Tam Bảo – Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân (Dhammacakkappavattanasutta)

ĐỨC-PHÁP (DHAMMA)

Đức-Pháp dịch từ danh từ Pāḷi Dhamma, trong phần này nghĩa là Chánh-pháp (Saddhamma) mà Đức-Thế- Tôn đã thuyết giảng hoàn hảo phần đầu, hoàn hảo phần giữa, hoàn hảo phần cuối, đầy đủ ý nghĩa, văn chương trong sáng thanh-tịnh. Chánh-pháp có 10 pháp là:

–   Pháp-học Chánh-pháp (Pariyattidhamma).

–   9 pháp siêu-tam-giới (Navalokuttaradhamma).

Pháp-Học Chánh-Pháp

Pháp-học Chánh-pháp là lời giáo huấn của Đức-Phật Gotama gồm có Tam-Tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.

Chuyển-Pháp-Luân Đầu Tiên

Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian vào canh chót đêm rằm tháng tư, đồng thời Đức-Pháp cũng xuất hiện cùng một lúc ấy, còn Đức-Tăng chưa xuất hiện.

Vào ngày rằm tháng 6, sau khi Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian tròn đúng 2 tháng, lần đầu tiên Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Dhammacak- kappavattanasutta: Kinh Chuyển-Pháp-Luân tế độ  nhóm 5 tỳ-khưu: Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña trưởng nhóm, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji tại vườn phóng sinh nai tên gọi Isipatana  gần kinh-thành Bārāṇasī.

Khi ấy, mặt trời sắp lặn hướng Tây, mặt trăng vừa ló dạng hướng Đông, Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Dhammacakkappavattanasutta: Kinh Chuyển-Pháp- Luân này.

Bài kinh Chuyển-Pháp-Luân (Dhammacakkappavattanasutta) (1)

Phần I: Ý Nghĩa Kệ Khai Kinh Chuyển-Pháp-Luân

“Bhikkhūnaṃ pañcavaggīnaṃ …”

Vị Đại-Phạm-thiên Sa-ham-pa-ti,

Thỉnh cầu Đức-Phật, thuyết pháp độ sinh,

Đức-Phật đại bi nhận lời thỉnh cầu.

Thuyết pháp giảng giải pháp tứ Thánh-đế,

Chánh-pháp cao thượng chứng ngộ Niết-bàn

Tế độ chúng-sinh, nhóm năm tỳ-khưu

Tại khu rừng rậm, nơi phóng sinh nai

Tên gọi là I-si-pa-ta-na,

Mong sự lợi ích cho toàn chúng-sinh,

Lắng nghe bài kinh Chuyển-Pháp-Luân này,

Thành tựu kết quả cõi người, cõi trời,

Niết-bàn tịch tịnh an-lạc tuyệt đối.

Nay chúng tôi tụng kinh Chuyển-Pháp-Luân.

Phần II: Ý Nghĩa Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân

Lời Ngài Trưởng-lão Ānanda bạch với Ngài Đại- Trưởng-lão Mahākassapa rằng:

–   “Evaṃ me sutaṃ…”

–    Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa khả kính, con là Ānanda được nghe bài kinh Chuyển-Pháp- Luân từ Đức-Thế-Tôn như vầy:

Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn ngự tại khu rừng phóng sinh nai, gọi là Isipatana, trước kia Chư Phật Độc-Giác thường ngự xuống. Tại đây, Đức-Thế-Tôn gọi nhóm 5 tỳ-khưu là Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji mà dạy rằng:

2 Pháp Thấp Hèn (Dve antā)

Này chư tỳ-khưu! Có 2 pháp cực đoan thuộc về hai biên kiến mà bậc xuất-gia không nên hành.

Hai pháp ấy như thế nào?

–    Một là việc thường thụ hưởng khoái lạc trong ngũ dục do tâm tham-ái hợp với thường-kiến, là pháp thấp hèn của hạng phàm-nhân trong đời, không phải là pháp- hành của bậc Thánh-nhân, không đem lại lợi ích an-lạc.

–   Hai là việc thường tự ép xác hành khổ mình do tâm sân và có đoạn-kiến, thuộc pháp-hành khổ-hạnh của ngoại đạo, không phải là pháp-hành của bậc Thánh- nhân, không đem lại lợi ích an-lạc.

Pháp-Hành Trung-Đạo (Majjhimapaṭipadā)

–    Này chư tỳ-khưu! Không thiên về hai biên kiến ấy, Như-Lai đã hành theo pháp-hành trung-đạo, nên đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ siêu-tam- giới, làm cho tuệ-nhãn phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ siêu- tam-giới phát sinh, để làm vắng lặng mọi phiền-não, làm cho trí-tuệ siêu-tam-giới phát sinh chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.

–    Này chư tỳ-khưu! Thế nào gọi là pháp-hành trung- đạo mà Như-Lai đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ siêu-tam-giới, làm cho tuệ-nhãn phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới phát sinh, để làm vắng lặng mọi phiền-não, làm cho trí-tuệ siêu-tam-giới phát sinh chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn.

–    Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành trung-đạo đó chính là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng là: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.

–      Này chư tỳ-khưu! Nhờ pháp-hành trung-đạo là Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh cao thượng này, mà Như-Lai đã chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ siêu- tam-giới, làm cho tuệ-nhãn phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới phát sinh, đã làm vắng lặng mọi phiền- não, làm cho trí-tuệ siêu-tam-giới phát sinh chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả, Niết-bàn.

Tứ Thánh-Đế

1-   Khổ-Thánh-Đế (Dukkha ariyasacca)

Này chư tỳ-khưu! Khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là:

–   Tái-sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ.

–   Phải gần gũi, thân cận với người không thương yêu là khổ.

–   Phải xa lìa người thương yêu là khổ.

–   Mong muốn đừng có sinh, đừng có già, đừng có bệnh, đừng có chết, … mà không thể nào được như ý là khổ.

–   Tóm lại, chấp-thủ trong ngũ-uẩn do tâm tham-ái và tà-kiến là khổ.

2-  Nhân Sinh Khổ-Thánh-Đế (Dukkhasamudaya ariyasacca)

–    Này chư tỳ-khưu! Nhân sinh khổ-Thánh-đế là chân- lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là tham-ái, là nhân dắt dẫn tái-sinh, hợp với tham muốn, hài lòng, say mê trong các đối-tượng, đắm say trong kiếp sống.

Nhân sinh khổ-Thánh-đế ấy là:

*    Dục-ái (kāmataṇhā: Tham-ái trong 6 đối-tượng ái trong cõi dục-giới: (sắc-ái, thanh-ái, hương-ái, vị-ái, xúc-ái và pháp-ái).

*   Hữu-ái (bhavataṇhā): Tham-ái trong 6 đối-tượng ái hợp với thường-kiến, và tham-ái trong cõi sắc-giới và cõi vô-sắc-giới.

*     Phi-hữu-ái (vibhavataṇhā): Tham-ái trong 6 đối- tượng ái hợp với đoạn-kiến.

3-   Diệt Khổ Thánh-Đế (Dukkhanirodha ariyasacca)

–    Này chư tỳ-khưu! Diệt khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Niết-bàn, là pháp diệt tận được mọi dục-vọng do tâm tham-ái ấy không còn dư sót bằng 4 Thánh-đạo-tuệ, xả ly, từ bỏ chấp-thủ trong ngũ-uẩn, giải thoát khổ, không còn luyến ái, không còn dính mắc.

4-   Pháp-Hành Dẫn Đến Diệt Khổ-Thánh-Đế (Dukkhanirodhagaminī paṭipadā ariyasacca)

–     Này chư tỳ-khưu! Pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh- nhân đã chứng ngộ, đó là: Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh: chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định.

Tam-Tuệ-Luân Trong Tứ Thánh-Đế

1-   Tam-Tuệ-Luân Trong Khổ-Thánh-Đế

1.1- Trí-Tuệ-Học Biết Khổ-Thánh-Đế (Saccañāṇa)

–     Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn (cakkhuñāṇa) thấy rõ khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ (ñāṇa) thấy rõ thật-tánh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ  sáng suốt (paññā) thấy rõ khổ sinh, khổ già… đã phát sinh, tuệ-minh (vijjā) thấy rõ, thấu-suốt hoàn toàn khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ (ālokañāṇa) diệt màn vô-minh che án khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như- Lai trong mọi pháp khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh tất cả các pháp (sắc-pháp, danh-pháp) trong tam-giới, ngoại trừ tâm tham-ái ra, đều là khổ- Thánh-đế (dukkhaṃ ariyasaccaṃ).”

1.2- Trí-Tuệ-Hành Phận Sự Biết Khổ-Thánh-Đế (Kiccañāṇa)

–    Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ- thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng-suốt… đã phát sinh, tuệ-minh… đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp khổ-Thánh-đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh các pháp (sắc-pháp, danh-pháp) khổ- Thánh-đế ấy là pháp nên biết rõ bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyyaṃ).”

1.3- Trí-Tuệ-Thành Hoàn Thành Phận Sự Biết Khổ- Thánh-Đế (Katañāṇa)

–    Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ- thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt… đã phát sinh, tuệ-minh… đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp khổ-Thánh-đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh tất cả các pháp (sắc-pháp, danh-pháp) khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên biết, thì đã biết rõ bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññātaṃ).

2-   Tam-Tuệ-Luân Trong Nhân Sinh Khổ-Thánh-Đế

2.1- Trí-Tuệ-Học Biết Nhân Sinh Khổ-Thánh-Đế (Saccañāṇa)

–   Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn thấy rõ tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ thật-tánh ba loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt thấy rõ 108 loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, tuệ-minh thấy rõ, thấu- suốt nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh, ánh-sáng trí- tuệ diệt màn vô-minh che án nhân sinh khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp nhân sinh khổ-Thánh-đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như- Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh ba loại tham-ái ấy là nhân sinh khổ- Thánh-đế (dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ).”

2.2- Trí-Tuệ-Hành Phận Sự Diệt Nhân Sinh Khổ-Thánh-Đế (Kiccañāṇa)

–    Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ- thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt… đã phát sinh, tuệ-minh… đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp nhân sinh khổ-Thánh- đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh ba loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh- đế ấy là pháp nên diệt bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ pahātabbaṃ).”

2.3- Trí-Tuệ-Thành Hoàn Thành Phận Sự Diệt Nhân Sinh Khổ-Thánh-Đế (Katañāṇa)

–    Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ- thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt… đã phát sinh, tuệ minh… đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp nhân sinh khổ-Thánh- đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh ba loại tham-ái là nhân sinh khổ-Thánh- đế ấy là pháp nên diệt, thì đã diệt tận bằng 4 Thánh- đạo-tuệ rồi (dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ- pahīnaṃ).”

3- Tam-Tuệ-Luân Trong Diệt Khổ-Thánh-Đế

3.1- Trí-Tuệ-Học Biết Diệt khổ-Thánh-Đế (Saccañāṇa)

–   Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn thấy rõ diệt khổ-Thánh- đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ diệt khổ-Thánh- đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt thấy rõ thật-tánh Niết- bàn đã phát sinh, tuệ-minh thấy rõ, thấu-suốt diệt khổ- Thánh-đế đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ diệt màn vô- minh che án diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp diệt khổ-Thánh-đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh Niết-bàn là pháp diệt khổ-Thánh-đế (dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ).”

3.2- Trí-Tuệ-Hành Phận Sự Chứng Ngộ Diệt Khổ-Thánh-Đế (Kiccañāṇa)

–    Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ- thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt… đã phát sinh, tuệ-minh… đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp diệt khổ-Thánh-đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh Niết-bàn diệt khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên chứng ngộ bằng trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới (dukkha- nirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikātabbaṃ).”

3.3- Trí-Tuệ-Thành Hoàn Thành Phận Sự Chứng Ngộ Diệt Khổ-Thánh-Đế (Katañāṇa)

–    Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ- thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt… đã phát sinh, tuệ-minh… đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp diệt khổ-Thánh-đế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh Niết-bàn diệt khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên chứng ngộ, thì đã chứng ngộ Niết-Bàn bằng 4 Thánh- đạo-tuệ rồi (dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ sacchikataṃ).

4-  Tam-Tuệ-Luân Trong Pháp-Hành Dẫn Đến Diệt Khổ-Thánh-Đế

4.1- Trí-Tuệ-Học Biết Pháp-Hành Dẫn Đến Diệt Khổ-Thánh-Đế (Saccañāṇa)

– Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn thấy rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt thấy rõ thật-tánh của chánh-kiến, chánh-tư-duy, chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng, chánh-tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định đã phát sinh, tuệ-minh thấy rõ, thấu-suốt pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ diệt màn vô- minh che án pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp-hành dẫn đến diệt khổ-Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ).”

4.2- Trí-Tuệ-Hành Phận Sự Tiến Hành Pháp-Hành Dẫn Đến Diệt Khổ-Thánh-Đế (Kiccañāṇa)

– Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ- thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt… đã phát sinh, tuệ-minh… đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ… đã phát sinh đến với Như-Lai trong mọi pháp-hành dẫn đến diệt-khổ- Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên tiến hành để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế bằng trí-tuệ thiền-tuệ tam-giới (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabbaṃ).”

4.3- Trí-Tuệ-Thành Hoàn Thành Phận Sự Tiến Hành Pháp-Jành Dẫn Đến Diệt Khổ-Thánh-Đế (Katañāṇa)

– Này chư tỳ-khưu! Tuệ-nhãn… đã phát sinh, trí-tuệ- thiền-tuệ… đã phát sinh, trí-tuệ sáng suốt… đã phát sinh, tuệ-minh. đã phát sinh, ánh-sáng trí-tuệ… đã phát sinh

đến với Như-Lai trong mọi pháp-hành dẫn đến diệt khổ- Thánh-đế, mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như-Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:

“Thật-tánh Thánh-đạo hợp đủ 8 chánh là pháp-hành dẫn đến chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế ấy là pháp nên tiến hành, thì đã được tiến hành chứng ngộ Niết-bàn, diệt khổ-Thánh-đế bằng 4 Thánh-đạo-tuệ rồi (dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvitaṃ).

Vai Trò Quan Trọng Của Tam-Tuệ-Luân

–    Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo Tam-tuệ-luân (trí-tuệ-học, trí-tuệ-hành, trí-tuệ-thành), thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng, thanh-tịnh chưa phát sinh đến với Như-Lai.

–    Này chư tỳ-khưu! Khi ấy Như-Lai chưa dám truyền dạy rằng:

“Như-Lai chứng đắc thành Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác vô-thượng trong toàn cõi tam-giới chúng-sinh: nhân-loại, Vua chúa, Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma vương và phạm-thiên cả thảy.”

–    Này chư tỳ-khưu! Khi nào trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ biết rõ thật-tánh của tứ Thánh-đế theo Tam-tuệ-luân, thành 12 loại trí-tuệ hoàn toàn trong sáng, thanh-tịnh đã phát sinh đến với Như-Lai.

–    Này chư tỳ-khưu! Khi ấy, Như-Lai dõng dạc khẳng định truyền dạy rằng:

“Như-Lai đã chứng đắc thành Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác vô-thượng trong toàn cõi tam-giới chúng- sinh: nhân-loại, Vua chúa, Sa-môn, Bà-la-môn, chư- thiên, ma-vương và phạm-thiên cả thảy”.

Trí-Tuệ Quán Triệt (Paccavekkhaṇañāṇa)

Trí-tuệ quán triệt đã phát sinh đến với Như-Lai, biết rõ rằng:

“A-ra-hán Thánh-quả-tuệ giải thoát của Như-Lai không bao giờ bị hư hoại, kiếp này là kiếp chót, sau kiếp này, chắc chắn không còn tái-sinh kiếp nào nữa.”

Ngài Đại Trưởng Lão Koṇḍañña Chứng Ngộ Chân-Lý Tứ Thánh-Đế

Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp- Luân này xong, nhóm 5 tỳ-khưu phát sinh đại-thiện-tâm vô cùng hoan hỷ với lời giáo huấn của Đức-Phật.

Trong khi Đức-Thế-Tôn thuyết bài kinh văn xuôi này xong, thì Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña đã phát sinh pháp-nhãn chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, tâm không còn bị ô nhiễm bởi phiền-não là tà- kiến, hoài-nghi nữa, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, nên Ngài biết rõ ràng chắc chắn rằng:

“Tất cả các pháp nào trong tam-giới có trạng-thái- sinh, thì tất cả pháp ấy đều có trạng-thái-diệt.”

Toàn Thể Chư-Thiên, Phạm-Thiên Tán Dương Ca Tụng

Khi Đức-Thế-Tôn thuyết giảng kinh Chuyển-Pháp- Luân vừa xong, chư-thiên trên địa cầu (bhummaṭṭha- devatā) đồng thanh tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp- Luân vô-thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, chưa từng có Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên hay bất cứ một ai trong đời này có thể thuyết giảng như vậy được.”

Đồng thời, chư-thiên ở cõi Tứ đại-thiên-vương được nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên địa cầu, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp- Luân vô-thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, chưa từng có Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên hay bất cứ một ai trong đời này có thể thuyết giảng như vậy được.” Cũng  như  vậy,  chư-thiên  trong  cõi  Tam-thập-tam-thiên, cõi Dạ-ma-thiên, cõi Đâu-suất-đà-thiên, cõi  Hóa-lạc-thiên, cõi Tha-hóa-tự-tại-thiên cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp- Luân vô-thượng, …

Đồng thời, Phạm-thiên ở cõi trời sắc-giới được nghe lời tán dương ca tụng của chư-thiên trong cõi Tha-hóa- tự-tại-thiên, cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:

“Đức-Thế-Tôn thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp- Luân vô-thượng tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, gần kinh-thành Bārāṇasī, chưa từng có Sa-môn, Bà-la-môn, chư-thiên, ma-vương, phạm-thiên hay bất cứ một ai trong đời này có thể thuyết giảng như vậy được.”

Ngay khi ấy, ngay lúc ấy, ngay sát-na ấy, lời tán dương ca tụng lên đến cõi sắc-giới phạm-thiên cao nhất là“Sắc-cứu-cánh-thiên”(Akaniṭṭhā), mười ngàn cõi tam- giới chúng-sinh này đều rung chuyển, rung động, ánh sáng hào quang của Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác tỏa rộng vô biên khắp cùng các cõi tam-giới, hơn hẳn oai lực chư-thiên, phạm-thiên cả thảy.

Ngài Trưởng-Lão Koṇḍañña Có Tên Aññāsikoṇḍañña

Khi Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập- lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama. Đức-Thế-Tôn hoan hỷ tự thốt lên cho toàn cõi tam-giới biết rằng:

“Aññāsi vata bho Koṇḍañño!

Aññāsi vata bho Koṇḍañño!”

Iti hidaṃ āyasmato Koṇḍaññassa “Aññāsikoṇdañño.”

–  Này chư vị! Quả thật Koṇḍañña đã chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế rồi!

–  Này chư vị! Quả thật Koṇḍañña đã chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế rồi!

Cho nên, Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña có tên là Aññāsikoṇḍañña (Ngài Đại-Trưởng-lão Koṇḍañña đã chứng ngộ).

Ngài Đại-Trưởng-Lão Aññāsikoṇḍañña Thọ Tỳ-Khưu

Khi ấy, Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña đã phát sinh trí-tuệ-thiền-tuệ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh- đế đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, đã chứng đạt đến chân-lý tứ Thánh-đế, đã biết rõ đúng theo chân-lý tứ Thánh-đế, đã thấu rõ, thông suốt chân-lý tứ Thánh-đế, nên đã diệt tận hoàn toàn mọi điều hoài-nghi nơi Đức-Phật, nơi Đức-Pháp, … không còn hoài-nghi nào nữa, với trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới của mình đã chứng ngộ đúng theo lời giáo-huấn của Đức-Thế-Tôn, nên không còn tin nơi người nào khác nữa. Ngài Đại- Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña thành kính đảnh lễ Đức- Thế-Tôn rồi bạch rằng:

–    Kính bạch Đức-Thế-Tôn cao thượng, con xin quy-y nương nhờ nơi Đức-Thế-Tôn, kính xin Ngài cho phép con được thọ sa-di và tỳ-khưu.

Đức-Thế-Tôn có tâm từ đưa bàn tay phải, chỉ bằng ngón tay trỏ truyền dạy rằng:

“Ehi bhikkhu! Svākkhāto dhammo cara brahma- cariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.”

–   Này Koṇḍañña! Con hãy đến với Như-Lai. Con trở thành tỳ-khưu theo ý nguyện. Chánh-pháp mà Như-Lai đã thuyết giảng hoàn hảo ở phần đầu, phần giữa, phần cuối. Con hãy nên cố gắng tinh tấn hành phạm-hạnh cao thượng để chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn, để chấm dứt khổ tử sinh luân- hồi trong tam-giới.

Đức-Thế-Tôn truyền dạy vừa dứt lời, Ngài Đại- Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña trở thành tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu phát sinh do quả của phước-thiện như thần-thông.

(Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña xuất gia trở thành tỳ-khưu theo cách gọi Ehi bhikkhu!)

(Xong bài kinh Chuyển-Pháp-Luân)

 

Khi lắng nghe Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Chuyển-Pháp-Luân này, trong nhóm 5 tỳ-khưu chỉ có Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên y theo Đức-Phật, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết- bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo pháp của Đức-Phật Gotama,(1) cùng với 180 triệu chư- thiên, phạm-thiên cũng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế y theo Đức-Phật, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết- bàn tùy theo năng lực của các pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp-chủ (indriya): tín pháp-chủ, tấn pháp-chủ, niệm pháp-chủ, định pháp-chủ, tuệ pháp-chủ của mỗi vị.

Sau khi đã trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, Ngài Đại- Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehi bhikkhūpasampadā. Đức-Phật đưa bàn tay phải, chỉ bằng ngón trỏ về phía Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña truyền dạy rằng:

“Ehi Bhikkhu! Svākkhāto dhammo cara brahma- cariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.”

Thật kỳ diệu thay! Khi Đức-Phật vừa chấm dứt câu, ngay khi ấy, hình tướng cũ đạo-sĩ của Ngài Đại-Trưởng- lão Aññāsikoṇḍañña biến mất, thay vào tăng tướng mới, đạo mạo một tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ- khưu thành tựu do quả của phước-thiện như thần-thông. Vị tỳ-khưu có tăng tướng trang nghiêm, thân khẩu thanh-tịnh như một vị tỳ-khưu có 60 hạ.

Tam-Bảo Trọn Vẹn Xuất Hiện Trên Thế Gian

Đức-Phật Gotama thuyết giảng bài kinh Chuyển- Pháp-Luân lần đầu tiên vào ngày rằm tháng sáu. Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña trở thành bậc Thánh Nhập-lưu đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, và trở thành vị tỳ-khưu đầu tiên trong giáo- pháp của Đức-Phật Gotama. Ngay khi ấy, Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo trọn vẹn đầu tiên xuất hiện trên thế gian.

Còn lại 4 vị tỳ-khưu khác, Đức-Phật tiếp tục chỉ dạy.

* Sáng ngày 16 tháng 6, Đức-Phật không ngự đi khất thực, ở lại tại khu rừng Uruvelā, để chỉ dạy Ngài Vappa và Ngài Bhaddiya, còn 3 vị tỳ-khưu: Ngài Đại-Trưởng- lão Aññāsikoṇḍañña, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji đi khất thực, đem về dâng vật thực đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại phân chia đều cho 5 tỳ-khưu độ trong ngày.

Ngày 16 tháng 6, Ngài Vappa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu cũng theo cách

Ehibhikkhūpasampadā.

*    Ngày 17 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Bhaddiya và Ngài Mahānāma, còn Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsi- koṇḍañña, Ngài Vappa và Ngài Assaji đi khất thực, đem về dâng vật thực đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại chia đều cho 5 tỳ-khưu.

Ngày 17 tháng 6, Ngài Bhaddiya chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehibhikkhūpasampadā.

*        Ngày 18 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Mahānāma và Ngài Assaji, còn Ngài Đại-Trưởng-lão Aññāsikoṇḍañña, Ngài Vappa và Ngài Bhaddiya đi khất thực, đem về dâng vật thực đến Đức-Phật, phần vật thực còn lại chia đều cho 5 vị tỳ-khưu.

Ngày 18 tháng 6, Ngài Mahānāma chứng ngộ chân- lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập- lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehibhikkhūpasampadā.

*   Ngày 19 tháng 6, Đức-Phật chỉ dạy Ngài Assaji, còn 4 vị tỳ-khưu đi khất thực, đem về dâng vật thực đến Đức- Phật, phần còn lại chia đều đến 5 vị tỳ-khưu.

Ngày 19 tháng 6, Ngài Assaji chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu và được Đức-Phật cho phép thọ tỳ-khưu theo cách Ehibhikkhūpasampadā.

Như vậy nhóm 5 tỳ-khưu đều trở thành 5 bậc Thánh Nhập-lưu và cũng trở thành 5 tỳ-khưu trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Để nâng đỡ nhóm 5 tỳ-khưu Thánh Nhập-lưu lên bậc Thánh A-ra-hán,

*    Ngày 20 tháng 6, Đức-Phật thuyết giảng bài kinh Anattalakkhaṇasutta: Kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã.

Thật vậy, sau khi nghe Đức-Phật thuyết bài kinh Trạng-Thái-Vô-Ngã xong, nhóm 5 tỳ-khưu đều chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc từ Nhất-lai Thánh- đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, Bất-lai Thánh- đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, A-ra-hán Thánh- đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não, mọi ác-pháp không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng trong giáo- pháp của Đức-Phật Gotama.

Như vậy, ngoài Đức-Phật ra, còn có 5 vị Thánh A-ra- hán thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama đã xuất hiện trên thế gian này.

Tam Bảo - Đức Phật Độc Giác (Paccekabuddha) & Bậc Thánh Thanh Văn Giác (Sāvakabuddha)
CHƯƠNG I – Tìm Hiểu Bài Kinh Chuyển-Pháp-Luân

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *