Cơ Hội Đại-Thiện-Nghiệp, Ác-Nghiệp Cho Quả
Trong cõi dục-giới tất cả mọi dục-giới đại-thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp đã được tích-luỹ từ vô thuỷ cho đến kiếp-hiện-tại.
* Nếu đại-thiện-nghiệp nào gặp cơ-hội thuận-duyên (sampatti) thì đại-thiện-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy, nhưng nếu gặp nghịch-duyên (vipatti) thì đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không cho đại-thiện-nghiệp ấy cho quả của nghiệp (chờ cơ-hội thuận-duyên).
* Nếu ác-nghiệp nào có cơ-hội nghịch-duyên (vipatti) thì ác-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy, nhưng nếu gặp thuận-duyên (sampatti) thì ác-nghiệp ấy bị cản ngăn, không cho ác-nghiệp ấy cho quả của nghiệp (chờ cơ-hội nghịch-duyên).
Nghiệp Cho Quả Theo 4 Sampatti, 4 Vipatti.
Mỗi dục-giới đại-thiện-nghiệp, mỗi ác-nghiệp cho quả theo 4 sampatti, 4 vipatti.
* Sampatti: Thuận-duyên có 4 pháp:([1])
1 – Gatisampatti:Cõi-giới thuận-duyên là cõi thiện-giới.
2 – Upadhisampatti: Thân-thể thuận-duyên là thân-thể không tật nguyền.
3 – Kālasampatti: Thời-gian thuận-duyên là thời gian có đầy đủ sung túc.
4 – Payogasampatti: Tinh-tấn thuận-duyên là sự tinh-tấn tạo mọi thiện-pháp.
Dục-giới đại-thiện-nghiệp nương nhờ 4 sampatti: thuận-duyên có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp, nếu gặp 4 vipatti: nghịch-duyên thì không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp.
* Vipatti: Nghịch-duyên có 4 pháp:
1 – Gativipatti: Cõi-giới nghịch-duyên là cõi ác-giới.
2 – Upadhivipatti: Thân-thể nghịch-duyên là thân thể bị tật nguyền.
3 – Kālavipatti: Thời-gian nghịch-duyên là thời gian gặp nạn đói, v.v…
4 – Payogavipatti: Tinh-tấn nghịch-duyên là tinh-tấn tạo ác-pháp.
Ác-nghiệp gặp 4 vipatti: nghịch-duyên có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp, nếu gặp 4 sampatti: thuận-duyên thì không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp.
Trong Vi-diệu-pháp phân chia ác-nghiệp cho quả, không cho quả của ác-nghiệp, và đại-thiện-nghiệp cho quả, không cho quả của đại-thiện-nghiệp theo 4 vipatti, 4 sampatti, gồm có 16 trường-hợp như sau:
1 – Ác-nghiệp nào đó gặp gativipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy.
2 – Ác-nghiệp nào đó gặp upadhivipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy.
3 – Ác-nghiệp nào đó gặp kālavipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy.
4 – Ác-nghiệp nào đó gặp payogavipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy.
5 – Ác-nghiệp gặp gatisampatti, không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy.
6 – Ác-nghiệp nào đó gặp upadhisampatti, không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy.
7 – Ác-nghiệp nào đó gặp kālasampatti, không có cơ hội cho quả của ác-nghiệp ấy.
8 – Ác-nghiệp nào đó gặp payogasampatti, không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy.
9 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp gatisampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy
10 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp upadhisampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy,
11 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp kālasampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.
12 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp payogasampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.
13 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp gativipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.
14 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp upadhivipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.
15 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp kālavipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.
16 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp payogavipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.
Giảng giải 16 trường-hợp
1 – Ác-nghiệp nào đó gặp gativipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Chúng sinh nào đã tạo ác-nghiệp nào, chúng sinh ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả hoá-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (gativipatti), nên ác-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy.
2 – Ác-nghiệp nào đó gặp upadhivipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Được đầu thai trong hạng người thấp hèn, ác-nghiệp cho quả nên thai nhi bị tật nguyền từ trong bụng mẹ, khi đứa bé sinh ra đời có thân hình tật nguyền xấu xí , khi đứa con trưởng thành có thân hình tật nguyền xấu xí (upadhivipatti), nên ác-nghiệp có cơ-hội cho quả khổ của ác-nghiệp, làm công việc nặng nhọc tầm thường.
3 – Ác-nghiệp nào đó gặp kālavipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào sinh ra trong thời kỳ gặp nạn đói (kāla- vipatti), nên ác-nghiệp có cơ-hội cho quả đói khổ của ác-nghiệp.
4 – Ác-nghiệp nào đó gặp payogavipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào tinh-tấn làm tạo ác-nghiệp (payogavipatti) nên ác-nghiệp có cơ-hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy.
5 – Ác-nghiệp gặp gatisampatti, không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào đã từng tạo ác-nghiệp nào, đúng ra người ấy phải chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy, nhưng người ấy sau khi chết, đại-thiện-nghiệp khác cho quả tái-sinh kiếp sau trên cõi thiện-giới (gatisampatti), nên ác-nghiệp ấy bị ngăn cản, không có cơ-hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy. (chờ cơ-hội khác).
6 – Ác-nghiệp nào đó gặp upadhisampatti, không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Được đầu thai vào người mẹ trong gia đình nghèo khổ tại làng quê hẻo lánh (do ác-nghiệp nào đó), khi sinh ra đời, đứa bé gái thật là xinh đẹp, khi lớn lên trở thành cô gái xinh đẹp tuyệt trần (upadhisampatti).
Một hôm, Đức-vua ngự đi du lãm, nhìn thấy cô gái ấy, Đức-vua đem lòng ái mộ, nên rước về cung, tấn phong cô gái xinh đẹp tuyệt trần ấy lên ngôi Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua. Như vậy, thân hình xinh đẹp tuyệt trần (upadhisampatti), nên ác-nghiệp ấy bị ngăn cản, không có cơ-hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy.
7- Ác-nghiệp nào đó gặp kālasampatti, không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?
Người sinh ra trong thời gian sung túc, có đầy đủ mọi thứ nhu cầu cần thiết trong cuộc sống (kālasampatti), nên ác-nghiệp ấy bị ngăn cản, không có cơ-hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy. (chờ cơ-hội khác).
8 – Ác-nghiệp nào đó gặp payogasampatti, không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?
* Người nào có sự tinh-tấn đã từng tạo ác-nghiệp. Về sau, người ấy lại có sự tinh-tấn tạo đại-thiện-nghiệp (payogasampatti), nên ác-nghiệp ấy bị ngăn cản, không có cơ-hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy.
9 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp gatisampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Đại-thiện-nghiệp nào cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới (gatisampatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
10 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp upadhisampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Đại-thiện-nghiệp nào cho quả sinh làm Thái-tử khôi-ngô tuấn-tú (upadhisampatti) của Đức-vua, nên đại-thiện-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả Thái-tử lên ngôi làm vua hưởng mọi an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
11 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp kālasampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Đại-thiện-nghiệp nào cho quả sinh ra trong thời gian đầu kiếp trái đất (kālasampatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả an-lạc của nghiệp có vật thực đồ ăn thức uống đầy đủ tự nhiên.
12 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp payogasampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Người có sự tinh-tấn tạo mọi thiện-pháp (payoga-sampatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
13 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp gativipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Người nào đã từng tạo đại-thiện-nghiệp nào, người ấy sau khi chết, đúng ra đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới, hưởng mọi sự an-lạc, nhưng trái lại ác-nghiệp khác có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (gativipatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ-hội cho quả an-lạc. của nghiệp (chờ cơ-hội khác).
14 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp upadhivipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.
Người nào sinh làm hoàng-tử tật-nguyền của Đức-vua (upadhivipatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp làm chức nào lớn trong triều đình.
15 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp kālavipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?
Người sinh ra trong thời kỳ gặp nạn đói (kāla-vipatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ-hội cho quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
16 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp payogavipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.
* Người có sự tinh-tấn tạo ác-nghiệp (payogavipatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ-hội cho quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.
[1] Aṅg.Tikanipāta, Aṭṭhakathā, Nidānasuttavaṇṇanā