Đức-Tăng Suy-Đồi
Sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, trải qua thời gian lâu dài về sau theo tuần tự thời gian tuổi thọ của Phật- giáo 5.000 năm, pháp-thành Phật-giáo dần dần bị mai một, bị suy đồi, pháp-hành Phật-giáo cũng dần dần bị mai một, bị suy đồi, cuối cùng pháp-học Phật-giáo cũng dần dần bị mai một, bị suy đồi. Cho nên, trải qua thời gian lâu dài về sau, Đức-Tăng cũng dần dần bị mai một, bị suy đồi.
Theo lịch sử Phật-giáo Theravāda, kỳ kết tập Tam- tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ tư tại đảo quốc Srilankā, Phật-lịch 450 năm sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn, chư tỳ-khưu-Tăng và chư tỳ-khưu-ni-Tăng vẫn còn đông đủ.
* Theo bản dịch tiếng Myanmar Theragāthā và Therī- gāthā, phần nói đầu, mục tỳ-khưu-ni bắt đầu và kết thúc được tóm lược như sau:
* Tỳ-khưu-ni bắt đầu từ hạ thứ 5 của Đức-Phật tại giảng đường Kuṭāgāra, gần kinh thành Vesālī, bà Mahā- pajāpatigotamī là vị tỳ-khưu-ni đầu tiên trong giáo-pháp của Đức-Phật Gotama cùng với 500 cận-sự-nữ dòng Sakya xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni. Từ đó, chư tỳ-khưu- ni-Tăng càng ngày càng được phát triển đông thêm ở trong nước.
Đến thời-kỳ Đức-vua Asoka lên ngôi khoảng 218 năm sau khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn, Đức-vua là Đấng Minh-quân trị vì cõi Nam-thiện-bộ-châu, cũng là người cận-sự-nam (upāsaka) có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, nên Phật-giáo được phát triển mạnh, chư tỳ-khưu và chư tỳ-khưu-ni rất đông.
Đức-vua Asoka không chỉ hộ độ chư tỳ-khưu-Tăng và chư tỳ-khưu-ni tăng trong nước, mà còn hộ độ gửi các phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng đi sang truyền bá Phật-giáo các nước lân cận.
Phật lịch năm 236, Đức-vua Asoka gửi phái đoàn gồm có 5 Ngài Trưởng-lão có Ngài Trưởng-lão Mahinda(1) làm trưởng đoàn sang đảo quốc Srilankā để truyền bá Phật-giáo. Vào thời-kỳ ấy, Đức-vua Devanampiyatissa trị vì đảo quốc Srilankā này là bạn thân của Đức-vua Asoka, nên Phật-giáo được phát triển tốt, có nhiều người cận-sự-nam (upāsaka) xuất gia trở thành tỳ-khưu, cũng có những cận-sự-nữ (upāsikā) có ý nguyện muốn xuất gia trở thành tỳ-khưu-ni.
Đức-vua Asoka gửi phái đoàn chư Đại-đức tỳ-khưu- ni-Tăng do Ngài Đại-đức tỳ-khưu-ni Saṃghamittā (2) làm trưởng đoàn sang đảo quốc Srilankā, để làm lễ xuất-gia trở thành tỳ-khưu-ni cho những cận-sự-nữ (upāsikā) trong hoàng tộc và dân chúng.
Trên đảo quốc Srilankā, Phật-giáo được thịnh hành và phát triển tốt, từ Đức-vua cùng các quan trong triều cho đến dân chúng có đức-tin nơi Tam-bảo: Đức-Phật-bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, có nhiều người xuất gia trở thành tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni rất đông.
Đến thời-kỳ Đức-vua Vaṭṭagāmani là cận-sự-nam (upāsaka) có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo: Đức-Phật- bảo, Đức-Pháp-bảo, Đức-Tăng-bảo, hộ độ chư Ngài Đại- Trưởng-lão trong kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi tại đảo quốc Srilankā vào khoảng thời gian 450 năm sau khi Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn.
Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi lần thứ tư này, trọn bộ Tam- tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi được ghi chép bằng chữ viết trên lá buông, suốt 1 năm mới hoàn tất, rồi chư Ngài Đại-Trưởng-lão kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi bằng khẩu một lần nữa.
Trong khoảng thời gian ấy, trên đảo quốc Srilankā, chư tỳ-khưu-Tăng và chư tỳ-khưu-ni-Tăng vẫn còn.
* Theo sự nhận định của chư Đại-Trưởng-lão dịch bộ Theragāthā và Therīgāthā, phần nói đầu bằng tiếng Myanmar. Về sau thời gian đến khoảng sau Phật-lịch 500 năm tỳ-khưu-ni không còn nữa, chỉ còn chư tỳ- khưu-Tăng trên đảo quốc Srilankā mà thôi.
Hiện nay, chư tỳ-khưu-Tăng theo truyền thống Phật- giáo nguyên-thuỷ Theravāda đang hiện hữu trong các nước Tích Lan (Srilankā), nước Miến Điện (Myanmar), nước Thái Lan, nước Lào, nước Campuchia, v.v… rất đông.
Trong thời vị-lai, theo diễn tiến thời gian về sau, chư tỳ-khưu càng ngày càng dần dần giảm đức-tin nơi Tam- bảo, dần dần giảm trí-tuệ hiểu biết đúng đắn trong pháp- học Phật-giáo.
Đó là nguyên-nhân làm cho pháp-thành Phật-giáo dần dần bị mai một, bị suy thoái; pháp-hành Phật-giáo dần dần bị mai một, bị suy thoái; và pháp-học Phật-giáo dần dần bị mai một, bị suy thoái theo thời gian theo tuổi thọ của Phật-giáo 5.000 năm.
Mặc dù Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi và Tạng Kinh Pāḷi bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn, chỉ còn Tạng Luật Pāḷi, thì Phật-giáo vẫn chưa bị mai một, chưa bị suy đồi.
Đến khi Tạng Luật Pāḷi bắt đầu dần dần bị mai một, bị suy thoái, mà chư tỳ-khưu-Tăng vẫn còn hành-tăng-sự (Saṃghakamma) trong những ngày giới uposathakamma hằng tháng, và hành-tăng-sự lễ thọ tỳ-khưu, v.v… thì Đức-Tăng vẫn chưa bị mai một, chưa bị suy đồi.
Theo quá trình diễn tiến của thời gian về sau, tỳ-khưu càng ngày càng dần dần giảm đức-tin nơi Tam Bảo, cho nên có số tỳ-khưu không tôn trọng nghiêm chỉnh giữ gìn tất cả mọi điều-giới luật mà Đức-Phật đã chế định và ban hành đến chư tỳ-khưu.
Số tỳ-khưu ấy coi thường, nên phạm các điều-giới nhẹ (lahuka āpatti), số tỳ-khưu ấy, phạm giới nói bậy (dubbhāsita āpatti), phạm giới hành bậy (dukkaṭa āpatti) rồi dần dần phạm giới pācittiya (pācittiya āpatti), cho đến phạm giới trọng (thullaccaya āpatti).
Những giới điều này thuộc về giới nhẹ (lahuka āpatti), vị tỳ-khưu nào đã phạm những giới nhẹ này, nếu biết tôn trọng giới thì vị tỳ-khưu ấy có thể làm lễ sám hối những giới ấy với một vị tỳ-khưu khác không phạm giới ấy. Sau khi đã sám hối xong, vị tỳ-khưu ấy có giới trong sạch trở lại.
Theo tuần tự thời gian lâu dài về sau, tỳ-khưu phạm giới nặng (garuka āpatti).
Giới nặng có hai loại giới là điều-giới saṃghādisesa (giới xin hành phạt) và điều-giới pārājika (giới bại hoại phẩm hạnh tỳ-khưu).
* Nếu vị tỳ-khưu nào đã phạm giới saṃghādisesa (Saṃghādisesa āpatti) nào thì vị tỳ-khưu ấy vẫn còn phẩm hạnh tỳ-khưu, nhưng vị tỳ-khưu ấy đã phạm giới mà không thể sám hối được, bởi vì giới saṃghādisesa này thuộc về giới nặng, nên vị tỳ-khưu ấy phải xin chịu hành phạt và trải qua 3 giai đoạn hành parivāsakamma, mānattakamma, abbhānakamma để cho giới được trong sạch trở lại, theo luật mà Đức-Phật đã chế định và ban hành đến chư tỳ-khưu.
* Nếu vị tỳ-khưu nào phạm giới Pārājika (Pārājika āpatti: Phạm giới bại hoại phẩm hạnh tỳ-khưu) thì vị tỳ- khưu ấy mất phẩm-hạnh tỳ-khưu, phải hoàn tục trở lại người cận-sự-nam tại gia, hoặc có thể xuống bậc thấp, trở thành vị sa-di suốt đời, không bao giờ thọ tỳ-khưu được nữa.
Trong thời vị-lai, Tạng Luật Pāḷi bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn, do tỳ-khưu phàm-nhân không còn hiểu biết về giới luật, về cách hành-tăng-sự, …
Chư tỳ-khưu ấy có những hành vi cử chỉ, nói năng biểu hiện ra nơi thân và khẩu không làm cho người khác phát sinh đức-tin. Tỳ-khưu ấy không hành thiện-pháp mà hành ác-pháp do bởi phiền-não, tham-ái, tạo nên ác- nghiệp do thân, khẩu, ý, tự làm khổ mình, làm khổ người.
Trong thời vị-lai, gần mãn tuổi thọ Phật-giáo 5.000 năm, tỳ-khưu chỉ còn là cái tên gọi “bhikkhu: tỳ-khưu” mà không có giới của tỳ-khưu, mặc y nhuộm không đúng màu theo Đức-Phật đã chế định.
Trải qua thời gian sau nữa, tỳ-khưu may y vai trái mặc choàng phần trên thân, y nội mặc che phần dưới thân, không còn cắt ra thành 5 hoặc 7 điều như luật Đức- Phật đã chế định, chỉ may tấm vải dính lại để mặc.
Khi chư tỳ-khưu đi khất thực, không ôm bát đàng hoàng, mà chỉ cầm cái bát bằng bàn tay, giống như nhóm ngoại đạo hành khất xin ăn.
Thời gian sau nữa, tỳ-khưu ấy nghĩ: “lợi ích gì chúng ta mặc tấm vải y lớn này, ta chỉ cần cắt một mảnh y nhỏ quấn vào cổ, hoặc cột vào cổ tay, hoặc quấn trên đầu để thuận tiện làm công việc nuôi sống gia đình.”
Tuy vậy, Đức-Phật dạy Ngài Trưởng-lão Ānanda rằng:
– Này Ānanda! Trong thời vị-lai, có hạng người tên gọi là tỳ-khưu “bhikkhu” chỉ còn mảnh y nhỏ quấn cổ, hoặc cột ở cổ tay là người phạm giới, hành ác-pháp, nhưng thí chủ có đức-tin trong sạch nơi Tam-bảo, có tác-ý thiện-tâm làm phước-thiện bố-thí cúng dường đến chư tỳ-khưu-Tăng, trong số tỳ-khưu không có giới ấy.
– Này Ānanda! Người thí-chủ làm phước-thiện bố-thí, sự cúng dường đến chư tỳ-khưu-Tăng trong thời vị-lai ấy, Như-Lai dạy rằng:
“Phước-thiện bố-thí ấy vẫn có quả-báu vô lượng không sao kể xiết được.”
Như-Lai không hề dạy trực tiếp hoặc gián tiếp rằng: “Thí chủ làm phước-thiện bố-thí đến cá-nhân thọ-thí, được quả báu nhiều hơn là làm phước-thiện bố-thí đến chư tỳ-khưu-Tăng-thí.”(1)
Qua đoạn kinh trên, Đức-Phật dạy những thí chủ làm phước-thiện bố-thí cúng dường, với tác-ý tâm-sở đồng sinh với đại-thiện-tâm hướng tâm đến chư tỳ-khưu-Tăng, nên thí-chủ có được phước-thiện bố-thí vô lượng.
Thật ra, chỉ có cá nhân tỳ-khưu phạm giới (bhikkhu dussīla) mà thôi.
Tiếp theo qua thời gian về sau nữa, tỳ-khưu ấy nghĩ rằng: “Lợi ích gì mảnh y nhỏ quấn vào cổ, hoặc cột vào cổ tay này.”
Chư tỳ-khưu ấy cởi vất bỏ mảnh y nhỏ kia, mặc bộ đồ màu trắng “setavatthaṃ” của người tại gia. Khi ấy, hình tướng của tỳ-khưu hoàn toàn bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn (liṅga antaradhāna).
Phật-Giáo Suy Đồi
Đến 5.000 năm mãn tuổi thọ của Phật-giáo, khi ấy, Phật-giáo hoàn toàn không còn nữa, nghĩa là Đức-Pháp là pháp-thành Phật-giáo, pháp-hành Phật-giáo, pháp- học Phật-giáo và Đức-Tăng là chư tỳ-khưu-Tăng thanh- văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama hoàn toàn không còn trên cõi người này, do không có tỳ-khưu thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật giữ gìn duy trì Phật-giáo nữa.
Xá-Lợi Đức-Phật Niết-Bàn (Dhātuparinibbāna)
Đức-Phật Gotama có ba loại Niết-bàn:
1- Kilesaparinibbāna: Phiền-não Niết-bàn.
2- Khandhaparinibbāna: Ngũ-uẩn Niết-bàn.
3- Dhātuparinibbāna: Xá-lợi Đức-Phật Niết-bàn.
Parinibbāna: nghĩa là “tịch-diệt” khi tịch diệt rồi không còn nhân-duyên (paccaya) phát sinh lại nữa gọi là parinibbāna, cũng gọi là Nibbāna.
Thông thường, các pháp hữu-vi (saṅkhatadhamma) là tâm, tâm-sở, sắc-pháp được cấu tạo do bởi 4 nhân- duyên: nghiệp (kamma), tâm (citta), thời-tiết (utu), vật- thực (āhāra), cho nên, pháp hữu-vi này sau khi diệt rồi, còn có nhân-duyên, nên phát sinh pháp hữu-vi khác liên tục không ngừng, từ kiếp này sang kiếp khác, từ vô thuỷ cho đến kiếp hiện-tại cuối cùng của bậc Thánh A- ra-hán.
Song Niết-bàn thuộc về pháp vô-vi (asaṅkhata- dhamma), không do bởi một nhân-duyên nào cấu tạo, cho nên khi tịch diệt rồi không có nhân-duyên nào làm cho phát sinh được nữa.
* Đức Bồ Tát Siddhattha chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế đầu tiên không thầy chỉ dạy, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả, Niết-bàn, diệt tận được mọi phiền-não không còn dư sót nữa, gọi là Kilesaparinibbāna: Phiền-não Niết-bàn (nghĩa là tất cả mọi phiền-não đã diệt rồi, vĩnh viễn không có nhân- duyên phát sinh phiền-não được nữa), tại cội Đại-Bồ-đề trong khu rừng Uruvelā (nay gọi là Buddhagayā, tại nước Ấn-Độ) vào canh chót đêm rằm tháng tư (âm-lịch), trở thành bậc Thánh A-ra-hán đầu tiên trong muôn ngàn cõi tam-giới chúng-sinh, gọi là Đức-Phật Chánh-Đẳng- Giác độc nhất vô nhị, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, lúc ấy tròn đúng 35 tuổi.
* Đức-Phật Gotama thuyết-pháp tế độ chúng-sinh suốt 45 năm. Đến ngày rằm tháng tư (âm-lịch) Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết-bàn gọi là Khandhaparinibbāna: Ngũ-uẩn Niết-bàn (nghĩa là ngũ-uẩn đã diệt rồi, vĩnh viễn không có nhân-duyên sinh ngũ-uẩn khác được nữa), tại khu rừng Kusinārā. Đức-Phật tròn đúng 80 tuổi.
* Trong thời vị-lai, khi Phật-giáo bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn trong cõi người này, khi ấy, tất cả mọi Xá- lợi của Đức-Phật Gotama đều tịch diệt Niết-bàn gọi là Dhātuparinibbāna: Xá-lợi Đức-Phật Gotama Niết-bàn hoàn toàn không còn viên nào dù nhỏ nhất bằng hạt cải.
Xá-lợi Đức-Phật Gotama Niết-bàn như thế nào?
Xá-lợi Đức-Phật Gotama Niết-bàn nghĩa là tất cả mọi Xá-lợi cỡ lớn nhỏ của Đức-Phật Gotama đều tịch diệt Niết-bàn, không còn dư sót lại trong toàn các cõi-giới chúng sinh.
Chư Phật Chánh-Đẳng-Giác mới có Xá-lợi Đức- Phật Niết-bàn, còn chư Phật-Độc-Giác, chư Thánh A- ra-hán thanh-văn-giác chỉ có Phiền-não Niết-bàn và Ngũ-uẩn Niết-bàn mà thôi, không có Xá-lợi Niết-bàn.
Do năng lực phát nguyện của Đức-Phật Gotama, đến khi Phật-giáo bị mai một, bị suy đồi hoàn toàn mất hẳn trong cõi người này, loài người không còn biết lễ bái cúng dường Xá-lợi của Đức-Phật Gotama nữa.
Khi ấy, tất cả Xá-lợi của Đức-Phật Gotama hiện có trên toàn cõi người, cõi Long-vương, cõi trời dục-giới, Xá-lợi của Đức-Phật Gotama dù lớn, dù nhỏ như hạt cải cũng đều tụ hội lại một chỗ tại cội Đại-Bồ-đề xưa, nơi mà Đức-Bồ-tát Siddhattha trở thành Đức-Phật Chánh- Đẳng-Giác, có danh hiệu là Đức-Phật Gotama, nay gọi là Buddhagayā, tại nước Ấn-Độ.
Tất cả mọi Xá-lợi của Đức-Phật Gotama dù lớn dù nhỏ đều kết dính lại thành pho tượng kim thân Đức- Phật Gotama trong tư thế ngồi kiết già có đầy đủ 32 tướng tốt của bậc đại-nhân và 80 tướng tốt phụ ngồi ngự tại cội Đại-Bồ-đề, phát ra hào quang sáu màu, như có phép thần thông, giống như hồi Đức-Phật hóa phép- thần-thông yamakapaṭihāriya.
Trong thời-kỳ ấy, loài người không có một ai đến chiêm-bái cúng dường, bởi vì loài người không còn ai hiểu biết đến Xá-lợi Đức-Phật Gotama, mà chỉ có chư- thiên, chư phạm-thiên trong mười ngàn cõi giới tụ hội chiêm-bái cúng dường, than vãn rằng:
* Ajja satthā parinibbāti, ajja sāsanaṃ osakkati, pacchimadassanaṃ dāni idaṃ amhākaṃ.(1)
* Hôm nay, Đức-Thế-Tôn là bậc Thiên-Nhân-sư tịch diệt Xá-lợi Niết-bàn, hôm nay, Phật-giáo bị tiêu diệt hoàn toàn. Bây giờ, đây là sự chiêm-bái cúng dường Xá- lợi Đức-Phật lần cuối cùng của chúng ta.
Sau đó, hỏa-đại (chất lửa) phát xuất từ pho tượng kim thân Đức-Phật Gotama. Thật phi thường chưa từng có, ngọn lửa phát ra từ pho tượng kim thân Đức-Phật Gotama phóng lên tận cõi trời phạm-thiên. Khi viên Xá-lợi nhỏ bằng hạt cải còn, thì ngọn lửa vẫn còn, cho đến khi tất cả mọi Xá-lợi của Đức-Phật Gotama đều bị tịch diệt mất hẳn không còn dư sót lại. Khi ấy, ngọn lửa mới tắt hẳn.
Như vậy, gọi là Xá-lợi Đức-Phật Niết-bàn nghĩa là tất cả Xá-lợi của Đức-Phật Gotama đều tịch diệt lần cuối cùng trên thế gian này, đồng thời giáo-pháp của Đức-Phật Gotama cũng bị tiêu hoại hoàn toàn trong cõi người, bởi vì, các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama không còn trong cõi người này nữa.
Song các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama là chư-thiên, chư phạm-thiên gồm cả bậc Thánh thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật Gotama lẫn hạng phàm là chư-thiên, chư phạm-thiên vẫn còn trong các cõi trời dục-giới, cõi trời sắc-giới phạm-thiên, cõi trời vô-sắc- giới phạm-thiên cho đến mãn kiếp của họ.
Toàn thể chư-thiên, chư phạm-thiên phát sinh động- tâm (saṃvega), thành kính cúng dường những đóa hoa trời, vật thơm trời, cúng dường Xá-lợi Đức-Phật Gotama.
Còn chư-thiên, chư phạm-thiên còn phàm (chưa phải là Thánh) phát nguyện rằng:
“Anāgate uppajjanakaṃ Buddhaṃ passituṃ labhissāma Bhagavā.”(1)
“Kính bạch Đức-Thế-Tôn, do phước-thiện lễ-bái cúng dường Xá-lợi Đức-Phật Gotama này, cầu mong tất cả chúng con có duyên lành sẽ đến hầu Đức-Phật xuất hiện trong thời vị-lai.”
Phát nguyện xong, chư-thiên, chư phạm-thiên trở về cõi trời của mình. Từ đó, cõi người mất hẳn ánh sáng của chánh-pháp, ác-pháp càng ngày càng tăng trưởng, ngược lại thiện-pháp càng ngày càng suy thoái dần dần, nỗi khổ thân, khổ tâm càng ngày càng tăng, tuổi thọ con người càng ngày càng giảm. Khi mọi ác-pháp càng tăng trưởng, thì tuổi thọ con người lại càng giảm dần, giảm dần cho đến khi tuổi thọ con người còn khoảng 10 năm.
Vào thời-kỳ ấy, nạn chém giết lẫn nhau sẽ xảy ra vô cùng tàn khốc, khủng khiếp, không còn biết phân biệt bà con thân bằng quyến thuộc, bạn bè, anh em, thậm chí không còn biết đến cha mẹ con cái nữa.
Một số người hoảng sợ sẽ chạy vào rừng trốn thoát thân, khi biết nạn chém giết không còn nữa, nên số người ấy gặp lại nhau, cam kết với nhau sẽ không giết hại lẫn nhau nữa.
Con người bắt đầu biết biết hổ-thẹn tội-lỗi, biết ghê- sợ tội-lỗi, biết giữ giới, thiện-pháp bắt đầu tăng trưởng dần dần, còn ác-pháp bắt đầu suy thoái dần dần. Nhờ vậy, tuổi-thọ con người càng ngày càng tăng trưởng lên từ 10 năm, 20 năm, 100 năm, 1.000 năm, 1000 ngàn năm, v.v…
Khi mọi thiện-pháp càng ngày càng tăng trưởng lên, thì tuổi-thọ con người tăng dần, tăng dần cho đến tột đỉnh A-tăng-kỳ năm.(1)
Thời-kỳ ấy, con người có tuổi thọ sống lâu, nên sinh tâm dể duôi (thất niệm), ác-pháp lại bắt đầu phát sinh … Do nguyên nhân ấy làm cho tuổi-thọ con người giảm dần, giảm dần cho đến thời-kỳ con người có tuổi thọ khoảng 80 ngàn năm.
Trong thời vị lai, thời-kỳ con người có tuổi thọ khoảng 80 ngàn năm, khi ấy, Đức-Phật Metteyya sẽ xuất hiện trên thế gian, cùng trong kiếp trái đất này mà chúng ta đang sống.
Kiếp trái đất này gọi là Bhaddakappa có nhiều diễm phúc nhất, bởi vì Bhaddakappa này có 5 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác theo tuần tự xuất hiện trên thế gian trong cùng trên trái đất này.
Mỗi Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác xuất hiện trên thế gian đều có khoảng cách thời gian trải qua một chu kỳ tuổi thọ con người giảm dần đến tột cùng chỉ còn 10 năm, rồi tuổi thọ lại tăng dần đến tột đỉnh a-tăng-kỳ năm (số 1 đứng đầu theo sau có 140 số 0), rồi tuổi thọ lại giảm dần đến thời-kỳ tuổi thọ con người mà Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác chọn thời điểm xuất hiện trên thế gian như sau:
Trong thời-kỳ quá khứ đã có 3 Đức-Phật xuất hiện theo tuần tự trong kiếp trái đất này:
1- Đức-Phật Kakusandha xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 40 ngàn năm.
2- Đức-Phật Koṇāgamana xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 30 ngàn năm.
3- Đức-Phật Kassapa xuất hiện trên thế gian vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 20 ngàn năm.
Trong thời hiện-tại Đức-Phật Gotama của chúng ta xuất hiện trên thế gian trong thời đại con người có tuổi thọ khoảng 100 năm. Đức-Phật Gotama tịch diệt Niết- bàn lúc tròn 80 tuổi.
Trong thời vị-lai, trong cùng kiếp trái đất gọi là Bhaddakappa này, vào thời đại con người có tuổi thọ khoảng 80 ngàn năm, Đức-Phật Metteyya sẽ xuất hiện trên thế gian. Đức-Phật Metteyya có tuổi thọ 80.000 năm mới tịch diệt Niết-bàn.
Con người đang sinh sống trong thời-kỳ 1 a-tăng-kỳ trụ của kiếp trái đất. Trong thời vị-lai, sau khi Đức-Phật Metteyya tịch diệt Niết-bàn, và giáo-pháp của Đức-Phật Metteyya bị mai một, bị tiêu hoại hoàn toàn trong cõi người, ác-pháp dần dần tăng trưởng, còn thiện-pháp lại dần dần bị suy thoái, tuổi thọ con người cũng dần dần giảm xuống đến cùng tột.
Đến thời cuối cùng, kiếp trái đất này sẽ bị tiêu hoại dần không có chúng-sinh nào sinh sống, trải qua 1 a- tăng-kỳ hoại trái đất không còn nữa, rồi sẽ tiếp đến 1 a- tăng-kỳ không, rồi sẽ tiếp đến 1 a-tăng-kỳ thành một kiếp trái đất mới khác chưa có chúng-sinh nào đến sinh.
Như vậy, 1 đại-kiếp trái đất trải qua 4 a-tăng-kỳ: 1 a- tăng-kỳ thành, 1 a-tăng-kỳ trụ, 1 a-tăng-kỳ hoại, 1 a- tăng-kỳ không.
Các loài chúng-sinh chỉ sinh sống trong 1 a-tăng-kỳ trụ của kiếp trái đất mà thôi.
Theo lịch sử tiền-kiếp của Đức-Phật Gotama, từ Đức- Phật này đến Đức-Phật kia có khi trải qua vô số kiếp trái đất không có Đức-Phật nào xuất hiện trên thế gian gọi là Suññakappa: Kiếp trái đất không có Đức-Phật.
Kiếp trái đất mà chúng ta đang sinh sống, thật là vô cùng diễm phúc, có đến 5 Đức-Phật Chánh-Đẳng-Giác tuần tự xuất hiện trên thế gian là:
Đức-Phật Kakusandha, Đức-Phật Koṇāgamana, Đức- Phật Kassapa, Đức-Phật Gotama, Đức-Phật Metteyya.