Vi-Diệu-Pháp là danh-từ gọi pháp nào?

Vi-diệu-pháp dịch từ chữ Pāḷi Abhidhamma.

Abhidhamma = Abhi + dhamma

Abhi nghĩa là Vi-diệu,

Dhamma đó là paramatthadhamma: chân-nghĩa-pháp là pháp có thật-tánh rõ ràng, không phải là chế-định-pháp.

Abhidhamma nghĩa là Vi-diệu-pháp.

Trong Tam-Tạng (Tipiṭakapāḷi) có 3 tạng:

1- Vinayapiṭakapāḷi: Tạng-Luật Pāḷi,

2- Suttantapiṭakapāḷi: Tạng-Kinh Pāḷi,

3- Abhidhammapiṭakapāḷi: Tạng-Vi-diệu-pháp Pāḷi.

 

* Tạng Abhidhammapiṭaka: Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi gồm có 7 bộ:

1- Bộ Dhammasaṅganīpāḷi: Bộ Pháp-hội-tụ,

2- Bộ Vibhaṅgapāḷi: Bộ Pháp-phân-tích,

3- Bộ Dhātukathāpāḷi: Bộ Pháp-phân-loại,

4- Bộ Puggalapaññattipāḷi: Bộ chúng-sinh chế-định,

5- Bộ Kathāvatthupāḷi: Bộ Pháp-luận-đề,

6- Bộ Yamakapāḷi: Bộ Pháp-song-đối,

7- Bộ Paṭṭhānapāḷi: Bộ Pháp-duyên-hệ.

Tạng Abhidhammapiṭaka gồm có 7 bộ lớn này được Đức-Phật Gotama thuyết giảng trên cõi trời Tam-thập-tam-thiên trong hạ thứ 7 của Đức-Phật, suốt 3 tháng mùa mưa ở cõi người.([1])

* Bộ Abhidhammatthasaṅgaha (Vi-diệu-pháp-yếu-nghĩa) của Ngài trưởng-lão Anuruddha gồm có 9 chương:

1- Cittasaṅgaha: Tâm yếu-lược,

2- Cetasikasaṅgaha: Tâm-sở yếu-lược,

3- Pakiṇṇakasaṅgaha: Các pháp-chi yếu-lược,

4- Vīthisaṅgaha: Lộ-trình-tâm yếu-lược,

5- Vīthimuttasaṅgaha: Pháp ngoại lộ-trình-tâm yếu-lược,

6- Rūpasaṅgaha: Sắc-pháp yếu-lược,

7- Samuccayasaṅgaha: Pháp nhóm-tổng-hợp yếu-lược,

8- Paccayasaṅgaha: Pháp-duyên yếu-lược,

9- Kammaṭṭhānasaṅgaha: Pháp-hành thiền yếu-lược,

 

Chín chương tóm lược ý nghĩa cốt yếu của Tạng-Vi-diệu-pháp Pāḷi gồm có 7 bộ gom lại có 5 pháp chính là citta (tâm), cetasika (tâm-sở), rūpadhamma (sắc-pháp), Nibbāna (Niết-bàn), và paññattidhamma (chế-định-pháp).

Citta, cetasika, rūpadhamma, Nibbāna gồm 4 pháp này gọi là paramatthadhamma: Chân-nghĩa-pháp.

 

Paramatthadhamma nghĩa là gì ?

Paramatthadhamma: Parama+attha+dhamma

*Parama: Thật-tánh chân-thật không biến thể theo thời gian và không gian,

* attha: ý nghĩa sâu sắc,

* dhamma: pháp có 4 là citta, cetasika, rūpa-dhamma, Nibbāna.

Paramatthadhammachân-nghĩa-pháp, có 4 pháp là citta: tâm, cetasika: tâm-sở, rūpa-dhamma: sắc-pháp, Nibbāna: Niết-bàn.

Paramatthadhamma: Chân-nghĩa-pháp là pháp có 3 tính chất:

* Chân-nghĩa-phápthật-tánh-pháp chân- thật không biến thể theo thời gian, không gian. Ví dụ: Tâm có trạng-thái biết đối-tượng, nhãn-thức-tâm có phận sự nhìn thấy đối-tượng sắc, địa-đại có trạng-thái cứng hoặc mềm, v.v… trong thời quá-khứ, thời hiện-tại, thời vị-lai, tại nơi này, nơi khác vẫn không biến thể, vẫn có trạng-thái của nó như vậy.  

 

* Chân-nghĩa-pháppháp rất vi-diệu mà chỉ có các bậc thiện-trí có trí-tuệ-thiền-tuệ mới thấy rõ, biết rõ thật-tánh của chân-nghĩa-pháp mà thôi. Còn các hạng thiểu-trí không thể thấy rõ, biết rõ thật-tánh của chân-nghĩa-pháp.

 

* Chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) là pháp làm nơi nương nhờ cho tất cả mọi chế-định-pháp (paññattidhamma) bằng ngôn-ngữ, ý-nghĩa để hiểu biết lẫn nhau.

 

Chân-nghĩa-pháp có 2 pháp:

* Saṅkhatadhamma: Pháp-hữu-vi đó là citta, cetasika, rūpa là những pháp do nhân-duyên cấu tạo; nhân-duyên có 4 loại: kamma: nghiệp, citta: tâm, utu: thời-tiết, āhāra: vật-thực.

 

* Asaṅkhatadhamma: Pháp-vô-vi đó là Nibbāna là pháp không do nhân-duyên nào cấu tạo.

Vi diệu pháp - Hiện thực trong cuộc sống (lời mở đầu)
Tâm là gì? Vi diệu pháp hiện thực trong cuộc sống

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *