Tượng Đức-Phật (Buddharūpa)
Tượng Đức-Phật có từ thời-kỳ nào, xuất hiện lần đầu tiên ở đâu?
Sở dĩ có câu hỏi này, là vì Tam-Tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi qua các thời-kỳ kết tập từ lần thứ nhất cho đến lần thứ tư dạy các hàng thanh-văn đệ-tử là bậc xuất-gia tỳ- khưu, tỳ-khưu-ni và các hàng tại gia là cận-sự-nam, cận- sự-nữ phải nên tôn kính cây Đại-Bồ-đề như tôn kính Đức-Phật, không nên chặt cành có tính cách phá hoại cây Đại-Bồ-đề.
Thật khó mà xác định chính xác, song do căn cứ của một vài sử liệu cho rằng:
“Tượng Đức-Phật có từ thời-kỳ Phật-lịch thế kỷ thứ VI, do các nhà nghệ thuật điêu khắc người Karika có đức-tin theo Phật-giáo, trong xứ Gandharaṭṭha, thuộc miền Bắc Ấn Độ thời xưa.”
Những nhà nghệ thuật này do tư duy rằng: “Phái Bà- la-môn có các tượng thần linh để họ dâng lễ cúng dường, thì Phật-giáo cũng nên có tượng Đức-Phật để làm nơi lễ bái, dâng lễ cúng dường.
Do đó, các nhà nghệ thuật điêu khắc này học hỏi, nghiên cứu về 32 tướng tốt của Đức-Phật và 80 tướng tốt phụ của Đức-Phật làm cơ bản, làm nền tảng để họ sáng tạo nên tượng Đức-Phật đầu tiên.”
Một sử liệu khác cho rằng:
“Tượng Đức-Phật đầu tiên có vào khoảng Phật-lịch 700, sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, do các nhà nghệ thuật điêu khắc, tạo hình trong xứ Gandharaṭṭha, thuộc miền Bắc Ấn Độ thời xưa.”
Tượng Đức-Phật có phù hợp với Phật-giáo hay không?
Tượng Đức-Phật thuộc trong điều Uddissakacetiya: Cetiya nơi mà người tạo nên ngôi Bảo-tháp, tượng Đức- Phật, v.v… để tôn thờ, lễ bái cúng dường, …
Cho nên, tượng Đức-Phật phù hợp với Phật-giáo.
Biểu Tượng Của Phật-Giáo
Cây Đại-Bồ-đề là một biểu tượng đặc biệt nhất của Phật-giáo, bởi vì Đức-Bồ-tát Siddhattha trở thành Đức- Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu Đức-Phật Gotama tại dưới cội cây Assattha. Vì vậy, cây Assattha này được gọi là Mahābodhirukkha: Cây Đại-Bồ-đề của Đức-Phật Gotama.
* Cây Đại-Bồ-Đề Của Đức-Phật Gotama
Cây Đại-Bồ-đề này mọc tại khu rừng Uruvelā, nay gọi là Buddhagayā (Ấn Độ), là nơi tôn kính của các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama, chư tỳ-khưu, chư sa-di, chư tỳ-khưu-ni, chư sa-di-ni, toàn thể cận-sự-nam, cận-sự-nữ nên hết lòng thành kính lễ bái cội Đại-Bồ-đề, cũng như thành kính lễ bái, cúng dường đến Đức-Phật Gotama.
Cho nên, Cây Đại-Bồ-đề của Đức-Phật Gotama là một biểu tượng của Phật-giáo (như trong tích “Cây Đại- Bồ-đề của Ngài Trưởng-lão Ānanda”).
* Cây Đại-Bồ-Đề Tại Rừng Núi Viên-Không
Một cây Đại-Bồ-đề nhỏ được cung thỉnh từ Buddha- gayā tại khu rừng Uruvelā xưa, nơi mà Đức-Bồ-tát Siddhattha đã trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, đem về trồng tại rừng núi Viên Không, xã Tóc-tiên, huyện Tân-thành, tỉnh Bà- Rịa-Vũng-Tàu, để cho tất cả các hàng thanh-văn đệ-tử gần xa có cơ hội đến chiêm bái, đảnh lễ, lễ bái, cúng dường cội cây Đại-Bồ-đề, để gieo duyên lành trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.
Cây Đại-Bồ-đề này được trồng trên mảnh đất tại rừng núi Viên-Không, rồi xây dựng trở thành nơi tôn nghiêm lễ bái cúng dường đặt tên là Bồ-Đề Phật-Cảnh gồm có:
* Động Bodhisattaguhāsīmā là động có hình Đức- Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác Siddhattha đang thực-hành pháp-hành khổ-hạnh (dukkaracariyā) cũng là chỗ Sīmā nơi chư tỳ-khưu-Tăng hành tăng-sự (saṃghakamma).
* Cây Đại-Bồ-đề (Mahābodhirukkha) được bao quanh bởi 10 tấm phù-điêu bằng đá cẩm thạch, được khắc 10 tích tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama thực-hành 10 pháp-hạnh ba-la-mật bậc thượng.
Quang cảnh xung quanh cây Đại-Bồ-đề được trang trí bởi 2 vị Rồng Xanh: Một vị rồng từ trên núi bay xuống và một vị rồng từ dưới bay lên gặp nhau tại Bánh Xe Chuyển-Pháp-Luân có 2 chú nai bông quỳ 2 bên.
* Bảy tuần lễ Đức-Phật Gotama hưởng pháp vị giải thoát (vimuttirasa) được tạo ra 7 cảnh tượng trưng, ý nghĩa như sau:
* Tuần lễ thứ nhất gọi là Pallaṅkasattāha: Đức-Phật ngự trên bồ-đoàn quý báu trong lâu đài bằng inox tại dưới cội Đại-Bồ-đề hưởng pháp vị giải thoát (từ ngày 16 tháng tư đến ngày 22 tháng tư).
* Tuần lễ thứ nhì gọi là Animisasattāha: Đức-Phật đứng trên hòn đá trên cao không nháy mắt nhìn xuống cây đại-Bồ-Đề (từ ngày 23 tháng tư đến ngày 29 tháng tư).
* Tuần lễ thứ ba gọi là Caṅkamasattāha: Đức-Phật ngự đi kinh hành trên con đường làm bằng đá hoa cương, mỗi bước có đóa hoa sen nâng đỡ (từ ngày 30 tháng tư đến ngày 6 tháng 5).
* Tuần lễ thứ tư gọi là Ratanagharasattāha: Đức-Phật ngự trên lâu đài bằng inox, phía dưới móng làm bằng đá hoa cương, đặt trên hòn đá lớn (từ ngày 7 tháng 5 đến ngày 13 tháng 5).
* Tuần lễ thứ năm gọi là Ajapālasattāha: Đức-Phật ngồi dưới cây da trong tấm phù điêu làm bằng đá cẩm thạch, cảnh 3 thiên-nữ Taṇhā, Aratī, Rāgā là công-chúa của Ác-Ma-thiên từ cõi Tha-hoá-tự-tại-thiên hiện xuống quyến rũ Đức-Phật. Ba thiên-nữ bất lực, nên hồi tâm sám hối, tán dương ca tụng Đức-Phật, rồi trở về (từ ngày 14 tháng 5 đến ngày 20 tháng 5).
* Tuần lễ thứ sáu gọi là Mucalindasattāha: Đức-Phật ngự trong hồ nước Mucalinda, trời mưa lạnh, Long- vương Mucalinda hiện ra vòng quanh 7 vòng bao quanh làm ấm Đức-Phật, phồng mang che mưa trên đầu Đức- Phật, tỏ lòng tôn kính Đức-Phật (từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 27 tháng 5).
* Tuần lễ thứ bảy gọi là Rājāyatanasattāha: Đức- Phật ngồi dưới cây Rājāyatana trong tấm phù điêu làm bằng đá cẩm thạch, cảnh Đức-Phật ban Xá-lợi tóc cho 2 anh em lái buôn Tapussa và Bhallika (từ ngày 28 tháng 5 đến ngày 5 tháng 6).
* Hai bàn chân của Đức-Phật làm bằng đá cẩm thạch, trong lòng 2 bàn chân có chạm 108 biểu tượng mà mỗi biểu tượng là một hình ảnh có ý nghĩa trong pháp, được gắn trên vách đá.
* Tấm phù-điêu phong cảnh Buddhagayā được khắc trên vách đá trong khuôn viên nền cội cây Đại-Bồ-đề.
Xung quanh nền cội cây Đại-Bồ-đề có 28 khung lan can bằng inox bao quanh.
Bồ Đề Phật Cảnh là một cảnh trí rất thanh-tịnh thiên nhiên và cũng rất tôn nghiêm tại rừng núi Viên Không.
* Bánh xe Chuyển-Pháp-Luân gồm có 12 căm là sự luân chuyển theo tam-tuệ-luân: trí-tuệ-học, trí-tuệ- hành, trí-tuệ-thành trong tứ Thánh-đế (3 x 4 = 12) là phần cốt lõi của Phật-giáo. Cho nên, bánh xe Chuyển- Pháp-Luân cũng là một biểu tượng của Phật-giáo.
Hai biểu tượng này, nếu người nào có sự hiểu biết giáo-pháp của Đức-Phật sâu sắc thì mới có thể nhận thức, biết được tính chất cao thượng của nó.
* Tượng Đức-Phật Là Một Biểu Tượng Của Phật-Giáo
Tượng Đức-Phật cũng là một biểu tượng của Phật- giáo. Tượng Đức-Phật là một hình ảnh rất sống động, gần gũi với con người nhất, dễ cảm nhận và rất dễ gây ấn tượng sâu sắc nhất. Cho nên, tượng Đức-Phật là một biểu tượng, một hình ảnh để liên tưởng đến Đức-Phật, ngôi cao cả nhất mà các hàng thanh-văn đệ-tử hết lòng thành kính lễ bái cúng dường.
Tượng Đức-Phật Theo Mỹ Thuật Của Mỗi Dân Tộc
Đức-Bồ-tát Chánh-Đẳng-Giác kiếp chót, chắc chắn sẽ trở thành Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác, thì Đức-Bồ-tát ấy có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ. Đó là lời dạy của Đức-Phật, mà mỗi tướng tốt như thế nào thì không có một ai từng thấy từng biết cả. Cho nên, các nhà nghệ thuật điêu khắc tạo hình theo óc tưởng tượng của mỗi người, dựa theo nền mỹ thuật của dân tộc mình để sáng tạo ra tượng Đức-Phật.
Mỗi nhà nghệ thuật, có một quan niệm riêng về cái đẹp và khả năng thẩm mỹ khác nhau. Mặc dù họ đã học hỏi nghiên cứu về 32 tướng tốt của Đức-Phật và 80 tướng tốt phụ của Đức-Phật, nhưng óc tưởng tượng của mỗi nhà nghệ thuật mang cá tính và tinh thần của dân tộc của mình.
Vì vậy, Tượng Đức-Phật Gotama được tạo ra qua mỗi thời-kỳ, mỗi dân tộc do mỗi nhà nghệ thuật có hình dáng không giống nhau. Tuy nhiên, cũng có đường nét tương tự, cho nên, khi hàng thanh-văn đệ-tử nào nhìn thấy tượng thờ, thì cũng có thể nhận biết được đó là Tượng Đức-Phật Gotama.
Vì vậy, các hàng thanh-văn đệ-tử liền liên tưởng đến Đức-Phật có 9 ân Đức-Phật cao-thượng, nên phát sinh đức-tin trong sạch, tỏ lòng tôn kính, lễ bái, dâng lễ cúng dường lên Đức-Phật một cách cung kính.
Lễ Bái Cúng Dường Tượng Đức-Phật Như Thế Nào?
Tượng Đức-Phật dù làm bằng chất liệu gì, như làm bằng xi măng cốt sắt, hoặc bằng đồng, bằng bạc, bằng vàng, bằng ngọc, bằng đá quý, bằng gỗ quý, thậm chí tượng Đức-Phật bằng giấy, dù nhỏ, dù lớn v.v… thì các hàng thanh-văn đệ-tử cũng không phải đảnh lễ, cúng dường nơi tượng Đức-Phật đồng, tượng Đức-Phật vàng, tượng Đức-Phật ngọc, … mà thật ra, các hàng thanh- văn đệ-tử khi nhìn thấy, chiêm ngưỡng tượng Đức-Phật ấy, cần phải niệm tưởng đến 9 ân Đức-Phật.
Cho nên, khi đảnh lễ chỉ đảnh lễ 9 ân Đức-Phật, khi lễ bái chỉ lễ bái đến 9 ân Đức-Phật, khi cúng dường chỉ cúng dường đến 9 ân Đức-Phật, khi niệm Phật chỉ niệm đến 9 ân Đức-Phật mà thôi.
Như vậy, Tượng Đức-Phật là đối tượng bên ngoài, để niệm tưởng đến 9 ân Đức-Phật bên trong với đại-thiện- tâm trong sáng của mình.
Vì vậy, Tượng Đức-Phật tạo ra bằng chất liệu gì, hình dáng, tư thế, … khác nhau như thế nào, cũng chỉ là đối tượng hình thức bên ngoài mà thôi. Khi các hàng thanh- văn đệ-tử chiêm bái, cung kính đảnh lễ, dâng lễ cúng dường, … nơi tượng Đức-Phật, thì phải luôn luôn niệm tưởng đến 9 ân Đức-Phật bên trong với đại-thiện-tâm trong sáng của mình.
Tuy nhiên, hình dáng, tư thế tượng Đức-Phật cũng có tác động đến tư tưởng, tình cảm của các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.
Thời xưa ở xứ Ấn Độ, các nhà nghệ thuật điêu khắc tạo hình tượng Đức-Phật trong tư thế ngồi đang Chuyển-Pháp-Luân, phía dưới bồ-đoàn, ở giữa có bánh xe Chuyển-Pháp-Luân, hai bên có 2 con nai và nhóm 5 tỳ-khưu. Đó là một hình ảnh rất sống động, gợi lại cho các hàng thanh-văn đệ-tử liên tưởng về quá-khứ, lần đầu tiên Đức-Phật thuyết bài kinh Chuyển-Pháp-Luân tại khu rừng phóng sinh nai gọi là Isipatana, để tế độ nhóm 5 tỳ-khưu: Ngài Trưởng-lão Koṇḍañña, Ngài Vappa, Ngài Bhaddiya, Ngài Mahānāma và Ngài Assaji.
Khi các hàng thanh-văn đệ-tử nào chiêm ngưỡng tượng Đức-Phật trong tư thế Chuyển-Pháp-Luân, diễn tả lại bối cảnh lịch sử đầu tiên trong Phật-giáo, tượng trưng Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo lần đầu tiên xuất hiện trên thế gian, cho nên, các hàng thanh-văn đệ-tử ấy dễ dàng phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo. Như vậy, tượng Đức-Phật là đối tượng giúp cho các hàng thanh-văn đệ-tử phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-Bảo, chính nhờ đức-tin này sẽ làm nền-tảng cho mọi thiện-pháp phát sinh và tăng trưởng.
Tích Ngài Trưởng-lão Phusadeva ở tại đảo Srilankā, hằng ngày Ngài làm phận sự làm sạch sẽ ngôi Bảo tháp xong, rồi Ngài thực-hành niệm 9 ân-Đức-Phật.
Một hôm Ác-ma-thiên hiện xuống quấy phá, Ngài Trưởng-lão Phusadeva phát hiện ra Ác-ma-thiên, nên Ngài tha thiết khẩn khoản Ác-ma-thiên biến hoá lại kim thân của Đức-Phật Gotama cho Ngài chiêm ngưỡng.
Ác-ma-thiên biến hoá lại kim thân của Đức-Phật Gotama, Ngài chú tâm chiêm ngưỡng, có đức-tin trong sạch niệm 9 ân-Đức-Phật, phát sinh hỷ lạc đồng sinh với đại-thiện-tâm chưa từng có, rồi Ngài thực-hành pháp- hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, tại ngôi Bảo tháp ấy.
(Tích trong Chú-giải Tạng-luật Parivara aṭṭhakathā).