4 tính chất của nghiệp

*  Ác-nghiệp nặng ngăn cản ác-nghiệp nhẹ.

*  Ác-nghiệp nặng ngăn cản các thiện-nghiệp.

*  Thiện-nghiệp ngăn cản ác-nghiệp.

*  Thiện-nghiệp có nhiều năng lực ngăn cản thiện- nghiệp có ít năng lực.

Giải thích 4 tính chất của nghiệp

Theo Chú-giải bài kinh Mahākammavibhaṅgasutta, giảng giải 4 tính chất của nghiệp và cơ hội cho quả của nghiệp.

1-    Ác-nghiệp nặng ngăn cản ác-nghiệp nhẹ như thế nào?

Ác-nghiệp có nhiều loại, trong nhiều loại ác-nghiệp ấy, nếu có ác-nghiệp nào nặng nhất thì có khả năng  ngăn cản các ác-nghiệp nhẹ khác không cho có cơ hội cho quả, để ác-nghiệp nặng nhất ấy có cơ hội, giành quyền ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái- sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

Còn các ác-nghiệp nhẹ khác trở thành ác-nghiệp hỗ trợ cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavatti- kāla) càng nặng thêm nữa.

Như vậy, ác-nghiệp nặng nhất ngăn cản các ác-nghiệp nhẹ, để cho ác-nghiệp nặng nhất có cơ hội, có quyền ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh, kiếp hiện-tại.

2-      Ác-nghiệp ngăn cản thiện-nghiệp như thế nào?

Trước kia, một người nào đã từng tạo các thiện- nghiệp như dục-giới thiện-nghiệp, sắc-giới thiện-nghiệp.

Nhưng về sau, người ấy tạo ác-nghiệp trọng-tội như là giết cha, giết mẹ, giết bậc Thánh A-ra-hán, làm bầm máu bàn chân của Đức-Phật, chia rẽ tỳ-khưu-Tăng thuộc về ác-nghiệp vô-gián trọng-tội (ānantariyakamma) đó là ác-nghiệp nặng chắc chắn sẽ cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp mà không có nghiệp nào có thể ngăn cản được.

Cho nên, sau khi người ấy chết, ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy chắc chắn cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ bị thiêu đốt trong suốt khoảng thời gian lâu dài trải qua nhiều đại-kiếp trái đất, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi địa-ngục ấy.

Ví dụ: Trường-hợp tỳ-khưu Devedatta kiếp hiện-tại đã chứng đắc các bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, chứng đắc phép thần-thông. Nhưng về sau, tỳ-khưu Devedatta làm bầm máu bàn chân của Đức-Phật, và chia rẽ tỳ- khưu-Tăng thuộc về ác-nghiệp vô-gián trọng-tội.

Cho nên, sau khi tỳ-khưu Devedatta chết, ác-nghiệp vô-gián trọng-tội ấy chắc chắn có cơ hội, có quyền ưu tiên cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy suốt 100 ngàn đại- kiếp trái đất, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp, mới thoát khỏi cõi địa-ngục.

Như vậy, ác-nghiệp nặng ngăn cản các thiện-nghiệp không cho có cơ hội cho quả, để cho ác-nghiệp nặng ấy có cơ hội, có quyền ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái- sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) và thời-kỳ sau khi đã tái- sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

3-    Thiện-nghiệp ngăn cản các ác-nghiệp như thế nào?

Trước kia, người nào gần gũi thân cận với người ác, nên đã tạo mọi ác-nghiệp loại thường (không phải là ác- nghiệp tà-kiến cố-định hoàn toàn không tin nghiệp và quả của nghiệp, và 5 loại ác-nghiệp vô-gián trọng-tội).

Về sau, người ấy gặp bậc thiện-trí, nghe chánh-pháp của Đức-Phật, phát sinh đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, nên từ bỏ mọi ác-nghiệp, kính xin thọ phép quy-y Tam-bảo và thọ-trì ngũ-giới, trở thành cận- sự-nam (upāsaka) trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama, rồi giữ gìn ngũ-giới cho được trong sạch và trọn vẹn. Người cận-sự-nam tinh-tấn tạo mọi phước-thiện, cố  gắng tinh-tấn thực-hành pháp-hành thiền-định dẫn đến chứng đắc được bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.

Sau khi người cận-sự-nam (upāsaka) ấy chết, chắc chắn sắc-giới thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp kế- tiếp trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên tương xứng với quả của bậc thiền sở đắc của hành-giả.

Như vậy, sắc-giới thiện-nghiệp ngăn cản các ác- nghiệp không cho có cơ hội cho quả, để cho sắc-giới thiện-nghiệp chắc chắn cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp trên tầng trời sắc-giới phạm-thiên.

*    Trường-hợp đặc biệt siêu-tam-giới thiện-nghiệp ngăn cản ác-nghiệp không còn cho quả được nữa.

Ví như trường-hợp trước kia Ngài Trưởng-lão Aṅgulimāla là tên cướp sát nhân trú trong khu rừng sâu, đã từng giết chết hơn cả ngàn người, rồi cắt đầu ngón tay xâu làm vòng đeo cổ, nên có biệt danh là Aṅgulimāla.

Một ngày nọ, Đức-Phật ngự vào khu rừng sâu tế độ tên cướp sát nhân Aṅgulimāla. Sau khi tỉnh ngộ, tên cướp sát nhân Aṅgulimāla từ bỏ sát-sinh, ném khí giới xuống hố sâu, đến hầu đảnh lễ Đức-Phật, xin xuất gia trở thành tỳ-khưu.

Đức-Phật cho phép Aṅgulimāla xuất gia trở thành tỳ- khưu bằng cách gọi “ Ehi bhikkhu!”

Sau khi trở thành tỳ-khưu, tỳ-khưu Aṅgulimāla tinh- tấn thực-hành pháp-hành thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh- quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán cao thượng trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama.

Ngài Trưởng-lão Aṅgulimāla tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân-hồi trong tam-giới.

Như vậy, siêu-tam-giới thiện-nghiệp không chỉ ngăn cản mọi ác-nghiệp không cho có cơ hội cho quả, mà còn mọi thiện-nghiệp cũng trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma), không còn có cơ hội cho quả của nghiệp được nữa, bởi vì bậc Thánh A-ra-hán không còn tái-sinh.

4-   Thiện-nghiệp có nhiều năng lực ngăn cản thiện- nghiệp có ít năng lực như thế nào?

*    Người thiện nào đã tạo nhiều loại dục-giới thiện- nghiệp, sau khi người thiện ấy chết, nếu dục-giới thiện- nghiệp nào có nhiều năng lực nhất, thì dục-giới thiện- nghiệp ấy có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm tương xứng gọi là dục-giới tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái- sinh kiếp sau làm người hoặc làm vị thiên-nam hoặc vị thiên-nữ trên 6 cõi trời dục-giới. hưởng mọi sự an-lạc trong cõi thiện-giới ấy, cho đến khi mãn quả của đại- thiện-nghiệp ấy,

Các dục-giới thiện-nghiệp còn lại trở thành dục-giới thiện-nghiệp hỗ trợ cho quả trong thời-kỳ sau khi tái- sinh kiếp hiện-tại được tăng thêm phần an-lạc hơn nữa.

*  Trường-hợp hành-giả nào là người tam-nhân thực- hành pháp-hành thiền-định, nếu có khả năng chứng đắc được 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, thì chắc chắn chỉ có đệ ngũ thiền sắc-giới thiện- nghiệp trong đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có cơ hội có quyền ưu tiên cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla)  có  đệ  ngũ  thiền  sắc-giới  quả-tâm  gọi là  sắc-giới  tái-sinh-tâm  (paṭisandhicitta)  làm  phận  sự tái-sinh kiếp kế-tiếp hóa-sinh làm vị phạm-thiên trên tầng trời Quảng-quả-thiên. Vị phạm-thiên trên tầng trời này có tuổi thọ 500 đại-kiếp trái đất.

Còn 4 bậc thiền sắc-giới thiện-nghiệp bậc thấp còn lại đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp, không còn có cơ hội cho quả được nữa.

*     Trường-hợp hành-giả nào thực-hành pháp-hành thiền-định, nếu có khả năng chứng đắc đến 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm, sau khi hành-giả ấy chết, thì chắc chắn chỉ có vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ thiền thiện-tâm cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đệ tứ thiền vô-sắc-giới quả-tâm gọi là phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiền quả-tâm làm phận sự tái-sinh kiếp kế-tiếp trên tầng trời vô-sắc-giới phạm- thiên tột đỉnh gọi là Phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ-thiên. Vị phạm-thiên trên tầng trời vô-sắc-giới này có tuổi thọ 84.000 đại-kiếp trái đất.

Còn 3 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-nghiệp bậc thấp  đều trở thành vô-hiệu-quả-nghiệp (ahosikamma) không còn có cơ hội cho quả của chúng được nữa.

Như vậy, thiện-nghiệp có nhiều năng lực nhất ngăn cản thiện-nghiệp có ít năng lực không có cơ hội cho quả.

 

Phần I - Kinh Mahākammavibhaṅgasutta 4 Hạng Người
PHẦN II - NGHIỆP VÀ QUẢ CỦA NGHIỆP (KAMMA - KAMMAPHALA)

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *