Nguyên Nhân Quy-y Tam-Bảo

Những người có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, có đại- thiện-tâm thành kính đến xin thọ phép quy-y Tam-bảo, do 2 nguyên nhân:

–   Nguyên nhân xa: Những tiền-kiếp đã từng gieo duyên lành nơi Đức-Phật-bảo, nơi Đức-Pháp-bảo, nơi Đức- Tăng-bảo, trong thời quá khứ, đã từng tạo mọi phước- thiện trong Phật-giáo, đã được tích lũy các pháp-hạnh ba-la-mật từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ, cho đến kiếp hiện-tại này.

–    Nguyên nhân gần: Kiếp hiện-tại gặp thời-kỳ Đức- Phật xuất hiện trên thế gian, có thuận duyên, có được cơ hội tốt, có phước duyên đến hầu Đức-Phật, hoặc bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, được lắng nghe chánh-pháp của Đức-Phật, nên phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo.

*    Số người chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, trở thành bậc Thánh-nhân, nên hết lòng thành kính xin thọ phép quy-y Tam-bảo.

* Số người có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, hiểu biết rõ ân-đức Tam-bảo, nên hết lòng thành kính xin thọ phép quy-y Tam-bảo.

Quy-Y Tam-Bảo Có 2 Phép Chính

1-   Phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu-tam-giới (Lokuttarasaraṇagamana).

2-   Phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam-giới (Lokiyasaraṇagamana).

Trong mỗi phép quy-y Tam-bảo có nhiều thứ bậc thấp cao khác nhau tùy theo khả năng hiểu biết của mỗi người. Cho nên, người có đức-tin trong sạch nơi Tam- bảo cần phải hiểu biết rõ phép quy-y Tam-bảo, bởi vì, phép quy-y Tam-bảo là bước đầu tiên trở thành người cận-sự-nam (upāsaka) hoặc người cận-sự-nữ (upāsikā) trong Phật-giáo.

1- Phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu-tam-giới như thế nào?

Những người đã có phước duyên trong Phật-giáo, đã từng tạo và bồi bổ các pháp-hạnh ba-la-mật trải qua nhiều đời nhiều kiếp từ Chư Phật trong thời quá-khứ, hoặc chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật trong quá-khứ.

Nay kiếp hiện-tại này có phước duyên đến hầu Đức- Phật hoặc chư Thánh thanh-văn, được lắng nghe chánh- pháp của Đức-Phật, rồi thực-hành pháp-hành thiền-tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền- não, trở thành bậc Thánh-nhân trong Phật-giáo.

Khi sát-na Thánh-đạo-tâm (maggakkhaṇacitta) phát sinh, ngay khi ấy, bậc Thánh-nhân thành tựu phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu-tam-giới.

Trong Chú-giải Pāḷi giải rằng:

Tattha lokuttaraṃ diṭṭhasaccānaṃ maggakkhaṇa- saraṇagamanupakkilesasamucchedena ārammaṇato Nibbānārammaṇaṃ hutvā kiccato sakalepi ratanattaye ijjhati.(1)

Trong 2 phép quy-y Tam-bảo, phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu-tam-giới là chứng ngộ chân-lý tứ Thánh- đế, chứng đắc Thánh-đạo, khi sát-na Thánh-đạo-tâm phát sinh có đối-tượng Niết-bàn, diệt tận phiền-não ô nhiễm trong tâm. Khi ấy, bậc Thánh-nhân thành- tựu phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu-tam-giới, đồng  thời mọi phận sự quy-y Tam-bảo cũng được thành-tựu trọn vẹn cùng một lúc, không trước không sau.

Như vậy, phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu-tam- giới là:

*   Theo tâm: Đó là sát-na Thánh-đạo-tâm phát sinh.

*   Theo đối-tượng: Đó là đối-tượng Niết-bàn.

*      Theo cách diệt phiền-não: Đó là cách diệt tận phiền-não.

*   Theo phận sự: Khi sát-na Thánh-đạo-tâm phát sinh có đối-tượng Niết-bàn, không phải là đối-tượng 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo. Song xét theo phận sự, khi Thánh-đạo-tâm phát sinh có đối- tượng Niết-bàn, khi ấy, mọi phận sự quy-y Tam-bảo  theo pháp siêu-tam-giới được thành tựu trọn vẹn.

Cho nên, bậc Thánh-nhân không nói bằng lời rằng:

“Buddham saraṇaṃ gacchāmi, Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi, Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi…”

Thứ Bậc Của Phép Quy-Y Tam-Bảo

Thứ bậc của phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu- tam-giới được căn cứ theo 4 Thánh-đạo-tâm. Do đó, phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu-tam-giới có 4 bậc từ thấp đến cao như sau:

1-    Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm phát sinh có đối-tượng Niết-bàn, diệt tận được 2 loại phiền-não là tà- kiến và hoài-nghi, đồng thời được thành tựu hoàn toàn đầy đủ mọi phận sự quy-y Tam-bảo.

2- Nhất-lai Thánh-đạo-tâm phát sinh có đối-tượng Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại thô, đồng thời được thành tựu hoàn toàn đầy đủ mọi phận sự quy-y Tam-bảo.

3-     Bất-lai Thánh-đạo-tâm phát sinh, có đối-tượng Niết-bàn, diệt tận được 1 loại phiền-não là sân loại vi-tế, đồng thời được thành tựu hoàn toàn đầy đủ mọi phận sự quy-y Tam-bảo.

4-     A-ra-hán Thánh-đạo-tâm phát sinh có đối-tượng Niết-bàn, diệt tận được 7 loại phiền-não còn lại là tham, si, ngã-mạn, buồn-chán, phóng-tâm, không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi; tất cả mọi tham-ái, mọi ác-pháp không còn dư sót, đồng thời được thành tựu hoàn toàn đầy đủ mọi phận sự quy-y Tam-bảo.

Quả Báu Của Phép Quy-Y Tam-Bảo

Thánh-Đạo-Tâm Liền Cho Thánh-Quả-Tâm

Phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu-tam-giới đó là khi 4 Thánh-đạo-tâm thuộc siêu-tam-giới thiện-tâm phát sinh rồi diệt liền cho quả là 4 Thánh-quả-tâm tương xứng phát sinh sau 1 sát-na-tâm, không có thời gian  ngăn cách, nghĩa là Thánh-đạo-tâm nào sinh rồi diệt, liền sau đó Thánh-quả-tâm ấy phát sinh 2 hoặc 3 sát-na- tâm cũng trong cùng Thánh-đạo lộ-trình-tâm ấy, không có thời gian ngăn cách gọi là: “Akālikadhamma” đó là 4 Thánh-đạo-tâm tương xứng với 4 Thánh-quả-tâm trong cùng Thánh-đạo lộ-trình-tâm ấy.

*   Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm diệt, liền cho quả là Nhập- lưu Thánh-quả-tâm sinh, không có thời gian ngăn cách.

*     Nhất-lai Thánh-đạo-tâm diệt, liền cho quả là Nhất- lai Thánh-quả-tâm sinh, không có thời gian ngăn cách.

* Bất-lai Thánh-đạo-tâm diệt, liền cho quả là Bất-lai Thánh-quả-tâm sinh, không có thời gian ngăn cách.

*   A-ra-hán Thánh-đạo-tâm diệt, liền cho quả là A-ra- hán Thánh-quả-tâm sinh, không có thời gian ngăn cách.

Nhập Thánh-Quả Để Hưởng An-Lạc Niết-Bàn

Nếu bậc Thánh-nhân có khả năng đặc biệt nhập Thánh-quả-tâm (Phalasamāpatti) theo sở đắc của mình, để hưởng sự an-lạc Niết-bàn, suốt khoảng thời gian quy định một giờ, hai giờ… chỉ có Thánh-quả-tâm sinh rồi diệt liên tục không ngừng, và có đối-tượng Niết-bàn mà thôi.

Đến khi xả Thánh-quả-tâm rồi, trở lại cuộc sống bình thường, tâm của bậc Thánh-nhân biết 6 đối-tượng: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp tuỳ theo lộ-trình-tâm.

Bậc Thánh-quả nào, chỉ có khả năng đặc biệt nhập Thánh-quả-tâm ấy mà thôi. Bậc Thánh-quả-tâm bậc thấp không thể nhập Thánh-quả-tâm bậc cao. Bậc Thánh-quả-tâm bậc cao không thể nhập Thánh-quả-tâm bậc thấp.

Quả Báu Của Thánh-Nhân Trong Kiếp Vị-Lai

Bậc Thánh Nhập-lưu chắc chắn không còn sa đọa trong 4 cõi ác-giới: địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh chỉ còn tái-sinh từ 1 kiếp, 2 kiếp, … cho đến nhiều nhất 7 kiếp, trong cõi người hoặc 6 cõi trời dục-giới.

Đến kiếp thứ 7 chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A- ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân- hồi trong tam-giới.

Bậc Thánh Nhất-lai chỉ còn tái-sinh 1 kiếp nữa trong cõi người hoặc cõi trời dục-giới mà thôi, trong kiếp ấy chắc chắn sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Bậc Thánh Bất-lai không còn tái-sinh trở lại cõi dục-giới, chỉ tái-sinh lên cõi sắc-giới (hoặc cõi vô-sắc giới) mà thôi, rồi sẽ trở thành bậc Thánh A-ra-hán sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Bậc Thánh A-ra-hán ngay kiếp hiện-tại sẽ tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Chư Thánh-Nhân Thọ Phép Quy-Y Tam-Bảo

Chư bậc Thánh-nhân đều chắc chắn thành tựu phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu-tam-giới, ngay khi sát- na Thánh-đạo-tâm phát sinh có đối-tượng Niết-bàn, cũng đã thành-tựu mọi phận sự của phép quy-y Tam-bảo trong tâm xong rồi, đã trở thành bậc Thánh-nhân.

Để được chính thức công nhận là người cận-sự-nam hoặc người cận-sự-nữ, bậc Thánh-nhân một lần nữa, trước sự hiện diện của Đức-Phật, hoặc bậc Thánh thanh- văn của Đức-Phật, bậc Thánh-nhân ấy thành kính xin thọ phép quy-y Tam-bảo bằng lời nói.

*    Nếu người ấy là nam Thánh-nhân, thì xin thọ phép quy-y Tam-bảo bằng lời rằng:

– Esāhaṃ Bhante Bhagavantaṃ saraṇaṃ gacchāmi, Dhammañca, bhikkhusaṃghañca, upāsakaṃ maṃ Bhagavā dhāretu, ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ.

–    Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con thành kính xin quy-y nơi Đức-Thế-Tôn, xin quy-y nơi Đức-Pháp-bảo, xin quy- y nơi chư Đại-đức tỳ-khưu Tăng-bảo.

Kính xin Đức-Thế-Tôn công nhận con là người cận- sự-nam ( upāsaka) đã quy-y Tam-bảo, kể từ nay cho đến trọn đời.

* Nếu người ấy là nữ Thánh-nhân, thì xin thọ phép quy-y Tam-bảo bằng lời rằng:

–  Esāhaṃ Bhante Bhagavantaṃ saraṇaṃ gacchāmi, Dhammañca, bhikkhusaṃghañca, upāsikaṃ maṃ Bhagavā dhāretu, ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ.

–       Kính bạch Đức-Thế-Tôn, con thành kính xin quy-y nơi Đức-Thế-Tôn, xin quy-y nơi Đức-Pháp-bảo, xin quy- y nơi chư Đại-đức tỳ-khưu Tăng-bảo.

Kính xin Đức-Thế-Tôn công nhận con là người cận- sự-nữ (upāsikā) đã quy-y Tam-bảo, kể từ nay cho đến trọn đời.

Trên đây là những gương quy-y Tam-bảo của bậc Thánh-nhân, dù chư bậc Thánh-nhân đã thành tựu phép quy-y Tam-bảo theo pháp siêu-tam-giới xong rồi, mà còn phải tự nguyện bạch với Đức-Thế-Tôn kính xin thọ phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam-giới.

Kính xin Đức-Phật hoặc bậc Thánh thanh-văn chứng minh và công nhận là người cận-sự-nam hoặc người cận-sự-nữ đã quy-y Tam-bảo đến trọn đời, huống gì hạng phàm-nhân. Hạng phàm-nhân muốn chính thức trở thành người cận-sự-nam hoặc cận-sự-nữ cần phải được thành tựu phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam-giới, đó là điều tất yếu.

Vấn: Người cận-sự-nam, người cận-sự-nữ có khả năng chứng đắc A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh- quả được hay không? Nếu chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán rồi thì sẽ như thế nào?

Đáp: Người cận-sự-nam, người cận-sự-nữ có khả năng chứng đắc được đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra- hán Thánh-quả, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Sau khi đã chứng đắc thành bậc Thánh A-ra-hán rồi sẽ có một trong hai điều sau đây xảy ra:

*    Bậc Thánh A-ra-hán ấy chắc chắn sẽ tịch diệt Niết- bàn ngay trong ngày hôm ấy.

*      Bậc Thánh A-ra-hán ấy phải xuất gia trở thành tỳ- khưu, hoặc tỳ-khưu ni, để duy trì sinh mạng cho đến hết tuổi thọ.(1)

Chứng Đắc Thánh A-Ra-Hán Tịch Diệt Niết-Bàn

Người cận-sự-nam chứng đắc thành bậc Thánh A-ra- hán rồi tịch diệt Niết-bàn ngay ngày hôm ấy. Trích dẫn:

*   Trường hợp Đức-vua Suddhodana, Đức-Phụ-vương của Đức-Phật, ngự tại kinh-thành Kapilavatthu. Khi ấy, Đức-vua Suddhodana lâm bệnh, nên thỉnh Đức-Phật về thuyết pháp. Sau khi lắng nghe Đức-Phật thuyết pháp xong, Đức-vua Suddhodana chứng đắc A-ra-hán Thánh- đạo, A-ra-hán Thánh-quả, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, rồi tịch diệt Niết-bàn ngay trong ngày hôm ấy.

*   Trường hợp vị đại quan cận-thần Santati(1) của Đức- vua Pasenadi Kosala. Đức-vua Pasenadi Kosala ban ân huệ cho vị đại quan cận-thần Santati lên ngôi vua 7 ngày. Được lên ngôi vua, vị đại quan cận-thần Santati hưởng sự an-lạc trong ngũ-dục, uống rượu ngon, xem các vũ nữ múa hát, đến ngày thứ 7, vị đại quan cận-thần đang say đắm nhìn cô vũ nữ xinh đẹp múa hát, cô bị bệnh phong chết ngay tại vũ trường. Cái chết đột ngột của cô vũ nữ trẻ đẹp tài ba, làm cho vị quan cận-thần vô cùng khổ não.

Vị đại quan cận-thần nghĩ: “Ngoài Đức-Phật ra, không có một ai có khả năng làm lắng dịu nỗi khổ tâm này của ta.”

Nghĩ vậy xong, ông đại quan cùng với các quan quân đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, kính xin Đức-Phật thuyết pháp tế độ, làm lắng dịu nỗi khổ tâm sầu não. Đức-Phật thuyết dạy bài kệ như sau:

“Yaṃ pubbe taṃ visosehi, pacchā te māhu kiñcanaṃ.

Majjhe ce no gahessasi, upasanto carissasi”.( 2)

“Này quan cận-thần San-ta-ti!

Từ trước sầu não nào đã phát sinh,

Con hãy nên diệt sạch sầu não ấy.

Về sau con không còn sầu não nữa,

Giữa thời hiện-tại không còn chấp thủ,

Vắng lặng sầu não rồi con sẽ đi.”

Sau khi lắng nghe xong bài kệ, vị đại quan cận-thần Santati chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Sau khi trở thành bậc Thánh A-ra-hán, ông thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi quán xét về tuổi thọ của mình, biết rõ tuổi thọ sắp hết, nên bậc Thánh A-ra-hán Santati thành kính đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi bạch rằng:

–     Bhante parinibbānaṃ me anujānātha.

–     Kính bạch Đức-Thế-Tôn, cho phép con tịch diệt Niết-bàn.

Chứng Đắc Thánh A-Ra-Hán Rồi Xin Xuất Gia

*    Trích dẫn tích bà Chánh-cung Hoàng-hậu Khemā của Đức-vua Bimbisāra. Chánh-cung Hoàng-hậu rất xinh đẹp và say mê sắc đẹp của mình.

Một hôm, Chánh-cung Hoàng-hậu Khemā ngự đến viếng thăm ngôi chùa Veḷuvana do Đức-vua Bimbisāra xây cất, rồi dâng cúng dường đến chư Đại-đức tỳ-khưu- Tăng có Đức-Phật chủ trì.

Biết có Chánh-cung Hoàng-hậu Khemā đến, Đức- Phật gọi bà và dạy bài kệ rằng:

“Āturaṃ asuciṃ pūtiṃ, passa

Kheme samussayaṃ.

Uggharantaṃ paggharantaṃ,

bālānaṃ abbipatthitaṃ.”(1)

“Này Khemā! Con hãy quán thân này,

Hay bệnh hoạn, bất tịnh, đầy ô trược,

Thường ói ra, khạc nhổ đồ dơ dáy,

Cửu khiếu thường chảy ra vật nhờm gớm,

Mà người si mê say đắm thân này.”

Sau khi lắng nghe bài kệ, bà Chánh-cung Hoàng-hậu Khemā chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu Thánh-đạo, Nhập-lưu Thánh-quả, Niết-bàn, trở thành bậc Thánh Nhập-lưu.

Tiếp theo Đức-Phật thuyết dạy bài kệ rằng:

“Ye rāgarattā ūnupatanti sotaṃ,

Sayaṃ kataṃ makkaṭakova jālaṃ.

Etampi chetvāna vajanti dhīrā,

Anapekkhino sabbadukkhaṃ pahāya”.(1)

“Này Khemā! Con hãy nên quán xét,

Chúng-sinh nào dính mắc bởi tham-ái,

Họ bị rơi vào trong dòng tham-ái,

Cũng ví như một con nhện giăng tơ,

Nằm dính trong mạng nhện do mình làm.

Chư Thánh-nhân cắt đứt dòng tham-ái,

Diệt mọi cảnh khổ tử sinh luân-hồi,

Bỏ đi mà không hề lưu luyến nữa.”

Sau khi lắng nghe bài kệ xong, bà Chánh-cung Hoàng- hậu Khemā chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, theo tuần tự chứng đắc Nhất-lai Thánh-đạo, Nhất-lai Thánh-quả và Niết-bàn, Bất-lai Thánh-đạo, Bất-lai Thánh-quả và Niết- bàn, cho đến A-ra-hán Thánh-đạo, A-ra-hán Thánh-quả và Niết-bàn diệt tận mọi phiền-não, mọi tham-ái không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

Đức-Thế-Tôn truyền dạy Đức-vua Bimbisāra rằng:

Mahārājā Khemāya pabbajituṃ vā parinibbāyituṃ vā vaṭṭati.

– Này Đại-vương! Đại-vương nên cho phép Chánh- cung Hoàng-hậu Khemā xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni hay để cho Chánh-cung Hoàng-hậu tịch diệt Niết-bàn ngay trong ngày hôm nay?

Đức-vua Bimbisāra bạch rằng:

Kính bạch Đức-Thế-Tôn, kính xin Ngài cho phép Chánh-cung Hoàng-hậu Khemā xuất gia trở thành tỳ- khưu-ni, không nên để Chánh-cung Hoàng-hậu tịch diệt Niết-bàn ngay trong ngày hôm nay. Bạch Ngài.

Chánh-cung Hoàng-hậu Khemā được xuất gia thọ tỳ- khưu-ni. Về sau, Ngài Đại-đức Tỳ-khưu-ni Khemā trở thành bậc Thánh-nữ Tối-Thượng Thanh-văn-giác có trí-tuệ xuất sắc nhất trong nhóm chư tỳ-khưu-ni đệ-tử của Đức-Phật Gotama.

Tại sao người tại gia cư-sĩ không thể giữ được địa vị bậc Thánh A-ra-hán cao thượng?

Sở dĩ người tại gia cư-sĩ là cận-sự-nam, cận-sự-nữ không thể duy trì được địa vị bậc Thánh A-ra-hán cao thượng, là vì người tại gia cư-sĩ có đời sống thế-tục, ăn ở theo thế-tục, nên không xứng đáng với phạm-hạnh cao thượng của bậc Thánh A-ra-hán.

Bởi vậy, cho nên người tại gia cư-sĩ là cận-sự-nam hoặc cận-sự-nữ, sau khi trở thành bậc Thánh A-ra-hán rồi, ngay hôm ấy, bậc Thánh A-ra-hán phải xuất gia trở thành tỳ-khưu, hoặc tỳ-khưu-ni, để duy trì sinh mạng cho đến hết tuổi thọ.

Nếu bậc Thánh A-ra-hán không xuất gia thì sẽ tịch diệt Niết-bàn ngay trong ngày hôm ấy, không chậm trễ sang ngày hôm sau.

Ba Bậc Thánh-Nhân Tại Gia

*   Trong bộ Milindapañhā giảng giải:

Ngoài bậc Thánh A-ra-hán ra, người tại gia cư-sĩ là cận-sự-nam, cận-sự-nữ có khả năng trở thành bậc Thánh Nhập-lưu, bậc Thánh Nhất-lai và bậc Thánh Bất-lai và có thể duy trì sinh mạng cho đến hết tuổi thọ.

*   Bậc Thánh Nhập-lưu và bậc Thánh Nhất-lai ở tại gia có thể lập gia đình, có vợ hoặc có chồng, có con.

Như Bà Visākā đã trở thành bậc Thánh Nhập-lưu lúc 7 tuổi. Về sau trưởng thành, bà có chồng sinh được 20 đứa con (10 đứa con trai, 10 đứa con gái). Bà Visākā có tuổi thọ 120 tuổi, …

Còn bậc Thánh Bất-lai ở tại gia cư-sĩ, chắc chắn không có vợ, không có chồng. Nếu bậc Thánh Bất-lai, trước kia đã có vợ hoặc đã có chồng, thì sau khi trở thành bậc Thánh Bất-lai chắc chắn không còn quan hệ vợ chồng như trước, bởi vì, bậc Thánh Bất-lai đã diệt  tận được tham-ái trong cõi dục-giới.

Thời Đức-Phật còn tại thế, có hai ông cận-sự-nam cùng tên là Ugga,(1) một ông ở xứ Vesāli và một ông ở làng Hatthigāma vùng Vajjī, cả hai ông đều trở thành bậc Thánh Bất-lai.

Trước kia, ông có 4 người vợ, sau khi ông đã trở thành bậc Thánh Bất-lai, ông cho phép 4 bà vợ cũ được tự do, nếu muốn có chồng khác thì ông cho tiền bạc và của cải.

* Ông cận-sự-nam Cittagahapati(2), bà cận-sự-nữ trong xóm nhà Mātikāgāma đều đã trở thành bậc Thánh Bất-lai, có tứ-tuệ-phân-tích, có thần-thông, …

Trong bộ Milindapañhā giảng giải:

Dù người cận-sự-nam, cận-sự-nữ là bậc Thánh-nhân cũng phải nên tỏ lòng tôn kính, đảnh lễ, đón rước chư tỳ-khưu còn là phàm-nhân. Bởi vì, chư tỳ-khưu là một trong tứ chúng cao thượng, có thể cho phép giới tử xuất gia thọ sa-di, thọ tỳ-khưu để duy trì Phật-giáo được trường tồn lâu dài trên thế gian; mà điều này các hàng tại gia cư-sĩ không thể làm được.

2- Phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam-giới  như thế nào?

Những hàng thiện-trí phàm-nhân có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, có trí-tuệ sáng suốt, hiểu biết rõ 9 ân- đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo, có nhận thức đúng đắn rằng: Đức-Phật cao thượng, Đức-Pháp cao thượng, Đức-Tăng cao thượng, có ý nguyện đến quy-y nương nhờ nơi Tam-bảo với đại- thiện-tâm của mình.

Muốn được thành tựu phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam-giới, thì người quy-y Tam-bảo cần phải hiểu biết rõ các pháp, như trong Chú-giải giảng giải:

“Lokiyaṃ puthujjanānaṃ saraṇagamanupakkilesa- vikkhambhanena ārammaṇato Buddhādiguṇāramma- ṇaṃ hutvā ijjhati”(1).

“Đối với hàng thiện-trí phàm-nhân thành tựu phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam-giới với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đối-tượng 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân- đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo, diệt bằng cách đè nén, chế-ngự phiền-não ô nhiễm phép quy-y Tam-bảo.”

Như vậy, phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam-giới là:

*   Theo tâm: Đó là đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ.

*   Theo đối-tượng: Đó là 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo.

*   Theo cách diệt phiền-não: Đó là cách diệt đè nén, chế-ngự phiền-não ô nhiễm phép quy-y Tam-bảo, khi đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ làm phận sự thọ phép quy-y Tam-bảo có đối-tượng 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo.

Điều Kiện Thành Tựu Phép Quy-Y Tam-Bảo Theo Pháp Tam-Giới

Để thành tựu phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam- giới, người ấy có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, khi thành tâm thọ phép quy-y Tam-bảo với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đối-tượng ân-đức Tam-bảo theo từng mỗi câu quy-y như sau:

*     Câu quy-y Đức-Phật-bảo: “Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi”: Con đem hết lòng thành kính xin quy-y  Phật, với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đối-tượng 9 ân-đức Phật-bảo.

*      Câu quy-y Đức-Pháp-bảo: “Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi”: Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp, với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đối-tượng 6 ân-đức Pháp-bảo.

*      Câu quy-y Đức-Tăng-bảo: “Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi”: Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng, với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đối-tượng 9 ân-đức Tăng-bảo.

Như vậy, để thành tựu được phép  quy-y Tam-bảo theo pháp tam-giới, điều trước tiên, người ấy có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có trí-tuệ sáng suốt, học hỏi, ghi nhớ, hiểu rõ 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo, bởi vì, những ân-đức Tam-bảo này là đối-tượng của đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ khi làm phận sự thọ phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam-giới để cho được thành tựu.

Thứ Bậc Của Phép Quy-Y Tam-Bảo Theo Pháp Tam-Giới

Thứ bậc của phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam-giới được căn cứ theo dục-giới thiện-tâm, khi tâm này làm phận sự thọ phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam-giới.

Dục-giới thiện-tâm có 8 tâm: 4 tâm hợp với trí-tuệ và 4 tâm không hợp với trí-tuệ, do đó thứ bậc của phép quy- y Tam-bảo theo pháp tam-giới có 2 bậc cao thấp.

1-   Phép quy-y Tam-bảo hợp với trí-tuệ

2-   Phép quy-y Tam-bảo không hợp với trí-tuệ.

1-   Phép quy-y Tam-bảo hợp với trí-tuệ như thế nào?

Người có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có trí-tuệ sáng suốt hiểu rõ 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp- bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo. Khi dục-giới thiện-tâm này làm phận sự thọ phép quy-y Tam-bảo theo từng mỗi câu quy- y như sau:

*       Câu quy-y Đức-Phật-bảo: “Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi”: Con đem hết lòng thành kính xin quy-y  Phật. Khi đọc câu ấy với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ  có đối-tượng 9 ân-đức Phật-bảo: “Itipi so Bhagavā Arahaṃ, Sammāsambuddho, … Bhagavā”.

*      Câu quy-y Đức-Pháp-bảo: “Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi”: Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp. Khi đọc câu ấy với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đối-tượng 6 ân-đức Pháp-bảo: “Svākkhāto Bhagavatā dhammo, Sandiṭṭhiko, … Paccattaṃ veditabbo viññūhi”.

*      Câu quy-y Đức-Tăng-bảo: “Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi”: Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng. Khi đọc câu ấy với đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ có đối- tượng   9   ân-đức   Tăng-bảo:   “Suppaṭipanno   Bhagavato sāvakasaṃgho, … Anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassa”.

Như vậy, gọi là thọ phép quy-y Tam-bảo hợp với trí- tuệ (ñāṇasampayuttasaraṇagamana).

2-  Phép quy-y Tam-bảo không hợp với trí-tuệ như thế nào?

Người có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo nhưng không có trí-tuệ, không hiểu rõ sâu sắc 9 ân-đức Phật- bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo. Khi đại- thiện-tâm này làm phận sự thọ phép quy-y Tam-bảo theo từng mỗi câu quy-y như sau:

*     Câu quy-y Đức-Phật-bảo: “Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi”: Con đem hết lòng thành kính xin quy-y  Phật. Khi đọc câu ấy với đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ, có đối-tượng 9 ân-đức Phật-bảo, nhưng không hiểu rõ ràng sâu sắc 9 ân-đức Phật-bảo ấy.

*      Câu quy-y Đức-Pháp-bảo: “Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi”: Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Pháp. Khi đọc câu ấy với đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ, tuy có đối-tượng 6 ân-đức Pháp-bảo, nhưng không hiểu rõ ràng sâu sắc 6 ân-đức Pháp-bảo ấy.

*      Câu quy-y Đức-Tăng-bảo: “Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi”: Con đem hết lòng thành kính xin quy-y Tăng. Khi đọc câu ấy với đại-thiện-tâm không hợp với trí-tuệ, tuy có đối-tượng 9 ân-đức Tăng-bảo, nhưng không hiểu rõ ràng sâu sắc 9 ân-đức Tăng-bảo ấy.

Như vậy, gọi là thọ phép quy-y Tam-bảo không hợp với trí-tuệ (ñāṇavippayuttasaraṇagamana).

4 Hạng Người Quy-Y Tam-Bảo Theo Pháp Tam-giới

Thọ phép quy-y Tam-bảo theo pháp tam-giới có 4 hạng người:

1- Attasanniyātanasaraṇagamana: Thọ phép quy-y Tam- bảo bằng cách hiến dâng trọn đời mình cho Tam-bảo.

2- Tapparāyaṇasaraṇagamana: Thọ phép quy-y Tam- bảo bằng cách nương nhờ nơi Tam-bảo.

3- Sissabhāvūpagamanasaraṇagamana: Thọ phép quy-y Tam-bảo bằng cách tự nguyện suốt đời làm đệ-tử của Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng.

4- Paṇipātasaraṇagamana: Thọ phép quy-y Tam-bảo bằng cách hết lòng tôn kính, lễ bái cúng dường Tam-bảo.

1-   Thọ phép quy-y Tam-bảo bằng cách hiến dâng trọn đời mình cho Tam-bảo như thế nào?

Người nào có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có trí- tuệ sáng suốt, hiểu rõ 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo, có nhận thức đúng đắn rằng: Đức-Phật cao thượng, Đức-Pháp cao thượng, Đức-Tăng cao thượng.

Người ấy đến hầu chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, tự nguyện xin thọ phép quy-y Tam-bảo bằng cách hiến dâng trọn đời mình đến ngôi Tam-bảo cao- thượng bằng lời chân thật rằng:

–   Ajja ādiṃ katvā ahaṃ attānaṃ Buddhassa niyyā- temi, Dhammassa niyyātemi, Saṃghassa niyyātemi. (1)

–   Kính bạch Ngài, kính xin Ngài công nhận cho con rằng: “Kể từ hôm nay cho đến trọn đời, con thành kính xin hiến dâng cuộc đời con đến Đức-Phật cao thượng, con thành kính xin hiến dâng cuộc đời con đến Đức-Pháp cao thượng, con thành kính xin hiến dâng cuộc đời con đến Đức-Tăng cao thượng.”

Sau khi bạch với chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức- Phật xong, người ấy trở thành cận-sự-nam hoặc cận-sự- nữ đã quy-y Tam-bảo cao thượng, từ ngày hôm ấy cho đến trọn đời.

Như vậy, gọi là thọ phép quy-y Tam-bảo bằng cách hiến dâng trọn đời mình nơi Tam-bảo.

2-  Thọ phép quy-y Tam-bảo bằng cách đến quy-y nương nhờ nơi Tam-bảo như thế nào?

Người nào có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có trí- tuệ sáng suốt, hiểu rõ 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo, có nhận thức đúng đắn rằng: Đức-Phật cao thượng, Đức-Pháp cao thượng, Đức-Tăng cao thượng.

Người ấy đến hầu chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, tự nguyện xin thọ phép quy-y Tam-bảo bằng cách đến nương nhờ nơi Tam-bảo cao thượng bằng lời chân thật rằng:

–  Ajja ādiṃ katvā ahaṃ Buddhaparāyaṇo, Dhamma- parāyaṇo, Saṃghaparāyaṇo iti maṃ dhāretha.(1)

–    Kính bạch Ngài, kính xin Ngài công nhận cho con rằng: “Kể từ hôm nay cho đến trọn đời, con thành kính xin quy-y nương nhờ nơi Đức-Phật cao thượng, xin quy- y nương nhờ nơi Đức-Pháp cao thượng, xin quy-y nương nhờ nơi Đức-Tăng cao thượng”.

Sau khi bạch với chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức- Phật xong, người ấy trở thành cận-sự-nam hoặc cận-sự-nữ đã quy-y Tam-bảo cao thượng, từ ngày hôm ấy cho đến trọn đời.

Như vậy, gọi là thọ phép quy-y Tam-bảo bằng cách đến quy-y nương nhờ nơi Tam-bảo.

3-  Thọ phép quy-y Tam-bảo bằng cách tự nguyện suốt đời làm đệ-tử của Đức-Phật, Đức-Pháp, Đức-Tăng như thế nào?

Người nào có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có trí- tuệ sáng suốt, hiểu rõ 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo, có nhận thức đúng đắn rằng: Đức-Phật cao thượng, Đức-Pháp cao thượng, Đức-Tăng cao thượng.

Người ấy đến hầu chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, tự nguyện xin thọ phép quy-y Tam-bảo bằng cách tự nguyện suốt đời làm đệ-tử của Đức-Phật, của Đức-Pháp, của Đức-Tăng bằng lời chân thật rằng:

–  Ajja ādiṃ katvā ahaṃ Buddhassa antevāsiko, Dhammassa antevāsiko, Saṃghassa antevāsiko iti maṃ dhāretha.

–    Kính bạch Ngài, kính xin Ngài công nhận cho con rằng: “Kể từ hôm nay cho đến trọn đời, con là người đệ- tử của Đức-Phật cao thượng, con là người đệ-tử của Đức-Pháp cao thượng, con là người đệ-tử của Đức- Tăng cao thượng”.

Sau khi bạch với chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức- Phật xong, người ấy trở thành cận-sự-nam hoặc cận-sự- nữ đã quy-y Tam-bảo cao thượng, từ ngày hôm ấy cho đến trọn đời.

Như vậy, gọi là thọ phép quy-y Tam-bảo bằng cách tự nguyện suốt đời làm đệ-tử của Đức-Phật, của Đức-Pháp, của Đức-Tăng.

4-  Thọ phép quy-y Tam-bảo bằng cách hết lòng tôn kính, lễ bái cúng dường Tam-bảo như thế nào?

Người nào có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có trí- tuệ sáng suốt, hiểu rõ 9 ân-đức Phật-bảo, 6 ân-đức Pháp-bảo, 9 ân-đức Tăng-bảo, có nhận thức đúng đắn rằng: Đức-Phật cao thượng, Đức-Pháp cao thượng, Đức-Tăng cao thượng.

Người ấy đến hầu chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật, tự nguyện xin thọ phép quy-y Tam-bảo bằng cách hết lòng tôn kính, lễ bái cúng dường Tam-bảo bằng lời chân thật rằng:

–   Ajja ādiṃ katvā ahaṃ abhivādāna-paccuṭṭhāna- añjalikamma-sāmīcikammaṃ Buddhādīnaṃ yevatiṇṇaṃ vatthūnaṃ karomi iti maṃ dhāretha.

Kính bạch Ngài, kính xin Ngài công nhận cho con rằng: “Kể từ hôm nay cho đến trọn đời, con chỉ hết lòng tôn kính chắp tay, đón rước, lễ bái, đảnh lễ Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo mà thôi”.

Sau khi bạch với chư Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức- Phật xong, người ấy trở thành cận-sự-nam hoặc cận-sự- nữ đã quy-y Tam-bảo cao thượng, từ ngày hôm ấy cho đến trọn đời.

Như vậy, gọi là thọ phép quy-y Tam-bảo bằng cách hết lòng tôn kính, lễ bái, cúng dường Tam-bảo.

Trong 4 cách thọ phép quy-y Tam-bảo này, cách nào cũng có thể trở thành người cận-sự-nam hoặc cận-sự-nữ đã quy-y Tam-bảo.

CHƯƠNG IV - Bậc Thiện-Trí Biết Rõ Đức-Phật Mới Quy-Y Tam-Bảo
CHƯƠNG IV - Quy-Y Tam-Bảo Không Thành Tựu Và Thành Tựu

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *