PHẦN II

 NGHIỆP VÀ QUẢ CỦA NGHIỆP (KAMMA – KAMMAPHALA)

 

Bộ Nền-Tảng-Phật-Giáo gồm có 9 chương, chia làm 7 quyển, quyển I: Tam-bảo gồm có chương I và chương II, quyển II: Quy-Y Tam-Bảo gồm có chương III và Chương IV, quyển III: Pháp-Hành Giới có chương V đã trình bày xong, tiếp theo

Quyển IV: Chương thứ VI: Nghiệp Và Quả Của Nghiệp sẽ được trình bày như sau:

Nghiệp và quả của nghiệp gồm có 2 phần

–  Nghiệp dịch từ chữ Pāḷi “kamma”.

–  Quả của nghiệp dịch từ chữ Pāḷi “kammaphala”.

Nghiệp là gì?

Trong bài kinh Nibbedhikasutta, Đức-Phật dạy rằng: “Cetanā’haṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi, cetayitvā kammaṃ karoti kāyena vācāya manasā,”(1):

Này chư tỳ-khưu! Sau khi đã có tác-ý, rồi mới tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.

Vì vậy, Như-Lai dạy “tác-ý gọi là nghiệp”.

Cetanā: tác-ý với kamma: nghiệp là 2 pháp khác nhau.

–   Cetanā: tác-ý đó là cetanācetasika: tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm hoặc 8 đại-thiện-tâm phát sinh trước kamma: nghiệp.

Kamma: nghiệp đó là akusalakamma: bất-thiện- nghiệp và kusalakamma: thiện-nghiệp phát sinh sau cetanā: tác-ý.

* Tác-ý (cetanā) đó là tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) là 1 trong 52 tâm-sở đồng sinh với 89 hoặc 121 tâm.

Vậy, tác-ý tâm-sở đồng sinh với các tâm nào gọi là nghiệp và tác-ý tâm-sở đồng sinh với các tâm nào không gọi là nghiệp?

Tác-ý gọi là nghiệp

Nếu khi tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm) và tác-ý tâm-sở đồng sinh với 21 hoặc 37 thiện-tâm thì tác-ý tâm-sở ấy gọi là nghiệp như sau:

–   Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) khi đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm (12 ác-tâm) gọi là bất-thiện-nghiệp (ác- nghiệp) bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.

–   Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) khi đồng sinh với 8 dục-giới thiện-tâm (đại-thiện-tâm) gọi là dục-giới thiện- nghiệp (đại-thiện-nghiệp) bằng thân, bằng khẩu, bằng ý.

*   Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) khi đồng sinh với 5 sắc-giới thiện-tâm gọi là 5 sắc-giới thiện-nghiệp bằng ý.

*   Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) khi đồng sinh với 4 vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là 4 vô-sắc-giới thiện-nghiệp bằng ý.

*   Tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) khi đồng sinh với 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm gọi là 4 hoặc 20 siêu-tam-giới thiện-nghiệp bằng ý.

Tác-ý không gọi là nghiệp

Nếu khi tác-ý tâm-sở (cetanācetasika) đồng sinh với 36 hoặc 52 quả-tâm và đồng sinh với 20 duy-tác-tâm   thì tác-ý tâm-sở ấy không gọi là nghiệp.

(36 hoặc 52 quả-tâm đó là 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm + 8 thiện-quả vô-nhân-tâm + 8 dục-giới quả-tâm + 5 sắc-giới quả-tâm + 4 vô-sắc-giới quả-tâm + 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm.) (20 duy-tác-tâm đó là 3 duy-tác vô-nhân-tâm + 8 dục-giới đại-duy-tác-tâm + 5 sắc-giới duy-tác-tâm + 4 vô-sắc-giới duy-tác-tâm.)

Muốn tạo nghiệp nào, người ta có tác-ý, cố ý phát  sinh trước, rồi mới tạo nghiệp ấy sau.

*  Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) (akusalakamma)

Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 12 bất-thiện-tâm tạo 10 bất-thiện-nghiệp (ác- nghiệp) bằng thân, bằng khẩu, bằng ý như sau:

–  Tác-ý tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm nương nhờ nơi thân tạo bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) gọi là thân bất-thiện-nghiệp (thân ác-nghiệp), có 3 loại:

–      Ác-nghiệp sát-sinh.

–      Ác-nghiệp trộm-cắp.

–      Ác-nghiệp tà-dâm.

3  ác-nghiệp này phần nhiều nương nhờ nơi thân.

–   Tác-ý tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm nương nhờ nơi khẩu tạo bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) gọi là khẩu bất-thiện-nghiệp (khẩu ác-nghiệp), có 4 loại:

–        Ác-nghiệp nói-dối.

–  Ác-nghiệp nói lời chia rẽ.

–  Ác-nghiệp nói lời thô tục.

–  Ác-nghiệp nói lời vô ích.

4  ác-nghiệp này phần nhiều nương nhờ nơi khẩu.

–   Tác-ý tâm-sở đồng sinh với bất-thiện-tâm nương nhờ nơi ý tạo bất-thiện-nghiệp gọi là ý bất-thiện-nghiệp (ý ác-nghiệp), có 3 loại:

–  Ác-nghiệp tham lam của người khác.

–  Ác-nghiệp thù hận người khác.

–  Ác-nghiệp tà-kiến thấy sai chấp lầm.

*  Thiện-nghiệp (kusalakamma) có 4 loại:

Thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 21 hoặc 37 thiện-tâm chia ra làm 4 loại thiện-nghiệp:

1-  Dục-giới thiện-nghiệp (đại-thiện-nghiệp) đó là tác- ý tâm-sở đồng sinh với 8 dục-giới thiện-tâm (8 đại-thiện- tâm) tạo 10 dục-giới thiện-nghiệp (đại-thiện-nghiệp) bằng thân, khẩu, ý và tạo 10 phước-thiện puññakriyāvatthu.

Đại-thiện-nghiệp có 10 loại bằng thân, khẩu, ý:

–  Thân đại-thiện-nghiệp có 3 loại:

–  Đại-thiện-nghiệp không sát-sinh.

–  Đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp.

–  Đại-thiện-nghiệp không tà-dâm.

Khẩu đại-thiện-nghiệp có 4 loại:

–  Đại-thiện-nghiệp không nói-dối.

–  Đại-thiện-nghiệp không nói lời chia rẽ.

–  Đại-thiện-nghiệp không nói lời thô tục.

–  Đại-thiện-nghiệp không nói lời vô ích.

Ý đại-thiện-nghiệp có 3 loại:

–   Đại-thiện-nghiệp không tham lam của người khác.

–   Đại-thiện-nghiệp không thù hận người khác.

–   Đại-thiện-nghiệp chánh-kiến thấy đúng, biết đúng thật-tánh của các pháp.

10 phước-thiện puññakriyāvatthu có 10 loại:

–  Phước-thiện bố-thí.

–  Phước-thiện giữ-giới.

–  Phước-thiện hành-thiền.

–  Phước-thiện cung-kính.

–  Phước-thiện hỗ-trợ.

–  Phước-thiện hồi-hướng phần phước-thiện của mình.

–  Phước-thiện hoan-hỷ phần phước-thiện của người.

–  Phước-thiện nghe chánh-pháp.

–  Phước-thiện thuyết chánh-pháp.

–  Phước-thiện chánh-kiến.

2-   Sắc-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 5 sắc-giới thiện-tâm là 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm:

*  Sắc-giới thiện-tâm có 5 loại:

1-   Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là vitakka: hướng-tâm, vicāra: quan-sát, pīti: hỷ, sukha: lạc, ekaggatā: nhất-tâm, do chế ngự được 5 pháp- chướng-ngại (nīvaraṇa) là kāmacchanda: tham-dục, byāpāda: sân-hận, thīna-middha: buồn-chán – buồn ngủ, uddhacca-kukkucca: phóng-tâm – hối-hận, vicikicchā: hoài-nghi.

2-   Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 4 chi-thiền là vicāra: quan-sát, pīti: hỷ, sukha: lạc, ekaggatā: nhất- tâm, do chế ngự được chi-thiền vitakka: hướng-tâm.

3-   Đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là pīti: hỷ, sukha: lạc, ekaggatā: nhất-tâm, do chế ngự được chi-thiền vicāra: quan-sát.

4- Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha: lạc, ekaggatā: nhất-tâm, do chế ngự được chi- thiền pīti: hỷ.

5-   Đệ ngũ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā: xả, ekaggatā: nhất-tâm, do thay thế được chi- thiền sukha: lạc bằng chi-thiền upekkhā: xả.

Sắc-giới thiện-tâm có 5 bậc thiền đối với hành-giả là hạng người mandapuggala: hành-giả có trí-tuệ chậm. Còn đối với hành-giả là hạng người tikkhapuggala: hành-giả có trí-tuệ sắc bén nhanh nhạy có khả năng suy xét thấy rõ trạng-thái thô của 2 chi-thiền vitakka: hướng- tâm, vicāra: quan-sát cùng một lúc, nên đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là pīti: hỷ, sukha: lạc, ekaggatā: nhất-tâm, cho nên, hành-giả là hạng người tikkhapuggala chỉ có 4 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm theo tuần tự như sau:

*  Sắc-giới thiện-tâm có 4 loại:

1-   Đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm có 5 chi-thiền là vitakka: hướng-tâm, vicāra: quan-sát, pīti: hỷ, sukha: lạc, ekaggatā: nhất-tâm, do chế ngự được 5 pháp- chướng-ngại (nīvaraṇa) là kāmacchanda: tham-dục, byāpāda: sân-hận, thīna-middha: buồn-chán – buồn ngủ, uddhacca-kukkucca: phóng-tâm – hối-hận, vicikicchā: hoài-nghi.

2-   Đệ nhị thiền sắc-giới thiện-tâm có 3 chi-thiền là pīti: hỷ, sukha: lạc, ekaggatā: nhất-tâm, do chế ngự được 2 chi-thiền vitakka: hướng-tâm và vicāra: quan-sát.

3-   Đệ tam thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là sukha: lạc, ekaggatā: nhất-tâm, do chế ngự được chi- thiền pīti: hỷ.

4-   Đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā: xả, ekaggatā: nhất-tâm, do thay thế được chi- thiền sukha: lạc bằng chi-thiền upekkhā: xả.

3- Vô-sắc-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 4 vô-sắc-giới thiện-tâm là 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm.

Sau khi đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, hành-giả tiếp tục thực-hành pháp-hành thiền-định để chứng đắc 4 bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm. Mỗi bậc thiền vô-sắc-giới thiện-tâm có mỗi đề-mục thiền-định riêng biệt, nên có 4 đề-mục thiền vô-sắc.

*  Vô-sắc-giới thiện-tâm có 4 loại:

1-   Đệ nhất thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là không- vô-biên-xứ thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā: xả và ekaggatā: nhất-tâm.

2-  Đệ nhị thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là thức-vô- biên-xứ thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā: xả và ekaggatā: nhất-tâm.

3-   Đệ tam thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là vô-sở- hữu-xứ thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā: xả và ekaggatā: nhất-tâm.

4-  Đệ tứ thiền vô-sắc-giới thiện-tâm gọi là phi-tưởng phi-phi-tưởng-xứ thiện-tâm có 2 chi-thiền là upekkhā: xả và ekaggatā: nhất-tâm.

4- Siêu-tam-giới thiện-nghiệp đó là tác-ý tâm-sở đồng sinh với 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm.

Thánh-đạo-tâm có 4 loại:

1-  Nhập-lưu Thánh-đạo-tâm.

2-  Nhất-lai Thánh-đạo-tâm.

3-  Bất-lai Thánh-đạo-tâm.

4-  A-ra-hán Thánh-đạo-tâm.

Thánh-đạo-tâm có 20 loại:

Mỗi bậc Thánh-đạo-tâm có 5 bậc thiền siêu-tam-giới có đối-tượng Niết-bàn, nên 4 bậc Thánh-đạo-tâm nhân với 5 bậc thiền siêu-tam-giới, cho nên gồm có 20 Thánh- đạo-tâm.

*  Nghiệp và quả của nghiệp

Đức-Phật dạy các hàng thanh-văn đệ-tử hằng ngày thường suy xét rằng:

“Kammassako’mhi kammadāyādo kammayoni kamma- bandhu   kammappaṭisaraṇo,   yaṃ   kammaṃ   karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃvā, tassa dāyādo bhavissāmi”.(1)

Ta có nghiệp là của riêng ta, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta. Ta tạo nghiệp nào ‘thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp’, ta sẽ là người thừa hưởng quả an-lạc của thiện-nghiệp hoặc quả khổ của ác-nghiệp ấy.

Kamma: nghiệp có 2 loại:

–  Akusalakamma: bất-thiện-nghiệp.

–  Kusalakamma: thiện-nghiệp.

* Akusalakamma: bất-thiện-nghiệp trong 12 bất-thiện- tâm cho quả có 7 bất-thiện-quả vô-nhân-tâm.

* Kusalakamma: thiện-nghiệp có 4 loại:

1- Dục-giới thiện-nghiệp trong 8 dục-giới thiện-tâm.

2- Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm.

3-Vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 vô-sắc-giới thiện-tâm.

4- Siêu-tam-giới thiện-nghiệp trong 4 hoặc 20 Thánh-đạo-tâm.

1-  Dục-giới thiện-nghiệp (đại-thiện-nghiệp) trong 8 dục-giới thiện-tâm (đại-thiện-tâm) cho quả có 8 dục-giới quả-tâm (8 đại-quả-tâm) và 8 thiện-quả vô-nhân-tâm gồm có 16 quả-tâm.

2- Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm cho quả có 5 sắc-giới quả-tâm tương xứng.

3-   Vô-sắc-giới thiện-nghiệp trong 4 vô-sắc-giới thiện- tâm cho quả có 4 vô-sắc-giới quả-tâm tương xứng.

4-   Siêu-tam-giới thiện-nghiệp trong 4 hoặc 20 Thánh- đạo-tâm liền cho quả có 4 hoặc 20 Thánh-quả-tâm không có thời gian chờ đợi (akālikadhamma) nghĩa là Thánh-đạo-tâm nào sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt liền Thánh- quả-tâm ấy sinh trong cùng Thánh-đạo lộ-trình-tâm (maggavīthicitta) ấy.

Tính chất của nghiệp (kamma)

Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) hay thiện-nghiệp là những nghiệp mà mỗi người hoàn toàn chủ-động có quyền tự lựa chọn tạo nghiệp nào tuỳ theo khả năng của mình.

Thật vậy, trong mỗi ác-nghiệp nào, ta có quyền hoàn toàn chủ động tự lựa chọn tạo ác-nghiệp ấy hoặc không tạo ác-nghiệp ấy.

*   Nếu người thiện biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội- lỗi, tin nghiệp và quả của nghiệp, biết tự trọng, có quyền hoàn toàn chủ-động tự lựa chọn tránh xa ác-nghiệp ấy thì đồng thời tạo đại-thiện-nghiệp ấy rồi.

Ví dụ: -Nếu người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý tâm-sở đồng sinh với ác-tâm trộm cắp tiền của người khác, thì người ấy bị gọi là người ác, đã tạo ác-nghiệp trộm-cắp.

Nếu người nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội- lỗi, có tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm tránh xa sự trộm-cắp tiền của người khác, thì người ấy được gọi là người thiện, đã tạo đại-thiện-nghiệp không trộm-cắp.

–  Nếu người nào không biết hổ-thẹn tội-lỗi, không biết ghê-sợ tội-lỗi, có tác-ý tâm-sở đồng sinh với ác-tâm uống rượu, bia và các chất say, thì người ấy bị gọi là người ác, đã tạo ác-nghiệp uống rượu, bia và các chất say, …

–   Nếu người nào biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội- lỗi, có tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm tránh xa sự uống rượu, bia và các chất, thì người ấy được gọi là người thiện đã tạo đại-thiện-nghiệp không uống rượu, bia và các chất say.

Trong các loại thiện-nghiệp, người thiện-trí biết hổ- thẹn tội-lỗi, biết ghê-sợ tội-lỗi, tin nghiệp và quả của nghiệp, nên cố gắng tự lựa chọn tạo thiện-nghiệp bậc cao theo khả năng của mình, bởi vì chỉ có thiện-nghiệp bậc cao mới có thể nâng đỡ con người trở nên cao thượng được mà thôi.

Thật ra, bậc thiện-trí tin nghiệp và quả của nghiệp, có chánh-kiến sở nghiệp (kammassakatāsammādiṭṭhi) tin chỉ có nghiệp là của riêng mình thật sự mà thôi.

Ngoài nghiệp ra, không có thứ của cải tài sản nào trong đời thuộc về của riêng mình thật sự, thậm chí  ngay sắc thân cũng không phải của riêng mình, bởi vì không theo ý muốn của mình, mà chỉ tùy thuộc vào nhân-duyên mà thôi.

Tất cả mọi thứ của cải tài sản bên ngoài trong đời đều là của chung giữa mình và tất cả mọi người.

Nếu những tiền-kiếp của người nào đã từng tạo đại- thiện-nghiệp bố-thí được tích-lũy ở trong tâm, đại-thiện- nghiệp bố-thí ấy có cơ hội cho quả tốt, quả an-lạc, nên kiếp hiện-tại của người ấy được giàu sang phú quý, hưởng mọi quả an-lạc cho đến khi mãn quả của nghiệp ấy.

Tính chất quả của nghiệp (kamma phala)

–    Nếu bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) nào gặp nghịch- duyên (vipatti) có cơ hội, thì cho quả xấu, quả khổ của ác-nghiệp ấy mà chủ-nhân của ác-nghiệp ấy hoàn toàn bị động, không có quyền lựa chọn, không thể phủ nhận mà phải chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy như người thừa kế (kammadāyādo) mà thôi.

–     Nếu đại-thiện-nghiệp nào gặp thuận-duyên (sampatti) có cơ hội, thì cho quả tốt, quả an-lạc của đại- thiện-nghiệp ấy mà chủ-nhân của đại-thiện-nghiệp ấy là hoàn toàn bị động, không thể muốn theo ý của mình được, chỉ hưởng quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy như người thừa kế (kammadāyādo) mà thôi.

Tuy nhiên, quả khổ, quả xấu của ác-nghiệp nào hoặc quả an-lạc, quả tốt của đại-thiện-nghiệp nào không chỉ trực-tiếp riêng cho chủ-nhân của nghiệp ấy, mà còn gián-tiếp ảnh hưởng đến những người thân gần gũi, thân cận với chủ-nhân của nghiệp ấy nữa.

*     Như trường-hợp quả khổ của ác-nghiệp của cậu Losakatissa, từ khi đầu thai vào lòng mẹ, quả khổ của ác-nghiệp ấy của cậu gián-tiếp ảnh hưởng đến cho người mẹ và cả 1.000 gia đình dân chài phải chịu quả đói khổ.

*     Như trường-hợp quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp của hoàng-tử Sīvali, từ khi hoàng-tử đầu thai vào lòng Mẫu-hậu, quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp của hoàng-tử gián-tiếp ảnh hưởng tốt đến Mẫu-hậu. Hằng ngày Mẫu- hậu nhận được nhiều tặng phẩm quý giá, trong triều đình các kho đầy đủ, và trong hoàng gia cũng hưởng mọi sự an-lạc.

Phân Loại Về Nghiệp

Trong chương VI này trình bày về nghiệp và quả của nghiệp theo bộ Abhidhammatthasaṅgaha (Vi-diệu-pháp yếu-nghĩa) của Ngài Đại-Trưởng-lão Anuruddha trình bày trong phần Kammacatukka, có 4 phần nghiệp.

Kammacatukka: 4 phần nghiệp:

I-  Kiccacatukka: Phần nghiệp phân chia theo phận sự của nghiệp, có 4 loại.

II-  Pākadānapariyāyacatukka: Phần nghiệp phân chia theo nghiệp cho quả theo tuần tự, có 4 loại.

III- Pākakālacatukka: Phần nghiệp phân chia theo nghiệp cho quả theo thời gian, có 4 loại.

IV-   Pākaṭṭhānacatukka: Phần nghiệp phân chia theo nghiệp cho quả theo cõi-giới, có 4 loại.

Như vậy, 4 phần nghiệp, mỗi phần có 4 loại nghiệp gồm có 16 loại nghiệp.

I-   Kiccacatukka: Phần nghiệp phân chia theo phận sự của nghiệp, có 4 loại nghiệp:

1.1- Janakakamma: Sinh-quả-nghiệp là nghiệp có phận sự cho quả trong thời-kỳ tái-sinh (paṭisandhikāla) và cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

1.2- Upatthambhakakamma: hỗ-trợ-nghiệp là nghiệp có phận sự hỗ trợ nghiệp khác cho quả.

1.3- Upapīḷakakamma: Hãm-hại-nghiệp là nghiệp có phận sự hãm hại nghiệp đối nghịch.

1.4- Upaghātakakamma: Sát-hại-nghiệp là nghiệp có phận sự sát hại nghiệp khác.

II-    Pākadānapariyāyacatukka: phần nghiệp phân chia theo nghiệp cho quả theo tuần tự, có 4 loại nghiệp:

2.1- Garukakamma: Trọng-yếu-nghiệp là nghiệp trọng có quyền ưu tiên cho quả tái-sinh kiếp sau.

2.2- Āsannakamma: Cận-tử-nghiệp là nghiệp phát sinh trong lúc lâm chung.

Nếu không có trọng-yếu-nghiệp thì cận-tử-nghiệp này cho quả tái-sinh kiếp sau.

2.3- Āciṇṇakamma: Thường-hành-nghiệp là nghiệp thường hành hằng ngày đêm.

Nếu không có cận-tử-nghiệp thì thường-hành-nghiệp này cho quả tái-sinh kiếp sau.

2.4-  Kaṭattākamma:  Bình-thường-nghiệp  là  nghiệp bình thường kém 3 loại nghiệp trên, hoặc nghiệp trong kiếp quá-khứ.

Nếu không có 3 loại nghiệp trên thì bình-thường- nghiệp này cho quả tái-sinh kiếp sau.

III-  Pākakālacatukka: phần nghiệp phân chia theo nghiệp cho quả theo thời gian , có 4 loại nghiệp.

3.1-  Diṭṭhadhammavedanīyakamma:  Hiện-kiếp  quả- nghiệp là nghiệp cho quả trong kiếp hiện-tại (kiếp thứ nhất).

3.2- Upapajjavedanīyakamma: Hậu-kiếp-quả-nghiệp là nghiệp cho quả tái-sinh kiếp kế-tiếp (kiếp thứ nhì).

3.3- Aparāpariyavedanīyakamma: Kiếp-kiếp-quả- nghiệp là nghiệp có cơ hội cho quả từ kiếp này đến kiếp kia kể từ kiếp thứ 3 cho đến kiếp chót của bậc Thánh A- ra-hán, trước khi tịch diệt Niết-bàn.

3.4- Ahosikamma: Vô-hiệu-quả-nghiệp là nghiệp không còn hiệu lực cho quả của nghiệp được nữa.

IV-    Pākaṭṭhānacatukka  phần  nghiệp  phân  chia  theo nghiệp cho quả theo cõi-giới, có 4 loại nghiệp:

4.1- Akusalakamma: Bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) trong 12 bất-thiện-tâm (ác-tâm) cho quả tái-sinh kiếp sau trong 4 cõi ác-giới là cõi địa-ngục, cõi a-su-ra, loài ngạ-quỷ, loài súc-sinh.

4.2- Kāmāvacarakusalakamma: Dục-giới thiện-nghiệp (đại-thiện-nghiệp) trong 8 dục-giới thiện-tâm (đại-thiện- tâm) cho quả tái-sinh kiếp sau trong 7 cõi thiện-dục-giới là cõi người và 6 cõi trời dục-giới.

4.3- Rūpāvacarakusalakamma: Sắc-giới thiện-nghiệp trong 5 sắc-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh trong  16 tầng trời sắc-giới phạm-thiên.

4.4- Arūpavacarakusalakamma: Vô-sắc-giới thiện- nghiệp trong 4 vô-sắc-giới thiện-tâm cho quả tái-sinh trong 4 tầng trời vô-sắc-giới phạm-thiên.

 

Phần I - 4 tính chất của nghiệp
PHẦN II – JANAKAKAMMA: SINH-QUẢ-NGHIỆP

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *