Đức-vua truyền lệnh đem 1.000 (một ngàn) chiếc xe đến thửa ruộng kia để khuân tất cả số vàng ấy về cung điện.

 

Quân lính trong triều khuân toàn bộ số vàng ấy đem về chất giữa sân rồng thành đống vàng cao 80 hắc tay.

 

Đức-vua Bimbisāra tấn phong ông Puṇṇa là vị đại-phú-hộ có số vàng nhiều nhất, v.v…

 

* Ác-nghiệp cho quả trong ngày

 

Ví dụ: * Trường hợp tên Nanda hãm hiếp Ngài Đại- đức tỳ-khưu-ni Uppalavaṇṇattherībậc Thánh-A-ra-hán. Sau khi đã tạo ác-nghiệp trọng-tội xong, tên Nanda vừa đặt hai chân xuống mặt đất, thì mặt đất nứt nẻ làm hai phun lên ngọn lửa hút tên Nanda vào trong lòng đất.

 

Tên Nanda sau khi chết, ác-nghiệp ấy cho quả trong thời kỳ tái-sinh kiếp-kế-tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy suốt thời gian lâu dài nhiều đại-kiếp trái đất .

 

* Trường hợp tên đồ tể Nanda làm nghề giết bò để bán thịt. Một hôm, người nhà bán hết thịt bò, không còn lại miếng thịt nào cho y. Tức giận, y lấy con dao đến chuồng bò cắt cái lưỡi con bò còn sống, đem vào bảo vợ làm món ăn cho y.

 

Khi y ăn món lưỡi bò ấy, thì ngay khi ấy, cái lưỡi của

y bị đứt lìa rơi xuống, vô cùng đau đớn khiến y quằn quại, rống lên như con bò bị cắt tiết, rồi y chết tại nơi ấy.

 

2- Nghiệp chưa già dặn ít năng-lực cho quả quá thời gian 7 ngày sau cho đến trọn kiếp-hiện-tại ấy như thế nào?

 

Nghiệp chưa già dặn ít năng-lực, cho quả sau thời gian 7 ngày cho đến trọn kiếp-hiện-tại, nghĩa là sau khi đã tạo nghiệp xong, nếu có cơ hội cho quả thì nghiệp ấy chỉ cho quả sau 7 ngày cho đến suốt kiếp-hiện-tại ấy mà thôi (không cho quả trong kiếp sau).

 

– Người nào đã tạo thiện-nghiệp nào hoặc ác-nghiệp nào trong thời thiếu-niên, nếu nghiệp ấy có cơ-hội cho quả thì người ấy thọ nhận quả của thiện-nghiệp ấy hoặc quả của ác-nghiệp ấy trong thời thiếu-niên, hoặc trong thời trung-niên, hoặc trong thời lão-niên trong kiếp-hiện-tại ấy.

 

– Người nào đã tạo thiện-nghiệp nào hoặc ác-nghiệp nào trong thời trung-niên, nếu nghiệp ấy có cơ-hội cho quả thì người ấy thọ nhận quả của thiện-nghiệp ấy hoặc quả của ác-nghiệp ấy trong thời trung-niên, hoặc trong thời lão-niên trong kiếp-hiện-tại ấy.

 

– Người nào đã tạo thiện-nghiệp nào hoặc ác-nghiệp nào trong kỳ lão-niên, nếu nghiệp ấy có cơ-hội cho quả thì người ấy thọ nhận quả của thiện-nghiệp ấy hoặc quả của ác-nghiệp ấy trong thời lão-niên trong kiếp-hiện-tại.

Nghiệp ấy không có khả năng cho quả trong kiếp sau.

Như vậy, gọi là nghiệp chưa già dặn ít năng-lực cho quả quá thời gian 7 ngày sau cho đến trọn kiếp-hiện-tại.

 

Như trong bộ chú-giải Uparipaṇṇāsaṭṭhakathā giải

thích rằng:

 

Yaṃ pathamavaye kataṃ pathamavaye vā majjhimavaye vā pacchimavaye vā. Majjhimavaye kataṃ majjhimavaye vā pacchimavaye vā. Pacchimavaye vā kataṃ tattheva vipākaṃ deti taṃ diṭṭhadhamma-vedanīyaṃ nāma.

 

Nghiệp nào đã được tạo trong thời thiếu-niên, thì nghiệp ấy có cơ-hội cho quả trong thời thiếu-niên hoặc

trong thời trung-niên hoặc trong thời lão-niên.

Nghiệp nào đã được tạo trong thời trung-niên, thì nghiệp ấy có cơ-hội cho quả trong thời trung-niên hoặc trong thời lão-niên.

Nghiệp nào đã được tạo trong thời lão-niên, thì nghiệp ấy có cơ-hội cho quả trong thời lão-niên.

 

Đó là nghiệp diṭṭhadhammavedanīyakamma: hiện-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất).

Đại-thiện-nghiệp cho quả ngay trong kiếp-hiện-tại
Nhân-duyên đặc biệt của nghiệp cho quả trong khoảng thời gian 7 ngày

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *