4 nghiệp theo tuần tự cho quả theo bộ Visuddhimagga
và bộ Chú-giải Aṅguttaranikāya
Trong bộ Visuddhimagga (Thanh-Tịnh-Đạo) và bộ chú-giải Aṅguttaranikāya Aṭṭhakathā (chú-giải chi-bộ-kinh) trình bày sắp đặt về 4 nghiệp theo tuần tự cho quả:
1- Trọng-yếu-nghiệp (garukakamma).
2- Nghiệp được tạo nhiều lần (bahulakamma).
3- Cận-tử-nghiệp (āsannakamma).
4- Bình-thường-nghiệp (kaṭattākamma).
Trong bộ Thanh-Tịnh-Đạo và bộ chú-giải chi-bộ-kinh giải thích rằng:
“Tuy cận-tử-nghiệp là nghiệp phát sinh trong lúc lâm chung, nhưng không phải lúc nào cũng có khả năng, có cơ hội cho quả trong thời kỳ tái-sinh kiếp sau được.”
Ví dụ: Trường hợp cận-tử-nghiệp có năng-lực quá yếu, không có khả năng đem lại 1 trong 3 đối-tượng hiện-tượng là nghiệp (kamma) hoặc hiện-tượng của nghiệp (kammanimitta) hoặc hiện-tượng cõi-giới tái-sinh
(gatinimitta) làm đối tượng trong cận-tử lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta), thì cận-tử-nghiệp ấy không có khả năng cho quả trong thời kỳ tái-sinh kiếp sau được.
Khi ấy nghiệp được tạo nhiều lần (thường-hành-nghiệp) có nhiều năng-lực, có khả năng đem lại 1 trong 3 đối-tượng hiện-tượng là nghiệp (kamma) hoặc hiện-tượng của nghiệp (kammanimitta) hoặc hiện-tượng cõi- giới tái-sinh (gatinimitta) làm đối tượng trong cận-tử lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta), nên, sau khi chết, nghiệp được tạo nhiều lần (thường-hành-nghiệp) ấy có cơ hội ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong cõi-giới nào tuỳ theo năng lực quả của nghiệp ấy.
Vì vậy, bộ chú-giải Thanh-Tịnh-Đạo và chi-bộ-kinh sắp đặt nghiệp được tạo nhiều lần (bahulakamma) tương
đương với thường-hành-nghiệp (āciṇṇakamma) trước cận-tử-nghiệp theo tuần tự cho quả của nghiệp.
(Xong phần 4 loại nghiệp cho quả theo tuần tự)