Kinh Mahākammavibhaṅgasutta 4 Hạng Người

Một đoạn trong bài kinh Mahākammavibhaṅgasutta(1) Đức-Phật thuyết giảng cho Ngài Trưởng-lão Ānanda, có 4 hạng người trong đời như sau:

–  Này Ānanda! Trong đời này có 4 hạng người, đó là:

1- Trong đời này, số người nào là người sát-hại chúng-sinh, trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, nói- dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Sau khi số người ấy chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái- sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ- quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy.

2- Trong đời này, số người nào là người sát-hại chúng-sinh, trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tà- dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, nói- dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Sau khi số người ấy chết, ác-nghiệp ấy không có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, mà dục-giới thiện-nghiệp khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.

3-   Trong đời này, số người nào là người tránh xa sự sát-hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Sau khi số người ấy chết, dục-giới thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.

4-   Trong đời này, số người là người tránh xa sự sát- hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Sau khi số người ấy chết, dục-giới thiện-nghiệp ấy không có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau, mà ác-nghiệp khác có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác- giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy.

4 Nhóm Sa-môn, Bà-la-môn

1-   Này Ānanda! Số Sa-môn hoặc Bà-la-môn nhờ sự tinh-tấn chế-ngự, đè nén được 5 pháp-chướng-ngại, nên tâm an định, không dể duôi, tinh-tấn không ngừng dẫn đến chứng đắc thiên-nhãn-thông trong sáng hơn hẳn mắt thường của con người, có định tâm vững chắc nhìn thấy rõ người ấy là người sát-hại chúng-sinh, trộm- cắp của cải tài sản của người khác, tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, nói-dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Và thấy rõ sau khi người ấy chết, ác-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su- ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy.

Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy công bố rằng:

–    Thưa quý vị, điều đó chứng tỏ rằng: “có các ác- nghiệp và cũng có quả của các ác-nghiệp.”

Thật vậy, chính tôi có thiên-nhãn-thông trong sáng nhìn thấy số người ấy là người sát-hại chúng-sinh, trộm- cắp của cải tài sản của người khác, tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, nói-dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Và tôi cũng thấy rõ sau khi số người ấy chết, ác- nghiệp ấy cho quả cả thảy đều bị tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy.

–  Thưa quý vị, những người nào là người sát-hại chúng sinh, trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, nói-dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Sau khi tất cả mọi người ấy chết, ác-nghiệp ấy cho quả cả thảy đều bị tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy.

*   Những người nào thấy và biết như vậy, thì những người ấy thấy đúng và biết đúng, còn những người nào thấy và biết khác (không đúng như vậy), thì những người ấy thấy sai và biết sai.

Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy căn cứ vào điều tự mình thấy, tự mình biết, tự mình chứng kiến, rồi phát sinh tà-kiến chấp-thủ, nên khẳng định rằng:

“Chỉ có biết như vậy mới đúng sự thật mà thôi, còn biết khác chỉ là vô dụng.”

2- Này Ānanda! Số Sa-môn hoặc Bà-la-môn nhờ tinh-tấn chế-ngự, đè nén được 5 pháp-chướng-ngại, nên tâm an định, không dể duôi, tinh-tấn không ngừng dẫn đến chứng đắc thiên-nhãn-thông trong sáng hơn hẳn mắt thường của con người, có định tâm vững chắc, nhìn thấy rõ người ấy là người sát-hại chúng-sinh, trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, nói-dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà- kiến thấy sai chấp lầm.

Và thấy rõ sau khi người ấy chết, được tái-sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.

Vị Sa-môn hoặc Bà-la-môn ấy công bố rằng:

–   Thưa quý vị, điều đó chứng tỏ rằng: “không có các ác-nghiệp và cũng không có quả của các ác-nghiệp.”

Thật vậy, chính tôi có thiên-nhãn-thông trong sáng nhìn thấy rõ người kia là người sát-hại chúng-sinh, trộm- cắp của cải tài sản của người khác, tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, nói-dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Và tôi cũng thấy rõ sau khi người ấy chết, được tái-sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.

–     Thưa quý vị, những người nào là người sát-hại chúng-sinh, trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tà- dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, nói- dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Sau khi tất cả mọi người ấy chết, cả thảy đều được tái-sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.

*    Những người nào thấy và biết như vậy, thì những người ấy thấy đúng và biết đúng; còn những người nào thấy và biết khác (không đúng như vậy), thì những người ấy thấy sai và biết sai.

Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy căn cứ vào điều tự mình thấy, tự mình biết, tự mình chứng kiến, rồi phát sinh tà-kiến chấp-thủ, nên khẳng định rằng:

“Chỉ có biết như vậy mới đúng sự thật mà thôi, còn biết khác chỉ là vô dụng.”

3-   Này Ānanda! Số Sa-môn hoặc Bà-la-môn nhờ tinh- tấn chế-ngự, đè nén được 5 pháp-chướng-ngại, nên tâm an định, không dể duôi, tinh-tấn không ngừng dẫn đến chứng đắc thiên-nhãn-thông trong sáng hơn hẳn mắt thường của con người, có định tâm vững chắc nhìn thấy rõ người ấy là người tránh xa sự sát-hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Và thấy rõ sau khi người ấy chết, dục-giới thiện- nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trên cõi trời dục- giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.

Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy công bố rằng:

–   Thưa quý vị, điều đó chứng tỏ rằng:“có các đại- thiện-nghiệp và cũng có quả của các đại-thiện-nghiệp.”

Thật vậy, chính tôi có thiên-nhãn-thông trong sáng nhìn thấy rõ người ấy là người tránh xa sự sát-hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Và tôi cũng thấy rõ sau khi người ấy chết, dục-giới thiện-nghiệp cho quả tái-sinh kiếp sau trên cõi trời dục- giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.

–   Thưa quý vị, những người nào là người tránh xa sự sát-hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Sau khi tất cả mọi người ấy chết, dục-giới thiện- nghiệp cho quả cả thảy đều tái-sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.

*   Những người nào thấy và biết như vậy, thì những người ấy thấy đúng và biết đúng; còn những người nào thấy và biết khác (không đúng như vậy), thì những người ấy thấy sai và biết sai.

Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy căn cứ vào điều tự mình thấy, tự mình biết, tự mình chứng kiến, rồi phát sinh tà-kiến chấp-thủ, nên khẳng định rằng:

“Chỉ có biết như vậy mới đúng sự thật mà thôi, còn biết khác chỉ là vô dụng.”

4-   Này Ānanda! Trong đời này, số Sa-môn hoặc Bà- la-môn nhờ tinh-tấn chế-ngự, đè nén được 5 pháp-chướng-ngại, nên tâm an định, không dể duôi, tinh-tấn không ngừng dẫn đến chứng đắc thiên-nhãn-thông trong sáng hơn hẳn mắt thường của con người, có định tâm vững chắc nhìn thấy rõ người ấy là người tránh xa sự sát-hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Và thấy rõ sau khi người ấy chết, bị tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy.

Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy công bố rằng:

–   Thưa quý vị, điều đó chứng tỏ rằng: “không có các đại-thiện-nghiệp và cũng không có quả của các đại- thiện-nghiệp.”

Thật vậy, chính tôi có thiên-nhãn-thông trong sáng nhìn thấy rõ người ấy là người tránh xa sự sát-hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Và tôi cũng thấy rõ sau khi người ấy chết, bị tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy.

–   Thưa quý vị, những người nào là người tránh xa sự sát-hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Sau khi tất cả mọi người ấy chết, cả thảy đều bị tái- sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ- quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy.

*   Những người nào thấy và biết như vậy, thì những người ấy thấy đúng và biết đúng; còn những người nào thấy và biết khác (không đúng như vậy), thì những người ấy thấy sai và biết sai.

Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy căn cứ vào điều tự mình thấy, tự mình biết, tự mình chứng kiến, rồi phát sinh tà-kiến chấp-thủ, nên khẳng định rằng:

“Chỉ có biết như vậy mới đúng sự thật mà thôi, còn biết khác chỉ là vô dụng.”

Đức-Phật công nhận và không công nhận những lời lẽ của Sa-môn hoặc Bà-la-môn

1-    Này Ānanda! Trong 4 nhóm Sa-môn hoặc Bà-la- môn ấy:

*  Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“- Thưa quý vị, có các ác-nghiệp, và cũng có quả của các ác-nghiệp,”

Như-Lai công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà- la-môn ấy.

*  Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“- Thưa quý vị, người nào sát-hại chúng-sinh, trộm- cắp của cải tài sản của người khác, tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, nói-dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Sau khi người ấy chết, ác-nghiệp cho quả tái-sinh  kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy.

Như-Lai cũng công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hay vị Bà-la-môn ấy.

*    Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“- Thưa quý vị, những người nào sát-hại chúng-sinh, trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, nói-dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Sau khi tất cả mọi người ấy chết, cả thảy đều bị tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ- quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy.

Như-Lai không công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy.

*    Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“Những người nào thấy và biết đúng như vậy, thì những người ấy thấy đúng và biết đúng. Những người nào thấy và biết khác (không đúng như vậy), thì những người ấy thấy sai và biết sai.”

Như-Lai cũng không công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy.

*   Những vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy căn cứ vào điều tự mình thấy, tự mình biết, tự mình chứng kiến, rồi phát sinh tà-kiến chấp-thủ, nên khẳng định rằng:

“Chỉ có biết như vậy mới đúng theo sự thật mà thôi, còn biết khác chỉ là vô dụng.”

Như-Lai cũng không công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy.

Tại sao?

–    Này Ānanda! Bởi vì Như-Lai có trí-tuệ phân-tích biết rõ nhiều loại nghiệp, biết rõ trạng-thái của mỗi loại nghiệp (nghiệp hiện-tại và nghiệp quá-khứ).

2-   Này Ānanda! Trong 4 nhóm Sa-môn hoặc Bà-la- môn ấy:

*  Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“- Thưa quý vị, không có các ác-nghiệp và cũng không có quả của các ác-nghiệp.”

Như-Lai không công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy,

*  Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“- Thưa quý vị, thật vậy, người nào sát-hại chúng-sinh, trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, nói-dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà-kiến.

Sau khi người ấy chết, được tái-sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.

Như-Lai công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà- la-môn ấy.

*  Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“- Thưa quý vị, những người nào sát-hại chúng-sinh, trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, nói-dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà-kiến.

Sau khi tất cả những người ấy chết, cả thảy đều được tái-sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an- lạc trong cõi trời ấy.

Như-Lai không công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy.

*  Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“Những người nào thấy và biết đúng như vậy, thì những người ấy thấy đúng và biết đúng. Những người nào thấy và biết khác (không đúng như vậy), thì những người ấy thấy sai và biết sai.”

Như-Lai cũng không công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy.

*   Những vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy căn cứ vào điều tự mình thấy, tự mình biết, tự mình chứng kiến, rồi phát sinh tà-kiến chấp-thủ, nên khẳng định rằng:

“Chỉ có biết như vậy mới đúng sự thật mà thôi, còn biết khác chỉ là vô dụng.”

Như-Lai cũng không công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy.

Tại vì sao?

–    Này Ānanda! Bởi vì Như-Lai có trí-tuệ phân-tích biết rõ nhiều loại nghiệp, biết rõ trạng-thái của mỗi loại nghiệp (nghiệp hiện-tại và nghiệp quá-khứ).

3-   Này Ānanda! Trong 4 nhóm Sa-môn hoặc Bà-la- môn ấy:

*  Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“- Thưa quý vị, có các đại-thiện-nghiệp và cũng có quả của các đại-thiện-nghiệp.”

Như-Lai công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà- la-môn ấy.

*  Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“- Thưa quý vị, thật vậy, người nào tránh xa sự sát- hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Sau khi người ấy chết, dục-giới  thiện-nghiệp  cho  quả tái-sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.”

Như-Lai cũng công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy.

*  Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“- Thưa quý vị, những người nào là người tránh xa sự sát-hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Sau khi tất cả mọi người ấy chết, cả thảy đều được tái-sinh trên cõi trời dục-giới.”

Như-Lai không công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy.

*  Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“ Những người nào thấy và biết đúng như vậy, thì những người ấy thấy đúng và biết đúng. Những người nào thấy và biết khác (không đúng như vậy), thì những người ấy thấy sai và biết sai.”

Như-Lai cũng không công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy.

*   Những vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy căn cứ vào điều tự mình thấy, tự mình biết, tự mình chứng kiến, rồi phát sinh tà-kiến chấp-thủ, nên khẳng định rằng:

“Chỉ có biết như vậy mới đúng sự thật mà thôi, còn biết khác chỉ là vô dụng.”

Như-Lai cũng không công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy.

Tại sao?

–    Này Ānanda! Bởi vì Như-Lai có trí-tuệ phân tích biết rõ nhiều loại nghiệp, biết rõ trạng-thái của mỗi loại nghiệp (nghiệp hiện-tại và nghiệp quá-khứ).

4-   Này Ānanda! Trong 4 nhóm Sa-môn hoặc Bà-la- môn ấy:

*  Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“- Thưa quý vị, không có các đại-thiện-nghiệp và cũng không có quả của các

đại-thiện-nghiệp.”

Như-Lai không công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy.

*  Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“- Thưa quý vị, thật vậy, người nào tránh xa sự sát- hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Sau khi người ấy chết, bị tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy.”

Như-Lai công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà- la-môn ấy.

*  Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“- Thưa quý vị, những người nào tránh xa sự sát-hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Sau khi tất cả mọi người ấy chết, cả thảy đều bị tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ- quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ trong cõi ác-giới ấy.”

Như-Lai không công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy.

*  Vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn nào nói rằng:

“Những người nào thấy và biết đúng như vậy, thì những người ấy thấy đúng và biết đúng. Những người nào thấy và biết khác (không đúng như vậy), thì những người ấy thấy sai và biết sai.”

Như-Lai cũng không công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy.

*   Những vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy căn cứ vào điều tự mình thấy, tự mình biết, tự mình chứng kiến, rồi phát sinh tà-kiến chấp-thủ, nên khẳng định rằng:

“Chỉ có biết như vậy mới đúng sự thật mà thôi, còn biết khác chỉ là vô dụng.”

Như-Lai cũng không công nhận lời lẽ của vị Sa-môn hoặc vị Bà-la-môn ấy.

Tại sao?

–    Này Ānanda! Bởi vì Như-Lai có trí-tuệ phân tích biết rõ nhiều loại nghiệp, biết rõ trạng-thái của mỗi loại nghiệp (nghiệp hiện-tại và nghiệp quá-khứ).

Nghiệp Và Quả Của Nghiệp

1-   Này Ānanda! Trong 4 hạng người ấy, hạng người nào trong đời là người sát-hại  chúng-sinh,  trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác,  nói-dối, nói lời chia  rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Sau khi người ấy chết, ác-nghiệp ấy có cơ hội cho  quả tái-sinh trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ- quỷ, súc-sinh), do người ấy đã tạo ác-nghiệp trong kiếp quá-khứ, hoặc người ấy tạo ác-nghiệp trong kiếp hiện- tại, hoặc người ấy có tà-kiến trong lúc lâm chung.

Cho nên, sau khi người ấy chết, ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa- ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), rồi chịu quả khổ của ác-nghiệp trong cõi ác-giới ấy.

Trong đời này, người ấy là người sát-hại chúng-sinh, trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, nói-dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất); hoặc có cơ hội cho quả kiếp kế-tiếp (kiếp thứ 2); hoặc có cơ hội cho quả từ kiếp thứ 3 và những kiếp tiếp theo, v.v…

2-    Này Ānanda! Trong 4 hạng người ấy, hạng người nào trong đời là người sát hại  chúng-sinh,  trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, nói-dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Sau khi người ấy chết, đại-thiện-nghiệp cho quả tái- sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, do người ấy đã từng tạo dục-giới thiện-nghiệp trong kiếp quá-khứ, hoặc người ấy đã tạo dục-giới thiện-nghiệp trong thời hiện- tại, hoặc người ấy có chánh-kiến trong lúc lâm chung.

Cho nên, sau khi người ấy chết, dục-giới thiện- nghiệp ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.”

Trong đời này, người ấy là người sát-hại chúng-sinh, trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, nói-dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô tục, nói lời vô ích, có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, có tâm thù hận, có tà-kiến thấy sai chấp lầm.

Ác-nghiệp ấy không có cơ hội cho quả trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất); hoặc không có cơ hội cho quả kiếp kế-tiếp (kiếp thứ 2); hoặc không có cơ hội cho quả từ kiếp thứ 3 và những kiếp tiếp theo, v.v…

3-   Này Ānanda! Trong 4 hạng người ấy, hạng người nào trong đời là người tránh xa sự sát-hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Sau khi người ấy chết, dục-giới thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, do người ấy đã tạo dục-giới thiện-nghiệp trong thời quá-khứ, hoặc người ấy tạo dục-giới thiện-nghiệp trong thời hiện- tại, hoặc người ấy có chánh-kiến trong lúc lâm chung.

Cho nên, sau khi người ấy chết, dục-giới thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trên cõi trời dục- giới, hưởng mọi sự an-lạc trong cõi trời ấy.

Trong đời này, người ấy là người tránh xa sự sát-hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự   nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Dục-giới thiện-nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong  kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất); hoặc có cơ hội cho quả kiếp kế-tiếp (kiếp thứ 2); hoặc có cơ hội cho quả từ kiếp thứ 3 và những kiếp tiếp theo, v.v…

4-  Này Ānanda! Trong 4 hạng người ấy, hạng người nào trong đời là người tránh xa sự sát-hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Sau khi người ấy chết, bị tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), vì người ấy đã tạo ác-nghiệp trong thời quá-khứ, hoặc người ấy tạo ác-nghiệp trong thời hiện-tại, hoặc người ấy có tà- kiến thấy sai chấp lầm trong lúc lâm chung.

Cho nên, sau khi người ấy chết, ác-nghiệp ấy có cơ hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (địa- ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ của ác- nghiệp ấy trong cõi ác-giới ấy.

Trong đời này người ấy là người tránh xa sự sát-hại chúng-sinh, tránh xa sự trộm-cắp của cải tài sản của người khác, tránh xa sự tà-dâm với vợ hoặc chồng hoặc con của người khác, tránh xa sự nói-dối, tránh xa sự nói lời chia rẽ, tránh xa sự nói lời thô tục, tránh xa sự nói lời vô ích, không có tâm tham lam của cải tài sản của người khác, không có tâm thù hận, có chánh-kiến thấy đúng, biết đúng sự-thật.

Dục-giới thiện-nghiệp ấy không có cơ hội cho quả trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất), hoặc không có cơ hội cho quả kiếp kế-tiếp (kiếp thứ 2); hoặc không có cơ hội cho quả từ kiếp thứ 3 và những kiếp tiếp theo, v.v…

 

PHẦN I - Bài Kinh Dạy Về Nghiệp
Phần I - 4 tính chất của nghiệp

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *