Pháp-hành thiền-định có 2 phần:

– Đối-tượng thiền-định.

– Tâm biết đối-tượng thiền-định.

I- Đối-Tượng Thiền-Định

Đối-tượng thiền-định (samathakammaṭṭhāna) là đối- tượng của pháp-hành thiền-định, gồm có 40 đề-mục thiền- định chia ra làm 7 loại như sau:

1- 10 đề-mục thiền-định hình tròn kasiṇa.

2- 10 đề-mục thiền-định tử-thi asubha.

3- 10 đề-mục thiền-định niệm-niệm anussati.

4- 4 đề-mục thiền-định tứ-vô-lượng-tâm appamaññā.

5- 1 đề-mục thiền-định vật-thực đáng nhờm āhāre paṭikkūlasaññā.

6- 1 đề-mục thiền-định phân tích tứ-đại (catudhātuvavatthāna).

7- 4 đề-mục thiền-định vô-sắc (āruppa).

1- 10 Đề-Mục Thiền-Định Hình Tròn Kasiṇa

1.1- Đề-mục thiền-định hình tròn đất (pathavīkasiṇa).

1.2- Đề-mục thiền-định hình tròn nước (āpokasiṇa).

1.3- Đề-mục thiền-định hình tròn lửa (tejokasiṇa).

1.4- Đề-mục thiền-định gió (vāyokasiṇa).

1.5- Đề-mục thiền-định hình tròn màu xanh (nīlakasiṇa).

1.6- Đề-mục thiền-định hình tròn màu vàng (pītakasiṇa).

1.7- Đề-mục thiền-định hình tròn màu đỏ (lohitakasiṇa).

1.8- Đề-mục thiền-định hình tròn màu trắng (odātakasiṇa).

1.9- Đề-mục thiền-định hư không (ākāsakasiṇa).

1.10- Đề-mục thiền-định ánh sáng (ālokakasiṇa).

Đó là 10 đề-mục thiền-định (kasiṇa) làm đối-tượng của pháp-hành thiền-định.

2- 10 đề-mục thiền-định tử-thi (asubha)

2.1- Đề-mục tử-thi trải qua 2-3 ngày (uddhumātaka).

2.2- Đề-mục tử-thi biến sang màu tím thâm (vinīlaka).

2.3- Đề-mục tử-thi chảy máu mủ (vipubbaka).

2.4- Đề-mục tử-thi bị chặt đứt thành nhiều đoạn (vicchiddaka).

2.5- Đề-mục tử-thi bị chó, quạ, diều hâu, kên kên cắn xé ăn thịt, bỏ rải rác (vikkhāyitaka).

2.6- Đề-mục tử-thi bị chặt tay, chân, đầu, mình bỏ rải rác (vikkhittaka).

2.7- Đề-mục tử-thi bị đâm lủng nhiều lỗ (hatavikkhittaka).

2.8- Đề-mục tử-thi có máu chảy lai láng (lohitaka).

2.9- Đề-mục tử-thi có giòi (puḷuvaka).

2.10- Đề-mục tử-thi còn bộ xương trắng (aṭṭhika).

Đó là 10 đề-mục thiền-định tử-thi (asubha) làm đối-tượng của pháp-hành thiền-định.

3- 10 đề-mục thiền-định niệm-niệm (anussati)

3.1- Đề-mục niệm-niệm 9 ân Đức-Phật (Buddhānussati).

3.2- Đề-mục niệm-niệm 6 ân Đức-Pháp (Dhammānussati).

3.3- Đề-mục niệm-niệm 9 ân Đức-Tăng (Saṃghānussati).

3.4- Đề-mục niệm-niệm giới trong sạch của mình (sīlānussati).

3.5- Đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình (cāgānussati).

3.6- Đề-mục niệm-niệm 5 pháp Chư-thiên có nơi mình (devatānussati).

3.7- Đề-mục niệm-niệm trạng-thái tịch tịnh an-lạc Niết-bàn (upasamānussati).

3.8- Đề-mục niệm-niệm sự chết (maraṇānussati).

3.9- Đề-mục niệm 32 thể trọc (trược) trong thân của mình (kāyagatāsati).

3.10- Đề-mục niệm hơi thở vào, hơi thở ra (ānāpānassati).

Đó là 10 đề-mục thiền-định niệm-niệm (anussati) làm đối- tượng của pháp-hành thiền-định.

4- Bốn đề-mục thiền-định vô-lượng-tâm (appamaññā)

4.1- Đề-mục niệm rải tâm-từ (mettā) đến chúng-sinh vô-lượng.

4.2- Đề-mục niệm rải tâm-bi (karuṇā) đến chúng- sinh vô-lượng.

4.3- Đề-mục niệm rải tâm-hỷ (muditā) đến chúng-sinh vô-lượng.

4.4- Đề-mục niệm rải tâm-xả (upekkhā) đến chúng-sinh vô-lượng.

Đó là 4 đề-mục thiền-định niệm rải tâm từ, bi, hỷ, xả đến chúng-sinh vô-lượng (appamaññā) làm đối-tượng của pháp- hành thiền-định.

5- Đề-mục vật thực đáng nhờm gớm (āhārepaṭikkūlasaññā)

6- Đề-mục thiền-định phân tích tứ-đại (catudhātuvavatthāna)

7- Bốn đề-mục thiền-định vô-sắc (āruppa)

Trong 4 đề-mục thiền-định vô-sắc, mỗi đề-mục riêng biệt chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới riêng biệt mà thôi như sau:

7.1- Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ nhất gọi là ākāsa- paññatti chỉ để chứng đắc đệ nhất thiền vô-sắc-giới gọi là ākāsānañcāyatanajjhāna: Không-vô-biên-xứ-thiền mà thôi.

7.2- Đề-mục thiền vô-sắc-giới thứ nhì gọi là paṭhamā- ruppaviññāṇa chỉ để chứng đắc đệ nhị thiền vô-sắc-giới gọi là viññāṇañcāyatanajjhāna: Thức-vô-biên-xứ-thiền mà thôi.

7.3- Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ ba gọi là natthi- bhāvapaññatti chỉ để chứng đắc đệ tam thiền vô-sắc-giới gọi là ākiñcaññāyatanajjhāna: Vô-sở-hữu-xứ-thiền mà thôi.

7.4- Đề-mục thiền-định vô-sắc-giới thứ tư gọi là tatiyā- ruppaviññāṇa chỉ để chứng đắc đệ tứ thiền vô-sắc-giới gọi là nevasaññānāsaññāyatanajjhāna: Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ- thiền mà thôi.

Đó là 4 đề-mục thiền-định vô-sắc mà mỗi đề-mục vô-sắc chỉ có thể chứng đắc mỗi bậc thiền vô-sắc-giới riêng biệt mà thôi.

Gồm có 40 đề-mục thiền-định.

Trong 40 đề-mục thiền-định phân loại 3 loại nimitta, 3 loại bhāvanā, 3 loại samādhi.

Ba Loại Nimitta

1- Parikammanimitta: Đối-tượng đề-mục thiền-định ban đầu làm đối-tượng của parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định.

Tất cả 40 đề-mục thiền-định đều là parikammanimitta.

2- Uggahanimitta: Đối-tượng thô-ảnh tương-tự của parikammanimitta (đối-tượng đề-mục thiền-định ban đầu) ấy phát sinh rõ ở trong tâm theo ý-môn-lộ-trình-tâm (manodvāra- vīthicitta) có tác-hành-tâm (javanacitta) là dục-giới đại-thiện- tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm của bậc Thánh A-ra-hán, biết rõ đối-tượng thô-ảnh tương-tự của parikammanimitta ấy.

Trong 40 đề-mục thiền-định chỉ có 22 đề-mục thiền-định trực tiếp có uggahanimitta và 18 đề-mục thiền-định gián tiếp có uggahanimitta.

– Đề-mục thiền-định trực-tiếp có uggahanimitta có 22 đề- mục là 4 bhūtakasiṇa + 4 vaṇṇakasiṇa + ākāsakasiṇa + ālokakasiṇa + 10 asubha + kāyāgatāsati + ānāpānassati.

– Đề-mục thiền-định gián-tiếp có uggahanimitta có 18 đề- mục là 6 anussati + upasamānussati + maraṇānussati + 4 appamaññā + āhārepaṭikūlasaññā + catudhātuvavatthāna + 4 āruppakammaṭṭhāna.

3- Paṭibhāganimitta: Đối-tượng quang-ảnh trong-sáng của đối-tượng uggahanimitta (đối-tượng thô-ảnh tương-tự) ấy, trở nên hoàn toàn trong sáng được phát sinh rõ ở trong tâm của hành-giả, theo ý-môn-lộ-trình-tâm (manodvāravīthicitta).

(22 đề-mục thiền-định trực-tiếp có uggahanimitta rồi trở thành trực-tiếp có paṭibhāganimitta và 8 đề-mục thiền-định là 4 appamaññā + 4 āruppakammaṭṭhāna gián-tiếp có paṭibhāga- nimitta, gồm có 30 đề-mục thiền-định.)

II- Tâm Biết Đối-Tượng Thiền-Định

Tâm biết đối-tượng thiền-định có 3 giai đoạn:

1- Parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu thực hành pháp-hành thiền-định với parikammasamādhi: Sơ-định ban đầu trong đề-mục thiền-định.

2- Upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền với upacārasamādhi: Cận-định trong đề-mục thiền-định ấy.

3 – Appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền với appanāsamādhi: An-định trong đề-mục thiền-định ấy.

Ba Loại Bhāvanā, ba Loại Samādhi

1- Parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu thực-hành pháp-hành thiền-định.

Hành-giả bắt đầu thực-hành pháp-hành thiền-định với các dục-giới lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục có đối-tượng parikammanimitta: Đối-tượng đề-mục thiền- định ban đầu tiến triển tốt trở thành đối-tượng uggahanimitta: Đối-tượng thô-ảnh tương-tự của parikammanimitta (đối- tượng đề-mục thiền-định ban đầu) ấy.

Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm gọi là parikammasamādhi: Sơ-định ban đầu trong đề-mục thiền-định còn cách xa bậc thiền sắc-giới (mahaggatajjhāna).

Tất cả 40 đề-mục thiền-định đều có parikammabhāvanā và parikammasamādhi.

2- Upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền:

Hành-giả đang thực-hành pháp-hành thiền-định với các dục-giới ý-môn lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục có đối-tượng uggahanimitta: Đối-tượng thô-ảnh tương-tự của đề-mục thiền-định ấy tiến triển tốt trở thành đối- tượng paṭibhāganimitta: Đối-tượng quang-ảnh trong-sáng của đề-mục thiền-định ấy dẫn đến gần bậc thiền sắc-giới.  Định-tâm đồng sinh với dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm gọi là upacārasamādhi: Cận-định trong đề- mục thiền-định ấy gần đạt đến gần bậc thiền sắc-giới (mahaggatajjhāna).

Trong các dục-giới lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm là dục- giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục có đối-tượng đề-mục thiền-định tiến triển tốt chia làm 2 giai đoạn:

* Dục-giới lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) là dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục ở giai đoạn đầu còn cách xa bậc thiền sắc-giới, gọi là parikammabhāvanā.

* Dục-giới lộ-trình-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) là dục-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-duy-tác-tâm phát sinh liên tục ở giai đoạn sau gần bậc thiền, gọi là upacārabhāvanā.

Trong 40 đề-mục thiền-định chỉ có 10 đề-mục trực tiếp có upacārabhāvanā và upacārasamādhi mà thôi.

3- Appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền:

Hành-giả thực-hành pháp-hành thiền-định với sắc-giới lộ- trình thiền-tâm có tác-hành-tâm (javanacitta) chứng đắc sắc-giới thiền-thiện-tâm hoặc sắc-giới thiền-duy-tác-tâm, gọi là Appanābhāvanā: Chứng đắc bậc thiền sắc-giới phát sinh có paṭibhāganimitta đối-tượng quang-ảnh trong-sáng của đề- mục thiền-định ấy.

Định-tâm đồng sinh với sắc-giới thiện-tâm ấy gọi là appanāsamādhi: An-định trong đề-mục thiền-định ấy, chứng đắc bậc thiền-sắc-giới (mahaggatajjhāna).

Trong 40 đề-mục thiền-định chỉ có 30 đề-mục dẫn đến appanābhāvanā và appanāsamādhi chứng đắc các bậc thiền mà thôi. Chứng đắc bậc thiền sắc-giới hoặc vô-sắc-giới nào hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng của mỗi đề-mục thiền-định ấy.

(Xem nghi thức lễ thọ pháp-hành thiền-định trong phần cuối pháp-hành thiền-định này.)


 30 đề-mục là 10 đề-mục kasiṇa + 10 đề-mục asubha + kāyagatāsati + ānāpānassati + 4 appamaññā + 4 āruppakammaṭṭhāna.

PHÁP HÀNH THIỀN ĐỊNH – PHẦN I
PHÁP HÀNH THIỀN ĐỊNH – PHẦN III

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *