3- Ác-nghiệp nói lời thô tục

Nói lời thô tục là nói lời chửi rủa, mắng nhiếc với tác-ý tâm-sở đồng sinh với sân-tâm để làm khổ người mình không ưa thích, oán ghét.

Trường hợp tác-ý tâm-sở đồng sinh với sân-tâm dù nói lời thô tục chua chát, hoặc dù nói lời ngọt ngào,  nghe êm tai với mục đích muốn tiêu diệt đối-phương  vẫn gọi là ác-nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc).

Ví dụ: Một người có sân-tâm muốn giết người khác, nhưng nói bằng lời lẽ ngọt ngào rằng:

“Tôi sẽ giúp anh được yên giấc nghìn thu, hoặc tôi sẽ đưa anh về nơi chín suối, hoặc tôi sẽ gửi anh lên chầu trời, v.v…”

Như vậy, cũng gọi là ác-nghiệp nói lời thô tục, bởi vì tác-ý tâm-sở đồng sinh với sân-tâm muốn làm khổ người, muốn hại người.

Chi-pháp của ác-nghiệp nói lời thô tục

Để biết có tạo ác-nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) hay không, cần phải căn cứ vào 3 chi-pháp của ác-nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc):

1-  Kopo: Sân-tâm tức giận.

2-  Upakuṭṭho: Có người bị chửi rủa, mắng nhiếc.

3- Akkosanā: Nói lời chửi rủa, mắng nhiếc.

Nếu người nào hội đủ 3 chi-pháp của ác-nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) này, thì người ấy đã tạo ác-nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) hội đủ chi-pháp, nhưng nếu không hội đủ 3 chi-pháp này, thì người ấy tạo ác-nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) không hội đủ chi-pháp.

Quả của 2 loại ác-nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) này có sự khác biệt:

–    Nếu tạo ác-nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) hội đủ 3 chi-pháp này thì ác-nghiệp nói lời thô  tục (chửi rủa, mắng nhiếc) ấy có nhiều năng lực, có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhi- kāla) và có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái- sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

–   Nếu tạo ác-nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) không hội đủ 3 chi-pháp này thì ác-nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) ấy có ít năng lực, không có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla), mà chỉ có cơ hội cho quả trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

Thật ra, ác-nghiệp hoặc đại-thiện-nghiệp căn cứ vào tác-ý tâm-sở là chính.

*   Trong Chú-giải Aṭṭhasālinī giảng giải về lời nói thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) rằng:

“Cha mẹ rầy la con, hoặc thầy rầy la học trò, … là cốt để dạy dỗ, khuyên răn, hăm dọa, … Những lời rầy la ấy hoàn toàn không có tác-ý trong ác-tâm làm hại con cái, làm hại học trò.”

Như vậy, khi cha mẹ, thầy rầy la đã tạo ác-nghiệp nói lời thô tục không hội đủ các chi-pháp của ác-nghiệp nói lời thô tục. Cho nên ác-nghiệp nói lời thô tục này không có năng lực cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla),  nếu  có  cơ  hội  thì  chỉ  cho  quả  trong thời-kỳ sau khi đã tái-sinh (pavattikāla), kiếp hiện-tại.

*    Trong Phụ-Chú-giải (Ṭikā) của Trường-bộ-kinh và Chi-bộ-kinh giảng giải về lời nói thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) rằng:

“Người nào nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) có tác-ý tâm-sở đồng sinh với sân-tâm dù không có người oán thù nghe, hoặc người thù ghét đã chết, người ấy vẫn tạo ác-nghiệp nói lời thô tục hợp đủ 3 chi-pháp.”

Ác-nghiệp nói lời thô tục bằng 2 môn

–  Nói lời thô tục bằng khẩu-môn.

–  Nói lời thô tục bằng thân-môn.

Nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) phần nhiều bằng khẩu-môn, nhưng cũng có thể bằng thân-môn như hành vi cử chỉ thô tục; hoặc viết thư, viết sách đồi trụy… bằng những lời lẽ thô tục.

Ác-nghiệp nói lời thô tục nặng hoặc nhẹ

Nếu người nào tạo ác-nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) đến cha mẹ, thầy tổ, những bậc Trưởng- lão, chư tỳ-khưu, sa-di có giới-đức  trong  sạch,  chửi rủa mắng nhiếc xúc phạm đến Đức-Phật Độc-Giác, Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác thì người ấy tạo ác-nghiệp trọng tội.

Sau khi người ấy chết, ác-nghiệp nói lời thô tục ấy cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) trong cõi địa-ngục.

Nếu người nào tạo ác-nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) đến người không có giới-đức trong sạch thì người ấy tạo ác-nghiệp nhẹ.(1)

Quả xấu của ác-nghiệp nói lời thô tục

Nếu người nào đã tạo ác-nghiệp nói lời  thô  tục  nặng đến Bậc có giới-đức trong sạch, thì sau khi người ấy chết, nếu ác-nghiệp nói lời thô tục ấy trong 11 bất- thiện-tâm (trừ si-tâm hợp với phóng tâm) có cơ hội cho quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  thì có suy-xét-tâm đồng sinh với thọ xả là quả của ác- nghiệp gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau 1 trong 4 cõi ác-giới (địa-ngục, a-su-ra, ngạ-quỷ, súc-sinh), chịu quả khổ cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới.

Sau khi thoát ra khỏi cõi ác-giới, * trường-hợp nếu có đại-thiện-nghiệp nào trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả  trong  thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  thì có đại-quả-tâm gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người trong cõi người này.

*   Và trường hợp, người nào tạo ác-nghiệp nói lời thô tục nhẹ. Sau khi người ấy chết, nếu ác-nghiệp nói-lời thô tục ấy không có cơ hội cho quả thì đại-thiện-nghiệp nào trong đại-thiện-tâm có cơ hội cho quả trong thời-kỳ tái- sinh kiếp sau (paṭisandhikāla) có đại-quả-tâm gọi là tái- sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp sau đầu thai làm người trong cõi người này.

Cả 2 trường-hợp này người ấy còn phải chịu 6 quả xấu của ác-nghiệp nói lời thô tục mà tiền-kiếp của người ấy đã tạo trong quá-khứ là:

Kiếp hiện-tại của người ấy:

1- Là người thường nghe những lời không hài lòng như lời chửi rủa, mắng nhiếc, v.v…

2-  Là người có nhiều người ghét.

3-  Là người thường bị chê trách, bị vu oan giá họa.

4- Là người ít được nghe những lời ngon ngọt.

5- Là người có cuộc sống nghèo nàn khổ cực.

6- Là người bị tàn tật, câm điếc, đui mù.

 

Đó là 6 quả xấu của ác-nghiệp nói lời thô tục mà tiền- kiếp của người ấy đã tạo trong thời quá-khứ.

* Tích Ngài Trưởng-lão Jambuka(1) Người tạo ác-nghiệp nói lời thô tục

Một thuở nọ, Đức-Thế-Tôn đang ngự tại ngôi chùa Veḷuvana  gần  kinh-thành  Rājagaha,  Khi  ấy  Đức-Thế- Tôn đề cập đến tiền-kiếp của Ngài Trưởng-lão Jambuka đã tạo ác-nghiệp nói lời thô tục đến bậc Thánh A-ra-hán trong thời-kỳ Đức-Phật Kassapa được tóm lược như sau:

Trong thời-kỳ Đức-Phật Kassapa, một người thí chủ giàu nhiều của cải có đức-tin nơi Tam-bảo, cho xây cất một ngôi chùa xong, rồi thỉnh vị tỳ-khưu làm trụ trì tại ngôi chùa ấy và xin hộ độ 4 thứ vật dụng: y phục, vật thực, chỗ ở và thuốc trị bệnh,…

Hằng ngày, vị tỳ-khưu trụ trì đến độ vật thực tại nhà thí chủ. Một hôm, một Ngài Trưởng-lão khách-Tăng là bậc Thánh A-ra-hán đi khất thực đến đứng trước cổng nhà người thí chủ ấy, Ngài Trưởng-lão có cẩn trọng ngũ-môn thanh-tịnh thật đáng tôn kính.

Nhìn thấy Ngài Trưởng-lão khách-Tăng, người thí chủ liền phát sinh đức-tin trong sạch nơi Ngài Trưởng- lão, người thí chủ ra tận cổng, kính thỉnh Ngài Trưởng- lão vào trong nhà, thỉnh Ngài Trưởng-lão ngồi chỗ cao quý, rồi kính dâng vật thực đến Ngài Trưởng-lão khách- Tăng một cách cung-kính.

Nhìn thấy tấm y của Ngài Trưởng-lão đã cũ, người thí chủ xin phép kính dâng đến Ngài Trưởng-lão tấm y mới. Thấy tóc Ngài Trưởng-lão hơi dài, người thí chủ xin phép gọi người thợ hớt tóc đến cạo tóc cho Ngài

Trưởng-lão. Người thí chủ kính thỉnh Ngài Trưởng-lão đến nghỉ tại chùa, và xin phép mang một chiếc giường đến kính dâng lên Ngài Trưởng-lão.

Vị tỳ-khưu trụ trì đang ngồi trong nhà thí chủ, theo  dõi nhìn thấy người thí chủ hết lòng thành kính đối với Ngài Trưởng-lão khách-Tăng như vậy, nên phát  sinh tâm ganh tỵ, nghĩ rằng:

“Mới gặp vị khách-Tăng này, người thí chủ hết lòng tôn kính và ân cần phục vụ đến như thế. Còn ta đến đây độ vật thực mỗi ngày, mà ta đâu có được người thí chủ tôn kính ân cần phục vụ như vậy đâu.”

Người thí chủ kính thỉnh Ngài Trưởng-lão khách- Tăng đến nghỉ tại ngôi chùa, cung-kính tiễn đưa Ngài Trưởng-lão khách-Tăng và vị tỳ-khưu trụ trì trở về chùa, người thí chủ kính dâng một tấm y mới đến Ngài Trưởng-lão khách-Tăng, gọi người thợ hớt tóc đến cạo tóc cho Ngài Trưởng-lão khách-Tăng, kính dâng đến Ngài Trưởng-lão khách-Tăng một chiếc giường nằm, rồi kính thỉnh Ngài Trưởng-lão khách-Tăng sử dụng chiếc giường ấy, để cho thí chủ có được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài.

Người thí chủ kính đảnh lễ Ngài Trưởng-lão khách- Tăng, xin phép trở về. Người thí-chủ đến đảnh lễ vị tỳ- khưu trụ trì, kính thỉnh vị tỳ-khưu trụ trì và Ngài Trưởng-lão khách-Tăng ngày hôm sau đến tư gia độ vật thực, rồi xin phép trở về nhà.

Theo dõi thấy người thí chủ hết lòng tôn kính và ân cần phục vụ chu đáo Ngài Trưởng-lão khách-Tăng, vị tỳ- khưu trụ trì phát sinh tâm ganh tỵ không sao chịu nổi được, nên vội vàng đến chỗ ở của Ngài Trưởng-lão, buông lời chửi mắng Ngài Trưởng-lão là bậc Thánh A- ra-hán 4 điều là:

– Này ông khách-Tăng!

* Ông nên ăn phẩn hơn là độ vật thực của nhà thí chủ.

Ông nên ở truồng hơn là mặc tấm y của nhà thí chủ.

*   Ông nên nằm trên mặt đất hơn là nằm trên giường của nhà thí chủ.

* Ông nên tự nhổ tóc hơn là để cho người thí chủ gọi người thợ hớt tóc đến cạo tóc cho ông.

Nghe lời chửi mắng như vậy, Ngài Trưởng-lão khách- Tăng rải tâm từ đến vị trụ trì rằng:

“Xin cho vị tỳ-khưu trụ trì này đừng có bị tai-hại.”

Ngài Trưởng-lão khách-Tăng nghỉ lại một đêm tại ngôi chùa ấy, khi thức dậy, từ sáng sớm Ngài Trưởng- lão đã lặng lẽ đi ra khỏi chùa du hành đến nơi khác.

Sáng hôm ấy, sau khi làm mọi công việc trong chùa xong, đến giờ đi khất thực, vị tỳ-khưu trụ trì dùng ngón tay búng nhẹ vào cái chuông báo hiệu giờ đi khất thực, rồi một mình đi đến nhà người thí chủ.

Người thí chủ đảnh lễ vị tỳ-khưu trụ trì xong, bèn bạch rằng:

–   Kính bạch Ngài, Ngài đến đây một mình, còn Ngài Trưởng-lão khách-Tăng sao chưa thấy đến. Bạch Ngài.

Vị tỳ-khưu trụ trì bảo rằng:

–   Này ông thí chủ! Xin ông đừng nhắc đến vị ấy nữa. Hôm qua, sau khi ông trở về, vị khách-Tăng ấy vào phòng ngủ. Sáng nay, sư thức dậy sớm làm mọi công việc quét dọn sạch sẽ bên trong, bên ngoài chùa, lấy nước uống, nước dùng… xong, đến giờ đi khất thực bần sư đã đánh chuông báo hiệu, mà vẫn chưa thấy vị ấy thức dậy, cho nên một mình sư đến đây.

Người thí chủ nghĩ rằng:

“Ngài Trưởng-lão khách-Tăng là Bậc có Tăng tướng thanh-tịnh, đáng tôn kính như vậy, thì chắc chắn không phải là Bậc mê ngủ như vị tỳ-khưu trụ trì đã nói. Có lẽ vị tỳ-khưu trụ trì thấy ta hết lòng tôn kính, ân cần phục vụ chu đáo đặc biệt Ngài Trưởng-lão khách-Tăng, cho nên vị tỳ-khưu trụ trì phát sinh tâm ganh tỵ mà nói xấu Ngài Trưởng-lão khách-Tăng ấy.”

Người thí chủ kính dâng vật thực đến vị tỳ-khưu trụ trì độ xong, đem bát rửa sạch sẽ, rồi để vật thực ngon vào đầy bát, mang đến kính dâng vị tỳ-khưu trụ trì và bạch rằng:

–   Kính bạch Ngài, kính xin Ngài hoan hỷ mang bát vật thực này về chùa dâng lại cho Ngài Trưởng-lão khách- Tăng. Bạch Ngài.

Vị tỳ-khưu trụ trì nhận lấy bát đầy vật thực, trên đường về chùa vị tỳ-khưu trụ trì nghĩ rằng:

“Nếu vị ấy có được vật thực ngon như thế này, thì sẽ  ở mãi ngôi chùa của ta, không dễ gì chịu đi nơi khác.”

Nghĩ xong, vị tỳ-khưu trụ trì đem cái bát đầy vật thực ấy đổ bỏ, rồi mang cái bát không trở về chùa.

Khi đến chùa, vị tỳ-khưu trụ trì đi vào chỗ ở không thấy Ngài Trưởng-lão khách-Tăng nữa.

Từ đó về sau, vị tỳ-khưu trụ trì phát sinh tâm ăn năn hối hận, nóng nảy khổ tâm, cho nên thực-hành pháp- hành thiền-định, hoặc pháp-hành thiền-tuệ không thể phát triển được, bởi vì vị tỳ-khưu trụ trì đã tạo ác-nghiệp nói lời thô tục (chửi rủa, mắng nhiếc) xúc phạm đến Ngài Trưởng-lão khách-Tăng là bậc Thánh A-ra-hán.

Vị tỳ-khưu trụ trì đã tạo ác-nghiệp nói lời thô tục, đã tạo khẩu ác-nghiệp nói lời mắng nhiếc, nên phát sinh tâm ăn năn hối hận nóng nảy khổ tâm rồi chết.

 

Sau khi vị tỳ-khưu trụ trì ấy chết, khẩu ác-nghiệp nói lời thô tục mắng nhiếc cho quả trong thời-kỳ tái-sinh kiếp sau trong cõi đại-địa-ngục Avīci, chịu quả khổ của ác-nghiệp ấy suốt thời gian lâu dài, cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy, mới thoát ra khỏi cõi ác-giới ấy.

Quả của khẩu ác-nghiệp nói lời thô tục mắng nhiếc bậc Thánh A-ra-hán còn dư sót

Trong thời-kỳ Đức-Phật Gotama xuất hiện trên thế gian, hậu-kiếp của vị tỳ-khưu trụ trì ấy, nhờ đại-thiện- nghiệp trong đại-thiện-tâm hợp với trí-tuệ cho quả trong thời-kỳ  tái-sinh  kiếp  sau  (paṭisandhikāla)  có  đại-thiện- tâm hợp với trí-tuệ gọi là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) làm phận sự tái-sinh kiếp chót đầu thai vào một gia đình khá giả ở trong kinh-thành Rājagaha.

Đứa trẻ sinh ra đời được đặt tên là Jambuka, khi bé Jambuka lớn lên biết đi, nó có những tính cá biệt như:

*  Nó chỉ thích ăn phẩn của nó mà thôi, không chịu ăn món vật thực nào khác.

Cha mẹ nó tưởng rằng:

“Trẻ con còn nhỏ dại không biết nên ăn bậy.”

*  Nó chỉ thích nằm dưới đất mà thôi, không chịu nằm trên giường.

*  Nó chỉ thích ở trần truồng mà thôi, không chịu mặc quần áo gì cả (mặc dù trời lạnh hay trời nóng).

Khi trưởng thành, cậu Jambuka thích ăn phẩn, không chịu ăn các món ăn nào khác; thích ở trần  truồng, không chịu mặc quần áo; vẫn thích nằm trên mặt đất, không chịu nằm trên giường. (đó là quả xấu của ác- nghiệp nói lời thô tục mắng nhiếc đến bậc Thánh A-ra- hán, còn dư sót trong tiền-kiếp của cậu Jambuka).

Cha mẹ của cậu bàn tính với nhau rằng:

“Jambuka đã lớn rồi, nhưng không biết hổ thẹn, không biết mắc cỡ, nó thích ở trần truồng, không chịu mặc quần áo. Chúng ta nên cho Jambuka xuất gia theo phái tu-sĩ đạo lõa thể, thì sẽ thích hợp với nó hơn là  sống tại gia với chúng ta.”

Cha mẹ dẫn cậu Jambuka đến chùa phái tu-sĩ đạo lõa thể, xin cho cậu Jambuka được xuất gia theo phái này.

Phái tu-sĩ đạo lõa thể đồng ý chấp thuận cho cậu Jambuka xuất gia trở thành tu-sĩ trong phái họ, với điều kiện bắt buộc Jambuka phải nhổ tóc cho sạch, không được cạo tóc.

Cậu Jambuka chấp nhận điều kiện ấy, tự mình nhổ sạch tóc, rồi được xuất gia trở thành tu-sĩ lõa thể.

Cha mẹ của tu sĩ Jambuka mời tất cả tu-sĩ lõa thể đến nhà ông để dùng cơm vào ngày hôm sau.

Sáng ngày hôm sau, tất cả nhóm tu-sĩ đều đến nhà  cha mẹ của Jambuka, nhưng tu-sĩ Jambuka xin phép ở  lại tu viện một mình.

Thấy tất cả nhóm tu-sĩ vừa đi ra khỏi tu viện, tu-sĩ Jambuka đến hầm cầu dùng 2 bàn tay hốt phẩn ăn no đủ.

Khi nhóm tu-sĩ trở về, có mang một phần ăn về cho Jambuka, nhưng Jambuka không thọ nhận, thưa rằng:

Con đã dùng vật thực no đủ rồi.

Và những ngày kế tiếp, … Jambuka vẫn xin phép ở  lại tu viện một mình ăn phẩn no đủ. Nhóm tu-sĩ mang một phần ăn về cho Jambuka, nhưng lần nào Jambuka cũng không nhận phần ăn ấy, mà thưa rằng:

Con đã dùng vật thực no đủ rồi.

Nhóm tu-sĩ phát sinh tâm hoài-nghi rằng:

“Tại sao tu-sĩ Jambuka không dùng vật thực mà chúng ta đem về? Vật thực nào mà Jambuka dùng mấy hôm vừa qua có từ đâu?

Chúng ta nên cho người dò xét xem để biết sự thật.”

Cũng như mọi ngày, tất cả nhóm tu-sĩ lõa thể ra khỏi tu viện đi khất thực, nhưng đặc biệt hôm ấy còn hai vị tu-sĩ lõa thể ở lại ẩn vào một chỗ kín đáo làm phận sự theo dõi tu-sĩ Jambuka có vật thực từ đâu.

Thấy tất cả tu-sĩ loã thể đã đi ra khỏi tu viện, tu-sĩ Jambuka đi đến hầm cầu dùng 2 tay hốt phẩn ăn no đủ rồi đi ra, không hề hay biết có người đang theo dõi mình.

Khi nhóm tu-sĩ đi khất thực trở về, hai vị tu-sĩ làm phận sự theo dõi tu-sĩ Jambuka trình bày sự thật, mà họ đã tận mắt nhìn thấy cho các tu-sĩ loã thể nghe biết.

Nghe xong như vậy, nhóm tu-sĩ lõa thể bàn tính với nhau rằng:

“Nếu chúng ta để Jambuka ở lại nơi đây, không sớm thì muộn đệ tử của Samôn Gotama hay biết, chắc chắn chúng ta sẽ mất uy tín, tiếng xấu sẽ lan tỏa ra khắp mọi nơi. Vậy chúng ta nên đuổi Jambuka ra khỏi tu viện.”

Tu-sĩ Jambuka bị đuổi ra khỏi tu viện, đi đến trú ở một nơi gần tảng đá, chỗ để cho mọi người đi đại tiện.

Buổi tối, tu-sĩ lõa thể Jambuka lén đến nơi đó lấy phẩn ăn, còn ban ngày y đứng một chân, một chân kia chống vào đầu gối, và một tay vịn vào tảng đá há miệng ngửa mặt nhìn trời.

Một số đông người qua lại gặp tu-sĩ lõa thể Jambuka thực-hành hạnh lạ thường, đảnh lễ xong, bạch rằng:

–    Kính bạch Ngài, tại sao Ngài đứng há miệng như vậy?

Tu-sĩ Jambuka đáp rằng:

–   Này quý vị! Ta là người dùng vật thực bằng gió, chỉ có gió là vật thực của ta mà thôi. Ngoài vật thực gió ra ta không dùng một thứ vật thực nào khác.

–    Kính bạch Ngài, tại sao Ngài đứng một chân, còn một chân kia chống vào đầu gối như vậy?

–   Này quý vị! Ta là người thực-hành hạnh cao thượng, hạnh này có nhiều thần-lực. Nếu ta đứng cả 2 chân trên mặt đất thì sẽ làm cho mặt đất này rung chuyển. Vì vậy, ta chỉ đứng một chân mà thôi, còn chân kia chống vào đầu gối, suốt ngày đêm không ngồi, không nằm như vậy.

Một số đông người thiểu trí, mê tín tin theo lời của tu- sĩ Jambuka, họ tán dương ca tụng cho đó là hạnh phi thường chưa từng thấy bao giờ.

Một số đông dân chúng xứ Aṅga và xứ Magadha đem nhiều phẩm vật đến cúng dường, nhưng tu-sĩ Jambuka không nhận một thứ nào cả.

Tu-sĩ Jambuka ở trần truồng, ăn phẩn, nằm trên mặt đất, nhổ tóc trải qua suốt 55 năm ròng rã.

Đức-Phật ngự đến tế độ tu-sĩ Jambuka

Vào canh chót đêm ấy, Đức-Phật sau khi xả đại-bi thiền, suy xét với tâm đại bi xem chúng-sinh nào có duyên lành nên tế độ. Đức-Phật thấy tu-sĩ Jambuka hiện rõ trong màng lưới trí-tuệ của Ngài. Đức-Phật suy xét thấy tu-sĩ Jambuka có duyên lành trở thành bậc Thánh A-ra-hán cùng với tứ-tuệ-phân-tích, đồng thời có 84.000 chúng-sinh cũng được chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả Niết-bàn cùng với tu-sĩ lõa thể Jambuka.

Sáng hôm ấy, Đức-Thế-Tôn ngự vào kinh-thành Rājagaha cùng chư tỳ-khưu-Tăng để khất thực, khi trở về Đức-Phật gọi Ngài Trưởng-lão Ānanda dạy rằng:

–     Này Ānanda! Như-Lai sẽ ngự đi một mình đến tế độ tu-sĩ Jambuka.

Chư-thiên biết Đức-Thế-Tôn sẽ ngự đến chỗ ở dơ bẩn của tu-sĩ Jambuka, cho nên, chư-thiên làm một trận mưa lớn để rửa sạch nơi ấy, làm cho các loại cây đều trổ hoa tạo một phong cảnh sạch mát, xinh đẹp.

Buổi chiều hôm ấy, Đức-Thế-Tôn ngự đến gặp tu- sĩ Jambuka xin nghỉ trọ một đêm. Tu-sĩ Jambuka một mực khước từ, y nói rằng:

–    Thưa Sa-môn, nơi đây không có chỗ cho Sa-môn nghỉ trọ một đêm đâu, xin Sa-môn hãy đi đến nơi khác.

Đức-Thế-Tôn bèn hỏi Jambuka rằng:

–     Này Jambuka! Ngươi có phải là tu-sĩ lõa thể không?

Tu-sĩ Jambuka khẳng định trả lời rằng:

–      Thưa Sa-môn, tôi là tu-sĩ đạo lõa thể.

–     Này Jambuka! Những thứ vật dụng của tu-sĩ đạo lõa thể của ngươi để đâu mà Như-Lai không thấy?

Nghe Đức-Thế-Tôn hỏi như vậy, tu-sĩ Jambuka nổi giận, nói như xua đuổi rằng:

–      Này Sa-môn! Nơi đây không có chỗ để Sa-môn nghỉ trọ đâu.

–      Này Jambuka! Xin đừng nổi giận, xin ngươi chỉ cho Như-Lai một chỗ ở.

–      Này Sa-môn! Tùy Sa-môn tự tìm chỗ ở.

Đức-Thế-Tôn ngự đến một nơi không xa chỗ ở của tu- sĩ Jambuka, Đức-Thế-Tôn trải tọa cụ ngồi nhập thiền.

Canh đầu đêm, Tứ đại thiên-vương từ 4 hướng cùng nhau đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, ánh sáng hào quang của Tứ đại-thiên-vương tỏa ra khắp một vùng. Tu-sĩ Jambuka nhìn thấy cảnh lạ thường chưa từng thấy, nên nghĩ rằng:

“Ánh sáng hào quang gì vậy, 4 vị chư-thiên ấy là vị nào mà đến hầu đảnh lễ Sa-môn ấy. Vị Sa-môn này phải là Bậc cao thượng.”

Canh giữa đêm, Đức-vua trời Sakka cõi Tam-thập tam-thiên ngự đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, ánh sáng hào quang tỏa ra khắp vùng rộng lớn hơn canh đầu đêm.

Tu-sĩ Jambuka nhìn thấy cảnh lạ thường chưa từng thấy, nên nghĩ rằng:

“Ánh sáng hào quang này lớn hơn lần trước, vị chư- thiên ấy là vị nào mà có oai lực hơn 4 vị chư-thiên  trước. Vị Sa-môn này phải là Bậc cao thượng.”

Vào canh chót đêm, một vị Đại-Phạm-thiên đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, ánh sáng hào quang lần này gấp bội hơn hai lần trước làm sáng tỏa cả khu rừng rộng lớn.

Tu-sĩ Jambuka nhìn thấy cảnh lạ thường chưa từng thấy, nên nghĩ rằng:

“Ánh hào quang lần này gấp bội hơn hai lần trước, vị chư-thiên ấy là vị nào mà đến hầu đảnh lễ Sa-môn, có nhiều oai lực hơn các vị trước. Chắc chắn vị Sa-môn này phải là Bậc cao thượng.”

Sáng hôm sau, tu-sĩ Jambuka đến hầu đảnh lễ Đức- Thế-Tôn bèn bạch rằng:

–    Kính thưa Đại-Sa-môn, canh đầu đêm hôm qua, 4 vị chư-thiên nào từ 4 hướng đến hầu đảnh lễ Ngài, 4 vị chư-thiên ấy có ánh hào quang tỏa ra một vùng như vậy? Bạch Ngài.

Đức-Thế-Tôn truyền dạy rằng:

–    Này Jambuka! 4 vị ấy là tứ đại-thiên-vương từ 4 hướng của cõi trời Tứ-đại thiên-vương.

–     Kính thưa Đại-Sa-môn, như vậy Ngài cao thượng hơn cả tứ đại-thiên-vương.

–    Này Jambuka! Như-Lai là Bậc cao thượng hơn tứ đại-thiên-vương, cho nên, tứ đại-thiên-vương đến hầu hạ Như-Lai.

–    Kính thưa Đại-Sa-môn, canh giữa đêm hôm qua, vị chư-thiên nào đến hầu đảnh lễ Ngài, vị chư-thiên ấy có ánh hào quang tỏa ra một vùng rộng lớn  như  vậy? Bạch Ngài.

–   Này Jambuka! Vị ấy là Đức-vua trời Sakka trị vì cõi trời Tam-thập-Tam-thiên.

–      Kính thưa Đại-Sa-môn, như vậy Ngài cao thượng hơn Đức-vua trời Sakka.

–     Này Jambuka! Như-Lai là Bậc cao thượng hơn Đức- vua trời Sakka, cho nên, Đức-vua trời Sakka như người nuôi bệnh của Như-Lai, hay như một sa-di nhỏ hầu hạ Như-Lai.

–     Kính thưa Đại-Sa-môn, canh chót đêm hôm qua, vị chư-thiên nào đến hầu đảnh lễ Ngài, vị ấy có ánh hào quang tỏa khắp một vùng rộng lớn như vậy? Bạch Ngài.

–       Này Jambuka! Vị ấy là vị Đại-Phạm-thiên.

–    Kính thưa Đại-Samôn, như vậy Ngài cao thượng hơn cả Đại-Phạm-thiên.

–     Này Jambuka! Như-Lai là bậc cao thượng hơn cả vị Đại-Phạm-thiên.

–    Kính thưa Đại-Sa-môn, Ngài là Bậc cao thượng nhất, tôi thực-hành hạnh cao thượng, chỉ đứng một  chân, còn chân bên kia chống vào đầu gối, không ngồi, không nằm, ngửa mặt lên trời dùng gió làm vật thực trải qua 55 năm rồi, mà không có một chư-thiên nào đến hầu hạ tôi cả.

Khi ấy, Đức Thế Tôn truyền dạy tu-sĩ Jambuka rằng:

–     Này Jambuka! Ngươi lừa dối được những người mê tín, nhưng ngươi không thể lừa dối được Như-Lai đâu!

Có phải trải qua suốt 55 năm, hằng ngày ngươi phải ăn phẩn, nằm trên mặt đất, ở trần truồng, tự nhổ sạch tóc. Thế mà ngươi đã lừa dối những người mê tín rằng:

“Ngươi ăn vật thực bằng gió, đứng một chân, không ngồi, không nằm.”

Nay, ngươi còn muốn lừa dối cả Như-Lai nữa hay sao?

Tiền-kiếp của ngươi đã tạo khẩu ác-nghiệp nói lời thô tục mắng nhiếc bậc Thánh A-ra-hán, nên kiếp hiện-tại này ngươi phải chịu quả khổ của khẩu ác-nghiệp ấy còn dư sót, cho nên, ngươi phải ăn phẩn, nằm trên mặt đất, ở trần truồng, tự nhổ sạch tóc.

Bây giờ ngươi còn chấp-thủ do tà-kiến thấp hèn như vậy được nữa hay sao?

Nghe Đức-Thế-Tôn truyền dạy như vậy, tu-sĩ Jambuka kính thỉnh Đức-Thế-Tôn rằng:

–   Kính bạch Đại-Sa-môn, khẩu ác-nghiệp nói lời thô tục nào mà con đã tạo trong tiền-kiếp quá khứ của con? Bạch Ngài.

Đức-Thế-Tôn thuyết giảng về tiền-kiếp của tu-sĩ Jambuka được tóm lược như sau:

Tiền-kiếp của tu-sĩ Jambuka đã từng là vị tỳ-khưu trụ trì một ngôi chùa, đã tạo khẩu ác-nghiệp nói lời thô tục, mắng nhiếc bậc Thánh A-ra-hán trong thời-kỳ Đức-Phật Kassapa rằng:

*  Ông nên ăn phẩn hơn là độ vật thực của nhà thí chủ.

*  Ông nên ở truồng hơn là mặc tấm y của nhà thí chủ.

*   Ông nên nằm trên mặt đất hơn là nằm trên giường của nhà thí chủ.

 

*  Ông nên tự nhổ tóc hơn là để cho người thí chủ   gọi người thợ hớt tóc đến cạo tóc cho ông.

Lắng nghe về khẩu ác-nghiệp nói lời thô tục mắng nhiếc bậc Thánh A-ra-hán của mình như vậy, tu-sĩ Jambuka phát sinh động tâm và vô cùng hổ-thẹn tội-lỗi của mình, liền ngồi xuống.

Đức-Phật trao cho một tấm vải choàng tắm đến tu-sĩ Jambuka, tu-sĩ cung-kính nhận tấm vải rồi mặc vào, đảnh lễ dưới 2 bàn chân của Đức-Thế-Tôn, rồi ngồi một nơi hợp lẽ.

Đức-Thế-Tôn thuyết pháp tế độ Jambuka. Sau khi lắng nghe Đức-Phật thuyết pháp xong, tu-sĩ Jambuka liền chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi tham-ái, mọi phiền-não không còn dư sót, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, cùng với tứ-tuệ-phân-tích, lục-thông.

Đặc biệt đồng thời ngay khi ấy, khẩu ác-nghiệp nói lời thô tục mắng nhiếc bậc Thánh A-ra-hán trong thời- kỳ Đức-Phật Kassapa cũng mãn quả ác-nghiệp ấy, hết hiệu lực cho quả xấu nữa.

Tu-sĩ Jambuka kính xin Đức-Thế-Tôn cho phép xuất gia sa-di, tỳ-khưu trong giáo pháp của Ngài.

Đức-Thế-Tôn thấy rõ, biết rõ tu-sĩ Jambuka có đầy đủ đại-thiện-nghiệp pháp-hạnh ba-la-mật đã được tích-lũy từ vô số kiếp trong quá-khứ, đặc biệt có lời phát nguyện xin cho 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu được phát sinh như thần thông, nên Đức-Thế-Tôn đưa bàn tay phải, chỉ bằng ngón trỏ, rồi truyền dạy rằng:

“Ehi bhikkhu! Cara brahmacariyaṃ sammā dukkhassa antakiriyāya.”(1)

–   Này Jambuka! Con hãy đến đây, con được trở thành tỳ-khưu theo ý nguyện. Con nên thực-hành phạm hạnh cao thượng dẫn đến tận cùng của sự khổ sinh.

Sau khi Đức-Thế-Tôn truyền dạy vừa dứt, tướng mạo của tu-sĩ Jambuka liền biến mất. Và ngay khi ấy, Jambuka trở thành tỳ-khưu có đầy đủ 8 thứ vật dụng của tỳ-khưu phát sinh như thần-thông, và có tăng  tướng trang nghiêm như một Ngài Đại-đức có 60 hạ.

Như mọi ngày, dân chúng xứ Aṅga và xứ Magadha đem những lễ vật đến cúng dường tu-sĩ Jambuka.

Hôm ấy, mọi người đến gặp Đức-Thế-Tôn tại nơi ấy, nên họ nghĩ rằng:

“Không biết Sa-môn Gotama cao thượng hơn tu-sĩ Jambuka, hay tu-sĩ Jambuka vị thầy của chúng ta cao thượng hơn Sa-môn Gotama?”

Biết được sự hoài-nghi của người dân chúng xứ Aṅga và xứ Magadha tại nơi ấy, Ngài Trưởng-lão  Jambuka xin Đức-Thế-Tôn cho phép Ngài nhập đệ tứ thiền, biến hóa phép thần-thông bay lên hư không cao khoảng một cây thốt nốt, đứng kính bạch rằng:

“Satthā me Bhante Bhagavā, sāvako’hamasmi.”

–   Kính bạch Đức Thế Tôn, Ngài là vị Tôn-sư của con, và con là hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Thế-Tôn.

Khi bạch xong, Ngài Trưởng-lão Jambuka đáp xuống đảnh lễ dưới 2 bàn chân của Đức-Thế-Tôn.

Một lần nữa, Ngài Trưởng-lão Jambuka bay lên cao khoảng 2 cây thốt nốt, 3 cây thốt nốt, … 7 cây thốt nốt,… rồi bạch như lần trước xong, đáp xuống đảnh lễ dưới 2 bàn chân của Đức-Thế-Tôn.

Tại nơi ấy, mọi người đã thấy và nghe rõ lời của Ngài Trưởng-lão Jambuka, cho nên không còn hoài-nghi nữa, mọi người đồng tán dương ca tụng ân-Đức-Phật thật là phi thường.

Khi ấy, Đức-Thế-Tôn thuyết một bài kệ, vừa chấm  dứt bài kệ, 84.000 chúng-sinh đều chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn tùy theo năng lực của pháp-hạnh ba-la-mật và 5 pháp- chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định- pháp-chủ của mỗi chúng-sinh.

 

PHẦN II – Ác-nghiệp nói lời chia rẽ
PHẦN II – Ác-nghiệp nói lời vô ích

Nền Tảng Phật Giáo

Phước thiện pháp thí thanh cao này của mỗi người chúng con, xin làm duyên lành dẫn dắt mỗi người chúng con đến chứng đắc Arahán Thánh Đạo - Arahán Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Nền Tảng Phật Giáo has 640 posts and counting. See all posts by Nền Tảng Phật Giáo

Nền Tảng Phật Giáo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *