Cơ Hội Đại-Thiện-Nghiệp, Ác-Nghiệp Cho Quả

Trong cõi dục-giới tất cả mọi dục-giới đại-thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp đã được tích-luỹ từ vô thuỷ cho đến kiếp-hiện-tại.

* Nếu đại-thiện-nghiệp nào gặp cơ-hội thuận-duyên (sampatti) thì đại-thiện-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy, nhưng nếu gặp nghịch-duyên (vipatti) thì đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không cho đại-thiện-nghiệp ấy cho quả của nghiệp (chờ cơ-hội thuận-duyên).

* Nếu ác-nghiệp nào có cơ-hội nghịch-duyên (vipatti) thì ác-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy, nhưng nếu gặp thuận-duyên (sampatti) thì ác-nghiệp ấy bị cản ngăn, không cho ác-nghiệp ấy cho quả của nghiệp (chờ cơ-hội nghịch-duyên).

Nghiệp Cho Quả Theo 4 Sampatti, 4 Vipatti.

Mỗi dục-giới đại-thiện-nghiệp, mỗi ác-nghiệp cho quả theo 4 sampatti, 4 vipatti.

* Sampatti: Thuận-duyên có 4 pháp:([1])

1 – Gatisampatti:Cõi-giới thuận-duyên là cõi thiện-giới.

2 – Upadhisampatti: Thân-thể thuận-duyên là thân-thể không tật nguyền.

3 – Kālasampatti: Thời-gian thuận-duyên là thời gian có đầy đủ sung túc.

4 – Payogasampatti: Tinh-tấn thuận-duyên là sự tinh-tấn tạo mọi thiện-pháp.

Dục-giới đại-thiện-nghiệp nương nhờ 4 sampatti: thuận-duyên có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp, nếu gặp 4 vipatti: nghịch-duyên thì không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp.

* Vipatti: Nghịch-duyên có 4 pháp:

1 – Gativipatti: Cõi-giới nghịch-duyên là cõi ác-giới.

2 – Upadhivipatti: Thân-thể nghịch-duyên là thân thể bị tật nguyền.

3 – Kālavipatti: Thời-gian nghịch-duyên là thời gian gặp nạn đói, v.v…

4 – Payogavipatti: Tinh-tấn nghịch-duyên là tinh-tấn tạo ác-pháp.

Ác-nghiệp gặp 4 vipatti: nghịch-duyên có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp, nếu gặp 4 sampatti: thuận-duyên thì không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp.

Trong Vi-diệu-pháp phân chia ác-nghiệp cho quả, không cho quả của ác-nghiệp, và đại-thiện-nghiệp cho quả, không cho quả của đại-thiện-nghiệp theo 4 vipatti, 4 sampatti, gồm có 16 trường-hợp như sau:

1 – Ác-nghiệp nào đó gặp gativipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy.

2 – Ác-nghiệp nào đó gặp upadhivipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy.

3 – Ác-nghiệp nào đó gặp kālavipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy.

4 – Ác-nghiệp nào đó gặp payogavipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy.

5 – Ác-nghiệp gặp gatisampatti, không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy.

6 – Ác-nghiệp nào đó gặp upadhisampatti, không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy.

7 – Ác-nghiệp nào đó gặp kālasampatti, không có cơ hội cho quả của ác-nghiệp ấy.

8 – Ác-nghiệp nào đó gặp payogasampatti, không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy.

9 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp gatisampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy

10 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp upadhisampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy,

11 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp kālasampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.

12 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp payogasampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.

13 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp gativipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.

14 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp upadhivipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.

15 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp kālavipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.

16 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp payogavipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.

Giảng giải 16 trường-hợp

1 –  Ác-nghiệp nào đó gặp gativipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?

Chúng sinh nào đã tạo ác-nghiệp nào, chúng sinh ấy sau khi chết, ác-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả hoá-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (gativipatti), nên ác-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy.

2 – Ác-nghiệp nào đó gặp upadhivipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?

Được đầu thai trong hạng người thấp hèn, ác-nghiệp cho quả nên thai nhi bị tật nguyền từ trong bụng mẹ, khi đứa bé sinh ra đời có thân hình tật nguyền xấu xí , khi đứa con trưởng thành có thân hình tật nguyền xấu xí (upadhivipatti), nên ác-nghiệp có cơ-hội cho quả khổ của ác-nghiệp, làm công việc nặng nhọc tầm thường.

3 – Ác-nghiệp nào đó gặp kālavipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?

Người nào sinh ra trong thời kỳ gặp nạn đói (kāla- vipatti), nên ác-nghiệp có cơ-hội cho quả đói khổ của ác-nghiệp.

4 – Ác-nghiệp nào đó gặp payogavipatti, có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?

Người nào tinh-tấn làm tạo ác-nghiệp (payogavipatti) nên ác-nghiệp có cơ-hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy.

5 – Ác-nghiệp gặp gatisampatti, không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?  

Người nào đã từng tạo ác-nghiệp nào, đúng ra người ấy phải chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy, nhưng người ấy sau khi chết, đại-thiện-nghiệp khác cho quả tái-sinh kiếp sau trên cõi thiện-giới (gatisampatti), nên ác-nghiệp ấy bị ngăn cản, không có cơ-hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy. (chờ cơ-hội khác).

6 – Ác-nghiệp nào đó gặp upadhisampatti, không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?  

Được đầu thai vào người mẹ trong gia đình nghèo khổ tại làng quê hẻo lánh (do ác-nghiệp nào đó), khi sinh ra đời, đứa bé gái thật là xinh đẹp, khi lớn lên trở thành cô gái xinh đẹp tuyệt trần (upadhisampatti).

Một hôm, Đức-vua ngự đi du lãm, nhìn thấy cô gái ấy, Đức-vua đem lòng ái mộ, nên rước về cung, tấn phong cô gái xinh đẹp tuyệt trần ấy lên ngôi Chánh-cung Hoàng-hậu của Đức-vua. Như vậy, thân hình xinh đẹp tuyệt trần (upadhisampatti), nên ác-nghiệp ấy bị ngăn cản, không có cơ-hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy.

7- Ác-nghiệp nào đó gặp kālasampatti, không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?

Người sinh ra trong thời gian sung túc, có đầy đủ mọi thứ nhu cầu cần thiết trong cuộc sống (kālasampatti), nên ác-nghiệp ấy bị ngăn cản, không có cơ-hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy. (chờ cơ-hội khác).

 

8 – Ác-nghiệp nào đó gặp payogasampatti, không có cơ-hội cho quả của ác-nghiệp ấy như thế nào?

* Người nào có sự tinh-tấn đã từng tạo ác-nghiệp. Về sau, người ấy lại có sự tinh-tấn tạo đại-thiện-nghiệp (payogasampatti), nên ác-nghiệp ấy bị ngăn cản, không có cơ-hội cho quả khổ của ác-nghiệp ấy.

9 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp gatisampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?

Đại-thiện-nghiệp nào cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới (gatisampatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.

10 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp upadhisampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?  

Đại-thiện-nghiệp nào cho quả sinh làm Thái-tử khôi-ngô tuấn-tú (upadhisampatti) của Đức-vua, nên đại-thiện-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả Thái-tử lên ngôi làm vua hưởng mọi an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.

11 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp kālasampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?

Đại-thiện-nghiệp nào cho quả sinh ra trong thời gian đầu kiếp trái đất (kālasampatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả an-lạc của nghiệp có vật thực đồ ăn thức uống đầy đủ tự nhiên.

12 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp payogasampatti, có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?

Người có sự tinh-tấn tạo mọi thiện-pháp (payoga-sampatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy có cơ-hội cho quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.

13 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp gativipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?

Người nào đã từng tạo đại-thiện-nghiệp nào, người ấy sau khi chết, đúng ra đại-thiện-nghiệp ấy cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi thiện-giới, hưởng mọi sự an-lạc, nhưng trái lại ác-nghiệp khác có cơ-hội cho quả tái-sinh kiếp sau trong cõi ác-giới (gativipatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ-hội cho quả an-lạc. của nghiệp (chờ cơ-hội khác).  

14 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp upadhivipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.

Người nào sinh làm hoàng-tử tật-nguyền của Đức-vua (upadhivipatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp làm chức nào lớn trong triều đình.

15 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp kālavipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy như thế nào?

Người sinh ra trong thời kỳ gặp nạn đói (kāla-vipatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ-hội cho quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.

16 – Đại-thiện-nghiệp nào đó gặp payogavipatti, không có cơ-hội cho quả của đại-thiện-nghiệp ấy.

* Người có sự tinh-tấn tạo ác-nghiệp (payogavipatti), nên đại-thiện-nghiệp ấy bị cản ngăn, không có cơ-hội cho quả an-lạc của đại-thiện-nghiệp ấy.

[1] Aṅg.Tikanipāta, Aṭṭhakathā, Nidānasuttavaṇṇanā

Nhận Xét Về 3 Hạng Người Trong Đời: Tam Nhân, Nhị Nhân, Vô Nhân
Nghiệp và quả của nghiệp trong trường-hợp

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *